Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN Một số biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị ở trường Mầm Non Tam Hưng A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.71 MB, 27 trang )

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
LỜI CẢM ƠN
Trong 2 năm 2010 -2012 để hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm
“Một số biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị ở
trường Mầm Non Tam Hưng A”. Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện bản
thân tôi luôn tìm tòi tham khảo một số tài liệu có liên quan đến kinh nghiệm
trong công tác quản lý giáo dục và những kinh nghiệm quí báu về việc làm tốt
công tác tham mưu được đầu tư kinh phí xây dựng kiên cố hoá trường học cùng
với việc tăng cường trang thiết bị đồ dùng đồ chơi để phục vụ tốt việc nuôi
dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ.
Trong 2 năm vừa qua tôi vô cùng cám ơn sự quan tâm của các cấp lãnh
đạo đã tạo điều kiện cho tôi được tham quan học tập ở các trường bạn trong và
ngoài Huyện. Bên cạnh đó tôi cũng rất biết ơn đến các đồng chí cán bộ lãnh đạo
xã Tam Hưng, đặc biệt là đồng chí phụ trách văn hoá xã hội của xã, các cấp lãnh
đạo huyện Thanh oai đã tạo điều kiện đầu tư kinh phí, có những ý kiến quí báu
kịp thời tạo điều kiện giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành được đề tài sáng kiến kinh
nghiệm (SKKN) này.
Trong quá trình viết không sao tránh khỏi được những hạn chế và thiếu
sót, rất mong Hội đồng khoa học các cấp giúp đỡ đóng góp ý kiến cho đề tài của
tôi được hoàn thành và cũng là kinh nghiệm cho bản thân tôi trong quá trình
công tác của người cán bộ quản lý với việc tăng cường cơ sở vật chất đồ dùng
trang thiết bị cho trẻ trong trường Mầm Non ở những năm học tiếp theo.
Tôi xin chân thành cám ơn!.
Tác giả
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
1
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
MỤC LỤC
*Lời cảm ơn…………………………………………………………… 1
* Mục lục……………………………………………………………… .2
* Ký hiệu viết tắt, tài liệu tham khảo……………………………………3


* Sơ yếu lý lịch………………………………………………………….4
I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………5
1- Lý do chon đề tài………………………………………………………5
2- Đối tượng và phạm vi thực hiện đề tài……………………………… 6
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………………………………….6
III. THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI…………………………
1- Thuận lợi…………………… ……………………………………….
2- Khó khăn……………………………………………………………….
3- Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài……………………………
IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1-Biện pháp.Tích cực tham mưu trong việc đầu tư xây dựng CSVC
trường học…………………………………………………………………
2- Biện pháp 2: Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục MN………………
3 - Biện pháp 3: Phát động GV thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo……………
4- Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh
nhằm tăng cường CSVC, đ/d trang thiết bị đ/c cho trẻ hoạt động…………
V. KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:…………………………
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:…………………………………
1- Kết luận………………………………………………………………
2- Khuyến nghị……………………………………………………………
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
2
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
- SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
- MN: Mầm Non.
- GDMN: Giáo dục Mầm Non
- CSGD: Chăm sóc giáo dục
- CSVC: Cơ sở vật chất
- CNXH: Chủ nghĩa xã hội.

- UBND: Uỷ ban nhân dân
- SDD: Suy dinh dưỡng

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Luật Giáo dục
2. Điều lệ trường MN.
3. Chương trình hướng dẫn chăm sóc giáo dục trẻ.
4.Văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần thứ VIII. Chính trị quốc gia .
Hà Nội 1996.
5. Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCHTW khoá VIII. Chính trị quốc gia .
Hà Nội 1997.
6. Giáo trình. Phần 1. Đường lối chính sách. Trường cán bộ quản lý
GD&ĐT.
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
3
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SƠ YẾU LÝ LỊCH
- Họ và tên : Đào Thị Bích Hường
- Sinh ngày : 08 -12 -1969
- Năm vào ngành : 6 - 10 -1986
- Chức vụ: : Hiệu trưởng .
- Đơn vị công tác : Trường mầm non Tam Hưng A-
Huyện Thanh Oai – Thành phố Hà Nội
- Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm mầm non
- Hệ đào tạo : Tại chức
- Trình độ chính trị : Trung cấp lý luận chính trị
- Khen thưởng : + Giáo viên giỏi cấp tỉnh.

+ CSTĐ cấp tỉnh.
+ Bằng khen của Bộ giáo dục và đào tạo
+ Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục.
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
4
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
- TÊN ĐỀ TÀI :
“Một số biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị, đồ
chơi ở trường mầm non Tam Hưng A”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1- Lý do chọn đề tài:
Từ khi địa giới hành chính Hà Nội mở rộng năm 2008, được sát nhập về
Thủ đô Hà Nội, các trường Mầm non (MN) của Hà Tây trước đây đã được
chuyển đổi từ trường MN bán công sang trường MN công lập tự chủ một phần.
Các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ngành Giáo dục và các bậc phụ huynh học
sinh rất phấn khởi vì được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp đã có
những chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục MN phát
triển.
Các trường MN đã được quan tâm đầu tư xây dựng kiên cố hoá trường
học theo hướng đạt chuẩn và hiện đại.
Song trước đây do nhận thức của nhân dân và điều kiện kinh tế xã hội của
các địa phương nói chung và của xã Tam Hưng nói riêng, việc cắt đất đầu tư xây
dựng các trường MN rất dàn trải, chủ yếu theo địa bàn thôn, mỗi thôn xây dựng
một trường MN rất nhỏ lẻ và manh mún. Nên việc đầu tư các trang thiết bị cho
các khu lớp cũng rất nghèo nàn và hạn chế.
Để việc đầu tư xây dựng trường lớp mới theo hướng tập trung nhưng để
phù hợp với người sử dụng đặc thù là trẻ MN và việc tăng cường đồ dùng trang
thiết bị, đồ chơi cho xứng tầm với các trường MN của Thủ Đô cũng là một vấn
đề cho các cấp lãnh đạo và các nhà quản lý giáo dục.
Đứng trước những trăn trở đó, tôi đã mạnh dạn quyết định chọn đề tài:

“Một số biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị,
đồ chơi ở trường mầm non Tam Hưng A” để làm đề tài nghiên cứu khoa học
của mình
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
5
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
2- Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài.
- Phạm vi: Trường MN Tam Hưng A - Huyện Thanh Oai -TP Hà Nội.
- Thời gian: 2 năm học từ tháng 7/2010 đến tháng 5/2012.
Tiếp tục bổ xung và hoàn thiện trong những năm học sau.
II- CƠ SỞ LÝ LUẬN
Từ khi có Đảng ra đời, Đảng và nhà nước ta đã rất coi trọng sự nghiệp giáo
dục và đào tạo. Điều đó được thể hiện trong điều 35 Hiến pháp nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam: “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã
hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài”.
Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) khẳng định con đường đi lên CNXH của
nước ta và nêu ra phương hướng, mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành một
nước công nghiệp. Muốn vậy phải đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Nghị quyết TW2 khóa VIII khẳng định: “ Muốn tiến hành công
nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục-đào tạo, phát
huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”.
Sự phát triển của một quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ phụ thuộc lớn vào tiềm
năng tri thức của dân tộc đó. Vì vậy coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát
triển. Tạo điều kiện cho giáo dục phát triển một bước để đón đầu sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước và trào lưu hội nhập thế giới.
Song để giáo dục và đào tạo thật sự phát triển tốt thì cơ sở vật chất (CSVC) và
chất lượng đội ngũ nhà giáo có thể nói là 2 yếu tố cơ bản nhất có tính quyết định.
CSVC là yếu tố tiền đề cho sự phát triển của mỗi nhà trường.
Cấp học MN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiệm

vụ của trường MN là: "Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục
trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi". Yêu cầu phải đảm bảo đủ cơ sở vật chất, đủ về thiết bị,
đồ dùng đồ chơi cho trẻ theo Thông tư 02 của Bộ GD&ĐT.
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
6
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
III- TÌNH TRẠNG THỰC TẾ KHI CHƯA THỰC HIỆN
1- Thuận lợi:
Trường MN Tam Hưng A nằm ở phía Nam của huyện Thanh Oai, có con
đường 427 đi qua, là xã thuần nông kinh tế xã hội ổn định, là xã có phong trào
hiếu học từ nhiều năm nay.
Trường có 4 điểm trường ở 4 thôn trong địa bàn xã.
- Được sự quan tâm của huyện đã và đang đầu tư CSVC cho nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên - nhân viên đủ về số lượng đảm bảo yêu cầu chất lượng,
nhiệt tình ham học hỏi nâng cao dần về chuyên môn chất lượng CSGD trẻ.
- Có đủ phòng học, đồ dùng trang thiết bị phục vụ CSGD trẻ, có môi trường
xanh, sạch.
- Nhận thức của các cấp, các ngành, của phụ huynh đối với ngành học được
nâng lên rõ rệt.
- Công tác xã hội hoá giáo dục MN được đẩy mạnh
2- Khó khăn.
- Trường có nhiều điểm lẻ ( 03 điểm ), phòng học ở 2 khu lẻ: Tê Quả chật
chội, khu Đại Định ẩm thấp, xuống cấp, nhiều muỗi không đảm bảo sức khoẻ
cho trẻ, khó khăn cho việc quản lý CSGD trẻ .
- 1 lớp Nhà trẻ Hưng Giáo và bếp ăn của trường phải nhờ nhà văn hóa
thôn Hưng Giáo
- Thiếu đồ dùng trang thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu về sinh hoạt và
học tập cho trẻ. Đặc biệt là việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
7

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
3- Số liệu điều tra trước khi thực hiện.
Thời gian trong tháng 7/2010.
STT Nội dung điều tra Số lượng Tỉ lệ
1 Phòng học kiên cố 9/15 60%
2 Phòng học tạm 5/15 33.3%
3 Phòng học nhờ 1/15 6.7%
4 Nhà bếp theo qui trình 1 chiều 0
5 Nhà hiệu bộ 0
6 Nhà để xe 0
7 nguồn nước sạch 3/4 75%
8 Máy vi tính 1/15 6.6%
9 Màn hình ti vi 8/15 53.3%
10 Bộ đồ dùng dạy học 10/15 66.6%
11 Đồ chơi ngoài trời 3/4 75%
IV. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp 1. Tích cực tham mưu trong việc đầu tư xây dựng CSVC
trường học.
Trường lớp CSVC khang trang sạch đẹp với đầy đủ các phương tiện thiết
bị phục vụ cho học tập và vui chơi là ước mơ của tất cả các bậc phụ huynh khi
họ gửi gắm con em tới trường.
Để làm tốt công tác xây dựng CSVC nhà trường thì việc làm trước tiên
của người quản lý là phải làm tốt công tác tham mưu với các cấp các ngành hiểu
thêm về nhiệm vụ, chức năng của ngành học, của công tác CSGD trẻ từ 0-6 tuổi.
Mặc dù được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng để có trọng tâm, trọng
điểm và đạt hiệu quả cao phù hợp với ngành học, nên sau khi đã được đầu tư
xây dựng 9 phòng học kiên cố cho 2 khu Hưng Giáo và Song khê năm 2010, nhà
trường chúng tôi tiếp tục xây dựng kế hoạch về qui mô mạng lưới trường lớp
báo cáo trình Đảng uỷ-Hội đồng nhân dân- Uỷ ban nhân dân xã, có ý kiến phát
biểu trình bày tại các hội nghị của xã, của thôn với nội dung: Đề nghị xây dựng

nhà bếp, nhà hiệu bộ tại khu trung tâm thuộc khu Song khê. Xin dồn 2 khu lẻ Tê
quả và Đại định vào 1 khu đất mới trung tâm giữa 2 thôn.
Kế hoạch là vậy song ban đầu chúng tôi gặp không ít khó khăn vì tư
tưởng của 1 số cán bộ đặc biệt là phụ huynh học sinh MN rất cục bộ địa phương
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
8
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
cho rằng mỗi thôn phải có 1 trường MN và việc gửi con học ở trường không
nằm trong địa bàn thôn mình thì như là phải đi học nhờ. Ngược lại thôn mà
chúng tôi xin đặt địa điểm xây dựng trường thì một số người cho rằng thôn của
họ thiệt hơn vì bị mất đất…….
Trước tình hình đó trong các buổi họp hội đồng nhà trường tôi đưa ra kế
hoạch xây dựng CSVC để mỗi CBGVNV hiểu rõ và là một tuyên truyền viên để
làm công tác tư tưởng với phụ huynh và nhân dân ở địa phương và tôi đã tổ chức
họp Ban đại diện cha mẹ học sinh của 2 thôn, gặp gỡ trao đổi và cùng tham dự
hội nghị Ban công tác Mặt trận của thôn Đại Định là nơi chúng tôi xin đất xây
dựng. Trong hội nghị tôi phát biểu về yêu cầu CSVC xây dựng trường học hiện
nay, với chủ trương xây dựng theo hướng tập trung, dồn khu lẻ để đầu tư có hiệu
quả. Thành phố và Huyện sẽ ưu tiên xây dựng cho những nơi có qui hoạch đủ
diện tích đất, xây dựng các khu tập trung. Đặc biệt sẽ có đầy đủ các trang thiết bị
đồ dùng phục vụ việc CSGD trẻ, trẻ được học đúng độ tuổi, không phải học lớp
ghép như hiện nay: Thôn Tê quả có 3 lớp học, gồm 1 lớp nhà trẻ, 1 lớp ghép 3+4
tuổi nhưng học theo chương trình 3 tuổi vì số trẻ 3 tuổi đông hơn và 1 lớp 5 tuổi
của các cháu ở 2 thôn Tê quả +Đại định. Thôn Đại định có 2 lớp học, gồm 1 lớp
nhà trẻ, 1 lớp ghép 3+4 tuổi nhưng học theo chương trình 4 tuổi vì số trẻ 4 tuổi
đông hơn………
Được xã và các thôn đồng tình ủng hộ, tháng 7/2010 UBND Huyện đã
cho đầu tư xây dựng nhà hiệu bộ và nhà bếp kinh phí 1.4 tỉ đồng tại khu trung
tâm thuộc thôn Song khê và đã đưa vào sử dụng trong năm học 2011-2012.
Đặc biệt với sự đồng thuận nhất trí cao của lãnh đạo xã, của cán bộ và nhân dân

2 thôn Tê quả, Đại Định đã nhất trí đồng ý cho cắt 2500m2 đất thuộc khu vực
thôn Đại định trong đó 1400m2 đất liền thổ, 1100m2 đất ao để xây dựng khu
trường MN mới cho 2 thôn.
Kết quả tháng 7/2011 UBND huyện tiếp tục cho thi công xây dựng 6
phòng học, nhà để xe, tường bao cổng trường trị giá 3.6 tỉ đồng. Công trình đã
hoàn thành và sẽ đưa vào sử dụng từ tháng 6/2012.
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
9
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Đây là nguồn động viên lớn nhất trong quá trình công tác của tôi và tạo điều kiện
để nhà trường chúng tôi CSGD trẻ được tốt hơn.
Để công trình xây dựng sẽ phục vụ thiết thực hiệu quả hơn trong việc
CSGD trẻ. Mặc dù bản thân chỉ đi sâu làm công tác chuyên môn không có hiểu
biết về xây dựng nhưng tôi luôn theo dõi giám sát công trình xây dựng, mỗi công
trình thi công tôi đều xin 1 bản thiết kế bản vẽ xây dựng để nghiên cứu chỗ nào
không hiểu tôi gặp gỡ trao đổi hỏi đồng chí cán bộ phụ trách văn hoá xã có rất
nhiều kinh nghiệm trong kiến thiết xây dựng, đặc biệt với cấp học MN.
Qua nghiên cứu thiết kế bản vẽ, tôi thấy có 1 số điểm còn bất cập, chưa phù hợp
với tình hình thực tế hiện nay trong việc CSGD trẻ.
Ví dụ: Với công trình nhà bếp ở khu Song khê, nguồn nước thiết kế bể lọc
bằng bồn nhỏ ở trên mái trong khi ở khu vực nông thôn nguồn nước chủ yếu dùng
nước giếng khoan, nhiều chất sắt phải qua hệ thống lọc mà lượng nước sử dụng
hàng ngày rất lớn sẽ không đủ dùmg cho trẻ, đồng thời mỗi khi việc thay cát bể
lọc cũng rất khó khăn.
Diện tích 1 số các phòng hiệu bộ chật: Có phòng truyền thống 21m2, nhưng
không có phòng hội đồng. (chưa phù hợp theo yêu cầu xây dựng trường MN)
Diện tích nhà bếp 43m2 quá nhỏ để nấu ăn cho 400 cháu, hệ thống nước,
bàn chế biến không thuận tiện cho việc nấu theo qui trình bếp 1 chiều. (Bàn bếp
xây cao, nước xa khu nấu, cô nuôi phải xách nước vừa vất vả và nền bếp sẽ luôn
bị bẩn ướt….)

Sân trường MN đổ pêtông sẽ rất nóng, bụi và không an toàn khi trẻ vấp ngã dễ bị
chầy xước da.
Hàng rào sắt làm bằng sắt hộp có đẹp nhưng ở ngoài trời mưa nắng rất
nhanh mọt ruỗng, thiết kế không có nhà vệ sinh cho giáo viên rất bất tiện cho giáo
viên chăm sóc trẻ cả ngày ở trường…
Để khắc phục các vấn đề trên, tôi đã trực tiếp có ý kiến đề xuất với UBND
xã, lập tờ trình gửi phòng GD, Ban quản lý dự án và UBND Huyện để được giúp
đỡ. Mặc dù bản vẽ đã được phê duyệt, mỗi lần thay đổi bổ xung là rất phức tạp,
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
10
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
song UBND Huyện đã chấp nhận cho thay đổi bổ xung 1 số hạng mục cho phù
hợp theo đề nghị của nhà trường.
Cụ thể: Xây dựng bể lọc nước ở tầng một sau đó máy bơm lên tec trên mái,
làm thêm đường dẫn nước tới khu nấu xả trực tiếp vào nồi to, mặc dù đây không
phải là một vấn đề mới mẻ đối với các trường MN khu vực nội thành, song lại là
một phần thưởng lớn đối với nhân viên nhà bếp, giảm đỡ công sức cho cô nuôi
không phải xách khiêng nước đổ vào nồi vừa đảm bảo bếp luôn khô ráo. Mở rộng
diện tích nhà bếp 20m2 cho khu sơ chế thực phẩm. Không xây phòng truyền
thống phòng hành chính quản trị để ưu tiên xây thông thành 1 phòng hội đồng.
Xây nhà vệ sinh cho giáo viên ở gầm cầu thang. Thay hàn lan can sắt đặc, lát 899
m2 sân chơi bằng gạch đỏ Xuân hoà (khu Song Khê 500m, khu Đại Định mới
399m)………
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
11
Xây dựng bể lọc nước ở tầng một
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
X©y bÓ níc läc ë tÇng 1
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
12

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Nguồn nước dẫn tới khu bếp nấu
Đến nay công trình xây dựng đã xong, sẽ đưa vào sử dụng từ tháng 6/2012.
Trường chúng tôi với qui mô trường lớp đang từ 4 điểm trường nằm ở 4 thôn nay
chỉ còn 3 điểm với 15 phòng học kiên cố và các hạng mục phụ trợ để phục vụ tốt
việc CSGD các cháu. Cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh rất phấn
khởi hài lòng với CSVC nhà nước đầu tư xây dựng cho.
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
13
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Khu trung tâm trường mầm non Tam Hưng A
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
14
Khu trung tâm trường mầm non Tam Hưng A
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
2. Biện pháp 2: Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục MN.
Công tác giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của tất
cả các cấp, các ngành chứ không chỉ là của riêng ai.
Song để các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân tin tưởng
hiểu rõ hơn về cấp học MN đó là nhiệm vụ của nhà trường, đội ngũ các cô giáo
MN.
Chúng tôi xác định rằng chỉ có chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ thật tốt
mới có thể tạo được lòng tin và sự ủng hộ cao của các cấp các ngành và chính
quyền địa phương.
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
15
Khu trường MN mới xây dựng cho hai thôn
Đại Định và Tê Quả
ti sỏng kin kinh nghim
Vi cỏc khu hiu thi ua trong nh trng: Nuụi tt- dy tt- yờu

thng cỏc chỏu nh chớnh con em rut tht ca mỡnh. Cụ duyờn dỏng mu mc-
bộ kho p l phộp. Mi ngy n trng l mt ngy vui ca bộ.
Thụng qua vic t chc tt cỏc ny hi n trng ca bộ, cỏc hi thi giỏo
viờn gii cụ nuụi gii, thi bộ khộo tay, chng trỡnh liờn hoan vn ngh mng
ngy hi ngy l, cho mng cỏc ngy hi lng, tt trung thu ó khng nh
cht lng thc ca nh trng.
Ông phó chủ tịch UBND huyện Thanh Oai phát biểu
và tặng hoa cho nhà trờng trong ngày khai giảng năm học 2011-2012
Ngoi cỏc bui d hp v phỏt biu i sõu v cụng tỏc GDMN hi ngh
ca xó v cỏc thụn, hng nm trong bui l khai ging nm hc mi v l k nim
ngy nh giỏo Vit nam 20-11. Chỳng tụi mi i biu i din ng u-HND-
UBND, cỏc ban ngnh ca xó. c bit vi c thự cp hc MN chỳng tụi mi
cỏc ụng b bớ th chi b, trng thụn, chi hi trng cỏc chi hi trong thụn cựng
v d. Qua õy chỳng tụi to c nim tin trong cỏn b v nhõn dõn a phng
qua cỏc thnh tớch, cỏc con s bit núi, nh s lng tr ra lp, n ng ti lp
ngy cng ụng, t l tr suy dinh dng (SDD) ngy cng gim.
Tỏc gi: o Th Bớch Hng
16
ti sỏng kin kinh nghim
C th: Nm hc 2010-2011: S tr ra lp 402 chỏu, t t l NT 40%, MG
96% cỏc chỏu trong tui ra lp. Cỏc chỏu n ng ti lp t 96%, t l SDD cũn
6.5%, cú 61 chỏu thi Bộ khộo tay, 9 cụ thi t GVG, cụ nuụi gii cp huyn trong
ú 1 cụ t gii nhỡ cp huyn, 1 ti SKKN c xp loi cp Thnh ph.
Nm hc 2011-2012: S tr ra lp 421 chỏu, tng 19 chỏu, t t l NT
40.2%, MG 96.5% cỏc chỏu trong tui ra lp, cỏc chỏu n ng ti lp t 99%
t l tr SDD gim cũn 4%, cú 68 chỏu thi Bộ khộo tay, 6 cụ thi t GVG, cụ nuụi
gii cp huyn trong ú 2 cụ t gii nhỡ cp huyn, cú 5 ti SKKN c xp
loi A cp Huyn gi cp Thnh ph xột duyt.
Bờn cnh nhng thun li v thnh tớch t c bỏo cỏo trong hi ngh,
chỳng tụi cũn nờu nhng khú khn, thiu thn v CSVC, dựng trang thit b

phc v hot ng CSGD tr, c th nh cũn thiu mn hỡnh ti vi, vi tớnh.Vo
u nm hc tụi lm n mgh xin h tr kinh phớ gi cỏc Ban chi u- Ban
lónh o- Hi ngi cao tui cỏc thụn, b trớ cựng vi cụ t trng khu lp v ban
i din ph huynh hc sinh cựng i tham mu ngh.
Kt qu: Trong ngy d l khai ging nm hc 2010-2011cỏc thụn u cú
qu tng cho tr, tng 5 b mn hỡnh ti vi (thụn Song khờ 3 b, thụn Hng Giỏo 1
b, thụn i nh 1 b) 1 b mn hỡnh vi tớnh.Tng tr giỏ 50 triu ng.
Lãnh đạo thôn Song Khê tặng 03 bộ ti vi cho các cháu
trong ngày khai giảng năm học 2010-2011
Tỏc gi: o Th Bớch Hng
17
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Một kết quả đáng mừng lớn nhất là chúng tôi đã tạo được niềm tin tưởng
tuyệt đối về công tác CSGD trẻ đối với các cấp các ngành và các tầng lớp nhân
dân. Cứ chuẩn bị bước vào năm học mới các cấp lãnh đạo địa phương rất quan
tâm chỉ đạo các nhà trường trong công tác chuẩn bị CSVC, hội khuyến học của
các thôn, các dòng họ tổ chức lễ phát thưởng cho học sinh giỏi từ cấp học MN.
L·nh ®¹o huyÖn Thanh Oai tÆng quµ c¸c ch¸u ngµy Quèc tÕ thiÕu nhi 1/6

3. Biện pháp 3: Phát động giáo viên thi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ
Với đặc điểm trẻ mầm non, tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế, đồ
dùng trực quan là không thể thiếu trong quá trình dạy trẻ, trẻ cần có đồ dùng để
hoạt động. Đặc biệt dạy theo chương trình MN mới hiện nay, trẻ được hoạt động
tích cực để trải nghiệm kinh nghiệm sống.
Cùng với việc làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền
xây dựng CSVC, đầu tư các trang thiết bị. Hàng tháng nhà trường phát động thi
làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ theo chủ đề, với yêu cầu: Đồ dùng, đồ chơi cần
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
18
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ, đồ dùng không sắc nhọn, không
dễ vỡ, không làm xước da chảy máu trẻ, không dùng vật liệu độc hại.
Giáo viên và trẻ sưu tầm nguyên liệu, phế liệu để làm đồ chơi như các loại
vỏ hộp, tranh lịch, vải vụn, gỗ, nhựa, xốp…
VD: Vào đầu mỗi chủ đề, cô giáo giới thiệu cho trẻ những nội dung sẽ được học,
để cô và trẻ cùng chú ý sưu tầm nguyên liệu, phế liệu phù hợp.
Với các loại vỏ hộp, gỗ nhựa…có thể dùng thường xuyên trong quá trình vui
chơi, học tập của trẻ.
Phát động sưu tầm lịch treo tường vào tháng 12, tháng 1…khi đó các gia
đình thay lịch năm mới…
Tổ chuyên môn sưu tầm một số các mẫu đồ dùng, hướng dẫn cho giáo viên
làm theo từng khối lớp .
Định hướng cho giáo viên tham khảo cách hướng dẫn làm đồ chơi trên ở
các chương trình thường được phát trên sóng vô tuyến.
VD: Chương trình “ Hãy là bé ngoan ” truyền hình Hà Nội 2, “Góc sáng tạo ”
“Khoa học và giáo dục ”…chương trình VT2…
Phô tô các hình ảnh, mẫu vật theo chủ đề cho các lớp, giáo viên và trẻ tô
màu, bổ xung hoàn thiện đồ dùng phong phú, sáng tạo.
VD: Thế giới thực vật: Hình ảnh các loại hoa, quả, rau, các loại cây xanh…
Thế giới động vật: Các con vật sống dưới nước, trên cạn, vật nuôi trong gia
đình, các con vật sống trong rừng…
Giáo viên tổ chức tốt hoạt động chung, các giờ dạy trẻ, sử dụng sản phẩm học tập
của trẻ để làm đồ dùng cho các hoạt động.
VD: Hoạt động tạo hình: Xé dán hình con cá, bông hoa…
Dùng cho giờ học toán: Đếm số lượng cá, hoa…
Giáo viên hướng dẫn trẻ làm đồ dùng tự tạo: Cắt dán trang trívỏ hộp, dán
hột hạt, bằng các nguyên liệu giấy màu thành các đồ vật, con vật trưng bày các
góc học tập.
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
19

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
VD: Dùng lọ dầu rửa bát dán quai làm phích nước, nối các vỏ hộp thạch sữa
chua làm các đoàn tàu để học toán, so sánh dài hơn, ngắn hơn.Cắt dán hình con
cá, bông hoa, quả…
Dùng các vỏ hộp bánh bằng sắt dán trang trí thành bộ trống học môn âm
nhạc.
Dùng các đoạn ống nước làm giàn mưa, kết hợp đầu tư mua một máy sục
bể cá cảnh để hút nước thành một vòng tuần hoàn mưa liên tục…
Ban giám hiệu đi kiểm tra vào đầu chủ để và cuối mỗi chủ đề, xem số
lượng đồ chơi tự tạo có phong phú và phù hợp với chủ đề không. Hàng tháng
động viên khen thưởng giáo viên được xếp loại tốt về làm đồ chơi cho trẻ.
Kết quả, ngoài số tiền đóng góp của phụ huynh 50 triệu đồng/năm để mua
đồ dùng học liệu cho trẻ, giáo viên đã làm được rất nhiều đồ chơi phong phú theo
từng chủ đề cho trẻ hoạt động trải nghiệm, trẻ rất thích mà giá thành rất rẻ.
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
20
Đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

§å
dïng ®å ch¬i tù t¹o cho trÎ
4. Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh
nhằm tăng cường CSVC, đồ dùng trang thiết bị đồ chơi cho trẻ hoạt động.
Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác nuôi dạy các cháu là
một việc làm thường xuyên được các nhà trường chú trọng nhất, đặc biệt là cấp
học MN.
Để làm tốt công tác này, từ nhiều năm nay chúng tôi tổ chức hoạt động Ban
đại diện cha mẹ học sinh đúng theo quyết định 11/2008/QĐ-BGD&ĐT của Bộ
GD&ĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Hằng năm, tôi xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung tuyên truyền, số lượt

tuyên truyền, hình thức tuyên truyền tới toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà
trường. Yêu cầu các nhóm lớp xây dựng kế họach và tổ chức tuyên truyền tới
100% các bậc phụ huynh. Ngoài ra tôi còn tranh thủ các buổi họp phụ huynh
toàn trường và các buổi họp ban đại diện phụ huynh học sinh để tuyên truyền
những kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, những điều kiện và nhu cầu cần
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
21
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
thiết về CSVC cho việc CSGD trẻ trong trường MN. Từ đó, tôi kết hợp với hội
phụ huynh học sinh vận động hỗ trợ kinh phí tu sửa, cải tạo, xây dựng CSVC.
Đầu năm học, chúng tôi chỉ đạo các lớp họp phụ huynh học sinh, triển
khai kế hoạch năm học, trong đó nêu rõ yêu cầu một số các danh mục học phẩm,
đồ dùng đồ chơi phục vụ học tập cho các cháu và mục đích của việc tạo môi
trường cho trẻ hoạt động nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục theo chương trình
giáo dục MN mới hiện nay.
Hết học kỳ I, họp phụ huynh lần 2 để thăm CSVC, môi trường học tập của
trẻ. Trước khi vào cuộc họp, mỗi lớp tổ chức một hoạt động học cho trẻ, như:
Làm quen môi trường xung quanh, làm quen với toán, làm quen chữ cái…Theo
chủ đề đang thực hiện, để phụ huynh dự và hiểu rõ hơn về yêu cầu CSGD trẻ ở
trường MN…Từ đó, phụ huynh nhiệt tình đóng góp, ủng hộ nguyên vật liêu, phế
liệu để làm đồ chơi cho trẻ.
Trong 2 năm nhà trường đã được hội phụ huynh tự nguyện đóng góp trên
150 triệu đồng để trang bị 120 phản ngủ cho các cháu, cải tạo nguồn nước khu
Hưng giáo, làm 2 nhà để xe cho khu Hưng giáo và Song khê, trang bị 1 số đồ
chơi ngoài trời và đồ chơi theo chủ đề cho các cháu. Hội phụ huynh đóng góp
nhiều ngày công lao động để lát sân và dọn vườn cho các cháu đảm bảo vệ sinh
sạch sẽ.
Để thực sự: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui của bé”.
Phô huynh ®ãng gãp tiÒn mua ph¶n ngñ cho c¸c ch¸u
Tác giả: Đào Thị Bích Hường

22
ti sỏng kin kinh nghim
Phụ huynh cải tạo nguồn nứơc và xây dựng nhà xe
cho giáo viên (Khu Hng Giáo)
V. KT QU THC HIN Cể SO SNH I CHNG
STT Ni dung th nghim
Trc khi th
nghim
Sau khi th
nghim
Tng, gim
S lng T l S lng T l
1 Phũng hc kiờn c 9/15 60% 15 100% Tng 40%
2 Phũng hc tm 5/15 33.3% 0 Gim 33.3%
3 Phũng hc nh 1/15 6.7% 0 Gim 6.7%
4 Nh bp theo qui trỡnh
1 chiu
0 1 100% Tng 100%
5 Nh hiu b 0 1 100% Tng 100%
6 Nh xe 0 3/3 100% Tng 100%
7 ngun nc sch 3/4 75% 4/4 100% Tng 25%
8 Mỏy vi tớnh 1/15 6.6% 5/14 35.7% Tng 29.1%
9 Mn hỡnh ti vi 8/15 53.3% 12/14 85.7% Tng 32.4%
10 B dựng dy hc 10/15 66.6% 14/14 100% Tng 33.4%
11 chi ngoi tri 3/4 75% 4/4 100% Tng 25%
VI. KT LUN
1. Bi hc kinh nghim rỳt ra sau khi thc hin ti.
Tỏc gi: o Th Bớch Hng
23
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

Từ những kết quả đã đạt được như trên, bản thân tôi rút ra một số bài học
kinh nghiệm trong công tác xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị đồ
dùng đồ chơi trong nhà trường như sau:
Một là: Người cán bộ quản lý nhất là người hiệu trường phải làm tốt công
tác tham mưu. Có làm tốt công tác tham mưu thì nhà trường mới đón nhận được
sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương ủng hộ trong việc tạo
điều kiện về diện tích đất, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường thực hiện tốt
nhiệm vụ CSGD trẻ.
Hai là: Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Để làm tốt công tác
xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, chúng ta cần phải phối hợp chặt chẽ với các
ban ngành chức năng và cộng đồng xã hội trong việc CSGD trẻ. Có được sự ủng
hộ của các các ban ngành chức năng và cộng đồng xã hội về kinh phí xây dựng
CSVC thì sự nghiệp giáo dục của nhà trường như được chắp thêm cánh để đi
đến thành công.
Ba là: Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho cán bộ giáo viên qua
các hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ là một việc làm cần thiết để tăng
cường đồ dùng đồ chơi trong nhà trường. Giúp cho giáo viên có trình độ, vững
vàng về chuyên môn nghiệp vụ tay nghề, có tâm huyết, năng động sáng tạo để
truyền thụ kiến thức cho trẻ một cách tốt nhất.
Bốn là: Cần phải phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Để đạt
được điều đó đòi hỏi phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động tới toàn thể
các bậc phụ huynh để họ nhận thức đúng dắn về ngành học từ đó họ xác định
được vai trò, trách nhiệm của gia đình đối với việc tăng cường CSVC các trang
thiết bị trường học để CSGD con em họ ngày càng tốt hơn.
2. Những kiến nghị và đề nghị sau quá trình thực hiện đề tài:
2.1. Đối với UBND huyện.
Để từng bước xây dựngCSVC, đầu tư trang thiết bị nhà trường đáp ứng
nhu cầu CSGD trẻ, đề nghị UBND huyện tiếp tục đầu tư xây dựng cho nhà
trường 1 khu trung tâm mới thuộc thôn Hưng Giáo với diện tích 4100m2 để thay
thế khu trường hiện nay có 750m2 (3 phòng học) và để chuyển 100 học sinh

Tác giả: Đào Thị Bích Hường
24
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
thuộc thôn Song khê ra học tập. Vì hiện nay khu Song Khê là một thôn lớn có
dân số đông, mới có 6 phòng học, còn thiếu 3 phòng, các cháu đang phải học 50
cháu/lớp.
Trước khi đầu tư xây dựng đề nghị UBND huyện, Ban quản lý dự án xây
dựng Huyện nên lấy ý kiến của các nhà trường trong việc thẩm định thiết kế bản
vẽ, nhằm công trình xây dựng khi đưa vào sử dụng sẽ phù hợp với từng cấp học
hơn không phải thay đổi bổ sung khi thi công xây dựng.
2.2. Đối với phòng GD&ĐT.
Hàng năm phòng GD&ĐT tham mưu đàu tư trang cấp bổ sung một số bàn
ghế, thiết bị đồ dùng dạy học, máy vi tính cho các trường MN.
Thường xuyên tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán đi tham
quan học tập các trường MN đạt chuẩn trong thành phố.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc tăng cường đầu tư cơ
sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị, đồ chơi ở trường mầm non Tam Hưng A. Đã
áp dụng đạt kết quả tốt từ năm 2010 đến 2012 và sẽ được phát huy, áp dụng,
thực hiện tốt trong những năm học tiếp theo.
Kính mong Hội đồng khoa học các cấp xét duyệt và giúp đỡ tôi hoàn
thành đề tài, áp dụng đạt hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn !
Tam Hưng, ngày 02 tháng 5 năm 2012
Tác giả
Đào Thị Bích Hường
Tác giả: Đào Thị Bích Hường
25

×