Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Nam Phi trong hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.96 KB, 7 trang )

Nam Phi trong hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu
Thạc sĩ Trần Thị Lan Hơng
*
Trc nm 1994, di ch Apacthai, chớnh sỏch i ngoi ca Nam Phi ó dn n vic
Nam Phi b cụ lp trong khu vc v hn ch m rng quan h kinh t i ngoi vi th gii
bờn ngoi. Di chớnh quyn ca cu Tng thng Nelson Mandela, Nam Phi ó tin hnh
tỏi liờn kt khu vc v hi nhp kinh t th gii k t nm 1994, gia nhp WTO, m phỏn
ký kt hip nh thng mi vi Liờn minh chõu u (EU), úng vai trũ quan trng trong
Cng ng Phỏt trin Min Nam chõu Phi (SADC). Nh chớnh sỏch i ngoi ỳng n ú,
Nam Phi ang cú v th tt trong vic thc hin cỏc chng trỡnh ca NEPAD, úng vai trũ
quan trng trong Liờn minh chõu Phi (AU) v nhng hot ng liờn kt khu vc khỏc.
1. Chớnh sỏch i ngoi mi ca Nam Phi
Ch chớnh tr dõn ch ó m ra mt
chng mi cho Nam Phi trong quan h hp tỏc
quc t. Nam Phi ó t thit lp c cỏc mi
quan h vi t cỏch l i tỏc quan trng trong
khu vc v trờn th gii, cú quan h tt vi
cng ng quc t v cú ting núi quan trng
trong cỏc nn kinh t ang phỏt trin. Sau s
sp ca ch Apacthai, chớnh sỏch i
ngoi mi ca Nam Phi i theo xu hng sau:
.
+ Bỡnh thng hoỏ, m rng v tng cng
cỏc quan h ngoi giao ca Nam Phi vi cng
ng quc t;
+ Bo v v thỳc y cỏc li ớch quc gia v
cỏc giỏ tr ca t nc trong cỏc quan h song
phng v a phng;
+ Thỳc y s phỏt trin kinh t trong mt
th gii ph thuc v ton cu hoỏ thụng qua a
dng hoỏ v tng cng cỏc quan h thng


mi, thu hỳt vn FDI v liờn kt khu vc;
+ Thỳc y v m rng mi quan h quc t
v vn quyn con ngi v dõn ch;
.
* Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông
+ úng gúp v ng h cỏc sỏng kin vỡ ho
bỡnh, an ninh v s n nh ca th gii, cng
nh cỏc sỏng kin tỏi thit hu xung dt;
+ u tiờn cỏc li ớch v s phỏt trin ca
chõu Phi trong cỏc quan h quc t;
+ Thỳc y cỏc chng trỡnh hp tỏc Nam
Nam v hp tỏc Bc Nam;
+ ng h mt trt t th gii mnh m, hiu
qu, da trờn nguyờn tc a phng thỳc y
v bo v li ớch cho cỏc nc ang phỏt trin;
Xu hng trờn ó chi phi chớnh sỏch i
ngoi ca Nam Phi trong sut hn thp k qua.
Nhng u tiờn trong chớnh sỏch i ngoi ca
Nam Phi c xỏc nh nh sau:
- Chung sng ho bỡnh v thỳc y s phỏt
trin kinh t min Nam chõu Phi.
- Quan h vi cỏc nc khỏc thuc khu vc
chõu Phi trờn nguyờn tc cú i cú li, c bit l
cựng nhau hng ti gii quyt nhng thỏch
thc ca thp k ti v tỡm kim nhng gii
phỏp gii quyt xung t.
- Thỳc y quan h hp tỏc vi cỏc t chc
a phng
- Ci thin mi quan h vi cỏc nc G7 v
cỏc i tỏc thng mi ch yu ca Nam Phi.

1
- Tiếp tục các mối quan hệ truyền thống và
thúc đẩy các mối quan hệ đối tác mới.
Kể từ năm 1994, Cính phủ Nam Phi nhận
thức được những khó khăn thách thức chủ yếu
trong tái hội nhập khu vực và toàn cầu, đó là: +)
cục diện chính trị thế giới có nguy cơ ngăn chặn
hoặc phủ nhận chiến lược tái hội nhập của Nam
Phi sau chế độ phân biệt chủng tộc; +) cạnh
tranh gay gắt trong môi trường thương mại toàn
cầu khiến Nam Phi gây trở ngại cho Nam Phi
việc thực hiện chiến lược thương mại hướng về
xuất khẩu; +) rủi ro từ bệnh tật, thiên tai tác
động đến sự phát triển kinh tế - xã hội và chính
sách đối ngoại của Nam Phi. Sách Trắng
(1)
của
Nam Phi đã khẳng định: Nam Phi không thể
xây dựng nền kinh tế mới trong sự cô lập với
các nước láng giềng. Cũng rất nguy hiểm đối
với Nam Phi nếu như Nam Phi có ý định chi
phối các nước láng giềng, hạn chế tốc độ tăng
trưởng của họ, gây trở ngại đối với họ trong
việc phát huy các tiềm năng thị trường. Điều
quan trọng nhất là Nam Phi cần phải tham gia
phát triển khu vực thông qua các diễn đàn đa
phương như Cộng đồng Phát triển miền Nam
châu Phi (SADC) và Liên minh Hải quan miền
Nam châu Phi (SACU). Hợp tác với các nước
láng giềng sẽ tạo điều kiện thực hiện các chiến

lược tăng trưởng và phát triển hiệu quả cho khu
vực Nam Phi, tránh những tác động tiêu cực từ
các chương trình của Ngân hàng Thế giới (WB)
và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Chính sách đối
ngoại của Nam Phi phải thực sự là một chiến lược
để tăng cường mối quan hệ Nam – Nam, cũng
như dân chủ hoá các thể chế quốc tế vì tương lai
tươi sáng hơn cho các nước đang phát triển.
2. Lộ trình và những thành tựu trong hội
nhập kinh tế khu vực và toàn cầu của Nam
Phi
a. Bình thường hoá các quan hệ quốc tế
Sau sự sụp đổ của chế độ Apacthai, bình
thường hoá các quan hệ quốc tế được chính phủ
Nam Phi đặt lên thành nhiệm vụ hàng đầu.
Chính phủ Nam Phi đã nỗ lực tái gia nhập các
tổ chức khu vực, lục địa và các thể thể đa
phương. Trong suốt hơn một thập kỷ qua, Nam
Phi đã trở thành một thành viên quan trọng
trong các diễn dàn quốc tế bao gồm việc tái gia
nhập Diễn đàn Liên hợp quốc về thương mại và
phát triển (UNCTAD) vào năm 1996; Phong
trào không liên kết (NAM) vào năm 1998, Khối
thịnh vượng chung (năm 1999), Diễn đàn Thế
giới chống phân biệt sắc tộc (năm 2001), Liên
minh châu Phi (AU) năm 2002, Hội nghị
thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững
(năm 2002); tham gia Nghị viện toàn Phi (năm
2002). Trong tất cả các diễn đàn đó, Nam Phi
đã tích cực thúc đẩy các chương trình liên quan

đến vấn đề đói nghèo và kém phát triển của các
nước phương Nam. Các diễn đàn trên cũng đã
tăng cường lợi ích quốc tế của Nam Phi, có tác
động tích cực đối với sự phát triển kinh tế và
nâng cao tiếng nói của Nam Phi trên trường
quốc tế.
Sự kiện tái hội nhập vào các diễn đàn quốc tế
sau năm 1994 đòi hỏi Nam Phi phải mở rộng
các văn phòng đại diện ngoại giao sang các
nước mà trước đây Nam Phi chưa từng có quan
hệ. Nếu như tính đến tháng 9/1989, các cơ quan
đại diện ngoại giao của Nam Phi ở nước ngoài
chỉ là 44, thì tháng 6/1995 con số này đã lên tới
118; các cơ quan đại diện ngoại giao các nước
có mặt tại Nam Phi tháng 9 năm 1989 chỉ là 41,
đến tháng 6/1995 đã lên tới 102.
b. Tăng cường hợp tác kinh tế-chính trị khu
vực và toàn cầu
Trong hơn một thập kỷ qua, Nam Phi đã cố
gắng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với tất cả
các tổ chức trong khu vực châu Phi và trên toàn
thế giới, điển hình là:
+ WTO: Nam Phi đóng vai trò quan trọng
trong việc khởi xướng vòng đàm phán Đôha
mới vào năm 2001 và tiếp tục tham gia các
vòng đàm phán trong Đôha cùng với nhóm G20
và châu Phi. Tự do hoá thương mại đa phương
bắt đầu được Nam Phi thực hiện từ năm 1994
bằng chính sách cải cách thương mại toàn diện
theo đúng cam kết. Vào năm 2002, cơ chế

thương mại của Nam Phi đã tự do hoá gần như
hoàn toàn. Trợ cấp xuất khẩu dưới cơ chế ưu
đãi xuất khẩu đã được dỡ bỏ vào năm 1997. Tất
2
cả hạn ngạch đều được huỷ bỏ, cơ chế thuế
quan được hợp lý hoá và tỷ lệ thuế theo Cơ chế
tối huệ quốc (MFN) đã giảm từ trên 20% đầu
những năm 1990 xuống 11,4% vào năm 2002.
Vào năm 2004, tỷ lệ thuế quan bình quân của
Nam Phi là 11,4%, trong khi của toàn SADC là
15,5%, tuy có cao hơn các nước Đông Á (Trung
Quốc 10,5%, Malaixia 8,4%, Inđônêxia 6,9% ),
nhưng đã chứng tỏ những dấu hiệu tiến bộ trong
thực hiện chính sách tự do hoá trong khuôn khổ
WTO.
+ Ký hiệp ước thương mại, phát triển và hợp
tác – TDCA (Trade, Development and Co-
operation Agreement) với EU vào tháng 1 năm
2000. TDCA có mục đích thành lập một khu
vực thương mại tự do vào năm 2012 giữa Nam
Phi và EU, trong đó sẽ có tới 95% hàng hoá
nhập khẩu của EU và 86% hàng hoá nhập khẩu
của Nam Phi được hưởng những ưu đãi của
hiệp ước này, trừ một số sản phẩm nông nghiệp
(của EU) và ô tô, dệt may, hoá chất (của Nam
Phi). Thuế quan thông qua Hiệp ước này sẽ
được giảm một cách nhanh chóng, nhất là từ
phía EU và tỷ lệ trao đổi hàng hoá nông sản của
hai nước sẽ được tự do hoá ở mức độ lớn (81%
ở Nam Phi và 61% ở EU). Bên cạnh hiệp ước

song phương giữa Nam Phi và EU, những nước
thành viên của SADC và SACU cũng được ký
kết đàm phán TDCA với EU trong một vài lĩnh
vực. Những sản phẩm thuộc danh mục loại trừ
của Nam Phi cũng là những sản phẩm nhạy cảm
của các nước thành viên SACU. Những ưu đãi
trong SADC cũng là những ưu đãi sẽ được ký
kết trong TDCA. Dưới quy định của Thoả ước
thương mại SADC, các nước thứ ba không
được hưởng lợi ích thương mại của khối nếu
như nước đứng đầu của khối không mở rộng
ảnh hưởng ra tất cả các nước thành viên. Vì vậy
Nam Phi đã mở cửa thị trường của mình ưu tiên
trước hết cho các nước thành viên SADC trước
khi có những ưu tiên tương tự cho EU. Nhờ đó,
EU trở thành đối tác quan trọng của Nam Phi
nói riêng và SADC cùng SACU nói chung.
Cho đến nay, EU được coi là đối tác thương
mại lớn nhất của Nam Phi. Tỷ lệ xuất khẩu của
Nam Phi sang EU chiếm tới 32,1% tổng kim
ngạch xuất khẩu của nước này năm 2003 và tỷ
lệ nhập khẩu từ EU chiếm tới 40,7% tổng kim
ngạch nhập khẩu của Nam Phi.
+ Mở rộng quan hệ với Mỹ và tham gia Đạo
luật Cơ hội và Tăng trưởng (AGOA) của Mỹ
dành cho châu Phi: Mỹ bắt đầu trở thành nhà
đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Nam Phi kể từ
năm 1994. Quan hệ này bắt đầu từ khoản viện
trợ trọn gói trị giá 600 triệu USD năm 1994 của
Mỹ cho Nam Phi là nhằm khuyến khích đầu tư

vào nhà ở, điện nước, phát triển kinh doanh
nhỏ, chăm sóc sức khoẻ. Vào cuối năm 1994,
Sáng kiến Mỹ - Nam Phi đã được ban hành để
thực thi các khoản viện trợ kể trên. Trong thập
niên 1990, Mỹ đã xác định Nam Phi là một
trong số 10 thị trường mới nổi lớn nhất trong
nhóm các nước đang phát triển. Trong thời kỳ
này, quan hệ Mỹ và Nam Phi đã đạt được một
số tiến bộ trong hợp tác phát triển môi trường,
khoa học kỹ thuật, năng lượng, vận tải, y tế,
giáo dục, thuế quan,…Trong những năm đầu
của thế kỷ XXI, những ưu tiên kinh tế chủ yếu
trong quan hệ Mỹ - Nam Phi là: +) đàm phán ký
kết FTA Mỹ - SACU - một trong những ưu tiên
quan trọng để thực hiện Đạo luật cơ hội và tăng
trưởng giành cho châu Phi (AGOA) được ban
hành từ năm 2000; +) Khuyến khích đầu tư
nước ngoài vào Nam Phi; +) Tiếp tục coi thị
trường Nam Phi là điểm đến đầy tiềm năng của
các doanh nghiệp và nhà đầu tư Mỹ. Thông qua
AGOA, Nam Phi đã xuất khẩu sang Mỹ với
khối lượng ngày càng lớn. Năm 2002, xuất
khẩu của Nam Phi sang Mỹ theo AGOA đạt
mức tăng trưởng 45%, với giá trị kim ngạch
1,34 tỷ USD so với 923 triệu USD năm 2001.
Năm 2003, xuất khẩu của Nam Phi sang Mỹ đạt
1,69 tỷ USD, trong đó xuất khẩu thiết bị vận tải
đạt giá trị và mức tăng trưởng cao nhất, tiếp
theo là sản phẩm khai khoáng, hoá chất và sản
phẩm nông nghiệp

(2)
. Xuất khẩu của Nam Phi
sang Mỹ theo AGOA chiếm tới 20,8% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Nam Phi năm 2001, tăng
lên đạt 31,7% năm 2002 và 34,2% năm 2003.
Trong giai đoạn 2000-2004 tăng trưởng xuất
khẩu cảu Nam Phi sang Mỹ đạt trung bình
9%/năm
(3)
. Thông qua Mỹ và việc đàm phán ký
kết AFTA Mỹ - SACU năm 2003, Nam Phi đã
3
nâng cao vị thế của mình trong khu vực Nam
Phi nói chung và uy tín của mình đối với Mỹ
nói riêng. Đồng thời, từ việc ký kết AFTA Mỹ -
SACU, Nam Phi bắt đầu có tiếng nói quan
trọng trong các diễn đàn hợp tác kinh tế đa
phương, đặc biệt là tại Hội nghị Đôha tổ chức ở
Cancun năm 2003, Nam Phi đã cùng nhóm
nước G20 đã đưa ra những đề xuất về vấn đề tự
do hoá sản phẩm nông nghiệp và vấn đề bảo hộ
của các nước giàu như Mỹ, Nhật Bản, EU…
+ Tham gia SADC năm 1994, Ký Dự thảo
thương mại SADC năm 1996 và tham gia các
cuộc đàm phán để thảo luận về các nguyên tắc,
luật lệ trong dự thảo này. Là một nền kinh tế
lớn nhất trong SADC, Nam Phi có tiếng nói
quan trọng trong các hoạt động kinh tế của
SADC. Là một trong những nước giàu nhất
trong SADC, có thu nhập đầu người cao thứ hai

sau Xây Xen và Môrixơ, Nam Phi có đủ khả
năng trở thành đầu tàu trong phát triển kinh tế của
SADC. Đất nước này chiếm tới 21,6% dân số của
SADC, 13,5% diện tích lãnh thổ và 76% GDP
của toàn SADC và chiếm khoảng 70% tổng kim
ngạch xuất khẩu của toàn khu vực này
(4)
.
+ Là thành viên sáng lập ra SACU, đang
đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự
do song phương (FTAs) với Khu vực thương
mại tự do châu Âu (EFTA), Mỹ, Trung Quốc,
Ấn Độ và Thị trường chung Nam Mỹ
(MECOSUR). Trong các hoạt động thương mại,
Nam Phi đã chú trọng cải cách chính sách
thương mại, chủ yếu là thực hiện cải cách thuế
quan theo đúng cam kết của WTO.
Nam Phi cũng từng bước cải thiện môi
trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài
kể từ sau năm 1994. Hơn một thập kỷ qua, dòng
vốn FDI vào Nam Phi ngày càng nhiều do đất
nước có nhiều biến đổi quan trọng về thể chế
kinh tế – chính trị và do có nguồn tài nguyên
phong phú và cơ sở hạ tầng hiện đại vào dạng
bậc nhất châu Phi.
Trong các mối quan hệ toàn lục địa, Nam
Phi đóng vai trò chủ đạo trong việc tái cơ cấu
Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) trở thành
một tổ chức hiệu quả hơn với tên gọi là Liên
minh châu Phi (AU). Đây là một tổ chức hoạt

động có phạm vi toàn khu vực châu Phi, là nơi
hoạch định và thúc đẩy các Kế hoạch phát triển
thiên niên kỷ và Sáng kiến châu Phi mới.
NEPAD đã ban hành một chương trình kinh tế
– xã hội rộng khắp trong AU tại Hội nghị
thượng đỉnh ở Durban năm 2001, và trong hội
nghị này Nam Phi đóng vai trò chủ tịch của tổ
chức. Một trong những thách thức lớn nhất của
AU là thiết lập một hệ thống AU kiểu mới, khác
với OAU, đặc biệt là Uỷ ban AU, Nghị viện
toàn Phi, Hội đồng hoà bình và an ninh, Hội
đồng kinh tế, xã hội và văn hoá; Ngân hàng
Trung ương Châu Phi. Các hệ thống tổ chức
này trong AU cần hoạt động một cách có hiệu
quả, theo nguyên tắc và đem lại lợi ích cho toàn
châu lục. Nam Phi đang nỗ lực hết sức mình để
cùng các nước trong khu vực cải tổ cơ cấu tổ
chức của AU.
Nam Phi đã gặt hái được những tiến bộ rất
lớn trong chính sách đối ngoại của mình trong
hơn một thập kỷ qua, góp phần vào sự phát
triển của lục địa châu Phi. Chẳng hạn như trong
NEPAD, vai trò của Nam Phi là rất quan trọng.
NEPAD được đề ra với tư cách là một chương
trình kinh tế – xã hội của AU tại Hội nghị
thượng đỉnh AU tháng 7/2002. Vào năm 2004,
Cơ chế giám sát đồng đẳng châu Phi (APRM)
đã được sáng lập với tư cách là một cơ chế tự
nguyện để điều hành các chính sách và hoạt
động của các nhà nước tham gia NEPAD nhằm

mục đích thực hiện hiệu quả các chính sách
chính trị, xã hội của các nước châu Phi. Đây là
một cơ chế tự dánh giá, đối thoại mang tính
chất xây dựng, có niềm tin tôn giáo và có năng
lực chia sẻ kinh nghiệm với các nước thành
viên. Nam Phi là một trong những nước đầu
tiên tham gia cơ chế này.
Tăng cường hợp tác Nam – Nam và Bắc –
Nam: Kể từ năm 1994, Nam Phi đã hướng tới
phát triển một trật tự kinh tế, chính trị dân chủ,
trong sáng, phù hợp với những xu hướng phát
triển của khu vực và trên toàn thế giới, vì lợi ích
của các nước đang phát triển. Định hướng này
đã đưa Nam Phi trở thành một nước có vị trí
quan trọng trong các vấn đề an ninh, môi trường
và thương mại quốc tế. Chủ nghĩa đa phương đã
4
tạo điều kiện thuận lợi cho Nam Phi phát triển
và giải quyết các vấn đề trong nước như quyền
con người, dân chủ, giảm nợ, hoà bình và ổn
định, gia nhập hệ thống thương mại toàn cầu,
phát triển bền vứng, các trách nhiệm quốc tế
trước những vấn đề nghèo khổ, sức khoẻ,
HIV/AIDS. Nam Phi đã có vị trí quan trọng
trong các khối và các liên minh khu vực và tiểu
khu vực như NAM, Khối thịnh vượng chung…
Quan hệ Bắc – Nam của Nam Phi chủ yếu là
nhằm giải quyết các vấn đề về an ninh, môi
trường, giảm nợ, phát triển thị trường, thương
mại công bằng, trong khi quan hệ Nam – Nam

của Nam Phi chủ yếu là nhằm mục đích hợp
tác, cộng tác. Chiến lược của Nam Phi trong các
mối quan hệ Bắc – Nam đang đem lại những
hiệu quả hữu ích cho việc phát triển kinh tế của
Nam Phi. Vai trò của Nam Phi trong nền kinh tế
thế giới ngày càng được khẳng định khi Nam
Phi cùng ba nước Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin
trở thành những cực quan trọng của các nền
kinh tế mới nổi và dự báo trong giai đoạn 2030-
2035 bốn nền kinh tế này sẽ trở thành cực quan
trọng trong thế giới đa cực. Một số tập đoàn lớn
của Nam Phi, nhờ hội nhập, hiện nay đang trở
thành những người chơi chủ yếu trên sân chơi
toàn cầu như Sab Miller, Sasol, Sappi…Trong
các diễn đàn quốc tế đa phương như WB, IMF,
Liên hiệp quốc, WTO…, Nam Phi cùng một số
nước như Trung Quốc, Braxin, Nga, Ấn Độ,
Mêhicô đang có tiếng nói quan trọng để bảo vệ
quyền lợi của các nước đang phát triển.
3. Những trở ngại của Nam Phi trong hội
nhập kinh tế khu vực và toàn cầu
Trong quá trình hội nhập khu vực và toàn
cầu, Nam Phi đang gặp phải những thách thức
và trở ngại cơ bản sau:
+ Chính sách hội nhập của Nam Phi còn
nhiều bất cập: Trong việc thực hiện các cam kết
của WTO về tự do hoá ngành dịch vụ, tiến trình
thực hiện cam kết của Nam Phi vẫn còn chậm
trễ. Mặc dù trong vòng đàm phán Đôha, Nam
Phi cùng một số nước đã cố gắng cải thiện cách

tiếp cận thị trường các nước phát triển, kêu gọi
các nước dỡ bỏ hàng rào bảo hộ sản phẩm nông
nghiệp, nhưng những cam kết về mở cửa ngành
dịch vụ trong nước của Nam Phi vẫn chưa thực
hiện hiệu quả. Những cam kết của Nam Phi
trong WTO bị đánh giá là ở mức độ tương đối
thấp. Chính phủ Nam Phi vẫn chưa thực hiện
nguyên tắc cải thiện tính minh bạch trong thu mua
chính phủ, mặc dù Đạo luật chống tham nhũng đã
được đề ra vào năm 2004. Theo đánh giá của WB,
tốc độ tự do hoá thương mại của Nam Phi không
nhanh hơn so với các nước có thu nhập trung bình
thấp khác trên thế giới
(5)
. Các ngành nhạy cảm
như dệt may, sản phẩm ô tô vẫn thực hiện trì trệ
và chưa theo kịp như cam kết.
Trong khu vực miền Nam châu Phi, quá trình
thực hiện NEPAD của Nam Phi còn đang gặp
nhiều khó khăn do yếu tố trong nước. Những
cam kết để thực hiện SADC và SACU còn gặp
rất nhiều vấn đề bởi vì hầu hết các nước Nam
Phi đều sản xuất ra một phạm vi sản phẩm xuất
khẩu thu hẹp và hầu hết các sản phẩm này là
hướng về thị trường các nước phát triển. Vì vậy
tính cạnh tranh của các nước trong khu vực
Nam Phi là rất lớn. Là một nước lớn trong khu
vực, Nam Phi rất khó khăn trong việc ưu tiên
chiến lược hội nhập khu vực. SADC, SACU và
COMESA là những tổ chức liên kết khu vực mà

Nam Phi có cơ hội tham gia. Tuy nhiên cho đến
nay, Nam Phi mới tham gia SADC, SACU và
chưa có ý định tham gia COMESA. Ngay trong
SACU, những đàm phán về giảm thuế quan và
ký kết các hiệp định thương mại song phương,
đa phương và những quy định về mức thuế,
mẫu mã hàng hoá giữa các nước vẫn rất khác
nhau, đòi hỏi tất cả các nước thành viên phải nỗ
lực và đồng thuận hơn nữa.
+ Những khó khăn trong nước đang tạo lực
cản cho Nam Phi trong tiến trình hội nhập kinh
tế khu vực và toàn cầu.
Khó khăn trước hết là nhân tố nhân lực trong
quá trình hội nhập. Để hội nhập thành công vào
nền kinh tế thế giới, Nam Phi cần một đội ngũ
lao động có trình độ và kỹ năng, am hiểu kiến
thức hội nhập cũng như kỹ năng đàm phán
trong các diễn đàn song phương và đa phương.
Tuy nhiên, nguồn vốn nhân lực ở Nam Phi chưa
được chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập. Nam
Phi lại là nước đang có Chỉ số phát triển con
5
người (HDI) không mang tính cạnh tranh. Năm
1975, HDI của Nam Phi là 0,655, năm 1995
tăng lên là 0,742, giai đoạn 1995-2003 giảm
xuống là 0,685, chỉ cao hơn một chút so với
năm 1975
(6)
. Năm 1975 Nam Phi đứng hàng thứ
45 trong tổng số 102 nước về chỉ số HDI,

nhưng năm 2003 tụt xuống hàng thứ 120 trong
tổng số 177 nước. HDI của Nam Phi có sự giảm
sút nghiêm trọng như vậy là do trong hơn thập
kỷ qua, đất nước này đã phải đối mặt nghiêm
trọng với dịch bệnh HIV/AIDS, làm cho tuổi
thọ người dân Nam Phi tụt xuống hàng thứ 30
trên thế giới tính từ dưới lên trên.
Khó khăn thứ hai là vấn nạn nghèo khổ và
thất nghiệp đang cản trở Nam Phi hội nhập
nhanh hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Theo báo
cáo của chính phủ Nam Phi, tỷ lệ thất nghiệp
năm 2005 là 26,5%, trong đó 31,5% là tỷ lệ thất
nghiệp của người da đen và 5,1% là của người
da trắng. Hiện tỷ lệ thất nghiệp cao này đang
được cải thiện dần nhờ tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng, nhưng so với các nước châu Phi
khác, tỷ lệ thất nghiệp này là quá lớn. Nó làm
cản trở đến mọi hoạt động kinh tế của Nam Phi,
trong đó có những hoạt động kinh tế đối ngoại
bởi thất nghiệp liên quan nhiều đến kỹ năng
thấp của người lao động.
Khó khăn thứ ba là cơ sở hạ tầng cho hội
nhập của Nam Phi còn gặp nhiều trở ngại. Mặc
dù là nước có cơ sở hạ tầng hiện đại bậc nhất
châu Phi, nhưng Nam Phi vẫn thiếu những cơ
sở hạ tầng cần thiết cho hội nhập như sân bay,
cầu cảng…
Do những khó khăn và trở ngại trên, nên tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Nam Phi
dường như chưa mang tính bền vững. Năm

1948 (năm đánh dấu Nam Phi giành được độc
lập), thị phần xuất khẩu của Nam Phi trên thị
trường thế giới là 2%, nhập khẩu là 2,49%, thì
đến năm 1995 (một năm sau khi Nam Phi thoát
khỏi chế độ Apacthai), xuất khẩu của Nam Phi
chỉ còn chiếm 0,54%, và nhập khẩu chiếm
0,58% thị phần thế giới, năm 2000 tiếp tục giảm
còn 0,47% và 0,44%. Trong những năm 2003-
2004, thị phần của Nam Phi là 0,5% và 0,58%
tương ứng
(7)
.
4. Triển vọng hội nhập
Theo đánh giá của giới quan chức chính phủ
Nam Phi, xu hướng toàn cầu hoá đang đem lại
những tác động tích cực cho nền kinh tế Nam
Phi. Kết luận của giáo sư Elsabe Loots
(8)
thì
90% tăng trưởng kinh tế của Nam Phi trong giai
đoạn 1990-2001 là có sự đóng góp trực tiếp của
các lực lượng toàn cầu hoá, cụ thể là từ thương
mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy,
trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn II
kể từ 2004, chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế
tiếp tục được chính phủ Nam Phi coi trọng hơn
nữa. Những ưu tiên chiến lược hội nhập của
Nam Phi trong thời kỳ 2007-2010 là:
+ Củng cố và thúc đẩy Chương trình nghị sự
châu Phi;

+ Tăng cường hợp tác Nam – Nam;
+ Tăng cường hợp tác Bắc – Nam;
+ Đẩy mạnh sự tham gia vào hệ thống kỹ trị
toàn cầu;
+ Tăng cường các mối quan hệ kinh tế và
chính trị;
+ Tăng cường thể chế cho hội nhập;
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập bằng
các dịch vụ hỗ trợ.
Một loạt các biện pháp ưu tiên đã được đặt ra
để thực hiện chiến lược này, trong đó có cả
những biện pháp vĩ mô (những nấc hội nhập
trong AU, SADC, SACU, NAM, G77, IBSA,
MERCOSUR; tăng cường hợp tác với EU, Mỹ,
Nhật Bản thông qua TDCA, AGOA, TICAD, G8;
tăng cường hợp tác trong WTO; ký kết AFTA với
Trung Quốc và Ấn Độ…) đến các biện pháp vi
mô (như đào tạo nguồn nhân lực, phát triển cơ sở
hạ tầng…). Những biện pháp này được đề cập
chi tiết trong Chiến lược ngoại giao và hội nhập
quốc tế của Nam Phi đến năm 2010.
Chính phủ Nam Phi cũng đã đề ra Sáng kiến
tăng trưởng nhanh và chia sẻ cho Nam Phi
(Accelerated and Shared Growth Initiative for
South Africa – AsgiSA) thực hiện trong giai
đoạn 2004-2014. Sáng kiến này nhằm tăng
cường đầu tư cho lĩnh vực công cộng, giảm chi
6
phí kinh doanh, mở rộng cộng việc trong lĩnh
vực công cộng và tín dụng vi mô, nâng cao khả

năng của chính phủ trong việc đáp ứng các dịch
vụ kinh tế, củng cố sự kiên kết xã hội. AsgiSA
nhằm mục đích mở rộng các bước phát triển
tiếp theo của nền kinh tế Nam Phi lên tầm cao
hơn, tiếp tục thúc đẩy sự phát triển từ những tiền
đề tích cực như ngoại thương, đầu tư nước ngoài,
đầu tư tư nhân để phát triển kinh tế tốt hơn.
Nhìn chung, với những nỗ lực khắc phục khó
khăn trở ngại và thực hiện chiến lược hội nhập
mới từ phía chính phủ Nam Phi kể từ sau năm
2004 và xét trong triển vọng hình thành FTA
SADC vào năm 2008, Nam Phi đang có những
điều kiện thuận lợi để bước sang giai đoạn hội
nhập mới vào nền kinh tế khu vực và thế giới:
hội nhập nhanh và bền vững hơn.
Chú thích:
1. Theo RDP White Paper, tháng 9 năm 1994, trang 10, 31-32.
2. Nguồn: South Africa’s Foreign Policy 1994-2004 Apartheid Past, Renaissance Future,
Johannesburg, 2004, trang 254.
3. Nguồn: South Africa’s International Trade Diplomacy: Implications for Regional
Integration, trang 69.
4. World Bank 2002, Africa Region Working Paper Series No.27, Free Trade Agreements and
the SADC Economies.
5. Theo Lawrence Edwards, Has South Africa Liberalized its trade? South African Juornal of
Enonomics, Vol 73, 12/2005.
6. United Nations Developmet Programme, Human Development Report 2005.
7. WTO 2006.
8. Giáo sư Elsabe Loots là Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội Kinh tế Nam Phi.
Tài liệu tham khảo
1. John S. Wilson and Victor O. Abiola, Standards and Global Trade: A Voice for Africa, World Bank 2003

2. Free Trade Agreements and the SADC Economies, Africa Region Working Paper Series No.27, 2/2002
3. Reform and Opportunity: The Changing Role and Patterns of Trade in South Africa and SADC,
Working Paper Series No. 14, 3/2001
4. Maine/South Africa Trade Oppotunities, A Special Report for the Maine International Trade Center,
511 Congress Street, www.mitc.com/
5. Rudolt Gouws, South Africa and the Chanllenge of Globalisation, Conference on Globalisation and
Economic Success: Policy Options for Africa, Cairo, 13-14/11/2006.
6. Peter Draper, Pilip Alves, South Africa’s International Trade Diplomacy: Implications for Regional
Integration, Friedrich Ebert Stiftung (TIPS), 2006.
7. Alan Hirsch, Season of Hope: Economic Reform under Mandela and Mbeki, University of KwaZulu
– Natal Press, 2005.
8. Fairy Godmother, South Africa’s Foreign Policy: Principles and Problems, Published in
Monograph No13, 5/1997.
9. Jeffrey D.Lewis, Free Trade Agreements and the SADC Economies, Africa Region Working Paper
Series No.27, 2/2002.
10. The Bank of New York ADR Workshop, South Africa: Foreign Direct Inverstment, 30/7/2005.
11. Elizabeth Sidiropoulos, Apartheid past, renassance Future: South Africa’s Foreign Policy 1994-
2004, The South African Institute of International Affairs, Johannesburg, 2004.
12. www.dti.gov.za; www.moi.gov.za; www.worldbank.org
7

×