Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dạy cách đối phó khi có cháy doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.15 KB, 4 trang )

Dạy cách đối phó khi có cháy
Khi nhà bạn có hỏa hoạn, chắc hẳn bạn sẽ biết cách khắc phục, nhưng còn con của
bạn? Dưới đây là một số hướng dẫn để bé biết cách xử lý khi có sự cố hỏa hoạn:
- Hãy chỉ cho trẻ lối thoát hiểm khi nhà cháy và bạn phải chắc chắn rằng bọn trẻ
biết lối thoát khi có sự cố.
- Cho trẻ diễn tập cứu hỏa ở nhà.
- Dạy trẻ cách xử lý khi quần áo bị cháy: nằm xuống, cuộc tròn, lăn người
- Khi có cháy, khói nhiều, trẻ nên cúi thấp người, chạy đến nơi an toàn.
- Nếu tay nắm cửa quá nóng thì trẻ không nên mở cửa vì khi nắm đấm cửa quá
nóng, có nghĩa là lửa đã táp đến cửa, nếu mở cửa thì lửa sẽ lan vào.
- Hãy luôn nhấn mạnh rằng trẻ phải chạy ra khỏi nhà khi có cháy, chúng chỉ nên
trở lại nhà khi lửa đã được dập tắt.
- Dạy cho trẻ biết những gì nên trông chờ vào lính cứu hỏa và không nên sợ những
người cứu nạn vì rất nhiều trẻ cảm thấy sợ lính cứu hỏa trong trang phục của họ.


Dạy đứa con hư
Dưới đây là một số câu trả lời của ông Võ Văn Nam, giảng viên Khoa Tâm Lý
Giáo Dục, trường ĐH Sư Phạm TP HCM trong đề tài "Vai trò của người mẹ trong
việc giáo dục con".
Tại sao phải dạy con ngay từ khi mang thai?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học và tâm lý trên thế giới, ngay từ khi nằm
trong bụng mẹ, trẻ đã hình thành nhân cách sơ khai. Mọi sự tác động đến bào thai
đều có thể để lại dấu ấn cho đứa bé. Vì thế trong quá trình mang thai, người mẹ
làm gì cũng nên nhớ đến đứa con trong bụng mình.
Tại sao nói người mẹ đóng vai trò quan trọng việc nuôi dạy, giáo dục con?
Còn người bố thì sao?
3 năm đầu đời, đứa trẻ được nuôi dạy bằng dòng sữa, lời hát ru của mẹ. Mẹ lo cho
con từ miếng ăn đến giấc ngủ. Trong quá trình trưởng thành của trẻ, mẹ chính là
người thầy dạy dỗ con, không ai có thể thay thế được. Trường hợp người mẹ phải
một mình nuôi con, nếu họ yêu thương và chăm sóc một cách khoa học thì đứa trẻ


vẫn phát triển tốt hơn nhiều so với ông bố phải nuôi con một mình.


Mặc dù được cha mẹ thương yêu, chiều chuộng nhưng tại sao vẫn có những
đứa con hư?
Đứa trẻ được sống trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình là một hạnh phúc,
nhưng cái gì cũng phải có giới hạn. Chúng ta yêu thương con, giáo dục và tôn
trọng ý thức độc lập của con nhưng không có nghĩa là đáp ứng mọi đòi hỏi của
chúng.
Con tôi mới 6 tuổi, nó luôn làm theo ý mình. Tôi lo lắng nó sẽ trở thành một
đứa trẻ khó dạy.
Trẻ từ 6 tuổi trở lên đã có ý thức về bản thân mình, thích độc lập. Chúng muốn
làm người lớn và mong muốn được đối xử như người lớn. Thật ra, ý thức độc lập
đó manh nha từ khi nó 3 tuổi. Ví dụ chuyện trẻ muốn ngồi ăn cơm chung với gia
đình, muốn cầm đũa chứ không phải là thìa. Ở tuổi này về sau, bố mẹ sẽ rất khó
khăn trong việc giáo dục con.
Nếu mắng trẻ không nghe, dùng roi có ích lợi gì không?
Đánh đòn con sẽ có 2 tình huống xảy ra. Một là roi vọt làm cho trẻ chai đòn,
không còn cảm nhận được nỗi đau chính cơ thể mình. Khi ấy, trẻ cũng sẽ không
cảm nhận được nỗi đau của người khác, không có lợi gì cho cả cộng đồng. Hai là
đứa trẻ nhát đòn vì chúng muốn bảo toàn lợi ích cho mình. Sau này lớn lên trẻ dễ
dàng đầu hàng.
Cái gì có thể thay thế được đòn roi?
Bố mẹ nên bình tĩnh trước lỗi lầm của con. Có như vậy mới sáng suốt tìm ra
những biện pháp giáo dục tốt hơn. Sự độ lượng đôi khi cảm hóa gấp bội lần những
lời dạy dỗ lý thuyết hoặc đòn roi. Phải biết lắng nghe trẻ chứ đừng chặn họng
chúng. Phương pháp giáo dục tốt nhất là bằng hành vi đúng đắn của cha mẹ, phải
làm cho trẻ nhận ra đâu là đúng, là sai. Một khi ý thức được, trẻ sẽ tự tuân thủ.
Nếu thái độ hành vi của bố mẹ đi ngược lại những gì mà cha mẹ hay thầy cô dạy
dỗ thì trẻ sẽ mất niềm tin ở bố mẹ. Cuối cùng, các bậc cha mẹ nên lưu ý, đừng quá

nôn nóng, giáo dục con là một việc lâu dài và cần có thời gian.


×