TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh
đẹp ở địa phương - Một dàn ý với các ý riêng của mỗi học
sinh.
2. Kĩ năng: Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập
thành đoạn văn hoàn chỉnh (thể hiện rõ đối tượng miêu tả,
trình tự miêu tả, nét đặc sắc của cảnh; cảm xúc của người tả
đối với cảnh).
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức được trong việc miêu tả
nét đặc sắc của cảnh, tả chân thực, không sáo rỗng.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Giấy khổ to, bút dạ - Bảng phụ tóm tắt những gợi ý
giúp học sinh lập dàn ý.
- Trò: Một số tranh ảnh minh họa cảnh đẹp của đất nước.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
1. Khởi động:
- Hát
4’
2. Bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị
bài ở nhà của học sinh.
1’
3. Giới thiệu bài mới:
- Các em đã quan sát một
cảnh đẹp của địa phương.
Trong tiết học luyện tập tả
cảnh hôm nay, các em sẽ
lập dàn ý cho bài văn
miêu tả cảnh đẹp ở địa
phương.
33’
4. Phát triển các hoạt
động:
14’
* Hoạt động 1: Lập dàn ý - Hoạt động lớp
miêu tả một cảnh đẹp của
địa phương.
Mục tiêu: Giúp HS tìm ý
để lập dàn bài chi tiết
Phương pháp: Quan sát,
thực hành
- Giáo viên gợi ý - 1 học sinh đọc yêu cầu
+ Dàn ý gồm mấy phần? - 3 phần (MB - TB - KL)
+ Dựa trên những kết quả
quan sát, lập dàn ý cho
bài văn với đủ 3 phần.
Mở bài: Giới thiệu cảnh
đẹp được chọn tả là cảnh
nào? Ở vị trí nào trên quê
hương? Điểm quan sát,
thời điểm quan sát?
- Giáo viên có thể yêu cầu
học sinh tham khảo bài.
+ Vịnh Hạ Long / 81,82:
xây dựng dàn ý theo đặc
điểm của cảnh.
Thân bài:
a/ Miêu tả bao quát:
- Chọn tả những đặc điểm
nổi bật, gây ấn tượng của
cảnh: Rộng lớn - bát ngát -
+ Tây nguyên / 82,83: xây
dựng dàn ý theo từng
phần, từng bộ phận của
cảnh.
đồng quê Việt Nam.
b/ Tả chi tiết:
- Lúc sáng sớm:
+ Bầu trời cao
+ Mây: dạo quanh, lượn lờ
+ Gió: đưa hương thoang
thoảng, dịu dàng đưa lượn
sóng nhấp nhô
+ Cây cối: lũy tre, bờ đê
òa tươi trong nắng sớm.
+ Cánh đồng: liền bờ -
ánh nắng trải đều - ô
vuông - nhấp nhô lượn
sóng - xanh lá mạ.
+ Trời và đất - hoạt động
con người - lúc hoàng
hôn.
+ Bầu trời: mây - gió - cây
cối - cánh đồng - trời và
đất - hoạt động người.
Kết luận:
Cảm xúc của em với cảnh
đẹp quê hương.
- Học sinh lập dàn ý trên
nháp - giấy khổ to.
- Trình bày kết quả
Giáo viên nhận xét, bổ
sung
- Lớp nhận xét
14’
* Hoạt động 2: Dựa theo
dàn ý đã lập, viết một
đoạn văn miêu tả cảnh
thiên nhiên ở địa phương
Mục tiêu: Rèn HS biết
viết văn có cảm xúc theo
yêu cầu đề
- Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Bút đàm
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên nhắc:
+ Nên chọn 1 đoạn trong
thân bài để chuyển thành
đoạn văn.
- Lớp đọc thầm, đọc lại
dàn ý, xác định phần sẽ
được chuyển thành đoạn
văn.
+ Phần thân bài có thể
gồm nhiều đoạn hoặc một
bộ phận của cảnh.
- Học sinh viết đoạn văn
- Một vài học sinh đọc
đoạn văn
+ Trong mỗi đoạn thường
có 1 câu văn nêu ý bao
trùm toàn đoạn. Các câu
trong đoạn phải cùng làm
nổi bật đặc điểm của cảnh
và thể hiện được cảm xúc
của người viết.
- Lớp nhận xét
- Giáo viên nhận xét đánh
giá cao những bài tả chân
thực, có ý riêng, không
sáo rỗng.
5’ * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động lớp
Phương pháp: Thi đua - Bình chọn đoạn văn giàu
hình ảnh, cảm xúc chân
thực.
Giáo viên đánh giá - Lớp nhận xét, phân tích
1’
5. Tổng kết - dặn dò:
- Về nhà hoàn chỉnh đoạn
văn, viết vào vở
- Chuẩn bị: Luyện tập tả
cảnh: Dựng đoạn mở bài -
Kết luận.
- Nhận xét tiết học