Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ÁP XE PHỔI (Kỳ 3) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.81 KB, 6 trang )

ÁP XE PHỔI
(Kỳ 3)
IX. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị:
Điều trị áp xe phổi phải tuân theo những nguyên tắc sau đây
- Điều trị nội khoa kịp thời, tích cực, kiên trì.
- Nếu có thể lựa chọn kháng sinh theo kết quả của kháng sinh đồ thì áp xe
phổi sẽ chóng khỏi.
- Chỉ định mổ sớm trước khi có các biến chứng nặng như ho ra máu nặng,
viêm mủ màng phổi.
2. Điều trị cụ thể:
a. Điều trị nội khoa:
@ Điều trị hỗ trợ:
(1) Tiết thực: nhiều protid, cung cấp đầy đủ năng lượng, có thể chuyền
huyết tương tươi hay khô hay lipofundin hay các loại dung dịc acide amin như
Alvesine, Cavaplasmal phối hợp với vitamine nhóm B như Becozyme tiêm.
(2) Dẫn lưu tư thế: để cho bệnh nhân khạc đàm và mủ dễ dàng.
(3) Hút phế quản: bằng ống hút mềm đặt tận ổ áp xe để hút mủ và các chất
đàm ra, đây là một phương pháp dẫn lưu tốt hơn.
(4) Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải: nếu có thường mất nước do sốt
cao, hay rối loạn điện giải và toan kiềm do suy hô hấp cấp, gặp trong những
trường hợp nặng.
(5) Thở oxy: khi có tình trạng suy hô hấp cấp, bằng ống xông mũi, cung
lượng cao khoảng 6 lít/phút, nếu có suy hô hấp mạn thì thở oxy với cung lượng
thấp khoảng 2 lít/phút.
@ Điều trị bằng kháng sinh:
(1) Vi khuẩn kỵ khí:
+ Penicilline G liều cao khoảng 20 triệu đơn vị/ngày, tiêm bắp hay tiêm
tĩnh mạch chia 3-4 lần hay chuyền tĩnh mạch hoà trong Glucoza 5% rải đều; có thể
phối hợp với Metronidazole 250mg, 4-6 viên/ngày, chia 4 lần hay Tinidazole
500mg, 3 viên/ngày, chia 3 lần hay Metronidazole, chai, hàm lượng 500 mg, liều


lượng 20-30 mg/kg/ngày, chuyền tĩnh mạch cách nhau 12 giờ, có hiệu quả cao trên
Bacteroide fragillis và Fusobacterium. Người ta thường phối hợp với một
aminoside như Gentamicine, ống, hàm lượng 40 mg và 80 mg, liều lượng 1-1,5
mg/kg/8 giờ, tiêm bắp hay chuyền tĩnh mạch chậm hay Amikacine (Amiklin),
chai, hàm lượng 250 mg, liều lượng 15 mg/kg/ngày có thể dùng 1, 2 hay 3 lần
tiêm bắp hay chuyền tĩnh mạch chậm.
+ Clindamycine (Dalacine), viên nang, hàm lượng 75 mg và 150 mg, liều
lượng 15 mg/kg/ngày, hoặc 1 viên 150 mg cho 10 kg cân nặng/ngày hoặc 1 viên
75 mg cho 5 kg cân nặng/ngày, có hiệu quả cao trên Bacteroide fragillis và
Fusobacterium.
+ Cefoxitine (Mefoxin), chai, hàm lượng 1g và 2g, liều lượng 1-2 g/8 giờ,
tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch chậm, có thể chuyền tĩnh mạch, có hiệu quả cao trên
Bacteroide fragillis và các vi khuẩn kỵ khí khác.
(2) Klebsiella pneumoniae:
Đây là một loại vi khuẩn có độc tính cao, gây tình trạng nhiễm trùng nhiễm
độc rất nặng do đó phải được điều trị nhanh và tích cực.
Người ta thường phối hợp Cephalosporin thế hệ 3 như Cefotaxime
(Claforan), chai nước, hàm lượng 1g; chai bột, hàm lượng 500 mg; hay
Ceftriaxone (Rocephine) chai nước, hàm lượng 2g; chai bột, hàm lượng 1g; liều
lượng trung bình 50-60 mg/kg/ngày, trong trường hợp bệnh nặng có thể tăng lên
200 mg/kg/ngày, chia 3 lần, tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch, có thể chuyền tĩnh
mạch. Phối hợp với aminoside như Gentamicine hay Amikacine, liều lượng như
đã trình bày ở trên.
(3) Staphylococcus aureus:
+ Staphylococcus aureus ngoài bệnh viện: là loại vi khuẩn nhạy cảm với
Methicilline (MS), thì người ta dùng Cefazoline, chai, hàm lượng 500 mg và 1g,
liều lượng 25-50 mg/kg/ngày, chia 2 hay 4 lần, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch trực tiếp
hay chuyền tĩnh mạch. Ngoài ra có thể dùng Cefadroxil (Oracefal), viên nang, hàm
lượng 500 mg, liều lượng 50 mg/kg/ngày, chia 3 lần. Có thể phối hợp với
Clindamycine (Dalacine), ống, hàm lượng 600 mg, liều lượng 15-40 mg/kg/ngày,

tiêm bắp hay hoà với chlorure natri sinh lý hay glucoza 5% tiêm tĩnh mạch chậm.
+ Staphylococcus aureus trong bệnh viện: là loại vi khuẩn đề kháng
Methicilline (MS), thì người ta dùng Vancomycine (Vacocime), chai bột, hàm
lượng 125 mg, 250 mg, 500 mg, liều lượng 30 mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch hay
chuyền tĩnh mạch trong 60 phút, chia 2-4 lần; hay Cephalosporine thế hệ 3
(Cefotaxime: Claforan; Ceftriaxone: Rocephine) hàm lượng và liều lượng như đã
trình bày ở trên; phối hợp với Gentamicine hay Amikacine. Ngoài ra có thể dùng
phối hợp với Ofloxacine, viên, hàm lượng 200 mg, liều lượng 2 viên/ngày, chia 2
lần.
(4) Pseudomonas aeruginosa:
Thường dùng phối hợp một loại Betalactamine như Carboxypenicilline
(Carbenicilline), liều lượng 70 mg/kg/4 giờ tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch chậm;
hay Ureidopenicilline (Mezlocilline), liều lượng 35 mg/kg/4 giờ tiêm bắp hay tiêm
tĩnh mạch chậm hay một loại Cephalosporine thế hệ 3 phối hợp với một
Aminoside.
Trong trường hợp không phân lập được vi trùng thì nên phối hợp:
+ Một Cephalosporine thế hệ 3 phối hợp với một Aminoside và
Metronidazol.
+ Penicilline G phối hợp với một Aminoside và Metronidazol.
+ Cephalosporin thế hệ 3 phối hợp với một Aminoside hay với
Vancomycine.
Thời gian điều trị tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, trung bình phải 4-6 tuần.
(5) Amíp:
Phối hợp Metronidazole 250 mg, 4-6 viên, chia 4 lần, hay Tinidazole 500
mg, 3 viên/ngày, chia 3 lần hay Metronidazole, chai 500 mg, liều lượng 20-30
mg/kg/ngày, chuyền tĩnh mạch cách nhau 12 giờ, phối hợp với Dehydroemetine,
ống, hàm lượng 20 mg, liều lượng 1 mg/kg/ngày trong 10 ngày.
b. Điều trị ngoại khoa:
Điều trị cắt bỏ phần phổi bị áp xe được chỉ định trong trường hợp áp xe
phổi chuyển sang thể mạn tính, nghĩa là sau 3 tháng điều trị nội khoa không có kết

quả.
Ngoài ra có thể mổ cấp cứu trong trường hợp bệnh nhân ho ra máu liên tiếp
nhiều lần, mỗi lần khoảng 200 ml.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×