Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

SUY HÔ HẤP MẠN (Kỳ 1) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.64 KB, 5 trang )

SUY HÔ HẤP MẠN
(Kỳ 1)
I. ĐẠI CƯƠNG
Suy hô hấp mạn là một tình trạng trong đó lượng oxy cần thiết cho cơ thể
không thể cung cấp hay sử dụng được khi nghỉ ngơi hay khi gắng sức.
Trong thực tế, suy hô hấp mạn được chẩn đoán khi có rối loạn mạn tính các
khí máu, giảm PaO
2
và tăng PaCO
2
.
II. BỆNH NGUYÊN
Nguyên nhân gây suy hô hấp mạn có rất nhiều, đa dạng, có thể ở bộ máy hô
hấp và ngoài bộ máy hô hấp.
Người ta phân biệt 3 loại suy hô hấp mạn: nghẽn, hạn chế và phối hợp.
1. Suy hô hấp mạn nghẽn: thường gặp nhất.
a. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): là một tình trạng bệnh lý của
viêm phế quản mạn hoặc khí phế thũng có hạn chế lưu lượng khí. Sự tắc nghẽn
này xảy ra từ từ có khi tăng phản ứng phế quản và có thể không hồi phục hay phục
hồi một phần nhỏ mà thôi.
Nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là hút thuốc lá, sau
đó là hít thuốc là thụ động, ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng đường hô hấp, và ô
nhiễm nghề nghiệp.
Có 4 đặc điểm sinh lý bệnh của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
+ Nghẽn tắc đường dẫn khí:
- Do huỷ hoại nhu mô phổi là hậu quả của sự giảm antiprotease trong đó có
sự giảm (1-antitrypsin và/hay gia tăng protease đó là neutrophil elastase là một
enzyme có tác dụng làm vỡ các vách phế nang, gây viêm phế quản, giảm biểu mô
có lông và tăng tiết chất nhầy.
- Do sự biến đổi của đường dẫn khí: do hiện tượng viêm mạn đó là phù, gia
tăng tế bào lympho và tế bào tiết chất nhầy, gia tăng số lượng và đường kính các


vi mạch của đường dẫn khí, phì đại và quá sản lớp cơ trơn đường dẫn khí.
+ Sự gia tăng hoạt động của trung tâm hô hấp: để giữ được một mức thông
khí phế nang cần thiết.
+ Sự bất thường ở cơ hô hấp: do sự gia tăng kích thích từ trung tâm hô hấp,
thay đổi về mặt hình học của các cơ hô hấp, các yếu tố chuyển hoá bất lợi và tình
trạng mệt cơ.
+ Bất thường giữa thông khí và tưới máu: có shunt mao mạch do tắc nghẽn
đường dẫn khí (VA/Q giảm) và khoảng chết phế nang do khí phế thũng (VA/Q
tăng).
b. Hen phế quản: nhất là thế tiến triển kéo dài, nặng, không phục hồi.
c. Nghẽn đường hô hấp trên: do u, hẹp do sẹo.
2. Suy hô hấp mạn hạn chế trong và ngoài phổi:
a. Trong phổi:
- Di chứng nặng lan toả 2 bên (xơ phổi).
- Các bệnh phổi kẽ lan toả gây xơ: do dị ứng thuốc, chất độc, sau xạ trị,
bệnh Sarcoidose.
- Cắt bỏ phổi.
- Phù phổi kẽ mạn (suy tim).
b. Trong lồng ngực:
- Dày dính màng phổi, tràn dịch màng phổi mạn.
- Tim quá lớn.
c. Từ bụng và thành lồng ngực:
- Thoát vị hoành.
- Báng lớn.
d. Do cơ và thần kinh:
- Các bệnh cơ ảnh hưởng đến cơ hô hấp.
- Các thương tổn thần kinh trung ương làm ảnh hưởng đến cơ hô hấp: viêm
sừng trước tuỷ sống, xơ cứng cột bên teo cơ, viêm não, tai biến mạch não, bệnh
Parkinson
e. Thương tổn trung tâm hô hấp, các thụ thể đường dẫn truyền đến trung

tâm.
- Trung tâm: suy giáp, phù niêm, nhiễm kiềm chuyển hoá.
- Thụ thể: bệnh thần kinh đái tháo đường.
- Đường dẫn đến trung tâm: viêm tủy cắt ngang, xơ cứng rải rác
3. Suy hô hấp mạn phối hợp:
- Giãn phế quản.
- Viêm phổi mạn lan toả do vi trùng thường hay lao.

×