Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.81 KB, 5 trang )
SUY THẬN MẠN
(Kỳ 1)
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa:
Suy thận mạn là hậu quả các bệnh mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số
lượng Nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận
giảm xuống dưới 50% (60 ml/phút) thì được gọi là suy thận mạn.
Suy thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính
qua nhiều tháng, năm, hậu quả của sự xơ hóa các Nephron chức năng gây giảm sút
từ từ mức lọc cầu thận dẫn đến tình trạng tăng nitơ phi protein máu.
Đặc trưng của suy thận mạn là:
- Có tiền sử bệnh thận tiết niệu kéo dài.
- Mức lọc cầu thận giảm.
- Nitơ phi protein máu tăng cao dần.
- Kết thúc trong hội chứng urê máu cao.
2. Đặc điểm dịch tễ:
Suy thận mạn là một bệnh tương đối phổ biến và hay gặp trong các bệnh
thận tiết niệu. Theo thống kê của PGS. Trần Văn Chất và Trần Thị Thịnh (1991-
1995) tại Khoa Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai thì suy thận mạn chiếm 40,4% và
không thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ. Riêng độ tuổi 16-24 thì thấy nam
nhiều hơn nữ. Không thấy có sự khác biệt giữa các vùng, địa dư, lứa tuổi hay gặp
là lứa tuổi lao động từ 16-54 tuổi nên ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của cộng
đồng.
3. Những yếu tố làm bệnh nặng thêm:
Suy thận mạn là một bệnh kéo dài hàng tháng, hàng năm có những yếu tố
làm thúc đẩy quá trình suy thận:
- Cao huyết áp.
- Nhiễm khuẩn, xuất huyết tiêu hóa, mất nước.
- Tắc đường dẫn niệu.
- Ăn quá nhiều protid.