Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tràn dịch màng phổi thanh tơ (Kỳ 2) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.63 KB, 5 trang )

Tràn dịch màng phổi thanh tơ
(Kỳ 2)
3.2. Tràn dịch do ung thư:
- Lâm sàng: thường gặp ở lứa tuổi ³ 50. Khởi phát từ từ. Ho khan hoặc ho
ra máu, khó thở, nhưng mức độ khó thở không tương ứng với mức độ tràn dịch.
Sốt hoặc không sốt. Toàn thân suy sụp: hạch thượng đòn, ngón tay dùi trống, hội
chứng cận u, hội trứng trung thất. Tiến triển nặng dần.
- Cận lâm sàng: Phản ứng Mantoux ( - ) tính , tốc độ lắng máu tăng cao
+ Xquang: thường là tràn dịch màng phổi mức độ nhiều ( hội chứng tối
mờ nửa lồng ngực ). Nhưng cũng có thể thấy tràn dịch màng phổi khu trú, hoặc có
thể thấy đi kèm với hình ảnh tràn dịch màng phổi là khối u tròn, hạch trung thất,
xẹp phổi hoặc hình ảnh thả bóng khắp 2 phổi.
+ Chụp cắt lớp vi tính giúp chẩn đoán sớm ung thư phổi khi mà trên
phim thường qui không thấy.
+ Dịch màng phổi thường là dịch máu, huyết thanh máu hoặc là dịch
thanh tơ sau chuyển dần thành dịch huyết thanh máu, với đặc điểm là tái tạo
nhanh, tồn tại lâu. Protein > 30g / lít, Glucose tăng > 0,6g / lít, Glucose DMP /
huyết thanh > 0,8, Bilirubin DMP / huyết thanh > 1. Công thức tế bào đa dạng, N
có thể tăng. Tế bào ung thư trong dịch màng phổi dương tính đạt 45%-60%.
+ Sinh thiết màng phổi xét nghiệm mô bệnh dương tính ³ 75% có giá trị
quyết định chẩn đoán nguyên nhân. Soi màng phổi sinh thiết chẩn đoán xác định ³
95%.
+ Xét nghiệm mô bệnh hoặc tế bào ở hạch ngoại vi có thể giúp chẩn
đoán nguyên nhân.
+ Xét nghiệm tìm các dấu ấn của ung thư: CEA (Carcino Embryonic
Antigen ). a - Fotoprotein. CA 125
3.3. Tràn dịch do vi khuẩn:
- Lâm sàng: khởi phát cấp tính, có hội chững nhiễm khuẩn: sốt bạch cầu
tăng, N tăng, tốc độ máu lắng tăng.
Xquang: thường là hình ảnh tràn dịch màng phổi nói chung, nhưng càng có
ý nghĩa chẩn đoán nếu thấy hình ảnh tổn thương nhu mô phổi kèm theo ( viêm


phổi, áp xe phổi ) . Cận lâm sàng: dịch màng phổi là dịch thanh tơ, sau có thể
chuyển thành dịch mủ: bạch cầu tăng, N ³ 60%, có nhiều N thoái hoá. Cấy vi
khuẩn trong dịch màng phổi có thể dương tính. Hoặc làm điện di miễn dịch đối
lưu để xác định nguyên nhân .
- Điều trị kháng sinh có kết quả tốt.
3. 4. Tràn dịch do virut
Lâm sàng: bệnh nhân mắc bệnh trong một vụ dịch. Khởi phát cấp tính có
hội chứng viêm long đường hô hấp (ho khan, sổ mũi,đau rát họng, nhức đầu, mệt
mỏi).
- Cận lâm sàng:
+ Xquang phổi: cùng với hình ảnh tràn dịch màng phổi có thể thấy hình
ảnh viêm phổi mô kẽ với bóng mờ xa rời rốn phổi ở thuỳ dưới của phổi.
+ Xét nghiệm máu: bạch cầu giảm , L tăng, tốc độ máu lắng tăng. Phản
ứng Mantoux âm tính.
+ Dịch màng phổi màu vàng chanh, cũng có khi dịch huyết thanh máu.
Số lượng ít, L tăng cao, protein > 30g / lít, Glucose < 0,6g / lít.
+ Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm huyết thanh dương tính, xét nghiệm bổ
thể và phân lập virut.
3.5.Do nguyên nhân tim mạch hoặc gan, thận.
- Lâm sàng: trên cơ sở bệnh nhân có bệnh sử tim mạch hoặc bệnh lý gan
thận. Khởi đầu từ từ, không sốt.
Tràn dịch màng phổi bên phải hoặc 2 bên, lượng dịch vừa phải ( dịch thấm
hoặc dịch tiết ). Nếu tràn dịch màng phổi rãnh liên thuỳ bé tạo hình ảnh u “
ma “ , hoặc tràn dịch màng phổi mức độ ít.
Công thức tế bào hỗn hợp. Protein < 30g / lít, phản ứng Rivalta âm tính
Khi điều trị nguyên nhân ổn định, thì tràn dịch màng phổi có thể hấp thu.
4. Điều trị:
4.1. Tràn dịch màng phổi do lao.
-Dùng phác đồ: 2RHZS(E) / 6HE; hoặc 2RHZS( E ) / 4RH.
- Hút tháo dịch sớm, mỗi lần hút không quá 600ml, làm nhanh hết dịch

trong 6 tuần đầu.
- Dùng Corticoid sớm trong 6 tuần đầu: uống Prednisolon 5mg với
liều 30mg - 40 mg / ngày, giảm dần liều.
- Tập thở sớm khi hết dịch màng phổi, để chống dầy dính màng phổi.
- Theo dõi Xquang trong 1 - 3 năm đầu.
4.2. Tràn dịch màng phổi do ung thư.
- Dù là nguyên phát hay thứ phát, cũng không có khả năng điều trị khỏi.
Cho nên đối với tràn dịch màng phổi ung thư chủ yếu là điều trị triệu chứng.
- Chọc tháo dịch màng phổi kết hợp gây dính màng phổi sau khi hút tháo
dịch
hoặc sau soi màng phổi gây dính.
- Gây dính màng phổi bằng huyền dịch của bột Talc, hoặc dd Tetraxilin.
4.3. Tràn dịch màng phổi do nhiễm khuẩn:
Hút tháo dịch kết hợp điều trị kháng sinh toàn thân.





×