Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ung thư phổi nguyên phát (Kỳ 1) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.35 KB, 6 trang )

Ung thư phổi nguyên phát
(Kỳ 1)
1. Định nghĩa:
Về mặt thuật ngữ, ung thư phổi nguyên phát hay ung thư phế quản được
dùng đồng nghĩa .
Ung thư phế quản là một khối u ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu
phế quản tận, phế nang hoặc từ các tuyến phế quản.
Ung thư phế quản là loại ung thư hay gặp nhất và có tỷ lệ tử vong cao nhất
ở nhiều nước trên thế giới, ngày càng gia tăng, đặc biệt ở nữ. Vào năm 1996, ung
thư phế quản là bệnh ác tính gặp hàng đầu ở nam giới người lớn, thứ ba ở nữ giới
tại Việt Nam (tỷ lệ chung 20 /100.000 dân )
Ung thư phổi thứ phát: là ung thư từ các cơ quan khác trong cơ thể di căn
đến phổi ( ung thư dạ dầy, ung thư gan, sacôm xương )
2. Phân loại mô bệnh (TCYTTG - 1997 )
- Ung thư biểu mô dạng biểu bì (Carcinoma epidermoid): thường gặp
trong u trung tâm, liên quan đến nghiện thuốc lá, tỷ lệ từ 2% - 25%.
- Ung thư biểu mô dạng tuyến (Adenocarcinoma) thường gặp trong u
ngoại vi, ít liên quan đến nghiện hút thuốc lá, tỷ lệ khoảng 30%.
- Ung thư tế bào lớn (Large cell carcinoma): thường gặp trong u ngoại vi,
có liên quan đến nghiện hút thuốc lá, tỷlệ 15%.
- Ung thư tế bào nhỏ (Small cell carcinoma): thường gặp trong u trung
tâm, liên quan nhiều nhất đến nghiện hút thuốc lá, tỷ lệ 15%.
4 typ nói trên thường chiếm tỷ lệ tới 95% và còn được chia nhiều phân typ.
Các typ khác chỉ chiếm tỷ lệ 5% ( typ phối hợp, u Carcinoid , ung thư dạng biểu bì
nhày, ung thư tuyến phế quản )
3. Căn nguyên và bệnh sinh:
3. 1. Yếu tố căn nguyên:
- Nghiện hút thuốc lá là yếu tố căn nguyên chủ yếu, liên quan tới sự phát
sinh, phát triển của ung thư phế quản typ tế bào nhỏ, ung thư dạng biểu bì, ung thư
tế bào lớn.Trong khói thuốc lá có tới trên 3900 chất khác nhau, chia ra pha khói và
pha hạt. Pha hạt có khoảng 29 chất khác nhau, trong đó có nhiều yếu tố gây ung


thư (Carcinogenes) là những cacbua hydrro thơm đa vòng như 3’-5’ benzo-
pyrene, các chất đồng vị phóng xạ như Plutoni
- Yếu tố nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường: các hoá chất có hoạt tính
phóng xạ, các kim loại nặng như nikel, arsenic; amiăng; Chronium; khí than, dầu
mỏ và hợp chất của dầu mỏ, kim loại và các hợp chất và các oxyt kim loại.
- Tình trạng viêm mạn tính ở nhu mô phổi. Có loại ung thư phát triển trên
nền tổ chức sẹo ở phổi, đó là ung thư biểu mô dạng tuyến phân typ ung thư tiểu
phế quản phế nang (Bronchioalveolar carcinoma).
- Các chất tác động đến gen: Aryl hydrocacbon, hydroxylase
3.2. Bệnh sinh:
- Liên quan đến kiểu hình chuyển hoá 4 - debrisokin hydroxylase.
- Vai trò của yếu tố phát triển.
- Biến đổi nhiễm sắc thể.
- Biến đổi các gen ung thư.
4. Lâm sàng:
Ung thư phế quản thường gặp ở nam giới, tuổi 45 - 50 trở lên, nghiện hút
thuốc lá, thuốc lào lâu năm. Tỷ lệ nam / nữ : 7 - 10 / 1. Khi có triệu chứng lâm
sàng, khối u đã hoàn tất 3 / 4 sự phát triển tự nhiên của nó. Triệu chứng lâm sàng
có giá trị gợi ý chẩn đoán, được chia làm 3 nhóm:
4.1. Triệu chứng hô hấp:
- Ho khan hoặc ho có đờm kéo dài ( 75% )
- Khái huyết gặp ở 50% bệnh nhân, thường số lượng máu ít, sẫm màu, lẫn
đờm, xuất hiện vào sáng sớm khi ngủ dậy, có khi chỉ ra một lần, bệnh nhân dễ bỏ
qua. Khái huyết thường gặp nhiều hơn trong ung thư trung tâm so với ung thư
ngoại vi.
- Khó thở: thường xuất hiện khi có tắc nghẽn phế quản lớn, tràn dịch màng
phổi hoặc u quá to.
- Khám phổi có hội chứng ba giảm khi u to, nằm sát thành ngực. Tiếng rít
( stridor ) hoặc tiếng thở rít cục bộ (Wheezing ), viêm phổi tắc nghẽn là
biểu hiện của tắc nghẽn phế quản lớn.

- Đau ngực: lúc đầu âm ỉ, không liên tục do chèn ép các mạt đoạn thần
kinh ở phế quản, nhu mô phổi. Đau sẽ trở lên liên tục, cường độ tăng dần do di căn
ra màng phổi, thành ngực.
-Hội chứng trung thất ( do xâm lấn trực tiếp hoặc di căn hạch trung thất )
: khó thở do chèn ép khí quản; nói khàn do chèn ép dây thần kinh quặt ngược,
thường ở bên trái gây liệt thanh bên trái; khó nuốt do chèn ép thực quản; hội
chứng Claude Bernard - Horner, hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên
4.2.Triệu chứng hệ thống:
Bao gồm triệu chứng toàn thân và hội chứng cận u. Triệu chứng toàn
thân bao gồm gày sút cân , mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, sốt, giảm khả năng lao
động.
- Hội chứng cận u: Là sự tác động gián tiếp của u tới cơ thể không liên
quan tới vị trí, kích thước hoặc di căn của u tiên phát.
Hội chứng cận u có thể do cơ chế là tự miễn, mô phôi hoặc thần kinh- mạch
máu. Khối u ung thư phế quản thường tiết ra nhiều chất có hoạt tính sinh học bản
chất là các polypeptid. Một số trong những chất nói trên gây ra những triệu chứng
lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng cận u. Hội chứng cận u gặp với tỷ lệ 10 -
15% bệnh nhân ung thư phế quản. Trên một bệnh nhân có thể một hoặc nhiều biểu
hiện của hội chứng cận u. Các biểu hiện cận u liên quan đến typ mô bệnh của ung
thư. Biểu hiện của cơ chế cận u rất phong phú:
- Biểu hiện nội tiết - chuyển hoá: hay gặp trong ung thư tế bào nhỏ, ví dụ:
hội chứng Cushing, vú to ( Gynecomastie )
- Biểu hiện cận u tổ chức liên kết-xương khớp: hay gặp trong ung thư
không tế bào nhỏ ( hội chứng Pierre - Marie, ngón tay dùi trống ).
-Biểu hiện về da: tăng sừng hoá ( hyperkeratose ) , biến đổi sắc tố,
- Biểu hiện thần kinh- cơ: Bệnh thần kinh ngoại vi, thoái hoá não bán cấp,
nhược cơ ( hội chứng Eaton - Lambert, gặp trong ung thư tế bào nhỏ ).
- Biểu hiện cận u huyết học: tăng bạch cầu N, E, giảm hoặc tăng tiểu cầu,
thiếu máu
- Biểu hiện cận u tim mạch: viêm tắc tĩnh mạch, viêm màng trong tim , u

sùi hạt cơm không nhiễm khuẩn.
- Biểu hiện cận u về thận (gặp dưới 1%): hội chứng thận hư, viêm cầu
thận.
4.3. Triệu chứng căn xa:
Ung thư phế quản có thể di căn đến tất vả các cơ quan trong cơ thể, hay
gặp nhất là não , xương, gan, hạch ngoại vi, tuyến thượng thận, phổi bên đối diện.
Di căn xa trong ung thư phế quản không liên quan đến đường kính của u nguyên
phát, có khi xuất hiện triệu chứng di căn xa khi u nguyên phát còn rất nhỏ chưa có
biểu hiện lâm sàng. Ung thư ngoại vi di căn xa sớm hơn ung thư trung tâm. Ung
thư tế tế bào nhỏ là typ di căn xa sớm và nhanh hơn những typ khác.

×