Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh tê phù – Beriberi (Kỳ 1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.92 KB, 5 trang )

Bệnh tê phù – Beriberi
(Kỳ 1)
I. ĐẠI CƯƠNG:
1. Khái niệm: Bệnh tê phù còn có tên bệnh Beriberi. Chỉ một bệnh cảnh
lâm sàng: mệt mỏi các cơ bắp, các chi có cảm giác tê tê, bì bì phản xạ gân xương
giảm hoặc mất kèm theo phù nề mặt trước xương chầy. Cũng có khi biểu hiện suy
tim, đau bụng cấp, hôn mê. Bệnh có thể xảy ra lẻ tẻ một vài người nhưng cũng có
thể thành vụ dịch lớn. Bệnh có thể qua khỏi nhanh khi được dùng Vitamin B
1
ngay
với liều cao, nhưng cũng có thể tử vong mà không cứu chữa kịp. Bệnh khá phổ
biến trong quân đội.
2. Điều kiện sinh bệnh:
- Gặp ở những nước có tập quán ăn gạo (gạo giã kỹ quá, gạo máy, gạo mốc,
gạo hẩm, gạo vo kỹ quá).
+ Châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam
+ Châu Phi: Togô, Cameroun
+ Châu Mỹ: Brasil, Cu Ba
- Chế độ ăn thiếu rau tươi hoặc dùng nhiều loại rau chứa ít Vit.B1.

- Khí hậu quá nóng, quá lạnh thay đổi đột ngột. Ở Việt Nam bệnh tê phù
thường xảy ra vào mùa hè (Đ.V.Chung 1977) vì:
+ Nóng cơ thể dùng nhiều Vit.B1 hơn
+ Làm việc mau mệt ra mồ hôi nhiều mất Vit.B1 (50%)
+ Cơ chế mất Vit.B1 sinh đi lỏng, đi lỏng lại làm mất Vit.B1.
- Trạng thái cơ thể.
+ Người lao động nặng trong môi trường nóng ra mồ hôi nhiều mất Vit.B1.
+ Nữ thời kỳ thai nghén, nuôi con bú, khi sinh quá kiêng khem.
+ Mắc các bệnh đường ruột, viêm, ỉa lỏng, giun sán.
+ Sốt kéo dài.
+ Do thiếu Protit, Lipit và các vitamin khác B12, B6, PP


3. Cơ chế sinh bệnh:
- Một vài nét về Vitamin B1:
+ Tìm ra năm 1920. Lấy ra từ men bia rượu: 1932. Tổng hợp được: 1936.
+ Công thức hoá học: C12 - H16 - N4, OS.
+ Tên khác: Aneurin, Thiamin, Vitamin antinvritique
- Đặc tính: Tan trong nước. Giữ lâu trong môi trường toan, chóng mất trong
môi trường trung tính. Chịu nóng kém, khi đun mất 35 -70%.
- Vai trò sinh lý: Trong chuyển hoá đường có 2 giai đoạn:
+ Từ đường đến axit Pyruvic: cần vitamin B1.
+ Sinh tố B1 là Cocacboxylaza phối hợp với một số enzym khác
Apoferment trở thành Carboxylaza sử dụng trong chuyển hoá axit Pyruvic. Vì vậy
Vit.B1 có vai trò duy nhất duy trì thăng bằng chất đạm trong cơ thể và chuyển hoá
các chất thịt, mỡ.
+ Nhu cầu Vit.B1 cho người nặng 50-80kg/24h
* Trung bình: 1,5 - 2mg
* Công việc nặng, vừa: 2mg.
* Công việc nặng: 2,5mg
* Công việc rất nặng: 3mg
* Phụ nữ có thai: 2,3 -3mg
- Chuyển hoá Vit.B1 trong cơ thể: sinh tố B1 theo thức ăn vào dạ dày tới
ĐT hấp thu vào máu. Đến gan Vit.B1 được phospho hoá (Phosphorlation) thành
Cocarboxylaza, chất này hợp với Apofement thành Carboxylaza. Vit.B1 tích luỹ
trong gan đến một mức độ nào đó tuỳ theo nhu cầu cơ thể phân phối đến các tổ
chức: tim, não, gan, cơ bắp.
+ Đào thải theo nước tiểu: 20%
+ Theo phân: l0%
+ Theo mồ hôi: 50%
- Cơ chế bệnh sinh: Do thiếu Vit.B1 dưới 0,4mg/1kg/24giờ làm chuyển hoá
mỡ, đạm rối loạn gây tê phù, phù nề gây hoại tử tổ chức gây chứng tê tê bì bì.
- Vit.B1 bị vô hiệu hoá do cơ thể nhiễm các chất kháng Vit.B1

+ Pyrithiamin: chất này chiếm apofermemt làm Vit.B1 không thành
Carboxylaza.
+ Thiminaza: là một men tiêu hoá phá huỷ Vit.B1 chất này có trong cá, sò
sống và một số cây, nếu nấu chín chất này mất đi.
- Tương quan với PP: Vit.B1 không thiếu nhưng PP thiếu mắc bệnh
Bellagere điều trị khỏi bệnh Bellagere, bệnh tê phù lại xuất hiện vì axit pyruvic
sinh ra nhiều không thành CO2 + H2O hết được.
Vit.B1 ăn vào đủ nhưng bệnh đường ruột không hấp thu được Vit.B1 do ỉa
chảy, sốt cao mất Vit.B1 gây ra chứng tê phù
4. Cơ thể bệnh:
- Phù: Do thiếu Protit kèm theo trong tế bào thần kinh cơ và tổ chức đệm,
rõ nhất là thần kinh ngoại vi, cơ vân.
- Thoái hoá xuất hiện sau phù:
+ Thần kinh ngoại vi trước hết là vỏ Myelin bị thoái hoá sau đó là trục dây
thần kinh (Cylindraxe) teo lại đứt từng đoạn.
+ Ở tuỷ: sừng trước tuỷ cũng như vỏ xám hành tuỷ và não cầu cũng có hiện
tượng phù thoái hóa.

×