Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sốt rét đái huyết cầu tố (Kỳ 2) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.81 KB, 5 trang )

Sốt rét đái huyết cầu tố
(Kỳ 2)
4. Biến chứng, tiên lượng, tử vong:
4.1. Biến chứng:
Rối loạn và tổn thương cơ bản nhất của SRĐHCT là một tình trạng tan máu
cấp diễn dẫn tới thiếu oxy các phủ tạng như thận, não, gan, tim.
- Suy thận cấp: là biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất, có thể xuất hiện
sớm từ đầu, thường là suy thận cấp chức năng do thiếu hụt nước, với hematocrit
cao, đái ít, nhưng độ thanh thải ure,creatinin, Na
+
vẫn bình thường; loại này
thường nhẹ. Từ ngày thứ 4 trở đi, suy thận cấp nhiều khả năng là thực thể do hoại
tử ống thận: thiểu vô niệu khoảng 30-100ml/24 giờ, ure máu tăng > 7,3 mmol/l,
ure niệu thấp hơn bình thường <250mmol/24 giờ, độ thải thải creatinin giảm, K
+

tăng hơn 5mmol/l.
Bệnh nhân chuyển dần vào tình trạng nhiễm toàn chuyển hoá (thở kiểu
Kussmault, Cheynes Stokes), nhiễm độc ure (phân có máu, đồng tử nhỏ, nôn oẹ,
u ám, hôn mê), tăng K
+
huyết (bụng chướng, liệt ruột, huyết áp thấp, điện tim có
sóng T cao nhọn đối xứng, QRS rộng, mất P ), đe doạ ngừng tim.
- Truỵ tim mạch, suy tuần hoàn: huyết áp tụt và mạch nhanh cũng là một
biến chứng hay gặp, huyết áp tụt vào giai đoạn muộn do suy thận cấp thực thể và
tăng K
+
trong máu, hoặc do suy cơ tim vì thiếu oxy cơ tim, có trường hợp ngừng
tim đột ngột do tăng K
+
máu.


- Rối loạn ý thức, hội chứng não cấp: một số bệnh nhân SRĐHCT (14%) đi
dần vào tình trạng lơ mơ, u ám, nói lảm nhảm, thậm chí hôn mê co giật do một
trong hai căn nguyên sau: do tan huyết dữ dội gây thiếu oxy não (8,4%), hoặc do
là một hôn mê tăng ure huyết (5,6%).
- Biến chứng ở gan mật: lẻ tẻ có một vài bệnh nhân SRĐHCT tuy đã hết
sốt, dứt cơn tan huyết, nước tiểu đã hết huyết cầu tố, nhưng tình trạng xấu dần,
vàng da ngày một tăng, bilirubin máu tiếp tục cao - men SGOT và SGPT tăng cao,
bệnh nhân có bệnh cảnh một suy gan cấp do hoại tử nhu mô gan cấp diễn, hoặc
bệnh cảnh một tắc mật vì sạn sỏi mật với túi mật có khi căng.
4.2. Tiên lượng:
- Loại SRĐHCT “tự phát” phát sinh phát triển từ căn bệnh SR, thường diễn
biến nặng hơn so với loại SRĐHCT do nguyên nhân thuốc SR.
- Tiên lượng:
• Tình trạng vật vã, xao xuyến, mạch nhanh nhỏ, thở gấp, huyết áp không
ổn định và dao động là một biểu hiện nặng.
• Số lượng hồng cầu cũng có ý nghĩa tiên lượng, nhưng khoảng cách tụt
hồng cầu nhiều hay ít so với lúc trước khi phát bệnh có giá trị tiên lượng quan
trọng hơn.
• Cơn sốt rét và cơn tan máu nhắc lại hàng ngày là một dấu hiệu nặng.
• Nôn và vã mồ hôi nhiều cũng là những dấu hiệu dễ có nguy cơ nặng.
• Số lượng nước tiểu dưới 20ml/1 giờ, ure và creatinin máu tăng dần ure
niệu và Na
+
niệu thấp dưới bình thường, K
+
máu tăng, là những biểu hiện bệnh
nhân đã chuyển vào suy thận cấp thực thể, tiên lượng nặng.
- Phân loại theo tiên lượng:
Dấu
hiệu

Vừa Nặng Rất nặng
Tâm
thần kinh
ổn định Xao xuy
ến, vật
vã, lo âu, hốt hoảng
U ám hoàng
hôn
Hô h
ấp,
tuần hoàn
ổn định M
ạch nhanh
100 thở hơi g
ấp, HA
giao động
M
ạch > 100,
nh
ỏ, thở gấp, nhanh
nông, HA tụt
Tiêu hoá

Không nôn,
nôn ít
Nôn vừa Nôn nhi
ều, ỉa
lỏng, bụng chư
ớng,
nấc

Máu Hồng cầu 2T-
3T
Hồng cầu 1-
2T
kho
ảng cách tụt HC
lớn
HC < 1T
khoảng cách t
ụt HC
lớn
Nước
tiểu
500-
1000ml/24gi
ờ nâu
nhạt
<500 ml/24gi
ờ,
nâu sẫm
<
100ml/24gi
ờ nâu
đen
Cơn s
ốt
và cơn huy
ết
tán
Cơn sốt 38°

Rét nhẹ
1-2 cơn huy
ết
Sốt cao 39-40°

Rét run
3-4 cơn huy
ết
Sốt cao 39-
40°
Rét run nhi
ều
ngày, từ 5 cơn huy
ết
tán tán tán trở lên
Vàng da

Bilirubin
máu
Ure máu

Nhẹ
£ 85 mmol/lít
7-17 mmol/lít
Vừa
> 85 -
170
mmol/lít
>17-50
mmol/lít

Đậm
> 170
mmol/lít
> 50
mmol/lít
4.3. Tử vong:
Tử vong vì SRĐHCT trung bình là 10-15%. Nguyên nhân trực tiếp tử vong
thường là:
- Suy thận cấp dẫn tới đạm huyết cao, K
+
máu cao, và ngừng tim.
- Hôn mê co giật do thiếu oxy não hoặc do đạm huyết cao, suy thở,
- Truỵ tim mạch, tụt huyết áp do rối loạn nước điện giải, sốc “tan huyết”,
hoặc do suy cơ tim vì thiếu oxy, hay tăng K
+
máu.
Suy thận cấp là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất.

×