Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CÁC CHỨNG BỆNH VÙNG CỘT SỐNG CỔ (Kỳ 2) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.11 KB, 6 trang )

CÁC CHỨNG BỆNH VÙNG CỘT SỐNG CỔ
(Kỳ 2)
1.3. Phân loại:
Tổn thương cột sống có thể đồng thời gây ra các chứng đau cục bộ tại cột
sống hoặc tác động lên não bộ gây thiếu máu, thiểu năng tuần hoàn não hay xuống
vai, cánh tay gây đau, tê, teo, liệt chi trên. Đặc biệt nó còn gây nên các hội chứng
đau tại nội tạng theo đường thần kinh thực vật mà lâm sàng thường dễ nhầm là
bệnh lý của các cơ quan tim, gan, phổi. Vì vậy cần phải kiểm tra các cơ quan nội
tạng để chẩn đoán phân biệt với bệnh lý cột sống cổ.
Vì bệnh lý vùng cổ – vai rất phong phú, đa dạng nên có các hình thái lâm
sàng sau:
- Hội chứng cổ – đầu.
- Hội chứng cổ vai – cánh tay.
- Hội chứng đau rễ thần kinh – cổ.
- Hội chứng cổ – tuỷ sống.
- Hội chứng cổ – nội tạng.
- Hội chứng cơ bậc thang, hội chứng cổ sau chấn thương.
- Các chứng bệnh vùng cổ không do thoái hoá cột sống.
- Hội chứng động mạch.
- Hội chứng thần kinh thực vật.
2. Phương pháp khám bệnh ở cột sống cổ
2.1. Lâm sàng:
Trước tiên cần hỏi kỹ về chứng đau để xác định vị trí xuất phát và sự lan
toả của đau, cường độ, tính chất đau, yếu tố liên quan như tuổi, nghề nghiệp, thay
đổi thời tiết, vận động trong tư thế bất lợi của cổ, chấn thương cũ và mới; sự xuất
hiện và mất đi của triệu chứng đau, đồng thời có các triệu chứng kèm theo như
chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, rối loạn nhìn, rối loạn thính lực và các triệu
chứng rối loạn thần kinh khu trú kèm theo.
Khám tại chỗ vùng cổ – vai như quan sát tư thế của cổ, phát hiện vẹo,
nghiêng, gù, quá ưỡn, thẳng cứng, u, lồi lõm cột sống; teo, nhẽo của các khối cơ
trên vai, cơ delta, cơ cánh tay. Tìm các điểm đau tại cột sống cổ bằng cách ấn dọc


gai sau, ấn cạnh cột sống cổ, điểm đau trên vai, khe khớp và các tổ chức xung
quanh khớp vai. Chú ý khám điểm Arnold ở giữa hõm hai bên của ụ chẩm. Sờ nắn
các khối cơ ở gáy, cổ, các đai vài để xác định trạng thái cơ teo nhẽo, co cứng hoặc
viêm tấy.
Khám vận động cột sống cổ theo chiều cúi (khoảng cách cằm –xương ức),
ưỡn, quay bên (khoảng cách cằm – mỏm quạ), xoay cổ theo hai chiều phải, trái để
xác định mức độ hạn chế vận động của cột sống cổ, cần chú ý cố định xương bả
vai trong khi khám khớp vai – cánh tay.
Khám thần kinh: khi có nghi ngờ hội chứng tủy - cổ thì phải khám kỹ để
phát hiện các triệu chứng thần kinh khu trú, chú ý các rễ thần kinh của đám rối cổ.
Khám toàn thân: chú ý hệ tim mạch như huyết áp, hệ động mạch thái
dương, động mạch cảnh và triệu chứng của các cơ quan nội tạng, có liên quan đến
các rối loạn thần kinh thực vật. Trường hợp cần thiết cho khám các chuyên khoa
tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt để xác định các triệu chứng lâm sàng này do
nguồn gốc bệnh lý cột sống cổ, hay chính do tổn thương thực thể tại các cơ quan
đó.
2.2. Cận lâm sàng:
Trên cơ sở khám xét lâm sàng tuỳ theo các hướng chẩn đoán có thể lựa
chọn một số xét nghiệm cần thiết sau:
- Chụp X.quang cột sống cổ 4 tư thế (thẳng, nghiêng, chếch 3/4 phải, trái).
- Ghi điện não, lưu huyết não, điện tim, điện cơ.
Trường hợp khó chẩn đoán có thể cho chụp tuỷ, chụp động mạch đốt sống
thân nền, chụp CT, chụp MRI cột sống cổ.
Chụp X.quang thường cột sống cổ có giá trị chẩn đoán hư xương sụn cột
sống, chấn thương cột sống cổ. Ở phim thẳng chỉ thấy 5 thân đốt sống cổ từ C
3

C
7
. Mặt trên thân đốt sống có hình lõm. Các mỏm móc có hình vòm. Các cuống

của cung đốt được in chiếu lên như hai vòng tròn. Mỏm gai sau chẻ đôi. Mấu khớp
và mỏm ngang xếp chồng lên nhau tạo thành “khối bên” có giới hạn ngoài lượn
sóng, cần nhận định mối tương quan của trục cột sống và tư thế của mỏm móc
đoạn cột sống cổ giữa và dưới.
Trên phim nghiêng thấy được tất cả các đốt sống cổ, đĩa đệm, mấu khớp,
cung đốt sống, khe khớp và gai sau. Ở phim nghiêng có tác dụng chẩn đoán tốt
hơn ở phim thẳng trong trường hợp u, viêm và quan sát được những tổn thương
thoái hoá đĩa đệm.
Trong thoái hoá đĩa đệm thường thấy giảm chiều cao gian đốt sống, các gai
xương ở bờ trước đốt sống và xơ hoá mâm sụn.
Trên phim chụp chếch 3/4 thấy được các lỗ liên đốt, phản ứng quá sản
xương của mỏm móc làm hẹp lỗ liên đốt.
Chụp cột sống cổ chức năng theo tư thế vận động tối đa: cúi ra trước, ưỡn
ra sau, nghiêng sang hai bên để đánh giá từng đĩa đệm riêng lẻ hay từng đoạn cột
sống xem chỗ nào “lỏng lẻo” hay bất động nhất. Phải chụp tư thế bệnh nhân ngồi.
Tóm lại, các hình ảnh X.quang trong hư xương sụn cột sống cổ là: vôi hoá
nhân nhầy, giảm chiều cao đĩa đệm, xơ hoá dưới sụn, các gai xương ở bờ của các
mặt trước và mặt sau thân đốt, biến dạng mỏm móc, sai khớp nhẹ thân đốt, các
thay đổi về sự cân bằng của cột sống.
Chụp X.quang cột sống cổ bằng thuốc cản quang: kỹ thuật này do các
chuyên khoa thần kinh, X.quang thực hiện như chụp tủy sống cổ theo đường bên,
ngang mức C
1
– C
2
và chụp đĩa đệm cột sống cổ. Hình ảnh X.quang chẩn đoán
chính xác được các thể TVĐĐ.
Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ hạt nhân là hai kỹ thuật cho hai
hình ảnh trung thực, rõ nét khi có tổn thương thân đốt, đĩa đệm và nhiều quá trình
bệnh lý khác của cột sống, tủy sống. Sự kết hợp của hai loại kỹ thuật chụp CLVT

và MRI từ hạt nhân là biện pháp chẩn đoán lý tưởng về hình ảnh đối với chuyên
khoa nội và ngoại thần kinh.
Các phương pháp chẩn đoán như chụp tuỷ bơm khí, chụp ngoài màng cứng,
chụp tĩnh mạch đốt sống, chụp động mạch, ghi điện cơ, điện não và lưu huyết não
cũng góp phần chẩn đoán nhiều hội chứng có liên quan đến bệnh lý cột sống cổ.

×