Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những phiền phức do thoái hóa cột sống cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.99 KB, 5 trang )

Những phiền phức do thoái
hóa cột sống cổ


Đau vùng cổ và chèn ép thần kinh hoặc chèn ép mạch máu gây nên
những phiền phức như tê tay, đau đầu, choáng váng cho người bệnh là triệu
chứng có thể gặp do thoái hoá cột sống cổ.
Thoái hoá cột sống cổ là một vấn đề y học thường ngày. Ngoài tuổi 45,
người ta thường thấy dấu hiệu thoái hoá cột sống cổ trên hình ảnh Xquang, tuy
nhiên không gây nên các rối loạn chức năng, trên 50% không có biểu hiện triệu
chứng. Các triệu chứng của thoái hoá cổ đoạn thấp (C4-C7) có nhiều biểu hiện
như: đau cổ hay hội chứng cổ. Ép rễ thần kinh (đau thần kinh cổ - cánh tay). Ép
tuỷ gọi bệnh tuỷ cổ do thoái hoá cổ. Ép động mạch đốt sống gây hiện tượng chóng
mặt như hội chứng tiền đình.
Cột sống cổ được cấu tạo xếp chồng lên nhau gồm 7 đốt sống: C1- C7 và
phân ra hai phần: phần trên C1-C2 có vai trò trụ cột và phần C4-C7 là đoạn
chuyển động. Các đốt sống hợp bởi 3 hệ thống khớp: đĩa - đốt sống ra trước, liên
gai sau ra sau và khớp bán động sang bên. Ngoài ra có ống sống chứa tuỷ sống; lỗ
liên hợp chứa rễ thần kinh và động mạch đốt sống.
Các yếu tố thuận lợi cho thoái hoá cột sống cổ: dị dạng bẩm sinh đốt sống,
chấn thương và vi chấn thương hoặc do một vài nghề nghiệp như thợ trát trần,
diễn viên xiếc...
Các biểu hiện mà bệnh nhân đến khám như là đau cột sống cổ, làm hạn chế
vận động cột sống cổ, do hiện tượng ép rễ thần kinh trong lỗ liên hợp của các đốt
sống. Các dấu hiệu phối hợp như dị cảm cánh tay, cẳng tay và đến tận bàn tay. Đôi
khi biểu hiện đau đầu không thể chịu được, ngoài ra có thể chóng mặt. Đau thần
kinh cánh tay rất dữ dội, đau ở cột sống cổ và vai, đau lan xuống cánh tay, đau mặt
ngoài cánh tay, đau lan đến khuỷu và có thể đến ngón cái, ngón trỏ. Đau dai dẳng
và nghỉ không thuyên giảm. Nguyên nhân thường do chèn ép rễ thần kinh do gai
xương nhô vào trong lỗ liên hợp hoặc do thoát vị đĩa đệm gây ra, thường do rễ của
C5, C6, C7, C8.


Các biểu hiện của tổn thương rễ C5: đau mặt ngoài cánh tay và khuỷu tay.
Tổn thương rễ C6: đau mặt trước cánh tay - mặt ngoài cẳng tay, ngón 1 và ngón 2.
Tổn thương rễ C7: đau mặt sau cánh tay, cẳng tay và ngón 2, ngón 3, ngón 4. Tổn
thương rễ C8: đau mặt sau và mặt trong cánh tay và ngón 5.
Chụp Xquang thường quy là có thể giúp chẩn đoán, chụp với 3 tư thế chụp
thẳng, chụp nghiêng và chụp chếch 3/4. Trong trường hợp đau quá mức cần thiết
chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ cột sống cổ. Chụp cộng hưởng từ cột sống
cổ cho phép phân tích chính xác mức độ ép rễ và thoát vị đĩa đệm. Kết quả chụp
này giúp chẩn đoán còn nghi ngờ và quyết định điều trị ngoại khoa trong trường
hợp điều trị nội khoa không đáp ứng. Đau thần kinh cánh tay cần phân biệt: viêm
đĩa đốt sống, khối u ác tính hay lành tính đốt sống, khối u của đỉnh phổi gọi hội
chứng Pancoast và Tobias.
Người ta phân biệt hai thể của đau thần kinh cổ - cánh tay rất khác biệt:
- Thể viêm mạnh: Đau thường xuyên và đặc biệt đau trong đêm ngủ chống
lại thuốc chống viêm giảm đau cổ điển và cortisone uống và cortisone tiêm tại chỗ.
Lúc này nên để cho cổ được nghỉ và đeo đai cổ và đai tay giữ cho tay ở tư thế
chống đau.
- Thể viêm nhẹ: Đau mức độ vừa phải và không thường xuyên.
Việc điều trị phụ thuộc vào từng trạng thái bệnh và hoàn cảnh của bệnh.
Điều trị với mục đích làm giảm đau nhanh chóng, tránh các động tác làm khởi
phát cơn đau. Nằm ngủ trên giường phẳng, không gối đầu cao và không sử dụng
gối dài. Ban ngày tránh mang vác nặng và ngồi lâu.
Sử dụng các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không có corticoid, thuốc
giãn cơ. Thuốc ức chế interleukine-1 với hoạt chất diacereine có tác dụng chống
thoái hoá trong trường hợp mạn tính. Việc xoa bóp vùng cơ cổ và kết hợp tia hồng
ngoại, chạy sóng ngắn... ở đợt đau của thoái hoá cổ cũng có tác dụng khả quan.
Đối với thể đau quá mức, bệnh nhân nên nằm bệnh viện và có thể sử dụng
liệu pháp corticoid tĩnh mạch. Hoặc liều corticoide 0,5 mg/kg đường uống trong 2
- 3 tuần, đeo đai cổ mềm và bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và kéo giãn cột sống
nhẹ nhàng tại giường. Điều trị ngoại khoa là được chỉ định trong các thể đau quá

mức và chống lại điều trị nội khoa và trường hợp giảm vận động.
Việc điều trị phụ thuộc vào từng trạng thái bệnh và hoàn cảnh của bệnh, có
thể chống lại đau bằng thuốc chống viêm không có corticoid hoặc chống viêm có
corticoid. Việc xoa bóp vùng cơ cổ kết hợp tia hồng ngoại, chạy sóng ngắn... ở đợt
đau của thoái hoá cột sống cổ cũng có tác dụng khả quan. Lưu ý rằng việc điều trị
thoái hoá cột sống cổ nhất thiết phải có thầy thuốc chuyên khoa chỉ định thuốc ứng
với từng trường hợp, từng người bệnh cụ thể.

×