Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sử dụng các thuốc chống viêm không Steroid (Kỳ 2) TS. Đoàn Văn Đệ (Bệnh học pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.71 KB, 5 trang )

Sử dụng các thuốc chống viêm không Steroid
(Kỳ 2)
TS. Đoàn Văn Đệ (Bệnh học nội khoa HVQY)
2.2. Phân loại theo cấu trúc hoá học:
2.2.1. Dẫn chất axit carboxylic:
2.2.1.1. Salicylic axit và esters: aspirin, diflunisal.
2.2.1.2. Axit acetic:
Diclofenac
Tolmetil
Aceclofenac
Fentiazac
Edotolac
Fenbuen
Indomethacin
Nabumeton
Sulindac
Acemethacin
Ketorolac
2.2.1.3. Axit Propionic:
Flubiprofen
Naproxen
Ketoprofen
Fenoprofen
Oxaprorin
Indoprofen
Suproxen
Pirproxen
Tiaprofenic acid
Loxoproxen
Ibuprofen
Pranoprofen


2.2.1.4. Axit Fenamic: Flufenamic Mefenamic
2.2. Dẫn xuất nhóm axit enolic:
2.2.1. Dẫn xuất axit carboxylic:
Pyrazolone: oxyphenylbutazone, phenylbutazone, azapropazone, feprazone.
2.2.2. Dẫn xuất của axit enolic:
Oxicam: piroxicam, tenoxicam, meloxicam, droxicam, lornoxicam.
2.2.3. Nhóm không acid:
Tiaramide, proquazone, bufexamac, epirizone, tinoridin.
2.3. Phân loại theo cơ chế tác dụng: chia 2 nhóm.
- Nhóm thuốc chống viêm kinh điển.
- Nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX2.
3. Cơ chế tác dụng của các thuốc chống viêm không steroid.
3.1. Cơ chế tác dụng chung của các thuốc chống viêm:
Cơ chế tác dụng của các thuốc chống viêm không steroid là cơ chế tổng
hợp có nhiều yếu tố tham gia. Từng thuốc khác nhau, các mức độ tham gia của
các yếu tố có khác nhau, thể hiện bằng hiệu quả điều trị cũng khác nhau.
Tóm tắt cơ chế tác dụng chung của các thuốc như sau:
- Làm giảm tính thấm mao mạch dẫn đến giảm hiện tượng phù nề
xung huyết tại tổ chức viêm.
- Làm ổn định màng lysosom dẫn đến giảm sự giải phóng các men
thủy phân từ lysosom, do đó hạn chế tổn thương tế bào và tổ chức.
- ức chế sự tạo thành các liên kết giầu năng lượng: vì phản ứng viêm
cần đến sự cung cấp năng lượng từ quá trình oxyphosphoryl hoá, thuốc có tác
dụng ức chế tạo liên kết giầu năng lượng dẫn đến sự ức chế một phần các phản
ứng viêm.
- ức chế sự tổng hợp, ức chế giải phóng, ức chế hoạt hoá chất trung gian
hoá học (các mediator): kinin, bradikinin, prostaglandin và các cytokin). Các
chất này được tổng hợp, giải phóng, và hoạt hoá bởi các tác nhân gây viêm
khi ức chế quá trình trên dẫn đến việc giảm các triệu chứng của viêm.
- Thay đổi cơ chất của viêm: thuốc làm thay đổi cấu trúc phân tử của các

thành phần tổ
chức làm ngăn cản sự tham gia của chúng vào phản ứng viêm.
- Tác dụng lên các tế bào sợi non làm giảm sự tổng hợp các sợi collagen
do đó hạn chế
sự xơ hoá sau viêm.

×