Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Viêm cột sống dính khớp (Ankylosing spondylítis) (Kỳ 1) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.7 KB, 5 trang )

Viêm cột sống dính khớp
(Ankylosing spondylítis)
(Kỳ 1)
TS. Đoàn Văn Đệ (Bệnh học nội khoa HVQY)

1. Đại cương.
+ Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là bệnh có biểu hiện viêm mạn tính
ở cột sống và các khớp (chủ yếu là viêm khớp cùng-chậu và cột sống), dẫn đến
hạn chế cử động cột sống do hình thành cầu xương giữa các thận đốt sống, dính
các khớp mỏm phía sau và vôi hoá các dây chằng cột sống.
+ Từ viêm cột sống dính khớp xuất phát từ tiếng Hy Lạp: ankylos nghĩa
là dính, cứng; spondylous nghĩa là cột sống. Nhưng dính cứng cột sống chỉ
thấy ở giai đoạn muộn của bệnh, không thấy ở những bệnh nhân bị bệnh nhẹ
hoặc giai đoạn sớm của bệnh.
+ Cơ chế bệnh sinh của bệnh VCSDK chưa biết rõ, nhưng có mối liên
quan với nhóm kháng nguyên hoà hợp tổ chức (HLA B27).
+ Tỉ lệ mắc bệnh VCSDK chiếm 0,1-2% dân số. Bệnh chủ yếu gặp ở nam
giới, trẻ, bệnh thường khởi phát ở tuổi từ 17-30, rất ít khi khởi phát sau 45 tuổi.
+ Tỉ lệ bệnh nhân nam/bệnh nhân nữ là 5/1 hoặc 9/1, ở phụ nữ bệnh diễn
biến thầm lặng, nhẹ hơn so với ở nam giới nên dễ chẩn đoán nhầm hoặc bỏ sót.
+ Sau 10 năm kể từ khi khởi phát có khoảng 27% số bệnh nhân bị tàn
phế. Sau 20 năm tỉ lệ tàn phế vào khoảng 43% tổng số bệnh nhân.
+ VCSDK thường được chẩn đoán muộn, khoảng 50% tổng số bệnh
nhân được chẩn đoán sau 5-10 năm kể từ khi khởi phát bệnh.
2. Giải phẫu bệnh.
2.1. Tổn thương các khớp và dây chằng ở giai đoạn sớm:
Có các tổn thương ở khớp cùng-chậu, đĩa liên đốt sống, các khớp mỏm
gai sau, khớp sống-sườn, các dây chằng liên đốt sống và các dây chằng cột
sống.
2.2. Tổn thương cơ bản là viêm mạn tính:
Biểu hiện bằng hiện tượng thâm nhiễm các tế bào viêm, thoái hoá dạng


fibrin, tăng sinh tổ chức liên kết cạnh khớp, phát triển loạn sản sụn ở các tổ
chức cạnh khớp và dây chằng, cuối cùng canxi hoá các tổ chức sụn loạn sản
dẫn đến cứng, dính và hạn chế cử động khớp.
+ Viêm khớp cùng-chậu hai bên xảy ra sớm và thường xuyên.
+ Viêm đĩa liên đốt sống phát triển từ ngoại vi vào trung tâm: biểu hiện
thoái hoá, loạn sản sụn, canxi hoá các vòng xơ, vôi hoá các vòng xơ phần rìa,
kích thích màng xương của các thận đốt sống dẫn đến hình thành các cầu
xương (syndesmophytes) làm dính các thận
đốt sống, giai đoạn muộn có nhiều đốt sống dính liền nhau tạo thành
khối giống như “cây tre”.
+ Các thận đốt có biến đổi sớm, hình thành các ổ khuyết xương ở phía
trước, xơ hoá, vôi hoá các tổ chức quanh thận đốt làm cho thận đốt mất đường
cong khi chụp phim X quang cột sống ở tư thế nghiêng.
+ Các khớp mỏm phía sau (apophyseal), các khớp sống-sườn bị viêm xơ
hoá và canxi hoá cuối cùng dính và cứng làm mất cử động khớp.
+ Các dây chằng liên đốt sống, dây chằng liên mỏm gai, dây chằng cột
sống cũng bị
viêm-xơ và canxi hoá. Tổn thương viêm xuất hiện sớm, nhưng canxi
hoá chỉ xảy ra ở giai đoạn muộn của bệnh.
+ Các khớp ngoại vi có tổn thương viêm mạn tính, hình ảnh giải phẫu
bệnh giống viêm khớp dạng thấp, nhưng viêm khớp ngoại vi thường thoáng
qua và hay tái phát. Giai đoạn muộn các tổn thương khớp có thể xơ hoá, canxi
hoá gây dính một phần hay toàn bộ khớp, cứng và dính khớp háng là thể bệnh
nặng và gây tàn phế cho bệnh nhân.
2.3. Tổn thương ngoài khớp:
+ Viêm mống mắt, viêm mống mắt thể mi là tổn thương ngoài khớp có
thể xuất hiện trước, hoặc đồng thời với các triệu chứng ở khớp. ở châu Âu tỉ lệ
20-30% số bệnh nhân VCSDK có viêm mống mắt, viêm mống mắt thể mi. ở
Việt Nam ít gặp các tổn thương này.
+ Hở van động mạch chủ do tổn thương vòng xơ gốc động mạch chủ,

các lá van ít khi bị tổn thương.
+ Tổn thương phổi biểu hiện xơ hoá phổi ở giai đoạn muộn, tạo thành các
hang nhỏ, dễ nhầm tổn thương do lao phổi, vì vị trí thường gặp ở đỉnh và thùy
trên 2 phổi.

×