Chế phẩm sinh học trị viêm
cột sống dính khớp
Ở châu Âu, các chế phẩm sinh học kháng TNF alpha được lựa chọn
điều trị mới cho bệnh nhân viêm cột sống dính khớp (VCSDK) thể nặng. Giá
điều trị rất cao khi sử dụng anti-TNF alpha. Với điều kiện nước ta, việc lựa
chọn điều trị mới pamidronate cho bệnh VCSDK thể nặng là chấp nhận
được.
Bệnh VCSDK hay gặp tại các phòng khám xương khớp, bệnh gặp chủ yếu
ở nam giới trẻ tuổi, bệnh nhân thường được chẩn đoán muộn và ít hiểu biết về
bệnh. Ở những trẻ khởi phát bệnh trước 16 tuổi, bệnh thường rất nặng đặc biệt có
tổn thương khớp háng kết hợp. Viêm cột sống dính khớp là bệnh khớp viêm mạn
tính, vì vậy việc điều trị thuốc chống viêm không steroid tùy theo đợt tiến triển của
bệnh và có thể sử dụng kéo dài. Các thể nhẹ thuốc chống viêm không steroid đáp
ứng rất tốt, kết hợp luyện tập bệnh cải thiện rất nhiều. Bên cạnh đó có nhiều thể
bệnh, bệnh nhân mắc bệnh rất nặng, vận động rất khó khăn, bệnh nhân không tự đi
và không ngồi xổm được, bệnh dai dẳng làm bệnh nhân dễ bi quan trong điều trị,
do không hiểu biết về đặc điểm viêm của bệnh và tạo xương mới tạo thành cầu
xương dính cột sống và dính khớp dẫn đến bệnh nhân có những tư thế xấu, gù
lưng, gấp khớp háng, gấp khớp gối.
Bệnh VCSDK được biết đến từ rất lâu và mãi đến cuối thế kỷ XIX (năm
1893) Bechterew - bác sĩ thần kinh người Nga mô tả bệnh một cách đầy đủ vì lý
do đó mà bệnh còn được gọi là bệnh Bechterew. Nguyên nhân của bệnh VCSDK
tuy không rõ ràng nhưng người ta nhận thấy bệnh liên quan chặt chẽ đến kháng
nguyên HLA-B27 và chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và nhiễm
Chlamydia trachomatis. Bệnh biểu hiện chủ yếu bởi viêm cột sống, viêm các
khớp, viêm điểm bám gân. Đau cột sống có thể cột sống cổ, cột sống lưng hoặc
thắt lưng, bệnh nhân sẽ cúi hạn chế, giai đoạn cuối, bệnh nhân không bao giờ ngửa
cổ được và không bao giờ nhìn được mặt trời mọc.
Chụp Xquang thường quy khung chậu, cột sống thắt lưng, cột sống lưng và
cột sống cổ là rất cần thiết để đánh giá mức độ tổn thương của bệnh VCSDK và
tình trạng gãy lún đốt sống.
Bệnh nhân VCSDK có nguy cơ gãy xương cao do đó phải đề phòng té ngã
đặc biệt gãy cột sống cổ đoạn thấp. Một vài trường hợp có thể bị viêm đốt sống
hoặc có dấu hiệu của ép tủy có chỉ định chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng
hoặc cổ
. Khoảng 20% bệnh nhân có biểu hiện viêm khớp gối (tràn dịch khớp gối),
đối với thể này, bệnh nhân ngoài điều trị thuốc chống viêm không steroid thì phải
kết hợp thuốc sulfasalazin.
Điều trị VCSDK có sự phối hợp của nhiều chuyên ngành như vật lý trị liệu
- phục hồi chức năng, chấn thương chỉnh hình đặc biệt cho những bệnh nhân có
chỉ định thay khớp háng hoặc chỉnh sửa cột sống, hoặc cố định phía sau cho những
trường hợp gãy cột sống cổ đoạn thấp. Ở châu Âu, bệnh VCSDK là một trong số
bệnh mạn tính của xương khớp được quản lý như bệnh viêm khớp dạng thấp.
Hiện nay trên thế giới vấn đề chẩn đoán sớm VCSDK đang được các nhà
khoa học rất quan tâm, nghĩa là chẩn đoán bệnh trước khi có triệu chứng của hình
ảnh Xquang viêm khớp cùng chậu.
Chẩn đoán sớm có thể dựa vào siêu âm vùng viêm các điểm bám gân hoặc
chụp cộng hưởng từ khung chậu hoặc cột sống thắt lưng nhưng phương pháp này
rất đắt vì vậy không được ứng dụng trên lâm sàng hiện nay.
Việc lựa chọn điều trị mới cho VCSDK cho mỗi quốc gia: lựa chọn sử
dụng các chế phẩm sinh học như anti-TNF alpha hay pamidronate. Pamidronate là
thuốc phù hợp với nền kinh tế của các nước đang phát triển.
Thuốc pamidronate thuộc nhóm Biphasphonate. Bisphosphonate có dạng
uống và dạng tiêm truyền tĩnh mạch chậm. Biphosphonate có tác dụng gắn vào
xương và ức chế hoạt hoá hủy cốt bào dẫn đến giảm hủy xương.
Thuốc được sử dụng chủ yếu trong bệnh loãng xương, ung thư di căn
xương, các bệnh xương chuyển hoá và điều trị tăng calci máu.
Gần đây thuốc pamidronate được coi là thuốc có tác dụng chống viêm, nên
được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh VCSDK nặng, những bệnh
nhân không đáp ứng với điều trị các thuốc chống viêm không steroid. Vào những
năm 2000-2001 ở Canada, thuốc pamidronate được sử dụng cho những bệnh nhân
VCSDK có tình trạng bệnh nặng.
Từ đó đến nay nhiều nghiên cứu cho thấy pamidronate có hiệu quả cho
bệnh nhân VCSDK. Sử dụng thuốc Pamidronate (AREDIA) truyền tĩnh mạch
chậm (điều trị tại bệnh viện), liều từ 30mg cho mỗi tháng trong vòng 6 tháng.
Ngoài việc quản lý bệnh VCSDK, vấn đề loãng xương ở bệnh nhân
VCSDK được các nhà thấp khớp học Anh đã đề cập từ nhiều năm nay.
Ngày nay chẩn đoán loãng xương theo tiêu chuẩn quốc tế, ở nước ta có thể
áp dụng tại nhiều cơ sở y tế tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, vì vậy quản lý loãng
xương cho bệnh nhân VCSDK có nhiều thuận lợi, chi phí có thể thực hiện phổ cập
cho tất cả bệnh nhân mắc bệnh viêm mạn tính.