Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.58 KB, 5 trang )
Bài giảng Bệnh Gút
(Kỳ 1)
TS. Đoàn Văn Đệ (Bệnh học nội khoa HVQY)
1. Đại cương.
1.1. Khái niệm:
Gút là bệnh do sự lắng đọng các tinh thể monosodium trong tổ chức,
hoặc do sự bão hoà axit uric trong dịch ngoại bào.
Lâm sàng của bệnh gút có những đặc điểm sau:
+ Các đợt viêm khớp hoặc viêm tổ chức cạnh khớp, hay tái phát.
+ Có sự lắng đọng muối urat trong các tổ chức sụn, xương, phần mềm, ổ
khớp gọi là hạt tophi.
+ Tăng a.xit uric trong máu.
+ Lắng đọng muối urát ở thận gây suy thận (gọi là tổn thương thận do
gút).
Rối loạn chuyển hoá trong bệnh gút là tăng axit uric máu [axit uric
máu tăng gấp 2 lần độ lệch chuẩn (±SD), ở nam thường >7 mg/dl và nữ > 6
mg/dl].
1.2. Dịch tễ học:
+ Gút chủ yếu gặp ở nam giới, tỉ lệ gặp cao nhất ở độ tuổi trên 40, bệnh ít
khi xảy ra ở người trẻ, nam giới, ở nữ ít khi xảy ra trước tuổi mạn kinh.
+ Tỉ lệ bệnh nhân nam chiếm khoảng 90% các trường hợp.
+ Tần suất bệnh vào khoảng 0,1-0,2% tổng số bệnh nói chung; 0,4-5%
tổng số bệnh khớp.
+ Bệnh có tỉ lệ cao ở những nước có nền kinh tế phát triển, có liên
quan đến mức
sống và chế độ dinh dưỡng.
+ Tăng axit uric máu chiếm khoảng 5% người lớn, nhưng chỉ có khoảng
<25% số người tăng axit uric máu xuất hiện bệnh gút.
2. Sinh lý bệnh tăng axit uric máu.
2.1. Chuyển hoá purin và sự tạo thành axit uric: