Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bnar tham chiếu về chuyên giao và đào tạo ứng dụng phần mềm quản lí công việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.36 KB, 16 trang )

Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre
Ban quản lý Chương trình FSPS II
Số 87 đường 30/04, Phường 3, Bến Tre, Việt Nam
Điện thoại: 0913658116/ 075823453/075839325
E-mail:
Bà Trần Thị Thu Nga, Giám đốc FSPS II tỉnh Bến Tre
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (ToR)
về
Chuyển giao và đào tạo ứng dụng phần mềm
quản lý công việc cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
và các đơn vị trực thuộc trên lĩnh vực thủy sản
Mã số tham chiếu: DARD/FSPS-II/STOFA/2011/4.5.1
I. BỐI CẢNH
Chương trình hỗ trợ Ngành Thuỷ sản tỉnh Bến Tre giai đọan 2 được triển khai
từ tháng 12 năm 2006 cho đến tháng 12 năm 2010 và trong giai đoạn kéo dài 2011-
20012, có mục tiêu phát triển như sau :
Các bộ phận dân cư nghèo ở nông thôn tham gia hoạt động nghề cá được
hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế bền vững của ngành thủy sản.
Chương trình hỗ trợ Ngành Thuỷ sản tỉnh Bến Tre giai đọan 2 bao gồm 4 hợp phần:
1. Tăng cường Quản lý hành chính thủy sản (STOFA)
2. Tăng cường Quản lý Khai thác thủy sản (SCAFI)
3. Phát triển Nuôi trồng thủy sản bền vững (SUDA)
4. Tăng cường Năng lực sau thu hoạch và tiếp thị (POSMA)
Mục tiêu và các kết quả đầu ra Hợp phần STOFA của Chương trình FSPS
II tỉnh Bến Tre
- Mục tiêu trước mắt: Xây dựng năng lực tổ chức trong hệ thống hành chính qua
việc thực hiện chiến lược phát triển và quản lý nguồn nhân lực của Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, góp phần tăng cường năng lực quản lý hành chính ngành thủy sản.
- Các kết quả đầu ra:
Đầu ra 1: Năng lực hành chính ngành thủy sản Bến Tre được củng cố để xây
dựng các chính sách, kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.


Đầu ra 2: Hệ thống hành chính của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bến Tre được đổi mới và thích nghi với các yêu cầu về triển khai chính sách và kế
hoạch phát triển của ngành
1
Phụ lục 1A
Đầu ra 3: Nền tảng nguồn nhân lực trong hoạch định chính sách, lập kế
hoạch, nghiên cứu, đào tạo bồi dưỡng và cho công tác khuyến ngư được đổi mới
và thích ứng nhằm tăng khả năng áp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công việc.
Đầu ra 4: Hệ thống thông tin quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Bến Tre được đổi mới và phát triển, đáp ứng các yêu cầu về quản lý ngành một
cách có tri thức và nâng cao khả năng làm việc của cán bộ, công chức, viên chức.
Nhằm đáp ứng các yêu cầu về quản lý ngành một cách có tri thức và nâng cao
hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức của Sở nông nghiệp và PTNT,
đồng thời để thực hiện tốt các chức năng quản lý và điều hành công việc đòi hỏi hệ
thống thông tin quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải được đổi mới
và phát triển. Vì vậy, việc triển khai thực hiện hoạt động : “Chuyển giao và đào tạo ứng
dụng phần mềm quản lý công việc cho Sở Nông nghiệp & PTNT và các đơn vị trực
thuộc” trên cơ sở ứng dụng phần mềm quản lý việc giao và thực hiện các nguồn vốn
cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là rất cần thiết.
II. MỤC TIÊU
- Xây dựng hoàn chỉnh và chuyển giao phần mềm quản lý việc giao và thực hiện
các nguồn vốn cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tổ chức đào tạo hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý việc giao và thực
hiện các nguồn vốn cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như hỗ trợ về
mặt nghiệp vụ liên quan mang tính đồng bộ, thống nhất nhằm nâng cao năng lực
quản lý công việc và điều hành hoạt động của lãnh đạo Sở và các đơn vị liên quan.
- Giảm thiểu thời gian xử lý công việc phát sinh sự vụ, nâng cao hiệu quả
giải quyết công việc có tính hệ thống và xử lý những việc trọng điểm theo tuần,
tháng, quý năm.
- Quản lý các nguồn vốn toàn ngành một cách hệ thống và hiệu quả.

III. ĐẦU RA
Nhà Tư vấn cần phải đề xuất cụ thể, chi tiết các hoạt động đầu vào để đạt
được kết quả các đầu ra tốt nhất theo yêu cầu của bản tham chiếu (TOR). Nhà Tư
vấn có thể đề xuất thêm sản phẩm đầu ra cùng với các hoạt động đầu vào để nâng
cao hiệu quả hoạt động.
Theo yêu cầu hoạt động, các sản phẩm cần đạt được sau khi kết thúc hoạt
động tư vấn như sau:
Sản phẩm 1 : Bản báo cáo kết quả đánh giá, phân tích hiện trạng hệ thống
quản lý giao, nhận và thực hiện vốn, báo cáo đánh giá hệ thống phần cứng máy tính,
mạng nội bộ, năng lực áp dụng phần mềm của cán bộ khối tài chính và khối xây dựng
cơ bản của cơ quan Sở, đồng thời đề xuất phần mềm quản lý công việc phù hợp với
điều kiện thực tế và yêu cầu hoạt động của Sở và các đơn vị trực thuộc Sở.
Sản phẩm này không gới hạn ở các hoạt động sau :
2
- Xây dựng bộ câu hỏi phục vụ khảo sát, đánh giá hiện trạng và triển khai
tực hiện khảo sát, thu thập thông tin theo yêu cầu của bản tham chiếu tại Sở và các
đơn vị trực thuộc.
- Đánh giá và phân tích hiện trạng về khối lượng và tiến độ thực hiện các công
trình, dự án thuộc tất cả các nguồn vốn.
- Đánh giá và phân tích hiện trạng giao vốn, quản lý các nguồn vốn toàn ngành.
- Phân tích đầu vào và kết luận đầu ra tại các cuộc họp của lãnh đạo Sở để
hoàn thiện quy trình họp xem xét lãnh đạo, theo dõi tiến độ thực hiện các chỉ đạo.
- Báo cáo đánh giá sau khảo sát, đề xuất cải tiến hạ tầng kỹ thuật phần cứng
và mạng nhằm đáp ứng tốt nhất cho việc triển khai phần mềm quản lý công việc
(có thể bao gồm việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao trình độ tin
học và kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý công việc của cán bộ khối tài chính và
khối xây dựng cơ bản của Sở và các đơn vị trực thuộc thông qua đào tạo và chuyển
giao phần mềm quản lý công việc).
- Đề xuất phần mềm quản lý công việc phù hợp với điều kiện thực tế và yêu
cầu hoạt động của Sở và các đơn vị trực thuộc Sở.

- Phối hợp tổ chức hội thảo để tham vấn ý kiến của các bên liên quan về kết
quả thực hiện sản phẩm 1, đồng thời giới thiệu các nội dung cơ bản về phần mềm
quản lý công việc sẽ được chuyển giao cho Sở và các đơn vị trực thuộc Sở để lấy ý
kiến thống nhất tại hội thảo.
- Lập biên bản và báo cáo kết quả hội thảo.
- Hoàn thiện báo cáo kết quả sản phẩm 1.
Sản phẩm 2 : Bộ tài liệu và phần mềm quản lý công việc hoàn chỉnh phù
hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu hoạt động của Sở và các đơn vị trực thuộc Sở.
Sản phẩm này không gới hạn ở các hoạt động sau :
- Trên cơ sở kết quả sản phẩm 1, chuyên gia tư vấn tiếp tục tiến hành thiết kế
và xây dựng hoàn chỉnh phần mềm quản lý công việc, bao gồm quản lý việc giao và
thực hiện các nguồn vốn cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ví dụ như giao
việc, nhắc việc tự động, báo tiến độ, báo kết quả tự động...) phù hợp với điều kiện
thực tế và yêu cầu hoạt động của Sở và các đơn vị trực thuộc Sở.
- Phối hợp tổ chức hội thảo để tham vấn ý kiến của các bên liên quan về kết
quả thực hiện bộ tài liệu và phần mềm quản lý công việc sẽ được chuyển giao cho
Sở và các đơn vị trực thuộc Sở để lấy ý kiến thống nhất tại hội thảo.
- Lập biên bản và báo cáo kết quả hội thảo.
- Hoàn thiện báo cáo kết quả sản phẩm 2.
Sản phẩm 3 : Bản báo cáo kết đào tạo và chuyển giao ứng dụng phần mềm
quản lý công việc cho Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị trực thuộc.
Sản phẩm này không gới hạn ở các hoạt động sau :
3
- Chuẩn bị các tài liệu liên quan.
- Phối hợp tổ chức và thực hiện khóa đào tạo và chuyển giao phần mềm
quản lý công việc theo yêu cầu TOR (phụ lục 1B được đề cập dưới đây). Tư vấn có
thể đề xuất số khóa đào tạo, thời gian đào tạo, nội dung đào tạo phù hợp với tình
hình thực tế và yêu cầu của phần mềm quản lý công việc chuyển giao cho Sở và các
đơn vị trực thuộc Sở để đảm bảo hiệu quả cao nhất của hoạt động tư vấn.
- Đánh giá kết quả khóa đào tạo (các phiếu đánh giá của học viên về chương

trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đánh giá về năng lực của học viên cũng như
kết quả đào tạo chuyển giao phần mềm quản lý công việc).
- Báo cáo kết quả đào tạo/kết quả sản phẩm 3.
Sản phẩm 4 : Bản báo cáo tổng kết hoạt động.
IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Tư vấn có thể sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, ví dụ như:
- Nghiên cứu và thực hiện điều tra khảo sát.
- Phương pháp PRA.
- Tổ chức các cuộc họp/phỏng vấn.
- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến các chuyên gia ở Sở/Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn.
- Các phương pháp khác.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG
Phạm vi công việc cho nhiệm vụ này sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn ở
các hoạt động sau :
- Chuẩn bị một kế hoạch thực hiện cụ thể và chi tiết để đạt được các đầu ra
(căn cứ vào yêu cầu của TOR và đề xuất hoạt động của Tư vấn trong hồ sơ dự thầu
đã được Chương trình xét chọn).
- Tổ chức các đợt điều tra khảo sát tại các đơn vị trực thuộc.
- Xử lý số liệu điều tra, tổng hợp thông tin, thực hiện các báo cáo theo đầu ra và
báo cáo tổng kết hoạt động theo yêu cầu TOR.
- Tổ chức và phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động, các cuộc hội thảo để
đạt các đầu ra theo yêu cầu TOR.
- Phối hợp tổ chức khóa đào tạo và chuyển giao phần mềm đạt yêu cầu và
hiệu quả thiết thực .
- Thực hiện các báo cáo theo đầu ra và báo cáo tổng kết hoạt động theo yêu
cầu TOR.
VI. NGUỒN NHÂN LỰC
1. Yêu cầu đối với Tư vấn:
4

- Trình độ chuyên môn: tốt nghiệp Đại học trở lên về chuyên ngành công nghệ
thông tin, tài chính kế toán, quản trị mạng, quản lý kinh tế hoặc các chuyên ngành khác
có liên quan.
- Nhà tư vấn đã từng có kinh nghiệm hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà
nước trong việc đào tạo và chuyển giao các phần mềm quản lý hoặc từng tổ chức
thực hiện các hoạt động tương tự, cũng như đã từng tham gia thực hiện các hoạt
động do DANIDA tài trợ trong lĩnh vực thủy sản cũng là một lợi thế.
- Có khả năng viết báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp trong lĩnh vực tư vấn.
2. Hoạt động hỗ trợ
Ngoài Tư vấn được tuyển chọn, Sở Nông nghiệp và PTNT/BQL Chương
trình FSPS II sẽ bố trí cán bộ có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ Tư vấn trong quá
trình thực hiện hoạt động.
VII. THỜI GIAN
Công tác tư vấn sẽ bắt đầu triển khai ngay sau khi hợp đồng được hai bên ký
kết. Tư vấn có thể đề xuất thời gian cần thiết (nhưng không vượt quá 2 tháng
công tư vấn) để hòan thành hoạt động và tổ chức thực hiện hoàn thành các đầu ra,
các yêu cầu của TOR càng sớm càng tốt trong quí 3/năm 2011.
VIII. BÁO CÁO
1. Báo cáo tiến độ
Tư vấn có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Sở Nông nghiệp và
PTNT/Ban Quản lý Chương trình tình hình triển khai hoạt động tư vấn (theo như bản
kế hoạch hoạt động của Tư vấn được Sở Nông nghiệp và PTNT/Ban Quản lý Chương
trình chấp thuận) mỗi khi kết thúc đầu ra theo định kỳ hoặc cũng có thể báo cáo bất
kỳ khi nào trong trường hợp Tư vấn thấy cần thiết để giải quyết ngay các vấn đề phát
sinh nhằm đảm bảo họat động được triển khai đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao nhất.
2. Báo cáo kết thúc
- Sau khi Tư vấn nộp bản thảo báo cáo tổng kết họat động, trong vòng 7
ngày người có trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và PTNT/Ban Quản lý Chương
trình sẽ có ý kiến phản hồi. Sau đó, khi đã chỉnh sửa xong phần góp ý cho bản thảo
báo cáo tổng kết, Tư vấn phải đệ trình 02 bộ bản báo cáo tổng kết hoạt động hòan

chỉnh dưới dạng văn bản điện tử (Microsoft Word, Excel…) và 02 bộ bản in cùng
tất cả các tài liệu có liên quan tới Sở/Ban quản lý Chương trình FSPS II trong vòng
7 ngày.
- Tất cả các tài liệu và dữ liệu thu thập được trong quá trình thực hiện họat
động là tài sản chung của Sở Nông nghiệp và PTNT/BQL Chương trình FSPS II
Bến Tre. Tài liệu chỉ được sao chép lại khi được sự chấp thuận của Sở Nông
nghiệp và PTNT/Ban Quản lý Chương trình FSPS II Bến Tre. Trong trường hợp
tài liệu được xuất bản thì tên của Nhà tư vấn sẽ được đề trong tài liệu.
5
IX. NHỮNG ĐẦU VÀO ĐƯỢC CUNG CẤP
1. Các đầu vào do Sở/BQL Chương trình FSPS II tỉnh Bến Tre cung cấp
- Sở Nông nghiệp và PTNT/BQL Chương trình FSPS II Bến Tre có trách
nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các bên có liên quan trong quá trình triển khai
hoạt động. Đồng thời hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc trong quá trình tổ chức
thực hiện và thanh toán chi phí cho công tác tư vấn đã được đề cập trong hồ sơ thầu
của Nhà tư vấn và theo hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn đã được 2 bên ký kết.
- Cung cấp cho Nhà tư vấn tất cả các tài liệu, văn bản có liên quan đến việc
tố chức triển khai thực hiện hoạt động tư vấn.
- Hỗ trợ và giúp đỡ nhà tư vấn thông hiểu về các qui định của DANIDA
theo Sổ tay Quản lý Tài chính và Mua sắm điều chỉnh lần 3 có hiệu lực kể từ
ngày 01/10/2010 và hướng dẫn của LHQ-EU về chi phí địa phương trong hợp tác
phát triển với Việt Nam-Bản cập nhật năm 2009 (theo yêu cầu của Tư vấn).
- Phối hợp tổ chức các cuộc hội nghị/hội thảo/tập huấn phục vụ cho hoạt
động và các hỗ trợ khác có liên quan.
- BQL Chương trình FSPS II Bến Tre sẽ đánh giá và cho điểm việc thực
hiện công tác tư vấn theo biểu mẫu về đánh giá tư vấn. Việc thanh toán toàn bộ chi
phí tư vấn theo hợp đồng sẽ phụ thuộc vào số điểm Nhà tư vấn nhận được, tối thiểu
điểm trung bình phải đạt 6.0 theo biểu mẫu đánh giá về đánh giá tư vấn.
- Sơ yếu lý lịch của chuyên gia tư vấn có được lưu lại trong hồ sơ tư vấn của
BQL Chương trình FSPS II hay không sẽ phụ thuộc vào điểm số chuyên gia tư vấn

đạt được, ít nhất là 7.0 trở lên theo thang điểm bảng đánh giá.
- Cán bộ là thành viên BQL Chương trình phụ trách hợp phần có trách nhiệm
phối hợp và hỗ trợ Tư vấn trong quá trình thực hiện hoạt động theo yêu cầu của bản
tham chiếu và thực hiện công tác giám sát, kiểm tra các hoạt động có liên quan.
- Kế toán Chương trình chịu trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục thu chi tài
chính và thanh quyết toán hoạt động theo quy định của Chương trình.
2. Đầu vào của Nhà tư vấn
Trong suốt thời gian hợp đồng tư vấn, Nhà tư vấn:
1. Chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật.
2. Chịu trách nhiệm dân sự nghề nghiệp và tự mua bảo hiểm y tế, đi lại, tai
nạn trong toàn bộ thời gian tiến hành hoạt động tư vấn.
3. Đóng thuế cho tất cả các khoản thu nhập theo quy định hiện hành của nhà
nước Việt Nam (đóng thuế thu nhập cá nhân nếu là tư vấn độc lập hoặc trả thuế
VAT nếu là công ty theo quy định của pháp luật hiện hành).
4. Chịu trách nhiệm về phương tiện đi lại và các chi phí này phải được dự
trù trong hồ sơ dự thầu trong phần chi phí có thể được hoàn trả theo qui định của
Chương trình.
6

×