Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Quản lý sách điện tử cách nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.45 KB, 3 trang )

Quản lý sách điện tử cách nào?
Sách điện tử (ebook) đang dần phát triển trong xu thế mới nhưng gần
như lâu nay, vấn đề bản quyền của xuất bản phẩm điện tử vẫn
chưa được quan tâm, Luật Xuất bản cũng chỉ có những quy định
chung chung dành cho địa hạt này.
Vi phạm bản quyền trắng trợn
Mặt trái của internet là có thể đầu độc bằng những sản phẩm thấp kém, rác
rưởi
Tại hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Xuất bản sửa đổi, vừa được Quốc
hội tổ chức tại TPHCM, quản lý sách điện tử là một trong những vấn đề đặt
ra và được nhiều đại biểu tham gia đóng góp ý kiến.
Bất khả kháng
Loại hình sách điện tử đã xuất hiện từ nhiều năm qua nhưng gần như hoàn
toàn trong tình trạng vi phạm bản quyền. Bắt đầu từ thói quen chia sẻ thông
tin các tác phẩm văn học, nhiều cá nhân đã đăng tải nội dung cuốn sách lên
mạng, dần dần hình thành cả một hệ thống “sách điện tử”. Đến thời điểm
này, có hàng chục trang web sách điện tử, phong phú về nội dung và thể
loại, cho phép đọc và tải về miễn phí đã thu hút hàng triệu lượt truy cập.
Bỏ qua những tiện ích mà sách điện tử “tự phát” mang đến cho cộng đồng
mạng, phải nhìn nhận rằng việc phát tán sách trên mạng - bất kể thiệt hại
kinh tế cho các nhà xuất bản, đơn vị làm sách - của những cá nhân, tổ chức
trong thời gian qua là hành vi vi phạm bản quyền một cách công khai, trắng
trợn. “Chưa kể, sách điện tử vi phạm bản quyền cũng có thể làm giảm uy tín
của nhà làm sách khi sách trên mạng kém chất lượng” – dịch giả Uông Xuân
Vy, người đầu tư chuyển thể cuốn sách best-seller Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!
của Công ty TGM, nói.
Dịch giả Uông Xuân Vy cũng cho biết ở thời điểm cuốn sách mới “manh
nha chinh phục” độc giả (khoảng cuối năm 2007), toàn bộ nội dung cuốn
sách đã được xuất hiện trên các trang mạng. Trong khi bản gốc được in 4
màu và các sơ đồ tư duy cũng được trình bày một cách cụ thể, rõ ràng thì
bản điện tử chất lượng kém chỉ có thể chuyển tải đến độc giả được phần nội


dung thô mà thiếu đi sự sinh động của cuốn sách.
Nếu như sách in còn có được những cuộc “càn quét” bắt in lậu và có những
biện pháp răn đe nhất định thì việc quản lý bản quyền sách trên mạng hiện
thời - theo ý kiến của nhiều người trong làng xuất bản - vẫn còn là điều bất
khả kháng. Mặc cho các nhà làm sách lên tiếng “kêu cứu”, mọi phương pháp
“tác chiến” phát hiện vi phạm cũng như biện pháp xử lý vi phạm ở lĩnh vực
sách điện tử trong nhiều năm qua của các cơ quan chức năng gần như bỏ
ngỏ.
Xấu tốt gì cũng “lên mạng”
Khi không tồn tại được dưới dạng sách in thì “vô tư lên mạng”; không thể
đường đường chính chính phát biểu trên bàn tròn văn chương thì cũng có thể
lên án, chỉ trích nhau trên mạng. Không ai quản, cộng đồng mạng tha hồ “tự
do ngôn luận”, bất chấp đạo lý và những giá trị của nền tảng đạo đức.
Một trong những cuốn sách có đời sống mạnh mẽ trên mạng đình đám gần
đây có thể kể đến Sát thủ đầu mưng mủ. Sách đã được yêu cầu tạm thu hồi,
điều chỉnh lại nhưng gần như toàn bộ nội dung, hình ảnh của cuốn sách đã
được đăng tải trên nhiều trang mạng và có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng
đồng. Đến thời điểm này, dù nhắc đến quyển sách vẫn còn rất nhiều ý kiến
trái chiều nhưng rõ ràng một thực tế không thể phủ nhận là những “thành
ngữ sành điệu” đã trở nên phổ biến, độc giả cũng góp thêm nhiều câu “thành
ngữ kiểu mưng mủ” trong giao tiếp hằng ngày.
Cuốn sách sex Sợi xích của Lê Kiều Như trước đây cũng có đời sống mạnh
mẽ trên mạng ngay khi nó còn là bản thảo. Đến khi xuất bản thành sách, bị
cơ quan chức năng ra quyết định thu hồi, cuốn sách này vẫn tồn tại trên
mạng dưới dạng bản điện tử.
Sát thủ đầu mưng mủ theo đánh giá của nhiều người thì chỉ đang là “ảnh
hưởng vui” nhưng có những thứ rác văn hóa “đội lốt văn chương” kiểu như
Sợi xích mặc sức tung hoành trên mạng. Truyện cổ tích chế “phiên bản mới”
theo kiểu hài hước nhưng nếu nhìn ở góc độ ngược lại sẽ góp phần làm hỏng
những giá trị truyền thống; truyện ma khai thác đầy rẫy những yếu tố kinh

dị, tình dục; truyện tranh bạo lực với những hình ảnh gợi dục cùng phim ảnh
đồi trụy… càng lúc càng gia tăng số lượng, có sức lan tỏa đến mức đã xây
dựng được hàng chục diễn đàn với sự tham gia tích cực của đông đảo độc
giả, nhất là giới trẻ. Mặt trái của internet là có thể đầu độc bằng những sản
phẩm thấp kém, rác rưởi khi được đưa lên mạng một cách dễ dàng, khó kiểm
soát.
Hai mặt

Vấn đề đặt ra đối với những cuốn sách chưa được phép
phát hành nhưng đang phát tán trên mạng thì sẽ quản lý
như thế nào? Internet càng lúc càng chứng tỏ sức mạnh
của nó khi tốc độ lan truyền chóng mặt và tầm ảnh
hưởng không hề nhỏ trong cộng đồng. Những giá trị tích
cực bắt đầu từ mạng xã hội nhưng hệ lụy cũng sản sinh
từ đây khi cái gì cũng có thể đưa lên mạng. Cũng như
showbiz có hàng loạt thông tin “lộ hàng, ngực khủng”
thì đời sống chữ nghĩa trên mạng cũng không ít những
chuyện phản cảm, nhố nhăng.
TIỂU QUYÊN

×