Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

giao an hoc ki 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 25 trang )

Giáo án môn công nghệ lớp 11
Tiết:20, 21 Bài: 16 CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI

I. MỤC TIÊU:
Dạy xong bài này, GV cần làm cho HS:
- Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, hiểu được công nghệ chế tạo phôi
bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.
- Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và hàn
* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong chế tạo phôi.
II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
1. Chuẩn bị nội dung
- Nghiên cứu nội dung bài 16 SGK
- Sưu tầm thông tin liên quan đến công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, gia công áp lực và hàn
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học
- Tranh vẽ phóng to hình 16.1, 16.2 và hai hình trong bảng16.1 SGK
- Chuẩn bị một số sản phẩm được chế tạo bằng các công nghệ chế tạo trên.
III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Cấu trúc và phân bố bài giảng
Bài giảng thực hiện trong hai tiết
Tiết 1 : Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
Tiết 2 : Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và phương pháp hàn
2. Các hoạt động dạy học
- Ổn định lớp
- Bài cũ:
+Trình bày các tính chất đặc trưng của vật liệu ?
+ Tính chất và ứng dụng của các vật liệu thường dùng trong ngành cơ khí?
- Bài mới
Trang1
Giỏo ỏn mụn cụng ngh lp 11

Trang2


Hot ng ca gv Hot ng ca hc sinh Ni dung bi hc
TIT 1 : CễNG NGH CH TO PHễI BNG PHNG PHP C
Hot ng 1 : Tỡm hiu bn cht v u nhc im ca cụng ngh ch to phụi bng phng phỏp ỳc
Cho vớ d 1 s sn phm ỳc?
+ Nh th no l ỳc sn phm ?
+ Cú nhng phng phỏp ỳc no ?
- Nhng vt liu no cú th ỳc ?
- Nhn xột hỡnh dng kớch thc cỏc
vt ỳc ?Cho vớ d c th ?
- ỳc cú nhng nhc im no ?
- GV gii thớch nhng khuyt tt ca
phng phỏp ỳc.
HS tr li cỏc cõu hi.
HS tr li
I.CễNG NGH CH TO PHễI BNG
PHNG PHP C :
1. Bn cht: ỳc l rút kim loi lng vo khuụn, sau
khi kim loi lng kt tinh v ngui ta c vt ỳc cú
hỡnh dng v kớch thc ging lũng khuụn.
2. u , nhc im:
a. u im :
- ỳc c tt c cỏc kim loi v hp kim khỏc nhau.
- Cú th ỳc c vt th t vi gam n vi trm tn
; cú th ỳc c vt ỳc cú hỡnh dng v kt cu
phc tp.
- Nhiu phng phỏp ỳc hin i cú chớnh xỏc
v nng sut cao , h thp chi phớ sn xut.
b. Nhc im:
Gõy ra cỏc khuyt tt nh: r khớ, r x, khụng in
y ht lũng khuụn, vt ỳc b nt

Tớch hp giỏo dc bo v mụi
trng:
? Khi nu chy kim loi, cú cỏc cht
thi no thi vo khụng khớ?
HS tr li qua quan sỏt
thc t v gi ý ca GV
(khớ thi t nhiu cht ph
gia-CO
2
, SO
2
, SO
3
,-gõy
ụ nhim kk, nh hng
n sc khe con ngi
v sinh vt).
Hot ng 2 : Tỡm hiu cụng ngh
ch to phụi bng phng phỏp
ỳc trong khuụn cỏt
- ỳc trong khuụn cỏt c thc hin
trong my bc ?
- Mu c lm t vt liu gỡ ?
- Hỡnh dng mu ỳc ra sao ?
- Nhng vt liu no cdựng lm
khuụn ?
- Khuụn c tin hnh lm nh th
no?
- Vt liu nu gm nhng gỡ?
* GV hd thờm : Dựng lũ nu (lũ ng,

lũ chừ ci tin, lũ in h quang, lũ
ni) nu chy KL v rút kim loi
lng vo khuụn ỳc chi tit.
HS tr li cỏc cõu hi.
Ghi nhn nhng ý chớnh.
3. Cụng ngh ch to phụi bng phng phỏp
ỳc trong khuụn cỏt:
- Bc 1 : Chun b mu v vt liu lm khuụn:
Mu lm bng g hoc nhụm , cú hỡnh dng v kớch
thc ca vt cn ỳc.
Vt liu lm khuụn gm : cỏt, cht kt dớnh v nc.
- Bc 2: Tin hnh lm khuụn:
Dựng mu lm khuụn trờn nn cỏt c lũng khuụn
cú hỡnh dng v kớch thc ging vt ỳc.
- Bc 3: Chun b vt liu nu:
Gm kim loi hoc hp kim cn nu, than ỏ, cht
tr dung ( ỏ vụi)
- Bc 4 : Nu chy v rút kim loi lng vo khuụn.
TIT 2 : CễNG NGH CH TO PHễI BNG PHNG PHP GIA CễNG P LC V
PHNG PHP HN
Hot ng 3 : Tỡm hiu bn cht, u nhc im v ng dng ca cụng ngh ch to phụi bng phng phỏp gia cụng
bng ỏp lc
- p lc do õu to ra ?
- Vic ch to phụi bng phng
phỏp gia cụng ỏp lc c thc hin
nh th no ?
- u, nhc im ca phng phỏp
rốn t do v dp th tớch nh th
no ?
HS tr li

II. CễNG NGH CH TO PHễI BNG
PHNG PHP GIA CễNG P LC:
1. Bn cht : dựng ngoi lc tỏc ng thụng qua cỏc
dng c hay thit b lm vt liu bin dng do theo
hng nh trc nhm to ra vt th cú hỡnh dng v
kớch thc theo yờu cu.
Cú nhiu pp : rốn t do, dp th tớch
2. u, nhc im
a. u im: cú c tớnh cao, d c khớ hoỏ v t ng
Chuẩn bị mẫu và
vật liệu làm khuôn
Tiến hành
làm khuôn
Nấu chảy
kim loại
Chuẩn bị vật liệu
nấu
Khuôn
đúc
Sản phẩm
đúc
Giáo án môn công nghệ lớp 11
Hoạt động 5: Tổng kết, đánh giá
- GV đặt một số câu theo nội dung bài giảng (sgk ) để HS trả lời
- Hướng dẫn HS trả lời cá câu hỏi trong bài và yêu cầu HS đọc trước bài 17 SGK.
IV.RÚT KINH NGHIỆM
Một số hình ảnh minh hoạ.

Lò nấu loại đứng Làm khuôn trên nền cát


Khuôn 2 nửa Rót KL lỏng vào khuôn
Tiết:22, 23 Bài: 17 CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU:
- HS biết được bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt.
- Biết được nguyên lí cắt và dao cắt.
- Biết được các chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện.
* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong cắt gọt kim loại.
II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
1. Chuẩn bị nội dung
- Nghiên cứu bài 17 SGK
- Sưu tầm các thông tin liên quan đến công nghệ gia công kim loại bằng cắt gọt
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học
-Tranh vẽ phóng to các hình 17.1 đến 17.4 SGK
- Chuẩn bị mô hình 17.2a SGK
III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Cấu trúc và phân bố bài giảng
Tiết 1 : Nguyên lí cắt và dao cắt
Tiết 2 : Gia công trên máy tiện
Trang3
Giáo án môn công nghệ lớp 11
2. Các hoạt động dạy học
- Ổn định lớp
- Bài cũ :
+ Trình bày bản chất và ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng pp gia công áp lực .
+ Hàn là gì ? Ưu nhược điểm của phương pháp hàn?
- Bài mới
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG
Tiết 1 : Nguyên lý cắt và dao cắt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt
* GV giới thiệu sơ lựoc cho HS 1 số pp

cắt gọt kim loại : tiện ,phay, bào.
+ Để tạo ra chi tiết có hình dạng và kích
thước theo y/c từ phôi ta làm ntn?
+ Bản chất của gia công kim loại bằng
cắt gọt là gì?
+Ưu điểm của công nghệ gia công kim
loại bằng cắt gọt ?
Hs lắg nghe, tiếp nhận kiến
thức mới.
HS trả lời.
HS trả lời.
I. NGUYÊN LÝ CẮT VÀ DAO CẮT
1. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt:
Gia công kim loại bằng cắt gọt là dùng dụng cụ cắt
lấy đi phần kim loại dư thừa của phôi dưới dạng
phoi để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước
theo yêu cầu.
Tích hợp giáo dục bảo vệ MT
? Công nghệ cắt gọt kim loại ảnh
hưởng đến môi trường ntn?
Hs trả lời dựa vào quan sát
thực tế. ( chất thải, tiếng ồn,
rung động,…)
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên lí cắt và dao cắt
* Gv hướng dẫn bằng hình vẽ 17.2
+ Phoi đựoc tạo thành như thế nào?
+ Chuyển động cắt là gì ?
* GV giới thiệu 1 số dao tiện .
+ Để cắt gọt được phôi, phần đầu của
dao tiện được hình thành như thế nào?

* GV giới thiệu các mặt của dao từ hình
17.2a.
+ Lưỡi cắt chính là phần nào?
* GV giới thiệu các góc tạo thành từ các
mặt của dao (h17.2b)
+Cho biết tên gọi của các góc? Các
góc đó ảnh hưởng như thế nào khi dao
cắt gọt chi tiết?
- Để cắt gọt được phôi dao phải có độ
cứng như thế nào so với độ cứng của
phôi? Dao cắt thường làm bằng vật liệu
gì ?
HS quan sát
HS trả lời.
- HS nghiên cứu trả lời
- HS trả lời
2. Quá trình hình thành phoi:
a. Nguyên lý cắt:
Khi dao tiến vào phôi, dưới tác dụng của lực sẽ
làm cho phần kim loại phía trước dao dịch chuyển
trên mặt trượt tạo thành phoi.
b. Chuyển động cắt:
Là chuyển động có tốc độ tương đối lớn hơn các
chuyển động khác trong quá trình tạo phoi.
3. Dao cắt:
a. Các mặt của dao :( dao tiện cắt đứt)
- Mặt trước : là mặt tiếp xúc với phoi.
- Mặt sau : là mặt tiếp xúc với mặt đang gia công.
- Giao tuyến của mặt trước và mặt sau là lưỡi cắt
chính.

b. Các góc của dao :
- Góc trước (góc thoát phoi). Góc trước càng lớn
thì phoi thoát càng dễ.
- Góc sau : Góc sau càng lớn thì ma sát càng giảm.
- Góc sắc : Góc sắc càng nhỏ thì dao càng sắc
nhưng dễ gãy.
c. Vật liệu làm dao :
- Thân dao : làm bằng thép tốt như thép 45.
- Phần cắt gọt : làm bằng vật liệu có độ cứng cao,
chịu mài mòn và chịu nhiệt.
Tiết 2 : Gia công trên máy tiên.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về máy tiện , các chuyển động khi tiện và khả năng gia công khi tiện
- GV giới thiệu công dụng các bộ phận
trên máy tiện
- HS lắng nghe, ghi nhận ý
chính.
II. GIA CÔNG TRÊN MÁY TIỆN:
1. Máy tiện:
2. Các chuyển động khi tiện:
Trang4
Giáo án môn công nghệ lớp 11
- Để gia công chi tiết cần thực hiện
những chuyển động nào?
* GV cho HS tìm hiểu khả năng gia
công của các phương pháp: mài, dũa,
cưa, bào, khoan. Yêu cầu HS nhận xét
khả năng của phương pháp tiện.
HS trả lời
- Chuyển động cắt: là cđ quay tròn của phôi.
- Chuyển động tiến dao :

+ Chuyển động tiến dao dọc : dùng để gia công
theo chiều dài chi tiết.
+ Chuyển động tiến dao ngang : dùng để gia
công mặt đầu hoặc dùng để cắt đứ t.
+ Chuyển động tiến dao phối hợp : dùng để g/c
các mặt côn hoặc các mặt định hình.
3. Khả năng gia công của tiện:
- Gia công các mặt trụ trong, mặt trụ ngoài.
- Các mặt đầu. - Các mặt côn trong, ngoài.
- Các mặt trụ định hình.
- Các loại ren trong, ngoài.
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá
+Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt? Gia công kim loại bằng cắt gọtcó ưu điểm gì?
+ Các chuyển động khi tiện? + Các khả năng gia công của tiện?
- GV yêu cầu HS đọc trước bài mới và chuẩn bị dụng cụ để làm bài thực hành trong tiết sau.
IV.Ruùt kinh nghieäm
Tiết:25 Bài:19 TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ
Ngày soạn

I. MỤC TIÊU:
- HS biết được các khái niệm về máy tự động, máy điều khiển số, người máy công nghiệp và dây chuyền
tự động
- Biết được các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí .
* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.
II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
1. Chuẩn bị nội dung
- Nghiên cứu bài 19 SGK
- Đọc các tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học
Tranh vẽ phóng to các hình 19.1 đến 19.3 SGK

III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Cấu trúc và phân bố bài giảng
Bài này gồm hai nội dung
- Máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động.
- Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.
2. Các hoạt động dạy học
Trang5
Giáo án môn công nghệ lớp 11
- Ổn định lớp
- Bài cũ:
- Bài mới
HO?T Ð?NG C?A GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về máy tự
động
GV giới thiệu một số máy tự động.
- Máy tự động là gì?
- Chương trình của máy tự động cứng
và máy tự động mềm khác nhau ntn?
- Vai trò của con người đ/v hoạt động
của máy tự động?
HS quan sát, trả lời câu hỏi.
I. MÁY TỰ ĐỘNG, NGƯỜI MÁY CN
VÀ DÂY CHUYỀN TỰ ĐỘNG
1. Máy tự động:
a. Khái niệm: Máy tự động là máy hoàn thành
được một nhiệm vụ nào đó theo một chương
trình định trước mà không cần sự tham gia trực
tiếp của con người.

b. Phân loại:
Máy tự động cứng : là máy điều khiển bằng cơ
khí nhờ cơ cấu cam.
Máy tự động mềm: là máy có thể thay đổi
chương trình hoạt động một cách dễ dàng để gia
công được các loại chi tiết khác nhau. VD: Máy
tiện NC, CNC…
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về người
máy công nghiệp
GV giới thiệu một số rôbôt.
- Như thế nào là người máy công
nghiệp?
- Người máy công nghiệp khác như
thế nào so với máy tự động?
HS quan sát, trả lời câu hỏi.
2. Người máy công nghiệp:
a. Khái niệm: Người máy công nghiệp là một
thiết bị tự động đa chức năng hoạt động theo
chương trình nhằm phục vụ tự động hoá các
quá trình sản xuất.
b.Công dụng của rôbốt:
- Dùng trong các dây chuyền sx tự động .
- Thay thế con người làm việc ở những môi
trường độc hại và nguy hiểm.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về dây
chuyền tự động
- Để thay thế hoàn toàn sức người
trong sản xuất cần kết hợp giữa máy tự
động và người máy công nghiệp .
-Dây dây chuyền tự động là gì?

- GV hướng dẫn nguyên lí làm việc
của dây chuyền tự động .
HS quan sát, trả lời câu hỏi, ghi nhận ý
chính.
3. Dây chuyền tự động
Là tổ hợp các máy và các thiết bị tự động được
sắp xếp theo trật tự xác định để thực hiện các
công việc khác nhau nhằm hoàn thành một sản
phẩm nào đó.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu sự ô nhiễm
môi trường trong sx cơ khí
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường?
- Vì sao sản xuất cơ khí lại gây ô
nhiễm môi trường?
HS trả lời câu hỏi.
II. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO SỰ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG SẢN
XUẤT CƠ KHÍ.
1. Ô nhiễm môi trường trong sx cơ khí:
Do dầu mỡ và các chất bôi trơn, làm nguội, phế
thải trong quá trình cắt gọt không qua xử lý.
Hoạt động 5 : Tìm hiểu các biện
pháp đảm bảo sự phát triển bền
vững trong sản xuất cơ khí – Tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
-Thế nào là phát triển bền vững?
- Có các biện pháp nào để phát triển
HS trả lời câu hỏi.
2. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền

vững trong sản xuất cơ khí:
- Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất để
giảm chi phí năng lượng và tiết kiệm nguyên
liệu.
- Có biện pháp xử lý dầu mỡ và nước thải trước
Trang6
Giáo án mơn cơng nghệ lớp 11
bền vững trong sản xuất cơ khí?
- Là HS, chúng ta bảo vệ mơi trường
ntn?
khi thải vào mơi trường .
- Giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho người
dân.
Hoạt động 6 : Tổng kết, đánh giá
- GV u cầu HS trả lời câu hỏi 4,5 SGK
- Dặn học sinh xem trước bài mới: Khái qt về động cơ đốt trong.
IV.RÚT KINH NGHIỆM
Tiết:26 Bài:20 KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Ngày soạn

I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu được khái niệm và cách phân loại động cơ đốt trong.
- Hiểu được cấu tạo chung của ĐCĐT
II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
1. Chuẩn bò nội dung
Nghiên cứu bài 20 SGK
Tham khảo những nội dung liên quan đến ĐCĐT
2. Chuẩn bò phương tiện dạy học
- Tranh vẽ phóng to các hình 20.1 SGK
- Mô hình động cơ 4 kì (nếu có)

III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Cấu trúc và phân bố bài giảng
Bài có ba nội dung chính:
- Khái niệm và phân loại ĐCĐT
- Cấu tạo chung của ĐCĐT
2. Các hoạt động dạy học
Trang7
Giáo án mơn cơng nghệ lớp 11
- Ổn đònh lớp
- Bài cũ :
+ Máy tự động và dây chuyền tự động đem lại những lợi ích gì cho con người ?
+ Ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí là do đâu? Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền
vững trong SX cơ khí ?
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu lòch sử phát
triển củ a ĐCĐT
-Để phục vụ việc đi lại vận
chuyển hàng hoá, xây dựng
các công trình con người cần
nguồn động lực chủ yếu là
động cơ đốt trong.
- Có những mốc lòch sử phát
triển ĐCĐT nào ?
ĐC 2 kì đầu tiên.
HS tóm tắt ý chính sgk.
Đemlơ và ĐC xăng
I. SƠ LƯC LỊCH SỬ PHÁT

TRIỂN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG :
- Năm 1860 , động cơ đốt trong đầu tiên
(ĐC 2 kì chạy bằng khí thiên nhiên ) ra
đời do Lơ noa chế tạo.
-Năm 1877, Ôttô và Lăng Ghen chế
tạo ra ĐC 4 kì chạy bằng khí than.
-Năm 1885, Đem lơ chế tạo thành công
ĐCĐT chạy bằng xăng.
-Năm 1987, Điêzen chế tạo thành công
ĐCĐT chạy bằng nhiên liệu nặng ( dầu
Điêzen), công suất khoảng 20 mã lực.
Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi
trường:
? ĐC đốt trong ảnh hưởng đến mơi
trường ntn?
Hs trả lời theo gợi ý của GV
Khí thải, xăng, dầu điêzen, dầu bơi
trơn, tiếng ồn, rung động.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái niệm
và phân loại ĐCĐT
- ĐCĐT là loại động cơ gì ?
- Q trình biến đổi nhiệt năng thành
cơ năng diễn ra ở đâu ?
* GV giới thiệu thêm loại ĐC đốt
ngồi.
- Dựa vào căn cứ nào để phân loại
động cơ đốt trong ?

II. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG :

1. Khái niệm :
ĐCĐT là loại động cơ nhiệt mà q trình
đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và q trình
biến đổi nhiệt năng thành cơng cơ học
diễn ra ngay trong xi lanh của ĐC.
2. Phân loại:
ĐCĐT thường được phân loại theo 2 dấu
hiệu sau :
- Theo nhiên liệu: ĐC xăng, ĐC Điêzen,
ĐC ga.
- Theo số hành trình pittơng trong 1 chu
Trang8
Giáo án môn công nghệ lớp 11
trình : ĐC 4 kì và ĐC 2 kì.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cấu tạo
chung của ĐCĐT
- GV cho HS quan sát hình vẽ cấu tạo
động cơ đốt trong .
- ĐCĐT có cấu tạo như thế nào ?
- GV giới thiệu sơ lược công dụng
từng cơ cấu và hệ thống trong ĐC
HS quan sát, trả lời câu hỏi. III. CẤU TẠO CHUNG CỦA
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG :
Gồm 2 cơ cấu và 4 hệ thống chính sau :
- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
- Cơ cấu phân phối khí.
+ Hệ thống bôi trơn.
+ Hệ thống làm mát.
+ Hệ thống cung cấp nhiên liệu -kh khí
+ Hệ thống khởi động.

ĐC cơ xăng còn có hệ thống đánh lửa.
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá
- GV đặt câu hỏi để củng cố bài
+ ĐCĐT là gì ? Hãy phân loại ĐCĐT theo số kì và nhiên liệu ?
+ ĐCĐT gồm có những cơ cấu và hệ thống nào ?
- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi SGK và dặn HS xem trước bài mới
IV.Rút kinh nghiệm
Tiết:27, 28
Bài:21 NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Ngày soạn

I. MỤC TIÊU:
Dạy xong bài này, GV cần làm cho HS :
- Biết được một số khái niệm cơ bản về ĐCĐT
- Hiểu được nguyên lí làm việc của ĐCĐT
* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong ngành ĐCĐT
II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
1. Chuẩn bị nội dung
- Nghiên cứu nội dung bài 21 SGK
- Tham khảo thêm những thông tin có liên quan đến ĐCĐT
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học
- Tranh vẽ phóng to các hình 21.1, 21.2, 21.3 21.4 SGK
- Mô hình động cơ 2,4 kì ( nếu có)
III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Cấu trúc và phân bố bài giảng
Bài này có ba nội dung chính được tiến hành trong 2 tiết
Tiết 1 : - Một số khái niệm cơ bản
-Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì
Tiết 2: Nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì
2. Các hoạt động dạy học

Trang9
Giáo án môn công nghệ lớp 11
- Ổn định lớp
- Bài cũ :
+ Trình bày những nét cơ bản về lịch sử phát triển động cơ đốt trong .
+ Nêu khái niệm, phân loại và cấu tạo chung của động cơ đốt trong?
- Đặt vấn đề vào bài mới
- Bài mới
HO?T Ð?NG C?A GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Nội dung
Tiết 1:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu một
số khái niệm cơ bản
- Khi nghiên cứu nguyên lí làm
việc của ĐCĐT ta cần biết
những khái niệm nào ?
* GV cho HS quan sát H22.1,2
- Điểm chết của pittông là gì ?
- Thế nào là hành trình
pittông?
- So sánh các thể tích xilanh?
Đơn vị thường dùng đo thể tích
xilanh của động cơ ?
- Thế nào là chu trình làm việc
của động cơ ?
- Cho biết khái niệm kì ?
- Khi pitông thực hiện 1 hành
trình thì trục khuỷu quay mấy
vòng?


HS quan sát hình 21.1 và nhận biết Vt
p
, Vb
c
và V
c t
.

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN :
1. Điểm chết của pittông :
Điểm chết của pittông là vị trí tại đó pittông đổi
chiều chuyển động. Có 2 loại điểm chết: điểm chết
trên (ĐCT) và điểm chết dưới (ĐCD)
2. Hành trình pittông (S)
Là quãng đường pittông đi được giữa 2 ĐC.
3. Thể tích toàn phần ( Vt
p
)
Là thể tích xi lanh giới hạn bởi nắp máy, xi lanh và
đỉnh pittông khi pittông ở ĐCD.
4. Thể tích buồng cháy ( Vb
c
)
Là thể tích xi lanh khi pittông ở ĐCT.
5. Thể tích công tác ( Vc
t
)
Là thể tích xi lanh giới hạn bởi 2 điểm chết.
6. Tỉ số nén

Là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng
cháy.
7. Chu trình làm việc của động cơ :
Gồm các quá trình : nạp , nén, cháy dãn - nở và
thải.
8. Kì :
Là 1 phần của chu trình được thực hiện trong 1
hành trình pittông.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu
nguyên lí làm việc của động
cơ điêzen 4 kì
* GV hướng dẫn HS bằng
tranh vẽ phóng lớn.
- Trong kì nạp, hoạt động của
pittông như thế nào ?
- Vị trí các xupap ?
- Vì sao pittông đi được từ
ĐCT xuống ĐCD ?
- Động cơ Điêzen nạp gì ?
- Cho biết hoạt động của
pittông, vị trí các xupap và
hoạt động diễn ra trong kì
nén?
- Dầu Điezen được cấp vào ở
HS quan sát, trả lời câu hỏi.
II. NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG
CƠ XĂNG 4 KÌ :
1. Nguyên lí làm việc của động cơ Điêzen 4 kì :
a. Kì 1 : Nạp
- Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD, xupap

nạp mở, xupap thải đóng.
- Pittông được trục khuỷu dẫn động đi
xuống, áp suất trong xilanh giảm, không
khí từ đường ống nạp đi vào xilanh ĐC
do sự chênh lệch áp suất.
b. Kì 2 : Nén
- Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT, hai xupap
đều đóng.
- Pittông được trục khuỷu dẫn động đi
lên, áp suất và nhiệt độ khí trong xilanh
tăng.
- Cuối kì nén, nhiên liệu được vòi phun
phun vào buồng cháy của động cơ dưới
Trang10
Giáo án môn công nghệ lớp 11
giai đoạn nào ?
- Vì sao nhiên liệu phải được
phun tơi dưới dạng sương
mù ?
- Giải thích việc đi xuống của
pittông khi nhiên liệu cháy ?
- Vì sao kì cháy –dãn nở được
gọi là kì sinh công ?
- Cho biết hoạt động của
pittông, vị trí các xupap và hoạt
động diễn ra trong xilanh
trong kì thải ?
* GV hướng dẫn việc đóngtrễ,
mở sớm của các xupap
HS quan sát, trả lời câu hỏi.


dạng sương mù.
c. Kì 3 : Cháy-dãn nở
- Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai
xupap đều đóng.
- Nhiên liệu có áp suất cao hoà trộn với
khí nóng tạo thành hoà khí, ở điều kiện t
và p cao hòa khí tự bốc cháy đẩy pittông
đi xuống làm trục khuỷu quay sinh
công, kì sinh công.
d. Kì 4 : Thải
- Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD, xupap
nạp đóng, xupap thải mở.
- Pittông được trục khuỷu dẫn động đi
lên đẩy khí cháy qua đường ống thải ra
ngoài
Hoạt động 3: Tìm hiểu
nguyên lí làm việc của ĐC
xăng 4 kì
- Độïng cơ xăng nạp gì ?
- Hoà khí được đốùt cháy do
yếu tố nào ?
* GV giải thích vì sao hoà khí
không tự cháy được .
HS nghiên cứu sgk, trả lời câu hỏi.
2. Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì :
Tương tự như nguyên lí làm việc động cơ
Điêzen 4 kì, chỉ khác ở 2 điểm:
- Trong kì nạp : khí nạp vào xilanh là hoà khí (hỗn
hợp xăng – không khí)

- Cuối kì nén : bugi bật tia lửa điện để châm cháy
hoà khí.
Tiết 2 :
Hoạt động 4 : Tìm hiểu
NLLV của động cơ xăng 2 kì
* GV cho HS quan sát hình 21.
3
- Cấu tạo động cơ 2kì có gì
khác so với động cơ 4 kì ?
- Khi pittông đi xuống , thứ tự
các cửa khí được mở ntn ?
- Thứ tự các hoạt động diễn ra
trong xi lanh và dưới cacte ?
- Khi pittông đi lên , các cửa
khí được đóng theo thứ tự
ntn?
- Trong xilanh diễn ra các quá
trình gì ?
* GV hdẫn việc bôi trơn của
ĐC xăng 2 kì.
HS quan sát, trả lời câu hỏi.
III. NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG
CƠ 2 KÌ :
1. Đặc điểm cấu tạo động cơ 2 kì :
Không có xuppap, các cửa khí trên thành xilanh
được đóng mở nhờ pittông.
2. Nguyên lí làm việc động cơ xăng 2 kì:
a. Kì 1 : Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD.
- Trong xilanh diễn ra các quá trình : cháy – dãn
nở, thải tự do và quét thải khí.

- Dưới cácte , hoà khí bị nén.
b. Kì 2 : Pittông đi từ ĐC D lên ĐCT.
- Trong xilanh diễn ra quá trình : quét thải khí, lọt
hoà khí và nén hoà khí . cuối giai đoạn nén, bugi
bật tia lửa điện để đốt cháy hoà khí.
- Dưới cácte : hoà khí được nạp vào qua cửa nạp.
Hoạt động 5 : Tìm hiểu
NLLV của ĐC điêzen 2 kì
- Cho biết điểm khác trong quá
trình làm việc của ĐC Điêzen
2 kì so với ĐC xăng 2 kì ?
HS trả lời câu hỏi.
3. Nguyên lí làm việc của động cơ Điêzen 2 kì :
Tương tự như ĐC xăng 2 kì, chỉ khác ở 2 điểm:
- Khí nạp vào cácte là không khí.
- Cuối giai đoạn nén, vòi phun phun nhiên liệu áp
suất cao vào buồng cháy.
Trang11
Giáo án môn công nghệ lớp 11
Tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường:
? Khí thải của ĐC ảnh hưởng
đến môi trường ntn?(CO
2
,
CO, CmHm, NOx

, bụi

than)

? Biện pháp nào để giảm độc
hại của khí thải và nhiệt độ?
Hs trả lời qua gợi ý của GV
- Là những chất độc và những hạt bụi
nhỏ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
con người cũng như cây trồng, vật
nuôi.
- S/d ĐC đúng kĩ thuật, bảo dưỡng,
sửa chữa và cải tiến ĐC để nâng cao
hiệu suất sử dụng nhiên liệu.
Hoạt động 6 : Tổng kết, đánh giá
HS trả lời các câu hỏi sau :
- Hoạt động của pittông trong các kì nạp ,nén, cháy dãn nở và thải của động cơ điêzen 4 kì ?
- Vị trí của các xupap trong các kì nạp ,nén, cháy dãn nở và thải của động cơ điêzen 4 kì ?
- Dầu điêzen, không khí được đưa vào xilanh ở giai đoạn nào ?
- Kì nào là kì sinh công, vì sao ?
- Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì có điểm gì khác so với động cơ Điêzen 4 kì ?
- Nêu đặc điểm cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì ?
* GV dặn HS về học bài, đọc trước bài 22 : Thân máy và nắp máy .
IV.Rút kinh nghiệm
Tiết:30
Bài: 23 CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN


I. MỤC TIÊU:
- HS biết được cấu tạo và nhiệm vụ của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
- Đọc được sơ đồ cấu tạo của pittông, thanh truyền và trục khuỷu.
* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong sử dụng cơ cấu TK TT của động cơ.
II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
1. Chuẩn bị nội dung

- Tranh vẽ phóng to các hình 23.1 đến 23. 4 SGK
- Mô hình động cơ đốt trong.
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học
III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Cấu trúc và phân bố bài giảng
Bài này có 4 nội dung trong đó trọng tâm là:
- Píttông - Thanh truyền - Trục khuỷu
2. Các hoạt động dạy học
- Ổn định lớp
- Bài cũ:
+ Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì ?
+ Nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì ?
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS Nội dung
Trang12
Giáo án môn công nghệ lớp 11
Hoạt động 1 : Giới thiệu chung về cơ cấu
trục khuỷu thanh truyền
- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm
những nhóm chi tiết nào ?
- Pittông, trục khuỷu chuyển động như thế
nào ?
* GV giới thiệu sơ lược về quan hệ lắp ghép
giữa 3 nhóm chi tiết của cơ cấu TK _TT .
HS trả lời câu hỏi, ghi nhận ý chính.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có
nhiệm vụ biến chuyển động tịnh tiến
của pittông trong kì cháy – dãn nở
thành chuyển động quay tròn của trục

khuỷu và trong các kì cản thì biến đổi
ngược lại.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu pittông
- Pittông có những nhiệm vụ nào ?
- Pittông chuyển động tịnh tiến trong xilanh
do đâu?
- Pittông có hình dạng như thế nào ?
- 3 phần chính của pittông là gì ?
- Đặc điểm cấu tạo phần đỉnh pittông ?
* GV hướng dẫn thêm về sự khác nhau của
đỉnh pittông ĐC xăng và ĐC Đizen.
- Đặc điểm cấu tạo phần đầu của pittông ?
* GV giới thiệu thêm về tác dụng của xec
măng và hướng dẫn HS tìm hiểu thêm trong
phần thông tin bổ sung.
- Đặc điểm cấu tạo phần thân pittông ?
HS quan sát, trả lời câu hỏi.
II. PITTÔNG :
1. Nhiệm vụ :
- Cùng với xilanh và nắp máy tạo ra
không gian làm việc cho đông cơ.
- Nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền
cho trục khuỷu để sinh công và nhận lực
của trục khủyu để thực hiện quá trình
nạp, nén và thải.
2. Cấu tạo :
Gồm 3 phần chính :
- Phần đỉnh : có 3 dạng : đỉnh bằng, đỉnh
lồi và đỉnh lõm.
- Phần đầu : có các rãnh để lắp

xecmăng dầu và xecmăng khí.
- Phần thân : có lỗ ngang để lắp chốt
pittông.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu thanh truyền
- Thanh truyền có nhiệm vụ gì ?
HS quan sát hình 23.3 và trả lời câu hỏi :
- Thanh truyền gồm mấy phần , tên gọi từng
phần ?
- Đặc điểm cấu tạo đầu nhỏ ?
- Thân thanh truyền có tác dụng gì ?
- Đặc điểm cấu tạo đầu to thanh truyền ?
- Vì sao trong đầu nhỏ và đầu to thanh
truyền phải có bạc lót hoặc ổ bi ?
HS quan sát, trả lời câu hỏi.
III. THANH TRUYỀN :
1. Nhiệm vụ :
Truyền lực giữa pittông và trục khuỷu.
2. Cấu tạo : gồm 3 phần :
- Đầu nhỏ : lắp với chốt pittông.
- Thân : mặt cắt hình chữ I, dùng để nối
đầu nhỏ với đầu to.
- Đầu to : lắp với chốt khuỷu.
Trong đầu nhỏ và đầu to có lắp bạc lót
hoặc ổ bi.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu trục khuỷu
- Trục khuỷu có nhiệm vụ gì ?
- Trục khuỷu được chia thành mấy
phần ?
* GV giới thiệu cho HS tác dụng của đầu
trục và đuôi trục .

- Thân trục khuỷu được cấu tạo ntn ?
- Chốt khuỷu lắp với phần nào của cơ cấu
TK- TT ?
HS quan sát, trả lời câu hỏi.
IV. TRỤC KHUỶU :
1. Nhiệm vụ :
Nhận lực từ thanh truyền để tạo
momen quay để kéo máy công tác.
2. Cấu tạo : gồm 3 phần : đầu, thân,
đuôi.
Thân của trục khuỷu gồm : cổ khuỷu,
má khuỷu và chốt khuỷu.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
? Làm thế nào để giảm tiếng ồn và rung
động do động cơ gây nên?
Hs trả lời qua gợi ý của GV ( dùng
đối trọng)
Hoạt động 5: Tổng kết, đánh giá
- HS trả lời theo các câu hỏi sau :
Trang13
Ñænh
Ñaàu
Thaân
Giáo án môn công nghệ lớp 11
+ Nhiệm vụ của cơ cấu TK- TT ? Các nhóm chi tiết chính của cơ cấu ?
+ Cho biết đặc điểm cấu tạo pittông , thanh truyền và trục khuỷu ?
+ Tại sao không làm vừa khít xilanh với pittông để không phải dùng xecmăng ?
- GV dặn HS về học bài , đọc trước bài 24 : Cơ cấu phân phối khí .
IV.Rút kinh nghiệm
Tiết:31 Bài:24 CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ

Ngày soạn

I. MỤC TIÊU:
- HS biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí.
- Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phân phối khí dùng xupap.
* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường khi sử dụng cơ cấu phân phối khí.
II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
1. Chuẩn bị nội dung
- Nghiên cứu nội dung bài 24 SGK.
- Tham khảo thêm những thông tin có liên quan trong các tài liệu.
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học
- Tranh vẽ phóng to các hình 24.1 và 24.2 SGK.
- Mô hình động cơ đốt trong 2 kì và 4 kì
III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Cấu trúc và phân bố bài giảng
Bài gồm 2 nội dung :
- Nhiệm vụ và phân loại của cơ cấu phân phối khí.
- Cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
Trọng tâm của bài: cấu tạo và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
2. Các hoạt động dạy học
Trang14
Giáo án môn công nghệ lớp 11
- Ổn định lớp
- Bài cũ:
+ Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm những nhóm chi tiết nào ? Nhiệm vụ của cơ cấu TK_ TT ?
+ Cho biết đặc điểm cấu tạo của pittông, thanh truyền và trục khuỷu? Quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết
này như thế nào ?
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nhiệm vụ và

phân loại cơ cấu phân phôí khí
- Chi tiết điển hình của cơ cấu phân phối
khí là gì ?
- Xupap nạp / xupap thải mở trong giai
đoạn nào ?
- Nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí ?
* GV cho HS q sát các loại cơ cấu pp khí.
- Cơ cấu phân phối khí được phân loại như
thế nào ? Loại nào được dùng nhiều ?
HS quan sát, trả lời câu hỏi.
I. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI :
1. Nhiệm vụ :
Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ
đóng mở các của nạp và cửa thải đúng
lúc để nạp đầy khí mới và thải sạch khí
cháy.
2. Phân loại : (sgk )
Hoạt đông 2 : Tìm hiểu cấu tạo của cơ
cấu phân phối khí dùng xupap
- Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo có
cấu tạo như thế nào ?
- Cấu tạo cơ cấu phân phối khí xupap đặt
khác gì so với cơ cấu phân phối khí xupap
treo ?
- Chi tiết nào trực tiếp điều khiền xupap lên
xuống để đóng, mở cửa khí ?
* GV giới thiệu thêm về hình dạng buồng
cháy và việc điều chỉnh khe hở xupap.
- Cơ cấu phân phối khí xupap treo có những
ưu nhược điểm gì so với cơ cấu phân phối

khí xupap đặt?
HS quan sát, trả lời câu hỏi.
II. CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
DÙNG XUPAP :
1. Cấu tạo :
- Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo
: Mỗi xupap được dẫn động bởi 1 cam,
con đội, đũa đẩy, và cò mổ riêng.
- Cơ cấu phân phối khí dùng xupap
đặt : mỗi xupap được dẫn động bởi 1
cam và con đội.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu nguyên lí làm việc
của cơ cấu pp khí dùng xupap
- Cho biết hoạt động của cơ cấu phân phối
khí xupap treo khi vấu cam tác động lê n
con đội ?
- Hoạt động của cơ cấu khi vấu cam
quay xa con đội như thế nào?
2. Nguyên lí làm việc :
- Khi vấu cam tác động lên con đội,
thông qua đũa đẩy làm cò mổ quay nén
lò xo đẩy xupap đi xuống, mở cửa khí.
- Khi vấu cam quay ra xa, lò xo đẩy
xupap lên đóng cửa khí.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
? Trong quá trình làm việc, cơ cấu phân phối
khí ảnh hưởng đến môi trường ntn?
? Biện pháp nào để giảm ảnh hưởng đó đến
môi trường?
- Hs suy nghĩ trả lời. (tiếng ồn)

- Hs trả lời từ qsát thực tế (dùng lò
xo xupap và đ/chỉnh khe hở nhiệt)
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá
- Học sinh trả lời các câu hỏi sau :
+ Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ gì ? các loại cơ cấu phân phối khí ?
+ Xup ap được điều khiển đóng, mở cửa khí nhưthế nào ?
- GV dặn HS về học bài, đọc trước bài 25 : Hệ thống bôi trơn .
IV.Rút kinh nghiệm
Trang15

mổ
Vấu
cam
Co
n
đội

xo
Xu
pap
Đũa
đẩy
Giáo án môn công nghệ lớp 11
Tiết:32 Bài: 25 HỆ THỐNG BÔI TRƠN

I. MỤC TIÊU:
Dạy xong bài này, GV cần làm cho HS :
- Biết được nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn
cưỡng bức.
- Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường khi sử dụng dầu bôi trơn.
II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
1. Chuẩn bị nội dung
- Nghiên cứu nội dung bài 25 SGK.
- Tham khảo thêm các thông tin có liên quan trong các tài liệu.
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học
Tranh vẽ phóng to hình 25.1 SGK.
III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. CẤU TRÚC VÀ PHÂN BỐ BÀI GIẢNG
Bài này có hai nội dung :
- Nhiệm vụ và phân loại của hệ thống bôi trơn.
- Hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
Trọng tâm bài : hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
2. Các hoạt động dạy học
- Ổn định lớp
- Bài cũ :
+ Cho biết nhiệm vụ và phân loại cơ cấu phân phối khí? Vì sao cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo
được sử dụng nhiều ?
+ Trình bày nguyên lí hoạt động cuả cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo .
- Bài mới
HO?T Ð?NG C?A GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nhiệm vụ và
phân loại hệ thống bôi trơn
- Vì sao phải bôi trơn các bề mặt ma sát ?
- Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn ?
- Có những phương pháp bôi trơn nào ?
- Loại động cơ nào bôi trơn bằng cách pha
HS trả lời qua quan sát thực tế.
HS trả lời qua quan sát thực tế và
I. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI :

1. Nhiệm vụ :
Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát
của các chi tiết để động cơ làm việc
bình thường và tăng tuổi thọ của các chi
tiết.
Trang16
Giáo án môn công nghệ lớp 11
dầu vào nhiên liệu?
* GV giới thiệu sơ lược cách bôi trơn bằng
vung té, hướng dẫn HS tìm hiểu thêm trong
phần thông tin bổ sung.
kiến thức đã học.
HS lắng nghe.
2. Phân loại : (sgk )
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
? Hệ thống bôi trơn làm ảnh hưởng đến
môi trường do yếu tố nào?
HS trả lời( dầu bôi trơn)
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo hệ thống
bôi trơn cưỡng bức
- Những bộ phận nào của động cơ không
bôi trơn được bằng cách vung té ?
* GV hướng dẫn bằng tranh H25.1
- Hệ thống bôi trơn cưỡng bức có cấu tạo
như thế nào ?
- Dầu bôi trơn được chứa ở đâu ?
- Bơm dầu có nhiệm vụ gì ?
- Vì sao phải lọc sạch dầu trước khi bôi
trơn?
HS trả lời qua quan sát thực tế và

kiến thức đã học.
HS trả lời dựa vào sơ đồ, sgk.
HS suy nghĩ trả lời.
II. HỆ THỐNG BÔI TRƠN
CƯỠNG BỨC :
1. Cấu tạo :
Gồm cácte chứa dầu, bơm dầu, bình
lọc dầu, các đường ống dẫn dầu. Ngoài
ra hệ thống còn có : các van an toàn, két
làm mát dầu , đồng hồ đo áp suất …
Hoạt động 3 : Tìm hiểu nguyên lí làm việc
của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
- Dầu trong hệ thống tuần hoàn như thế
nào?
* GV giới thiệu cấu tạo và hoạt động của
van an toàn .
- Van an toàn đặt gần bơm làm việc như
thế nào ?
- Khi nào dầu bôi trơn đi qua két làm mát ?
giải thích ?
HS trả lời dựa vào sơ đồ.
Hs lắng nghe
HS trả lời
HS trả lời
2. Nguyên lí làm việc :
Bơm dầu hút dầu từ các te đưa tới bình
lọc dầu rồi đến các đường dẫn dầu đi
bôi trơn cho trục khuỷu, trục cam và
giàn cò mổ.
* Các van an toàn :

- Khi áp suất dầu trong các đường ống
vượt quá giới hạn thì van an toàn gần
bơm dầu sẽ mở để dầu chảy ngược về
trước bơm.
- Nếu nhiệt độ dầu quá giới hạn thì van
gần két nước đóng lại , dầu phải qua két
làm mát trước khi đi bôi trơn.
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá
- GV đặt câu hỏi củng cố bài :
+ Vì sao phải bôi trơn ? Bôi trơn có tác dụng gì ?
+ Hệ thống bôi trơn làm việc như thế nào ?
+ Van an toàn bảo vệ trong những trường hợp nào ?
- Dặn HS về học bài , đọc trước bài 26 : Hệ thống làm mát .
IV.RÚT KINH NGHIỆM
Trang17
Giáo án môn công nghệ lớp 11
Tiết:33 Bài: 26 HỆ THỐNG LÀM MÁT

I. MỤC TIÊU:
Dạy xong bài này, GV cần làm cho HS :
- Biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.
- Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
* Biết được việc làm mát động cơ là 1 biện pháp làm giảm ảnh hưởng của động cơ đến môi trường.
II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
1. Chuẩn bị nội dung
- Nghiên cứu nội dung bài 26 SGK.
- Tham khảo thêm các thông tin có liên quan trong các tài liệu.
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học
Tranh vẽ phóng to các hình 26.1, 26.2, 26.3 SGK.
III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY

1. Cấu trúc và phân bố bài giảng
Bài này có 2 nội dung :
- Hệ thống làm mát bằng nước.
- Hệ thống làm mát bằng không khí.
Trọng tâm bài : nhiệm vụ của hệ thống làm mát và hệ thống làm mát bằng nước.
2. Các hoạt động dạy học
- Ổn định lớp
- Bài cũ:
+ Cho biết nhiệm vụ và phân loại hệ thống bôi trơn?
+Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
- Bài mới
HO?T Ð?NG C?A GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nhiệm vụ và
phân loại hệ thống làm mát
- Vì sao động cơ cần được làm mát? Nhiệt
độ quá cao ảnh hưởng đến các chi tiết máy
như thế nào ?
- Nhiệm vụ của hệ thống làm mát ?
* GV giới thiệu các cách làm mát động cơ.
HS suy nghĩ trả lời.
I. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI :
1. Nhiệm vụ :
Giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không
vượt quá giới hạn cho phép.
2. Phân loại :
- Hệ thống làm mát bằng nước.
- Hệ thống làm mát bằng không khí.
Trang18
Giáo án môn công nghệ lớp 11
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

? Hệ thống làm mát làm giảm ảnh hưởng
của động cơ đến môi trường ntn?
HS trả lời( giảm ảnh hưởng
nhiệt)
Hoạt động 2 : Tìm hiểu hệ thống làm mát
bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức
- Hệ thống làm mát bằng nước gồm những
loại nào?
* GV hướng dẫn cấu tạo bằng sơ đồ H26.1
- Hệ thống làm mát bằng nước loại tuần
hoàn cưỡng bức gồm những bộ phận nào?
- Két nước dùng để làm gì ? cấu tạo của két
nước?
- Nước sau khi làm mát nếu có nhiệt độ cao
sẽ được làm mát như thế nào?
- Cho biết đường đi của nước trong hệ
thống?
- Van hằng nhiệt làm việc như thế nào?
HS trả lời
HS quan sát tranh và trả lời.
HS trả lời qua quan sát tranh và
sgk.
II. HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG
NƯỚC :
1. Cấu tạo :
Gồm két nước, bơm nước, áo nước, van
hằng nhiệt, quạt gió ……
2. Nguyên lí làm việc :
Bơm nước hút nước từ két nước đưa tới
áo nước để làm mát cho nắp xilanh và

thành xi lanh. Sau đó :
- Nếu nhiệt độ nước thấp hơn giới hạn thì
van hằng nhiệt sẽ mở đường nước về
bơm.
- Nếu nhiệt độ nước xấp xỉ giới hạn thì van
hằng nhiệt mở cả đường nước về bơm và
đường nước về két nước.
- Nếu nhiệt độ nước vượt qúa giới hạn thì
van hằng nhiệt mở hoàn toàn đường nước
về két nước để làm mát cho nước.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu hệ thống làm mát
bằng không khí
- Hệ thống làm mát bằng không khí có cấu
tạo như thế nào ?
* GV sử dụng tranh H26.2 và 26.3 để H S
quan sát.
- Ngoài các cánh tản nhiệt , động cơ nhiều
xi lanh còn có thêm những bộ phận nào?
- Các cánh tản nhiệt có tác dụng gì ?
- Hệ thống làm mát bằng không khí làm việc
như thế nào ?
HS trả lời qua quan sát thực tế xe
máy ở gia đình.
HS trả lời
HS trả lời
III. HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG
KHÔNG KHÍ :
1. Cấu tạo :
Có các cánh tản nhiệt trên nắp xilanh và
thành xi lanh để tăng diện tích tiếp xúc với

không khí. Động cơ lớn còn có thêm quạt
gió.
2. Nguyên lí làm việc :
Nhiệt từ các chi tiết được truyền ra các
cánh tản nhiệt rồi tản ra không khí.
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá
- Giáo viên đặt câu hỏi để củng cố bài :
+ Hệ thống làm mát có nhiệm vụ gì? Các cách làm mát cho động cơ?
+ Động cơ xe máy làm mát bằng cách nào ? vì sao em biết?
- Dặn học sinh về học bài , đọc trước bài 27.
IV.RÚT KINH NGHIỆM

Trang19
Giáo án môn công nghệ lớp 11
Tiết:34 Bài:27
HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ
TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG

I. MỤC TIÊU:
- HS biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí
trong động cơ xăng.
- Đọc được sơ đồ khối của hệ thống.
* Biết được biện pháp dùng ống xả, bình tiêu âm để giảm âm thanh khí thải.
II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
1. Chuẩn bị nội dung
- Nghiên cứu bài 27 SGK.
- Tham khảo tài liệu có liên quan.
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học
- Tranh vẽ phóng to hình
- Chuẩn bị tranh vẽ sơ đồ cấu tạo của hệ thống

III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Cấu trúc và phân bố bài giảng
2. Các hoạt động dạy học
- Ổn định lớp
- Bài cũ
- Bài mới
HO?T Ð?NG C?A GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nhiệm vụ và phân
loại hệ thống
- Nhiệm vụ của hệ thống như thế nào ?
- Hòa khí sd cho ĐC xăng gồm những gì ?
-Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí
động cơ xăng được phân loại như thế nào ?
HS trả lời.
HS trả lời.
HS trả lời dựa vào sgk.
I. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI
1. Nhiệm vụ
Cung cấp hòa khí có tỉ lệ phù hợp với
các chế độ làm việc của động cơ
2. Phân loại : gồm hai loại
- Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa
khí.
- Hệ thống nhiên liệu dùng vòi phun
(hệ thống phun xăng)
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo và nguyên II. HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
Trang20
Giáo án môn công nghệ lớp 11
lí làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ
chế hòa khí

* GV hướng dẫn bằng sơ đồ H 27.1 – sgk.
- Hệ thống này gồm những bộ phận nào,
nhiệm vụ của từng bộ phận.
- Cho biết đường đi của xăng trong hệ thống?
- Không khí đi qua các bộ phận theo trình tự
như thế nào ?
- Xăng, không khí đưa vào xilanh trong giai
đoạn nào của chu trình làm việc.
HS quan sát.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS trả lời.
DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ :
1. Cấu tạo : (sgk)
2. Nguyên lí làm việc :
- Khi độïng cơ làm việc, xăng được
bơm hút từ thùng xăng, qua bầu lọc
đưa tới buồng phao của bộ chế hòa khí.
- Ở kì nạp , không khí được hút qua
bầu lọc khí, qua họng khuếch tán của
bộ chế hòa khí. Tại đây, không khí hút
xăng từ buồng phao ,hòa trộn với nhau
tạo thành hòa khí. Hòa khí theo đường
ống nạp vào xilanh đông cơ.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
? Bộ phận nào của hệ thống giúp giảm âm
thanh của khí thải.
HS trả lời qua gợi ý của gv ( bình
tiêu âm- ống bô xe)
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cấu tạo và nguyên

lí làm việc của hệ thống phun xăng
* GV hướng dẫn theo sơ đồ H 27.2 sgk
- Cấùu tạo hệ thống phun xăng giống và khác
gì so với hệ thống dùng bộ chế hòa khí?
- Việc phun xăng có tác dụng gì? Xăng đựơc
phun ở giai đoạn nào của chu trình làm việc?
- Hệ thống phun xăng có ưu điểm gì ?
HS quan sát.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS trả lời dựa vào gợi ý của GV.
III. HỆ THỐNG PHUN XĂNG :
1. Cấu tạo : (sgk)
2. Nguyên lí làm việc :
- Khi ĐC làm việc, không khí được
hút vào xilanh ở kì nạp do sự chênh
lệch áp suất.
- Xăng được vòi phun phun với áp
suất nhất định vào đường ống nạp để
hòa trộn đều với kk taọ thành hòa khí
rồi đi vào xilanh ĐC.
* Ưu nhược điểm của hệ thống phun
xăng: (sgk)
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá
- HS trả lời câu 1,2 sgk
- So sánh ưu nhựơc điểm của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí và hệ thống phun xăng .
- Dặn học sinh về học bài, đọc trứơc bài 28.
IV.RÚT KINH NGHIỆM
Trang21
Giáo án môn công nghệ lớp 11

Tiết:35 Bài:28 HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ
TRONG ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN

I. MỤC TIÊU:
- HS biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không
khí trong động cơ điêzen.
- Đọc được sơ đồ khối của hệ thống
* Biết được biện pháp dùng ống xả, bình tiêu âm để giảm âm thanh khí thải.
II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
1. Chuẩn bị nội dung
- Nghiên cứu nội dung bài 28 SGK.
- Tham khảo các thông tin có liên quan trong các tài liệu.
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học
Tranh vẽ phóng to các hình 28.1 SGK và sơ đồ cấu tạo của một hệ thống có đủ các bộ phận chính.
III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Cấu trúc và phân bố bài giảng
Gồm 2 nội dung :
- Nhiệm vụ của hệ thống và đặc điểm của sự hình thành hòa khí ở động cơ điêzen.
- Cấu tạo và nguyên lí làm việc.
Trọng tâm: Cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống.
2. Các hoạt động dạy học
- Ổn định lớp
- Bài cũ
+ Vẽ sơ đồø khối hệ thống phun xăng ( vẽ trên bảng )
+ Cho biết đường đi của không khí, nhiên liệu trong hệ thống ?
+ Hệ thống phun xăng cóưu điểm gì ?
- Bài mới
HOẠT ÐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ
thống

- Kì nạp, hút gì vào xilanh ĐC Điêzen?
- Kì nén, nén gì?
- Nhiên liệu được đưavào xilanh ở thời điểm
HS làm việc nhóm trả lời các
câu hỏi.
I. NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG VÀ
ĐẶC ĐIỂM SỰ HÌNH THÀNH HÒA
KHÍ TRONG ĐC ĐIÊZEN:
1. Nhiệm vụ :
Cung cấp nhiên liệu sạch và không khí
Trang22
Giáo án môn công nghệ lớp 11
nào? sạch vào xilanh ĐC phù hợp với các chế
độ làm việc của ĐC.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm của sự
hình thành hòa khí
- Đặc điểm của sự hình thành hòa khí trong
ĐC điêzen như thế nào?
- Hòa khí được hình thành ở đâu và đốt cháy
trong thời điểm nào?
HS trả lời.
HS trả lời
2. Đặc điểm sự hình thành hòa khí
- Nhiên liệu phải được phun với áp suất
cao vào xilanh để đảm bảo sự phun tơi và
hòa trộn tốt.
- Bơm cao áp là bộ phận quan trọng nhất
của hệ thống.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cấu tạo và nguyên
lí làm việc của hệ thống

* GV sử dụng sơ đồ H28.1 để hướng dẫn.
- So sánh điểm khác nhau giữa sơ đồ hệ
thống phun xăng và sơ đồ hệ thống nhiên
liệu ĐC Điêzen?
- Chức năng của bơm cao áp ?
- Tại sao trong hệ thống cần 2 bầu lọc nhiên
liệu?
- Nhiệm vụ của vòi phun?
- Nhiên liệu từ thùng nhiên liệu tới vòi phun
như thế nào ?
- Bơm chuyền nhiên liệu và bơm cao áp có
chức năng khác nhau ra sao ?
- Vì sao bơm cao áp phải có cấu tạo đặc biệt?
- Nêu nguyên lí làm việc của hệ thống ?
HS trả lời
HS suy nghĩ trả lời
HS trả lời dựa vào sơ đồ khối.
II. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ LÀM
VIỆC :
1. Cấu tạo :
Sơ đồ (sgk)
- Bơm cao áp : cung cấp nhiên liệu với áp
suất cao, đúng thời điểm và lượng phù hợp
với từng chế độ làm việc của ĐC tới vòi
phun để phun vào xilanh.
- Vòi phun : phun tơi nhiên liệu vào xilanh,
để quá trình cháy diễn ra hoàn hảøo hơn,
tạo đk tốt cho quá trình cháy – giãn nở.
2. Nguyên lí làm việc:
- Khi ĐC làm việc , không khí được hút

qua bầu lọc khí, đường ống nạp và cửa nạp
vào xilanh. Ơû kì nén, chỉ có khí trong
xilanh bị nén.
- Nhiên liệu được bơm hút từ thùng nhiên
liệu , được lọc qua bầu lọc thô và tinh rồi
đưa tới khoang chứa của bơm cao áp. Cuối
kì nén, bơm cao áp bơm 1 lượng nhất định
với áp suất cao vào vòi phun để phun vào
xilanh. Nhiên liệu hòa trộn với khí nén rồi
tự bốc cháy.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
? Làm thế nào để giảm âm thanh của khí thải
khi ra khỏi động cơ?
HS trả lời dựa vào kiến thức bài
27 ( dùng bình tiêu âm)
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá
- Hệ thống nhiên liệu của động cơ điêzen gồm những bộ phận nào ?
- Nhiên liệu cấp vào xilanh ở giai đoạn nào và phải có đặc điểm gì ?
- Bộ phận nào trong hệ thống quan trọng nhất ? Vì sao ?
IV.RÚT KINH NGHIỆM
Trang23
Giáo án môn công nghệ lớp 11
Tiết:45 Bài: 34 ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO XE MÁY

I. MỤC TIÊU:
- HS biết được đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT dùng cho xe máy
- Biết được đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy
* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường khi sử dụng xe máy.
II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
1. Chuẩn bị nội dung

- Nghiên cứu nội dung bài 34 SGK
- Tham khảo thêm các thông tin có liên quan trong các tài liệu khác
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học
Tranh vẽ phóng to các hình 34.1, 34.2, 34.3 và 34.4 SGK
III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Cấu trúc và phân bố bài giảng
Bài 34 gồm hai nội dung :
- Đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT dùng cho xe máy
- Đặc điểm của hệ thống truyền lực
Trọng tâm : đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy
2. Các hoạt động dạy học
- Ổn định lớp
- Bài cũ
+ Trình bày nhiệm vụ từng bộ phận trong hệ thống truyền lực của ôtô.
+ Tại sao truyền lực chính lại sử dụng báh răng côn, có phương án nào thay thế không ?
- Bài mới
HO?T Ð?NG C?A GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về đặc điểm của
ĐCĐT dùng cho xe máy
- Động cơ lắp trên xe máy là loại
động cơ gì ?
- ĐCĐT dùng cho xe máy thường
làm mát bằng cách nào? Vì sao?
- Số lượng xilanh của động cơ ?
- Hệ thống truyền lực bố trí như thế
HS trả lời dựa vào nhiên liệu sử dụng
cho ĐC.
HS trả lời qua quan sát thực tế.
HS trả lời
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH BỐ TRÍ

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG
CHO XE MÁY
1. Đặc điểm của động cơ đốt trong dùng
trên xe máy
- Là động cơ xăng 2 kì và 4 kì cao tốc.
- Có công suất nhỏ.
- Li hợp, hộp số bố trí trong 1 vỏ chung
Trang24
Giáo án môn công nghệ lớp 11
nào? - Thường làm mát bằng không khí.
- Số lượng xilanh ít.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về cách bố trí
động cơ trên xe máy
- Trong thực tế , động cơ xe máy thường
được đặt ở đâu ?
- Động cơ đặt ở giữa xe có ưu điểm gì ?
- Việc truyền lực và ảnh hưởng của tiếng ồn,
nhiệt thải như thế nào ?
- Cho biết ưu nhược điểm của trường hợp
động cơ đặt lệch về đuôi xe.
HS trả lời qua quan sát thực tế.
HS suy nghĩ trả lời
HS suy nghĩ trả lời
2. Bố trí động cơ trên xe máy
a. Động cơ đặt ở giữa xe:
- Ưu điểm : phân bố đều khối lượng trên
xe.
Làm mát tốt khi xe hoạt động.
- Nhược điểm :hệ thống truyền lực phức
tạp.

Tiếng ồn và nhiệt thải ảnh hưởng đến
người lái xe.
b. Động cơ đặt lệch về đuôi xe (sgk)
Tích hợp giáo dục BVMT
? ĐCĐT trên xe máy ảnh hưởng đến môi
trường do những yếu tố nào?
HS trả lời qua quan sát thực tế.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về đặc điểm của
hệ thống truyền lực
* GV hướng dẫn bằng sơ đồ khối
- Hệ thống truyền lực trên xe máy có
những bộ phận nào ?
Nhiệm vụ của từng bộ phận ?
- Hộp số của xe máy có đặc điểm gì ? Hộp số
xe máy và ôtô khác nhau như thế nào?
- Trường hợp nào hệ thống truyền lực có
xích, trường hợp nào dùng cacđăng ?
- Nêu nguyên lí làm việc của hệ thống truyền
lực trên xe máy ?
HS quan sát.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS trả lời dựa vào sơ đồ.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG
TRUYỀN LỰC TRÊN XE MÁY
- Sơ đồ :
ĐCĐT li hợp hộp số xích
họăc cácđăng bánh xe chủ động.
- Động cơ, li hợp, hộp số thường bố trí

trong 1 vỏ chung.
Li hợp thường dùng là li hợp ma sát .
Hộp số thường có 3 – 4 cấp tốc độ , không
có số lùi .
Nếu ĐC đặt ở giữa xe thì truyền lực đến
bánh sau bằng xích.
Nếu ĐC đặt lệch về đuôi xe thì truyền
bằng trục cacđăng.
- Nguyên lí làm việc (sgk)
Tích hợp giáo dục BVMT
? Sử dụng xe máy ảnh hưởng đến môi
trường xã hội ntn?
HS trả lời (vấn đề an toàn giao
thông)
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá
- So sánh cách bố trí động cơ trên xe máy .
- HS trả lời các câu hỏi sgk .
- Dặn hs về học bài , đọc trước bài 35.
IV.RÚT KINH NGHIỆM
Trang25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×