Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghĩ đến đạo đức trong quản trị doanh nghiệp ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.54 KB, 5 trang )

Nghĩ đến đạo đức trong quản trị
doanh nghiệp
Điều tối thiểu mà mỗi chúng ta có thể làm chính là thành thật về
những điều chúng ta làm hàng ngày. Nghèo đói đang lan tràn
khắp thế giới. Lòng tham chạy theo doanh thu và lợi nhuận sẽ
đẩy xã hội chúng ta lùi về thời kỳ mông muội.
Sẽ không hề gì nếu như bạn tạo ra của cải bằng chính đôi tay và
khối óc của mình và không làm điều gì phải hổ thẹn với lương
tâm và với người đời. Xã hội khuyến khích các thành viên của nó
làm giàu chính đáng và không giẫm đạp lên thành quả của người
khác.
Thế nhưng, liệu có được bao nhiêu phần trăm chân thật tồn tại
trong xã hội chúng ta? Tôi không quá ngây thơ để tin rằng xã hội
chúng ta hoàn toàn trung thực. Tôi kêu gọi các bạn tìm ra niềm
đam mê thực thụ và theo đuổi nó một cách thành thật. Khi làm
được điều đó, bạn sẽ tìm thấy niềm kiêu hãnh, sự say sưa, và
hứng thú trong công việc thay vì chỉ biết răm rắp, làm việc vô cảm
như một cái máy.
Duy trì tính minh bạch là một trong những cách thức đơn giản
nhất để duy trì sự tín nhiệm trong tổ chức.
Đã đến lúc người lãnh đạo cần phát huy tư chất đạo đức trong
kinh doanh thay vì chỉ có năng lực tư duy và tình cảm đơn thuần
trước kia. Phẩm chất đạo đức đòi hỏi người lãnh đạo thực thụ
luôn trăn trở những câu hỏi như: Như thế nào thì được coi là quá
nhiều? Lớn đến chừng nào thì nên dừng lại? Chúng ta sẽ sẵn
sàng đi xa đến đâu? Lợi nhuận hay sự tín nhiệm quan trọng hơn?
Chính cách xử trí của lãnh đạo đối với những câu hỏi đó sẽ quyết
định vận mệnh của doanh nghiệp.
Các lãnh đạo thực thụ không bao giờ quản lý doanh nghiệp bằng
cách gò ép cấp dưới tuân thủ hàng loạt các quy định và luật lệ.
Quản trị doanh nghiệp cũng không thể gắng gượng dựa vào nỗ


lực cổ xuý cho một vài ý thức hệ đơn thuần. Thành công trên
phương diện này cũng không thể cứ khái quát thành chủ trương
chính sách hay cố tình sắp đặt mà có được.
Mọi lãnh đạo cần thấy được rằng quản trị doanh nghiệp không
nên chỉ thiên về lập chính sách hay áp đặt mà chính việc xây
dựng sự tín nhiệm và niềm tin như một phần cốt lõi trong văn hoá
doanh nghiệp mới là điều căn bản của nghệ thuật quản trị.
Sự tín nhiệm là liều thuốc duy nhất giúp doanh nghiệp vượt qua
mọi cơn thập tử nhất sinh trong mỗi chu kỳ phát triển. Theo kinh
nghiệm bản thân, tôi cho rằng duy trì tính minh bạch là một trong
những cách thức đơn giản nhất để duy trì sự tín nhiệm trong tổ
chức.
Tính minh bạch có thể được xây dựng từ các cách làm hết sức
đơn giản mà hiệu quả, ví dụ những cuộc đối thoại trực tiếp và cởi
mở giữa CEO hay các nhà quản lý với cấp dưới của họ: nói
chuyện trực diện hoặc thông qua các phương tiện tương tác như
blog, khảo sát nội bộ, trưng cầu ý kiến, công khai kết quả với
nhân viên và điều kiện tiên quyết là mọi kìm buộc trong việc tiếp
cận những phương thức này đều phải được dỡ bỏ.
Một nền tảng khác cho sự tín nhiệm là tinh thần trách nhiệm của
cấp quản lý. Đơn giản, chúng ta chỉ cần trả lời câu hỏi: Chúng ta
phải điều hành doanh nghiệp như thế nào? Tinh thần trách nhiệm
trong quản lý là thứ tài sản không thể lưu thông. Còn điều gì đáng
trách hơn là người quản lý vô trách nhiệm với cấp dưới.
Đừng quên rằng chúng ta nợ hàng nghìn hàng triệu con người
chăm chỉ, đang ngày đêm thầm lặng đóng góp nên thành công
chung của doanh nghiệp. Những con người đã và đang đặt trọn
niềm tin vào chúng ta và thức dậy vào mỗi sớm mai, lòng tràn
đầy niềm say mê công việc.
Chúng ta cần vực dậy niềm tin nơi họ. Nếu chúng ta đã đang tâm

đánh mất sự tín nhiệm để đổi lấy lợi nhuận thì đồng nghĩa với
việc chúng ta đã huỷ hoại niềm kiêu hãnh và chính bản thân
mình.

×