Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Về tính đa dạng sinh học vùng Ba tơ - Đức Phổ (p-2) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.96 KB, 10 trang )


Về tính đa dạng
sinh học vùng Ba tơ
- Đức Phổ (p-2)




 . Đặc trưng về cấu trúc khu hệ
động vật:

Một trong những yếu tố quan
trọng cấu thành nên tính đa dạng
sinh học của các hệ sinh thái tự
nhiên trong vùng là các loài động
vật hoang dã. Trong thời gian
khảo sát không dài, chúng tôi chỉ
mới điều tra và quan sát được các
loài động vật có xương sống.
Trong tổng số 87 loài bước đầu
xác định được có 20 loài thú, 41
loài chim, 10 loài bò sát, 3 loài
ếch nhái và 13 loài cá.

Đa số các loài động vật điều tra
được đều đa dạng về giống, trong
đó có 91,96% số giống chứa một
loài, 6,89% số giống chứa hai
loài và chỉ còn lại 1,15% số
giống chứa 3 loài. Điều đó cho
thấy tính đa dạng cao về hình


thái và cấu trúc quần xã của các
loài động vật trong vùng.

Trong vùng khảo sát tồn tại 4
sinh cảnh chính của các loài động
vật, phù hợp với 4 hệ cấu trúc
thảm thực vật của chúng. Nhìn
chung đa số các loài động vật
đều có vùng hoạt động sống của
cá thể và quần thể rất rộng, liên
kết các sinh cảnh tiếp giáp nhau
thành một hệ thống liên hoàn.
Các nhóm động vật này gồm
những loài nhiệt đới điển hình có
vùng phân bố rộng như:
Mutiacus muntjak, Sus scrofa,
Rattus coratensis, Acanthion
brachyurus, Milvus migrans,
Rallina paykulli, Otus sunia,
Picnonotus jocosus, Dicrurus
macrocecus, Calotes versicolor,
Elapha radiata, Rana
limnocharis,

Một số loài khác có phân bố hẹp
và ở các sinh cảnh đặc trưng
thuộc các giống điển hình như:
Macaca, Panthera, Viverricula,
Rheinartia, Naija, Anguilla


Đa số các loài động vật điều tra
được đều thuộc nhóm thú, bò sát,
ếch nhái có lối sống định cư. Do
đó các loài động vật trong vùng
không chỉ phân hóa theo từng
khu vực hoạt động phù hợp với
tập tính các loài định cư (sống
theo từng sinh cảnh) mà ngay
trong một sinh cảnh cũng có sự
phân hóa theo không gian thẳng
đứng của các tán cây và các độ
cao khác nhau.

Trong vùng còn gặp nhiều loài
động vật di cư, các loài giao lưu
từ các vùng sinh cảnh khác nhau.
Đồng thời nơi đây còn là ranh
giới phân bố của các loài phía
bắc mà ở đây là giới hạn thấp
nhất về phía nam, như cá rưng -
Carassioides cantonensis, khứu
đen - Garrulax sp.), hoặc các loài
nhiệt đới phương nam mà ở đây
là giới hạn cao phía bắc
(Anguilla, Notopterus, ), các
loài đặc hữu khá hiếm.

Ngoài những giá trị về mặt sinh
thái, môi trường, đa dạng sinh
học, các loài động vật còn là vốn

gen quý đã và đang cung cấp
nguồn giống vật nuôi, nguồn gen
lưu giữ, góp phần cải thiện đời
sống của nhân dân, tăng cường
phát triển kinh tế địa phương,
cung cấp dược liệu, các giá trị
làm cảnh, và các hoạt động vui
chơi giải trí, du lịch.

Chủng quần khỉ vàng ở núi khỉ
- Sa Huỳnh cần được bảo vệ

Cách trung tâm du lịch Sa Huỳnh
chừng 3 km có hòn núi khỉ, soi
mình dưới bóng nước đại dương.
Đây là một núi đá granit rộng
khoảng 300 ha có ba phía giáp
với biển và đầm nước mặn, phía
tây là bản làng với những thuyền
bè tấp nập. Trước đây núi khỉ là
một rừng cây rậm rạp, phân tầng,
chứa trong mình nhiều loài động
vật có ích. Trong các loài động
vật sống ở đây, khỉ vàng là quần
thể ưu thế có tới hàng nghìn con.
Tên gọi núi khỉ cũng được hình
thành theo nghĩa đó.

Ngày nay, do chiến tranh và do
sức ép khai thác quá mức của con

người mà núi khỉ không còn các
cây thân gỗ, chỉ còn lại cỏ tranh
với những bụi gai, trơ trọi những
hòn đá mẹ. May thay, chủng
quần khỉ vàng còn sót lại một số
cụm gia đình của chúng. Theo
báo cáo của chính quyền địa
phương, chủng quần khỉ vàng
(Macaca mulatta) hiện nay có
khoảng 300 con. Đoàn nghiên
cứu của chúng tôi đã có dịp trực
tiếp quan sát và thấy được trong
khoảng gần một giờ vào buổi
sáng (6 - 7h sáng 18/10/1998) có
hơn 20 lượt các cá thể khỉ vàng
trưởng thành, khỉ con đang hoạt
động ở những hòn đá to gần sát
mặt nước biển. Hệ thực vật ở đây
đã bị tàn phá không còn các
nguồn thức ăn cho khỉ, mà chúng
vốn là nhóm động vật ăn quả và
lá cây. Ven bờ biển có núi đá
dốc, sóng biển xô đập suốt ngày
đêm, khỉ vàng cũng không còn
hy vọng tìm kiếm thức ăn từ các
loài động vật ven bờ. Nói chung
nguồn thức ăn của khỉ ở đây đã
cạn kiệt và phải phục hồi trong
thời gian dài. Nguy cơ diệt vong
những cá thể còn lại của bầy khỉ

vàng trên núi khỉ là hiện thực.

Đứng trước tình hình đó, chúng
tôi kiến nghị với chính quyền địa
phương các cấp, các nhà khoa
học và những cơ quan hữu trách
cần đầu tư cả trí tuệ và vật chất
để khôi phục hệ sinh thái núi khỉ.
Trước mắt phải nghiên cứu phát
triển những loài cây làm thức ăn,
giải quyết nạn đói ngày một trầm
trọng của nhóm khỉ.

Núi khỉ gần trung tâm du lịch Sa
Huỳnh, nếu biết đầu tư cho núi
khỉ theo hướng vừa bảo tồn tính
đa dạng sinh học, vừa khai thác
tiềm năng du lịch sẽ là những
đầu tư có hiệu quả cho Quảng
Ngãi.

×