Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số truyện kể cho lứa tuổi mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.09 KB, 20 trang )

Thỏ và Hổ
(, 17/08/04, Số lần xem: 1298)
Sáng tinh sương, khi trên cao cành cây chưa động đậy; ở dưới thấp, ngọn cỏ cũng
đang nín thở để hút sương trời, thỏ đã dậy đi đào củ sắn rừng. Ăn no bụng, thỏ mang
một ít về dành cho buổi chiều. Càng gần đến nhà, sắn càng đè nặng vai. Bác thợ rừng nào
đã đẵn một cây đé làm gỗ, để lại cái gốc tròn và bằng phẳng như một cái ghế tốt. Thỏ để sắn,
nhảy lên ngồi nghỉ. Không ngờ cây đé mới bị chặt, nhựa tràn lên dẻo hơn cháo nếp. Thỏ vừa
mới đặt đít ngồi, nhựa cây đã dính chặt lại. Nó càng cựa quậy nhựa dính càng nhiều, không
sao xuống được. Cách gốc đé xa xa có một đàn voi đi đào củ cốc. Ăn no bụng, voi cũng kéo
về. Thấy đàn voi đi ngang, thỏ cất tiếng van nài:
- Anh voi ơi! Làm ơn đỡ hộ tôi ra khỏi gốc đé này!
Con voi đầu đàn quạt tai đi thẳng. Thỏ lại nói với voi thứ hai, thứ ba! Rồi voi thứ tư, thứ năm.
Nhưng chưa con nào dừng lại. Đàn voi qua sắp hết mà thỏ chưa nhờ được. Khi con voi cuối
cùng sắp đi qua, thỏ bèn dập đuôi nghĩ kế:
- Này, anh voi, tôi với anh thi vật chơi?
- Mày bé bằng cái móng chân tao mà đòi vật với vạc
- Thì cứ thử cái xem sao?
- ừ thì vật!
Con voi vừa nói vừa đưa vòi gạt thỏ ngã ra khỏi gốc đé. Thỏ xốc lại xâu củ đậu, nói với theo:
- Anh voi ơi! Anh tốt bụng đấy. Khi nào cần giúp đỡ, anh bảo tôi
Hôm sau con voi ấy đi ăn một mình. Voi từ trong cánh rừng già đi ra. Gặp một con hổ đứng ở
đầu đám rừng thưa. Thấy voi, hổ nạt:
- Voi!
Voi trả lời:
- Gọi tôi chi, anh hổ?
- Mày không biết núi rừng này của tao hay sao, mà dám bén mảng đến đây?
Voi nhẹ nhàng trả lời:
- Anh nói gì đấy Nói chơi hay nói thật?
- Tao là chúa cánh rừng này. Tất cả muôn loài ở đây do tao cai quản. Mày đến đây phải để tao
ăn thịt.
- Rừng của anh là rừng thưa thôi. Rừng già này là của loài voi chúng tôi.


- Tất cả đều là của tao. Tao là sơn lâm chúa tướng. Mày phải đến đây cho tao ăn thịt, mau!
- Không được, lý làm sao anh nói như vậy. Tôi không nghe anh đâu.
- Tao là chúa ở đây, tao kêu lên thì muôn loài phải run sợ, mày không biết hay sao?
GT…9…MT
- Tôi không tin việc đó.
- ừ, nếu không tin thì tao với mày đánh cuộc! Nếu tao gầm lên mà muôn loài run sợ thì rừng là
của tao, tao được ăn thịt mày. Nếu mày gầm mà muôn loài cũng run sợ thì mày được đi lại
trên cánh rừng này.
Voi chưa nhận ra mưu hổ nên bằng lòng đánh cuộc. Con hổ ranh mãnh để voi rống trước. Mặt
trời sắp lặn. Tất cả chim, sóc, hươu, nai đều đi ngủ. Voi ngẩng đầu rống từ đầu hôm đến quá
nửa đêm. Mọi vật vẫn say ngủ. Không con gì động đậy. Hổ đắc ý vì đã lừa được voi. Nó làm ra
vẻ nhân đức:
- Bây giờ chắc mày đã biết chủ rừng này là ai rồi. Nhưng thôi, tao cho mày rống thêm một lúc
nữa đi!
Voi lại ra sức rống, rống đến quá canh ba vẫn chưa thấy con gì sợ sệt. Hổ lại lên tiếng:
- Thôi, đêm chia làm năm canh, mày rống bốn canh rồi, còn một canh để phần tao.
Hổ bắt đầu gầm, gầm được mấy tiếng thì chân trời hửng sáng. Gà rừng bắt đầu gáy. Chim đã
thức dậy gọi nhau đi ăn. Sóc nhảy trên cành. Hươu nai gọi đàn đi gặm cỏ. Hổ thôi gầm, giơ
vuốt ra, mắng voi:
- Mày đã vào rừng của tao mà còn làm tao nhọc xác! Cúi đầu đi. Cúi đầu xuống cho tao ăn
thịt!
Voi khóc, van nài hổ:
- Thân tôi thuộc về anh rồi, nhưng xin anh cho tôi khất một ngày.
Hổ quát tháo:
- Một ngày làm gì? Tao đang đói đây!
- Anh cho tôi khất một ngày. Để tôi về báo với họ hàng nhà voi tôi biết, đến mà giấu xương tôi
kẻo nắng đốt mưa ngâm.
Hổ bằng lòng cho voi hoãn chết. Voi đi tìm đàn, vừa đi vừa khóc. Voi khóc to lắm. Nước mắt
chảy dầm dề. Thỏ đang ăn trong rừng, nghe tiếng, chạy ra hỏi:
- Có việc gì mà anh khóc lóc thế anh voi?

Voi kể đầu đuôi sự việc. Thỏ đưa tay vuốt râu bảo:
- Việc ấy có gì phải khóc với than? Anh mắc mưu thằng hổ gian xảo ấy rồi. Đã lỡ vậy thì anh
phải tìm mưu mà trị nó chớ!
Voi lắc đầu chán nản:
- Thôi thỏ ơi! Tránh cho tôi đi tìm đàn. Mưu mẹo gì nữa chớ! Mai nó đã ăn thịt tôi rồi. Để tôi
tìm đàn mà gửi lại nắm xương!
Thỏ ngạc nhiên:
- Anh chẳng tìm được kế gì sao? Thôi để tôi sẽ giúp anh!
- Tôi vóc to chân lớn nhường này mà chưa ăn thua, huống hồ bé như anh thì được gì?
- Không, không - dùng mưu thì không dùng đến sức. Khuyên anh cứ nghe tôi.
Nghe thỏ nói, voi nửa tin nửa ngờ.
- Thỏ có kế gì, hãy cho tôi biết trước.
- Dễ thôi, anh cứ đến đó nằm giả chết, để tôi làm gì mặc tôi. Chỉ cần lúc nào tôi sờ vào sườn
TruyÖn-Th¬ MÉu Gi¸o
2
GT…9…MT
bên này, thì anh lăn qua bên kia, khi tôi sờ sườn bên kia, thì anh lại lăn trả lại bên này. Chỉ có
thể thôi!
Voi để thỏ ngồi trên lưng, đến gặp hổ sớm hơn giờ đã định. Đến nơi, voi nằm bẹp dí xuống
đất. Thỏ đi đào củ nâu, mài ra bôi khắp mình voi. Màu nâu đỏ như máu. Đoạn thỏ bẻ cây làm
một cái ná, rồi lên đầu voi ngồi chờ. Đến giờ hẹn, hổ thèm thịt, nước bọt chảy ròng ròng. Nó
mài nanh múa vuốt đến ăn thịt voi. Đến nơi, thấy thỏ ngồi chễm chệ trên đầu voi, hổ thét:
- Thỏ!!!
- Hỏi gì đó anh hổ?
- Tránh ra, không khéo tao nhai cả xương mày bây giờ!
- Tránh làm gì, nhai cái gì cơ chứ!
- Mày không thấy con voi của tao nằm đấy sao?
- Voi nào?
- Giả bộ hoài - Voi dưới đít mày đó chứ voi nào?
- Anh nói chơi đấy chứ! Chả nhẽ mình anh có voi?

- Không lẽ với chẳng gì cả. Voi của tao đấy. Khôn hồn thì tránh ra. Mau, tao đang đói!
- Voi của anh thế nào, nói nghe coi?
- Tao coi rồi, voi mày lót đít đó là của tao.
- Này anh hổ ơi! Voi có nhiều loại, anh nhầm rồi. Voi này tôi bắn được đấy. Anh lại gần mà
xem. Máu nó còn đỏ lòm đây này!
- Voi của tao, tao không cần xem.
Hổ vừa nói, vừa hùng hổ nhảy đến, thỏ giương ná lên:
- Anh đến tôi bắn!
Hổ sợ tên, dịu giọng:
- Thỏ ơi, mày tranh voi của tao mà còn đòi bắn tao sao?
- Voi của anh có dấu gì?
- Thế voi của mày có dấu gì?
- Voi tôi bắn, máu đang chảy.
- Mày lại nói dối rồi. Bé nhỏ như mày, làm gì bắn được voi.
- Tôi bé nhưng tôi khỏe hơn anh.
- Mày lại nói dối rồi!
- Thì ta cứ thi sức chơi, thỏ thách.
- ừ, mày hãy vần voi sang bên xem nào?
- Tôi chỉ bê một tay thôi, nhưng nhường cho anh bê thử trước.
Hổ vào cố sức vần, mà thân voi không hề nhúc nhích. Thỏ đứng ngoài khoái chí cười.
- Thế mà cũng khoe tài khoe sức. Tránh ra xem nào.
- Khoan, hãy khoan cái đã
Hổ lại cố sức vần; càng vần sức càng yếu càng mệt.
Nó bảo thỏ:
- Thôi, mày vần đi Mày mà không vần được thì tao ăn thịt cả voi lẫn mày.
TruyÖn-Th¬ MÉu Gi¸o
3
GT…9…MT
Thỏ đến lấy tay sờ sườn bên này. Voi biết ý, lật qua bên kia. Thỏ sờ sườn bên kia, voi lại lật
sang bên này. Thấy thỏ "khỏe" quá, hổ tuy căm giận bị tranh mất mồi, nhưng sợ thỏ bắn nên

cong đuôi cút thẳng.
* * * * * * * * * * * * * *
Một hôm, không may thỏ bị sa chân rơi xuống giếng hoang. Hổ đến, thấy thỏ lúng túng, hổ
thò đầu xuống giếng đe:
- Thỏ, phen này thì chết? Mày còn nhớ cả tội tranh voi với tao không?
Nhìn lên thấy mây bay là là trên mặt đất, thỏ vụt nảy ra một ý.
- Hổ, anh điên à, không muốn sống hay sao, trời sắp sập rồi kia, có thấy không? Nhảy xuống
đây mà trú với tôi mau.
Hổ ngẩng lên, thấy mây bay càng thấp, sấm rền ầm ầm, vội vàng nhảy bổ xuống giếng. Chân
hổ vừa đụng đất, thỏ đã trêu chọc. Hổ bực mình:
- Tao ném cổ lên trên cho trời đè dập xương bây giờ.
- Chỉ có anh hèn thế chứ. Voi tôi lật còn nổi nữa là trời trời mà ăn thua gì! Tôi đội trời dậy
như chơi.
Thấy thỏ tỏ vẻ khoác lác, hổ nắm cổ thỏ vứt lên trên.
Thoát khỏi giếng hoang, thỏ rất mừng, nhưng nghĩ thương anh hổ ngu ngốc, bèn lập kế cứu.
Thỏ chạy một mạch vào làng, vừa chạy, vừa la:
- Hổ sụp giếng người ơi Hổ sụp giếng ra mà bắt.
Dân làng nghe tiếng, cầm đòn xách gióng chạy ra, dòng hổ kéo lên bờ, nhân lúc hổ chưa bị
trói chặt thỏ giả què chạy qua chạy lại giữa đám đông. Người ta muốn được cả thỏ lẫn hổ, nên
để hổ đang trói dở nằm đó tranh nhau đuổi thỏ. Nhân đó hổ vùng dậy trốn thoát. Thỏ cũng hết
"què" chạy vào rừng.
Hổ lại gặp thỏ. Mối thù đã không giảm mà lại tăng. Hổ ra sức đuổi thỏ. Thỏ vừa chạy vừa nghĩ,
nhưng chưa ra kế gì. Khi chạy qua chỗ tổ ong mặt quỷ, thỏ cười:
- Phải làm cho thằng hổ già này mù mắt mới được.
Nghĩ vậy, thỏ chạy vào nhét hai cửa tổ ong. Ong bị khua động, lại không có đường ra, kêu vù
vù trong tổ. Hổ chạy đến, thấy lạ, nén giận, tò mò hỏi:
- Chú mày làm gì vậy, thỏ?
- Tôi đang đánh trống đây - anh có nghe thì vào.
- ừ, mày cho tao gõ cái.
- Được, nhưng tai anh lắm lông lắm, lúc đánh anh phải rút hai cái nùi cỏ này ra, trống kêu mới

to, anh mới nghe rõ.
- ừ được, mày cứ để đấy cho tao.
Thỏ bước ra, hổ vào, rút hai nùi cỏ, dang tay đấm thật mạnh. Tổ ong rách nát. Ong bay tóe ra
đốt. Hổ bị đốt sưng cả mặt. Hôm sau, hổ gặp thỏ, mối thù lại tăng thêm. Thấy thỏ ngồi chót
vót trên ngọn tre, hổ chạy đến ngồi trấn dưới gốc:
- Lần này thì mày chạy đằng trời.
- Chả lên trời mà cũng chả xuống đất. Thỏ ầm ừ để tìm kế.
TruyÖn-Th¬ MÉu Gi¸o
4
GT…9…MT
Gió thổi mạnh, cây tre xát vào nhau kêu "kin kít", "kẽo kẹt". Hổ lại tò mò: - Mày làm gì mà
kêu vui tai thế thỏ?
Thỏ buồn cười: "Thằng cọp này quả dại thật. Mày đã chỉ đường tao đi". Thỏ chõ mồm xuống
làm cao:
- Đã nghe rồi sao còn hỏi. Đàn của ông tổ tôi để lại đấy! Tôi đang kéo đàn.
Mê đàn quá, hổ giục:
- Mày thử gẩy to hơn nữa, tao nghe nhờ
- Đàn khô rồi, nếu anh muốn nghe rõ, thì cho xin tí nước bọt.
- Để làm gì?
- Để bôi cho nói trơn, kêu
- Được thôi, nhưng bôi vào chỗ nào.
- Khi nào tôi kéo trở ra thì anh bôi vào nhé?
- Ừ.
Gió thổi đến, hai cây tre dãn ra, thỏ giục hổ:
- Hãy bôi vào đi, bôi vào
Hổ lè lưỡi đưa vào. Hai cây tre kẹp lại. Lưỡi hổ kẹt ở giữa, vừa đau vừa tức, hổ đứng giậm
chân chờ trận gió khác. Thỏ tụt xuống chạy. Chạy đến bờ sông, thỏ trông thấy khỉ ngồi khóc.
Khỉ đi hái trộm hai quả bầu khô mà không sao đưa qua sông được. Hễ gánh lội xuống nước thì
hai quả bầu lại nổi lên, nâng khỉ nổi lên theo. Thỏ chạy đến bảo khỉ:
- Nó "đội" nổi mình, ắt mình ngồi trên mình nó, nó không chìm. Hãy ôm lấy cổ quả bầu mà lội

sang sông. Khỉ còn đang ngần ngừ, thỏ lấy một quả bầu ôm lội sang trước, khỉ làm theo. Thỏ
vừa sang đến bờ bên kia, hổ cũng đã chạy đến bờ bên này. Thấy thỏ ung dung ngồi vuốt râu,
cọp giận lắm nhưng nước sông lớn không biết làm sao, phải nén giận, gọi với:
- Thỏ ơi thỏ! Chân mày ngắn hơn chân tao? Làm sao mày lội sang sông được?
Thỏ giả làm giận làm hờn:
- Chỉ có thế mà cũng phải hỏi. Lấy một hòn đá to buộc vào cổ, thì lội qua được chứ việc gì
Hổ ngần ngừ không dám tin. Thỏ ôm một quả bầu lội thử cho hổ xem. Ngồi bên này nhìn
sang, thấy quả bầu hổ tưởng là đá. Thua thỏ nhiều cuộc, lần này hổ cẩn thận hơn. Nó vào
rừng bứt dây buộc một hòn đá thật to, tròng vào cổ rồi chõ mồm thét sang bên kia, dọa thỏ:
- Chuyến này thì mày phải trả dồn cho tao nhiều tội
Nói rồi hổ mang hòn đá nhảy tùm xuống sông. Con hổ ngu ngốc đã chìm nghỉm dưới đáy
sông.
(Chuyện ngụ ngôn dân tộc Chăm)
TruyÖn-Th¬ MÉu Gi¸o
5
GT…9…MT
Sự tích chú cuội cung trăng
Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác
rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông
thấy một cái hang cọp. Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau.
Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc
đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo
thoắt lên ngọn một cây cao. Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã
chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít
lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Chưa đầy ăn giập miếng trầu, bốn con cọp con đã vẫy đuôi
sống lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần
xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.
Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, bứt
ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở
mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe

xong ông lão kêu lên:
- Trời ơi! Cây này chính là cây có phép "cải tử hoàn sinh" đây. Thật là trời cho con để cứu
giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên
trời đó!
Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn
luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong.
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt
tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi
khắp nơi.
Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra
cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm
một con vật tinh khôn làm bạn.
Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu cho
con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát
sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu
sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội.
Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm thì thốt nhiên một hôm, trong khi Cuội đi
vắng, có bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi
ác. Chúng bèn giết vợ Cuội, cố ý moi ruột người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi.
Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì không có
ruột thì làm sao mà sống được.
Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ. Cuội chưa
từng làm thế bao giờ, nhưng cũng liều mượn ruột chó thay ruột người xem sao. Quả nhiên
người vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa. Thương con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ
ruột bằng đất, rồi đặt vào bụng chó, chó cũng sống lại. Vợ với chồng, người với vật lại càng
quấn quít với nhau hơn xưa.
Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho
Cuội lắm lúc bực mình. Ðã không biết mấy lần, chồng dặn vợ: "Có đái thì đái bên Tây, chớ đái
bên Ðông, cây dông lên trời!". Nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã
quên biến ngay.

Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng
dặn, cứ nhằm vào gốc cây quý mà đái. Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển
động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.
Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu
cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ
cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất
định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.
Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Mỗi năm cây chỉ rụng xuống biển
có một lá. Bọn cá heo đã chực sẵn, khi lá xuống đến mặt nước là chúng tranh nhau đớp lấy,
TruyÖn-Th¬ MÉu Gi¸o
6
GT…9…MT
coi như món thuốc quý để cứu chữa cho tộc loại chúng. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một
vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú
Cuội ngồi gốc cây đa
Hoa tặng cô
Hình như bé Bin đang có chuyện buồn. Nó nhệu nhạo nhai cơm và đôi mắt đăm chiêu suy
nghĩ, chốc chốc lại thở dài. Ăn hết một chén Bin buông đũa đứng dậy. Má nó ngạc nhiên lắm.
Hôm nay có món trứng mà Bin rất thích ăn, nếu là mọi ngày nó ních đến no bụng rồi. Má nó lo
lắng hỏi:
- Sao ăn ít vậy bé Bin ?
- Dạ con ăn no rồi má
Bin lửng thửng đi ra sau vườn. Buổi trưa gió mát rười rượi. Nó bắt ghế ngồi dưới gốc cây vú
sữa ngắm các liếp rau đang xanh mơn mởn. Cải ngọt cải đắng, tần ô, xà lách…chen chúc nhau
vươn lên tươi tốt. Thích mắt thật! Nhưng bé Bin không thấy vui, nó chép miệng nghĩ thầm: “
Ước chi đó là những luống hoa hay biết bao!” Ngày mai đã là quốc tế phụ nữ 8 tháng 3 mà
chưa có gì tặng cô Lan cả. Cô là chủ nhiệm lớp 3A của Bin, rất hiền và rất tốt nên cả lớp đều
yêu cô. Mấy hôm nay đi học nghe các bạn bàn bạc mua quà, mua hoa tặng cô mà Bin sốt ruột
quá. Biết nhà nó nghèo nên cô đã động viên nó đi học phụ đạo mà chẳng bao giờ thu học phí
cả. Bin rất muốn tặng cô một thứ gì đó để tỏ lòng biết ơn. Nhưng ba má vất vả với những liếp

rau cả ngày mà cái ăn còn thiếu trước hụt sau, nó đâu dám mở miệng xin tiền. Với lại những
ngày này, cái gì cũng mắc kinh khủng. Ước gì nhà nó trồng hoa thì hay biết mấy…
- Bé Bin! Con làm gì ngoài này mà không ngủ trưa vậy?
- Bin giật mình quay lại. Má đã đứng đằng sau tự lúc nào, đang cau mặt nhìn nó.
- Con có chuyện gì giấu má phải không?
- Ơ…đâu có đâu má…
- Con trở thành đứa trẻ biết nói dối từ bao giờ vậy bé Bin? Không nói là má giận nghe!
Bin bối rối cụp mắt xuống. Nó thật sự không muốn má bận tâm chuyện này. Nhưng Bin cũng
không muốn má giận và cũng không muốn là một đứa trẻ nói dối nên nó đành kể cho má nghe
hết mọi chuyện. Má rất nghiêm túc lắng nghe, sau đó xoa đầu Bin và cười nhẹ nhàng:
- Thế mà không nói cho má biết sớm, sáng mai chắc chắn bé Bin sẽ có hoa tặng cô!
- Má, má mượn tiền ai hả má? Thôi khỏi không cần đâu má.
- Ai nói má mượn, không cần đâu má
Má bật cười hay cú vào trán Bin một cú đau điếng. Nó ngơ ngác, vậy má lấy hoa ở đâu nhỉ?
Sáng hôm sau bé Bin tung tăng đến lớp, trên tay xách một chiếc làn mây rất xinh xắn. Má
cũng kì cục ghê, hoa gì mà để trong làn mây có nắp đậy? Lại còn dặn Bin không được mở ra
nữa chứ? Nhưng má bảo đảm với Bin rằng cô sẽ rất thích món quà đó. Và nó tin má!
Hôm nay không khí trong lớp thật vui. Mặc dù cô lam đã dặn dò đừng mua gì cho cô hết
nhưng bạn nào cũng mua hoa hoặc quà nào đó vô lớp. Vì tất cả đều rất yêu cô! Những bó hoa
hồng hoa cúc… xinh đẹp và những hộp quà thẳt nơ xanh đỏ , đủ màu. Bé bin chợt nhìn xuống
chiếc làn của mình mà lo lắng. Không biết má để hoa gì trong đó cà? Bin tò mò quá mà đã hứa
với má là không mở ra nên giả vờ là không để ý đến làn hoa nữa.
Cô lan vừa bước vào, cả lóp ríu rít lên chúc mừng và tặng cô những thứ mình mang tới. Cô có
vẻ vui lắm, mắt sáng lấp lánh. Bé Bin cũng từ từ tiến lên đưa cho cô chiếc làn mây. Nó thậm
chí không dám nhìn thẳng vào mắt cô.
- Dạ con chúc mừng cô nhân ngày 8 tháng 3.
- Ủa, gì mà trông bí mật vậy bé Bin?
- Dạ con cũng không biết nữa , má dặn không được mở ra. Má bảo chỉ mình cô được coi thôi
Cô lan ngạc nhiên liền mở nắp làn ra coi. Cả lớp ồ lên khi thấy đó là những bông bí màu vàng
tươi nằm chen chúc nhau. Có lẽ má đã hái sau vườn hồi sớm, bắt đầu có những tiếng cười rồi

lan ra thật nhanh. Lớp ồn ào bàn tán, trời ơi tặng hoa gì mà ngộ vậy nè? Giờ mới thấy đó nha!
Lạ ghê! Bé Bin đỏ bừng mặt vì mắc cỡ, đứng im lặng như pho tượng, chỉ muốn òa khóc ngay
lập tức. Má kì cục quá hà , không có tiền thì thôi, ai đời lại tặng cô bông bí? Bỗng cô Lan
bảo cả lớp im lặng. Cô đưa mắt nhìn khắp lượt rồi nhẹ nhàng nói:
- Sao các con lại cười? Trước tiên cô cảm ơn cả lớp vì đã chúc mừng cô hôm nay. Đặc biệt cô
cảm ơn bạn Bin và má bạn ấy đã tặng cô món quà dễ thương này, cô thật sự rất thích. Loài
TruyÖn-Th¬ MÉu Gi¸o
7
GT…9…MT
hoa nào cũng đẹp và có giá trị riêng của nó. Bông bí cũng vậy, ngoài vẽ đẹp giản dị, thì bông
bí còn là món ăn rất ngon. Thế lớp mình bạn nào thích ăn cơm nóng với bông bí xào thịt bò
hoặc bông bí luộc chấm xi dầu không?
- Dạ có , con thích nè cô…
- Vậy các con phải biết ơn những người đã trồng ra nó như má bạn Bin nha! Nhưng các con
biết cô thích hoa nào nhất không, đó là hoa điểm 10 của các con. Các con cứ chăm ngoan học
giỏi là cô vui lắm rồi!
- Nhìn nụ cười dịu dàng của cô Lan, cả lớp yêu cô hơn bao giờ hết. Cả lớp thấy cô như người
mẹ thứ hai của mình. Mà nhắc đến mẹ mới nhớ, hôm nay là quốc tế phụ nữ mà hồi sáng chưa
chúc mừng má câu gì hết trơn, tệ thật ! Má cũng là phụ nữ chứ bộ…
Cóc kiện trời
Thuở xa xưa, Ngọc Hoàng cai quản tất cả các việc trên trời và dưới đất. Ngọc
Hoàng giao cho thần mưa chịu trách nhiệm làm mưa cho tất cả các con vật và cây cỏ
có nước uống.
Nhưng đã ba năm nay, không có một giọt mưa nào. Khắp nơi đất đai nứt nẻ, cây cỏ
khát nước chết rụi, các con thú cũng chết dần chết mòn vì khát. Muôn loài đều kêu
than ai oán. Vậy mà trời đâu có thấu.
Một hôm các con vật họp bàn nhau lại. Chúng quyết định cử Cóc lên gặp Ngọc
Hoàng. Cùng đi với Cóc có Cáo, Gấu và Cọp.
Bốn con vật đi mãi, cuối cùng cũng lên đến cổng nhà trời. Ở cửa có đặt một cái
trống rất to. Theo tục lệ nếu ai có điều gì oan ức thì đánh trống lên. Ngọc Hoàng sẽ

ra giải quyết. Cóc bảo Cáo, Gấu, Cọp nấp vào bụi rậm, còn Cóc thì nhảy lên đánh
trống inh ỏi.
Ngọc Hoàng nghe tiếng trống liền sai một thiên thần ra nhìn xem ai. Chỉ thấy con
Cóc bé nhỏ ngồi trên trống. Khi biết Cóc có ý định gặp Ngọc Hoàngđể kêu oan, thiên
thần tỏ ý khinh bỉ Cóc, lẳng lặng đi vào và thưa với Ngọc Hoàng :
-Thưa Ngọc Hoàng, kẻ dám cả gan đánh trống ầm ĩ nhà trời là một con Cóc bé tí,
xấu xí, thần hỏi nó đi đâu, nó nói lên gặp Ngọc Hoàng để kiện.
Ngọc Hoàng nghe thiên thần nói như vậy thì giận lắm, bèn sai bầy Gà ra mổ Cóc.
Bầy Gà vừa ló khỏi cửa, Cóc ra hiệu cho Cáo từ bộ rậm xong ra vồ Gà.
Biết Gà bị Cáo vồ mất, Ngọc Hoàng liền sai Chó ra giết Cáo. Chó chạy ra chỉ kịp
sủa lên mấy tiếng đã bị Gấu ra chộp lấy tha đi. Ngọc Hoàng lại sai một toán lính ra
trị Gấu. Lần này, Cọp xong ra quật chết toán lính không còn sót người nào.
Ngọc Hoàng không ngờ tuy Cóc bé nhỏ mà lại khó trị như vậy. Ngọc Hoàng đổi giận
làm lành sai thiên thần ra mời Cóc vào. Ngọc Hoàng hỏi Cóc : “Cậu” lên đây có việc
gì ? Cóc thưa :
-Muôn tâu Ngọc Hoàng, đã 3 năm nay chúng tôi không được một giọt mưa nào.
Loài vật cử tôi lên đây để kiện trời, vì sao không làm mưa ? Ngọc Hoàng cho gọi thần
mưa đến. Té ra là thần Mưa mãi rong chơi tối về đắp chiếu nằm ngủ, quên không
làm mưa bị Ngọc Hoàng trách mắng, thần Mưa vội sai các con rồng phun nước ào ào
xuống đất. Ngọc Hoàng đưa tiễn Cóc ra về và dặn :
-Từ nay về sau, nếu cần mưa thì Cóc nghiến răng ken két báo cho Ngọc Hoàng
biết. Ta sẽ sai thần làm mưa ngay. Cóc không phải lên kiện trời nữa.
Cóc, Cáo, Gấu, Cọp từ biệt Ngọc Hoàng trở về dưới đất. Khi bốn con vật đến nơi
thì nước đã tràn đầy hồ, ao, sông, suối, cây cỏ, muôn loài uống nước thoả thê. Tất cả
đều phục Cóc bé Tí mà kiện được trời nên đặt ra câu hát :
“Con Cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh Cóc là trời đánh cho”
Theo truyện thần thoại VIỆT NAM
TruyÖn-Th¬ MÉu Gi¸o
8

GT…9…MT
Ba cô tiên
Ngày xưa, có một cậu bé đã lên sáu tuổi rồi mà vẫn bé tí ti, bé chỉ bằng ngón tay cái
mọi người thôi, cho nên ai cũng gọi là cậu bé Tí Hon.
Nhà bé Tí Hon nghèo lắm. Bố mẹ phải đi chăn trâu thuê cho địa chủ, phải làm vất vả
mà vẫn không có cơm ăn cho đủ no, áo mặc cho đủ ấm. Tí Hon rất thương bố mẹ,
chỉ muốn đi làm đỡ bố mẹ thôi. Một hôm, Tí Hon nói với bố mẹ để Tí Hon chăn trâu
thay bố mẹ. Lúc đầu, bố mẹ thấy Tí Hon bé, còn đàn trâu thì to nên thương Tí Hon,
không cho đi. Nhưng Tí Hon nằn nì mãi cuối cùng bố mẹ phải cho đi.
Tí Hon chăn trâu cẩn thận lắm, không để trâu ăn lúa, ăn ngô, mà con nào con đấy
cũng no căng cả bụng. Cả làng ai cũng khen. Bọn địa chủ cũng không chê Tí Hon câu
nào cả.
Một hôm đồng làng hết cỏ, Tí Hon phải đưa trâu lên núi. Bỗng nhiên Tí Hon thấy một
bông hoa hồng to bằng cái nón nở trên cành cây. Đợi cho trâu đến gần cây ấy, Tí
Hon chui ở tai trâu ra, khẽ chuyển sang cây và leo vào giữa bông hoa. Tí Hon thấy, ồ
thích quá, ba cô Tiên cũng bé tẹo như Tí Hon, một cô áo xanh, một cô áo đỏ, một cô
áo vàng. Các cô thấy Tí Hon thì vui mừng chào hỏi rồi đi lấy bánh kẹo cho Tí Hon ăn.
Tí Hon không ăn mà lại bỏ bánh kẹo vào túi. Thấy vậy, ba cô tiên hỏi :
-Sao Tí Hon không ăn ?
-Tôi đem về cho bố mẹ tôi ăn, bố mẹ tôi nghèo lắm. Tôi thương bố mẹ tôi lắm.
Ba cô Tiên cùng nói :
-Tí Hon cứ ăn đi, ăn xong chúng tôi sẽ giúp. Lát sau, ba cô Tiên cùng Tí Hon bước ra
khỏi nhà hoa hồng, dắt nhau leo lên ngồi cả trên sừng trâu đi về làng.
Về đến nơi, thấy nhà Tí Hon nghèo lắm, vườn ruộng không có, gian nhà đổ nát, ba cô
Tiên bảo Tí Hon đi tìm bố mẹ về.
Vẽ một đám ruộng to có lúa chín vàng, cô Tiên áo xanh vẽ rất nhiều quần áo đẹp.
Vừa vẽ xong thì tất cả hoá thành nhà thật.
Vừa lúc ấy Tí Hon và bố mẹ về đến nơi.
-Ồ, nhà đẹp thế ? Ruộng của ai tốt thế ? Áo quần ai nhiều thế ?
Ba cô Tiên ở trong nhà bước ra chào bố mẹ Tí Hon và nói :

-Chúng cháu làm giúp hai bác và Tí Hon đấy. Từ nay hai bác không nghèo nữa. Có
ruộng cày, có nhà ở, có quần áo mặc. Rồi cô Tiên áo xanh lại cho Tí Hon một chiếc
áo, mặc áo vào là lớn bỗng lên.
Bố mẹ Tí Hon mừng quá, quay lại định cám ơn thì ba cô Tiên đã biến thành ba con
bồ câu trắng bay vù lên mây. Từ đấy, không ai trông thấy ba cô Tiên đâu nữa. Còn Tí
Hon lúc này rất to lớn, khoẻ mạnh làm việc rất chăm chỉ, khéo léo chẳng kém gì ba
cô Tiên hoa hồng.
NHƯỢC THỦY
Đôi bạn tốt
TruyÖn-Th¬ MÉu Gi¸o
9
GT…9…MT
Thím Vịt bận đi chợ xa đem con đến gởi bác gà mái mẹ. Gà mái mẹ gọi con ra chơi
với Vịt con.
Gà con xin phép mẹ dẫn Vịt con ra vườn chơi và tìm giun để ăn. gà con nhanh
nhẹn đi trước. Vịt con lạch bạch theo sau. Thấy Vịt con chậm chạp, Gà con tỏ ra
không thích lắm. Ra tới vườn, Gà con lấy hai chân bới đất tìm giun. Ngón chân của
Vịt có màng không bới đất được. Vịt con cứ lạch bạch khiến đất bị nén xuống. Gà con
không tài nào tìm giun được. Gà con tức quá nói với Vịt con :
-Bạn chẳng biết bới gì cả, bạn đi chỗ khác chơi để tôi bới một mình vậy.
Vịt con thấy Gà con cáo với mình cũng buồn, liền bỏ ra ao tìm tép ăn. Một con Cáo
mắt xanh, đuôi dài nấp trong bụi rậm, thấy Gà con đi tìm mồi một mình định nhảy ra
vồ. Gà con sợ quá vội ba chân bốn cẳng chạy ra bờ ao. Gà con vừa chạy vừa kêu :
“Chiếp, chiếp, chiếp !”.
Vịt con đang lặn ngụp tìm tép, nghe tiếng bạn gọi vội lướt nhanh vào bờ kịp cõng
bạn ra xa. Cáo chạy tới bờ đã thấy Gà và Vịt đang ở gần ao sâu. Chờ mãi không
được, Cáo liếm mép và bỏ đi. Nhờ Vịt có đôi chân như mái chèo bơi rất nhanh mà Gà
con thoát chết Lúc này Gà con mới thấy việc mình đuổi Vịt con là không tốt, và xin
lỗi bạn. Vịt con không giận mà còn mò tép cho gà con ăn.
Từ đấy mỗi khi Vịt con đến chơi. Gà con mừng tíu tít đi tìm giun cho Vịt con ăn. Gà

con nhanh nhẹn đi trước, Vịt con lạch bạch theo sau. Hai bạn gà và Vịt rất quý mến
nhau.
THU THỦY sưu tầm.
Hoa mào gà
Ngày xưa chú gà nào cũng có một cái mào đỏ rất đẹp như mào các chú gà trống
bây giờ. Một buổi sớm gà Mơ soi mình trong vũng nước và sung sướng thấy chiếc
mào rực rỡ xoè trên đỉnh đầu như một chùm hoa đỏ rực. Gà Mơ khoan khoái đập
cánh và hát bài hát quen thuộc của họ hàng nhà gà : “Cục ta cục tác, mào ta đã
mọc, cục ta cục tác, mào ta đã mọc”.
Mọi vật quay ra nhìn Gà Mơ và cùng suýt xoa : “Chiếc mào mới xinh xắn làm sao;
Trông Gà Mơ thật đáng yêu”. Gà Mơ đi tung tăng khắp nơi kiếm mồi. Nó đến bên bể
nước và nghe thấy có tiếng khóc ti tỉ. Nó dừng lại nghiêng đầu, chớp chớp đôi mắt và
lắng tai nghe. Thì ra có một cây mầu đỏ tía đang tấm tứt khóc một mình. Gà Mơ
đang vui sướng, thấy bạn buồn, Mơ bỗng bối rối. Nó vội vàng chạy đến khẽ hỏi :
-Bạn sao thế ?
Cây rơi hạt nước mắt trong suốt như hạt sương xuống gốc và sụt sịt bảo :
-Các cây quanh đây, cây nào cũng có hoa mà chỉ có mỗi mình tôi không có hoa.
Chưa nói dứt câu, cây lại bật khóc, nước mắt cứ rơi xuống thánh thót. Gà Mơ an ủi
bao nhiêu cũng không làm cây nín. Gà Mơ nghĩ một lúc rồi quyết định :
-Tôi cho bạn bông hoa đỏ trên đầu tôi nhé.
Cây sung sướng vẫy lá rối rít :
- Thế bạn cho tôi thật nhé ! Cám ơn bạn !
Sáng hôm sau, mọi người ngạc nhiên khi thấy chiếc áo mào đẹp đẽ của Gà Mơ
biến đâu mất. Còn cái cây bên bể nước thì lại nở chùm hoa rực rỡ y hệt chiếc mào
của Gà Mơ.
Cây hoa sung sướng đón ánh mặt trời nhuộm cho bông hoa thêm đỏ thắm. Cây khe
khẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện về lòng tốt của Gà Mơ. Thế là mọi người gọi
cây hoa đó là cây hoa mào gà.
Trên đầu Gà Mơ bây giờ cũng nhú lên một chiếc mào mới nho nhỏ, xinh xinh rồi
TruyÖn-Th¬ MÉu Gi¸o

10
GT…9…MT
đấy.
THÙY DƯƠNG st
Giọng hót chim sơn ca
Ngày xửa, ngày xưa, ở một khu rừng nọ có rất nhiều loài chim. Mỗi loài có một giọng
hát khác nhau. Duy chỉ có Sơn Ca có giọng hót hay hơn cả. Mỗi khi Sơn Ca hót, cỏ,
cây, hoa lá rì rào hoà theo. Dòng suối đang chảy róc rách cũng như muốn dừng lại
để thưởng thức giọng hót mê li ấy.
Một hôm chim Sẻ được các bạn cử đến gặp Sơn Ca. Chim Sẻ hỏi Sơn Ca :
- Bạn Sơn Ca ơi, có phải bác Mặt Trời cho bạn giọng hát mê li ấy không ?
- Không phải đâu. Bác Mặt Trời tốt bụng chỉ cho tôi những tia nắng vàng rực rỡ, ấm
áp thôi.
- Thế có phải cô Mây Hồng đã cho bạn giọng hót hay không ?
- Cũng không phải đâu bạn Sẻ ạ. Cô Mây Hồng xinh đẹp chỉ cho tôi những tảng bông
êm dịu thôi.
- Ôi Sơn Ca đáng yêu : Thế ai đã cho bạn giọng hót hay ?
Chim Sẻ và cả bầy chim không hiểu tại sao mà Sơn Ca có giọng hót tuyệt vời đến
thế. Các bạn quyết định đến trường hỏi cô giáo Hoạ Mi. Nghe các học trò của mình
hỏi, cô giáo Hoạ Mi cười rất vui. Cô nói :
- Cô và các cháu cùng nhau tìm hiểu điều đó. Sáng mai cô sẽ đợi các cháu, ta cùng
đến nhà bạn Sơn Ca. Nhưng các cháu phải nhớ dậy sớm đấy.
Sáng hôm sau, khi đến nhà Sơn Ca, các bạn thấy Sơn Ca vừa chuyền cành vừa hót
say sưa. Thỉnh thoảng Sơn Ca vừa nghiêng đầu lắng nghe tiếng cây cối xào xạc,
tiếng suối chảy róc rách. Nghe rất kĩ, rất lâu những âm thanh ấy rồi Sơn Ca mới bắt
chước theo. Các bạn chim lúc ấy mới chợt hiểu vì sao Sơn Ca có giọng hót hay đến
thế. Cả đàng chim ríu rít cất tiếng hoà với giọng hót của Sơn Ca. Rừng cây rộn ràng
tiếng hót của bầy chim non chào mừng ngày mới.
THU THỦY st
Bác gấu đen và hai chú thỏ

Trời mưa to như trút nước. Gió thổi ào ào bẻ gẫy cả cành cây. Gấu Đen đi chơi về
bị ướt lướt thướt, nước mưa chảy ròng ròng xuống mặt Gấu. Gấu chạy mãi, chạy mãi
trong rừng để tìm chỗ trú nhờ. Mai quá nhà của Thỏ Nâu đây rồi !
- Cốc. cốc. cốc.
Thỏ Nâu đang ngủ liền tỉnh dậy, gắt gỏng hỏi.
- Ai đấy ?
Bác Gấu Đen đây ! Mưa to quá, cho bác trú nhờ một đêm. Thỏ Nâu không mở cửa,
nó cào nhàu :
- Không trú nhờ được đâu. Bác to quá, bác làm đổ nhà của cháu mất ! Gấu đen van
nài :
- Bác không làm đổ nhà đâu. Bác vào rất nhẹ nhàng thôi !
- Nhẹ cũng đổ, không nhẹ cũng đổ : Bác đi đi !Thỏ Nâu vẫn nằm trong nhà nói vọng
ra, nó nhất định không ra mở cửa. Gấu Đen buồn rầu. Nước mưa chảy ròng ròng
xuống cổ Gấu Đen. Gấu Đen đi mãi, đi mãi, vừa mệt vừa rét. Bỗng nhiên Gấu Đen
nhìn thấy có một ngôi nhà. Trong nhà thắp đèn sáng trưng. Có tiếng Thỏ Trắng khe
khẽ hát “Là lá la ”. Gấu Đen lại gần và rụt rè gõ cửa :
- Cốc; cốc; cốc.
TruyÖn-Th¬ MÉu Gi¸o
11
GT…9…MT
- Ai đấy ?
- Bác Gấu Đen đây ! Cho bác vào trú nhờ có được không ? Thỏ Trắng bước ra mở
cửa.
- Ồ ! Chào Bác Gấu Đen, mời bác vào đây, bác ướt hết rồi !
Thỏ Trắng dắt bác Gấu Đen vào nhà, kéo ghế mời bác ngồi trước bếp lò. Gấu Đen hơ
người một lúc, nước mưa trên mặt cũng khô, trên cổ cũng khô.
Trong khi bác Gấu Đen sưởi ấm. Thỏ Trắng bưng ra một đĩa bánh mời bác Gấu Đen
ăn. Gấu Đen cảm động nói :
-Cảm ơn Thỏ Trắng.
Gấu Đen ăn xong, Thỏ Trắng và bác Gấu Đen cùng đi ngủ.

Nửa đêm bão nổi lên ầm ầm cành cây kêu răng rắc. Có tiếng đập cửa thình thình :
- Bạn Thỏ Trắng ơi ! Cho tôi vào trú nhờ với, nhà của tôi đổ mất rồi !
Gấu Đen vội choàng dậy, chạy ra mở cửa. Thỏ Nâu vừa khóc vừa kể với bác Gấu Đen
và Thỏ Trắng.
- Hu, hu, hu,nhà bị đổ mất rồi. Làm thế nào bây giờ ! Gấu Đen kéo Thỏ Nâu đến bên
đống lửa an ủi Thỏ Nâu:
- Cháu sưởi cho ấm người đi ! Nhà bị đổ à ? Lo gì. Sáng mai bác sẽ làm lại nhà cho
cháu. Thỏ Trắng cũng nói :
- Bạn đừng lo. Sáng mai tôi cũng sẽ giúp bạn làm lại nhà !
- Thỏ Nâu sưởi một lúc, nước mưa trên người đã khô. Lúc này Thỏ Nâu mới ân hận là
đã đuổi bác Gấu Đen. Thỏ Nâu ngập ngừng định xin lỗi bác Gấu.
- Thỏ Nâu đừng buồn bác không giận cháu đâu. Thôi bác cháu ta đi ngủ kẻo khuya
quá rồi !
Đêm hôm ấy, Thỏ Nâu và Thỏ Trắng ôm bác Gấu Đen ngủ ngon lành.
DƯƠNG ĐÌNH HY sưu tầm

Chú thỏ tinh khôn
Có một lần Thỏ đến bên bờ sông bứt ngọn cỏ non nhai ngốn ngấu. Cá Sấu ở gần
đó, nằm im giả như không nhìn thấy. Thỏ yên trí ăn rau. Cá Sấu liền giả bộ hiền lành
từ từ bò đến bên Thỏ, rồi đột nhiên đớp gọn Thỏ vào mồm.
Cá Sấu kêu lên : “Hu ! Hu” ở trong họng cốt làm cho Thỏ sợ. Thỏ đã nằm gọn
trong hàm cá Sấu. Thỏ sợ quá nhưng vẫn bình tĩnh tìm kế thoát thân.
Thỏ nói : - Bác Cá Sấu ơi, bác kêu “hu ! hu” tôi chẳng sợ đâu. Bác mà kêu “Ha !
Ha !” thì tôi sẽ sợ chết khiếp đi mất.
Nghe Thỏ nói thế, Cá Sấu liền há to mồm kêu lên “Ha ! Ha !” Thỏ nhảy phốc khỏi
miệng Cá Sấu rồi quay lại cười nhạo và chạy biến vào rừng.
VŨ TÚ NAM
Chú vịt Xám
Vịt mẹ dẫn Vịt con đi chơi. Trước khi đi, Vịt mẹ dặn:
- Các con phải đi theo mẹ, theo đàn, không được tách ra đi một mình mà con cáo ăn

thịt đấy !
Đàn Vịt con vâng dạ rối rít.
Vừa ra khỏi cổng làng, chú Vịt Xám đã quên ngay lời mẹ dặn. Chú lẻn đi chơi một
mình, lang thang hết nơi này đến nơi khác. Cuối cùng chú đến một cái ao có rất
TruyÖn-Th¬ MÉu Gi¸o
12
GT…9…MT
nhiều tôm cá. Đứng trên bờ nhìn xuống, chú thấy từng đàn cá, tôm bơi lội tung tăng
dưới nước, thỉnh thoảng một con tôm cong mình nhảy tanh tách. Thích quá, chú
nhảy xuống mò lấy, mò để. Lúc ăn đã gần no, chú mới nhìn lên chẳng thấy Vịt mẹ
đâu cả. Hoảng sơ, chú nhảy lên bờ gọi mẹ ầm ĩ : “Vít vít vít”. Gần đấy có một
con cáo đang ngủ, nghe tiếng Vịt kêu, Cáo liền nhỏm dậy. Nó lẩm bẩm
- Chà thịt vịt con ăn ngon lắm đấy ! Hôm nay mình sẽ được một bữa thịt vịt thật là
ngon.
Nói rồi Cáo đi nhanh ra phía bờ ao. Khi Cáo vừa ra đến nơi thì cũng là lúc Vịt mẹ tìm
thấy Vịt Xám. Trông thấy Cáo, Vịt mẹ vội dẫn Vịt Xám nhảy tùm xuống ao. Thế là Vịt
Xám thoát chết. Từ đấy Vịt Xám không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn.
THU THUỶ sưu tầm
Nhổ củ cải
Ngày xửa, ngày xưa có hai ông bà già và một cô cháu gái sống trong ngôi nhà bằng
gỗ bên cạnh manh vườn xinh xắn. Trong nhà còn có một con Chó, một con Mèo và
một chú Chuột nhắt.
Vào mùa thu, ông già mang về một cây củ cải nhỏ và trồng trong vườn. Ngày ngày,
ông ra sức chăm chút cho cây. Sáng nào ông cũng cho cây cải uống một gáo nước.
Chiều nào ông cũng bắt sâu, nhổ cỏ cho cây. Cây cải cũng không phụ lòng tốt của
ông, nó lớn nhanh như thổi. Chẳng bao lâu nó trở thành một cây cải khổng lồ, to
chưa từng thấy.
Một buổi sáng, ông già ra vườn định nhổ củ cải về cho bà già và cháu gái. Ông nhổ
mãi, nhổ mãi mà cây cải không hề nhúc nhích. Ông gọi bà già: «Bà già ơi! Mau lại
đây! Mau giúp tôi nhổ củ cải!»Bà già liền chạy lại, bà túm áo ông, ông nắm cây cải

nhổ mãi, nhổ mãi vẫn không được. Bà già gọi cháu gái: «Cháu gái ơi! Mau lại đây!
Mau giúp bà nhổ củ cải!» Cháu gái liền chạy lại kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm
cây cải nhổ mãi, nhổ mãi chẳng ăn thua gì. Cháu gái gọi Chó con: «Chó con ơi! Mau
lại đây! Mau giúp tôi nhổ củ cải!». Chó con chạy lại ngậm lấy bím tóc của cháu gái.
Cháu kéo áo bà ba, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Kéo mãi nhổ mãi cây cải vẫn
nằm ì ra. Mèo con gọi Chuột nhắt: «Chuột nhắt ơi! Mau lại đây!Mau giúp tôi nhổ củ
cải!» Chuột nhắt chạy lại, bám đuôi Mèo, Mèo cắn đuôi Chó, Chó ngậm biếm tóc
cháu gái, cháu gái kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Một, hai, ba Cây
cải gan lì đã bị kéo lên khỏi mặt đất.
Tất cả sung sướng, nhảy múa quanh vây cải:
«Nhổ cải lên! Nhổ cải lên!
Ái chà chà! Lên được rồi!»
Phỏng theo truyện của Nga
Thơ : Bạn mới
Bạn mới đến trường
Hãy còn nhút nhát
Em dạy bạn hát
Rủ bạn cùng chơi
Cô thấy cô cười
Cô khen đoàn kết
TruyÖn-Th¬ MÉu Gi¸o
13
GT…9…MT
Thơ: Thỏ con và mặt trăng
Thỏ chạy, trăng chạy
Thỏ đứng, trăng dừng
Thỏ con ngẩng mặt
Nhìn trăng lạ lùng :
“Trăng ơi có phải
Trăng cũng có chân ?”

Thơ: Quất
Là hoa hay là quả
Là trăng hay là sao
Có đánh ai đâu nào
Mà lại tên là quất.
Thơ: Bác Gấu đen
Bác gấu đen.
Đi chơi rừng
Gặp mưa going
Bị ướt cả
Bác gõ cửa
Nhà thỏ nâu
Thỏ cầu nhầu
Không cho trú
Bác buồn quá
Lại ra đi
Mưa dầm dề
Càng ướt sũng
Nhà thỏ trắng
Bác dừng Chân
Thỏ ân cần
Mời bác sưởi
Đêm mưa càng dữ dội
Thỏ nâu bị đổ nhà
Chạy đến miệng kêu la
Bác ơi cứu chúa với
Bác nhẹ nhàng thăm hỏi
Thơ nâu cứ yên lòng
Mai bác làm nhà mới
Chỉ một loáng là xong

Em yêu bạn thỏ trắng
Em quý bác gấu đen
Bác gấu thật tốt bụng
Trỏ trắng thật đáng khen.
Thơ: Bé yêu trăng
Bé yêu trăng
TruyÖn-Th¬ MÉu Gi¸o
14
GT…9…MT
Bằng giọng hát
Trăng vằng vặc
Soi bé cười
Ông trăng ơi
Đừng lặn nhé
Để cho bé
Hát dưới trăng
Để chị Hằng
Chơi cùng bé
Để chú Cuội
Vơi buồn tẻ
Ông trăng ơi
Đừng lặn nhé
Để cho bé
Hát cùng trăng
Thơ : Đi nắng
Có con chim chích
Nó đậu cành xoan
Nó kêu ai ngoan
Thì nghe lời nó
Đi nắng phải có

Nón mũ mà che
Hễ ai không nghe
Thì chim không thích
Thơ : Miệng xinh
Các cháu chơi với bạn
Cãi nhau là hết vui
Miệng các cháu xinh thế
Chỉ nói điều hay thôi
Thơ: Bắp cải xanh
Bắp cải xanh
Xanh mát mát
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Lá cải non
Nằm ngủ giữa
Thỏ bông bị ốm
Chốc chốc kêu la
Miệng cứ xuýt xoa
TruyÖn-Th¬ MÉu Gi¸o
15
GT…9…MT
"Mẹ ơi, đau quá!"

Thỏ mẹ vội vã
Bế Bông trên tay
Đến bệnh viện ngay
Nhờ bác sỹ khám

Bác sỹ sờ nắn
Hỏi "Đau chỗ nào?"

Thỏ Bông thều thào:
"Đau quanh vùng rốn"

Hỏi "Đã ăn uống
Những thứ gì nào?"
Thỏ Bông thều thào:
"Ăn me với sấu

Uống nước không nấu
Múc ở ngoài ao
Bụng sôi ào ào
Ruột đau như cắt"

Bác sỹ gật gật
Đặt chiếc ống nghe
Khám xong liền ghi:
"Đau vì ăn bậy"
Thơ: Gấu qua cầu.
Hai gấu con xinh xắn
Bước đến 2 đầu cầu
Chú nào cũng muốn mau
Vượt câu qua kia trước
Ko ai chịu nhường bước
Cãi nhau mãi ko thôi
Chú nhái bén đang bơi
Ngẩng đầu lên và bảo
Chiếc cầu thì bé tẹo
Ai cũng muốn sang mau
Nếu cứ cố chen nhau
Thì có anh ngã chết

Bây giờ phải đoàn kết
Cõng nhau quay 1 vòng
Đổi chỗ thế là xong
Cả 2 cùng qua được
Ong và bướm
Con bướm trắng
Lượn vườn hồng
Gặp con ong
Đang bay vội
TruyÖn-Th¬ MÉu Gi¸o
16
GT…9…MT
Bướm liền hỏi
Rủ đi chơi
Ong trả lời
Tôi còn bận
Mẹ tôi dặn
Đi chơi rong
Mẹ không thích
Cây dây leo
Cây dây leo
Bé tí teo
Ở trong nhà
Lại bò ra
Ngoài cửa sổ
Và nghểnh cổ
Lên trời cao
Hỏi vì sao?
Cây trả lời:
- Ra ngoài trời

Cho dễ thở
Ngắm nắng gió
Gội mưa rào
Cây mới cao
Hoa mới đẹp
Thơ: Dán hoa tặng mẹ
Em dán được cái hoa
Cô cho mang về nhà
Nói rằng: “Con biếu mẹ
Quà ngày tết tháng ba”
Xoa đầu em mẹ bảo:
“Con dán đẹp thế à ?
Mẹ cảm ơn cô giáo
Dạy con tặng mẹ hoa”.
Thơ : Cây đào
Cây đào đầu xóm
Lốm đốm nụ hồng
Chúng em chỉ mong
Mùa đào mau nở
Bông đào nho nhỏ
Cánh đào hồng tươi
Hễ thấy hoa cười
Đúng là tết đến
TruyÖn-Th¬ MÉu Gi¸o
17
GT…9…MT
Thơ: Mùa xuân
Dung dăng dung dẻ
Dẫn trẻ đi chơi
Mùa xuân đến rồi

Ánh xuân tươi sáng.
Đám mây bông trắng
Nỗi giữa trời xanh
Gió đưa bồng bềnh
Cao vời lồng lộng
Vườn thênh thang rộng
Cỏ non xanh vờn
Hoa đào tươi thắm
Vườn xuân đầm ấm
Ríu rít chim ca.
Kể chuyện bé nghe
Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện
Hay chăng dây điện
Là con nhện con
Ăn no quay tròn
Là cối xay lúa
Miệng hở ra gió
Là cái quạt hom
Không thèm cỏ non
Là con trâu sắt
Rồng phun nước bạc
Là chiếc máy bơm
Là cua là cáy
Bắn tàu mỹ cháy
Là khẩu súng trường
Người em yêu thương
Là chú bộ đội

Cham ngoan học giỏi
Là bạn thiếu nhi
Rong và cá
Có cô rong xanh
Đẹp như như tơ nhuộm
Giữa hồ nước trong
Nhẹ nhàng uốn lựơn
Một đàn cá nhỏ
Đuôi đỏ lụa hồng
Quanh cô rong đẹp
Múa làm văn công.
TruyÖn-Th¬ MÉu Gi¸o
18
GT…9…MT
Đàn gà con
Mười quả trứng tròn
Mẹ gà ấp ủ
Mười chú gà con
Hôm nay ra đủ
Lòng trắng, lòng đỏ,
Thành mỏ, thành chân
Cái mỏ tí hon
Cái chân bé xíu
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời
Ơi chú gà ơi!
Ta yêu chú lắm
Trong bàn tay ấm
Chú đứng chú kêu
Mẹ gà "tục tục"

Chú ngoái nhìn theo
Ta thả chú ra
Chạy ăn cùng mẹ
Chạy biến cả chân
Chạy sao nhanh thế!
Là gà của bé
Gà nhé đừng quên
Ăn khỏe, lớn khỏe
Đẻ rõ nhiều lên!
Trạng
Mười ngón tay nhúng mực
Nghụệch ngoac vẽ bầy rồng
Trạng quỳnh giành giải nhất
Sứ thần ứng xử nhanh
Quan” thiên triều” ấm ức”
Nhưng cũng đành cắn răng
Phục người tài nước Việt
Mưu lược giỏi hơn thần
Dẫu gươm kề sát cổ
Dù kiếm dí thủng lưng
Sứ quỳnh nào có sợ
Thế tái cứ ung dung
Biên cương ngàn vó ngựa
Đã lặng lẽ lui binh
Khi trạng Việt thi thố
Thắng hết thảy mọi lần
Trạng Quỳnh ơi cháu hỏi
TruyÖn-Th¬ MÉu Gi¸o
19
GT…9…MT

Nguệch ngoạc cũng hóa rồng
Phải ông đà nghĩ tới
Non nước mình Thăng Long?
TruyÖn-Th¬ MÉu Gi¸o
20

×