Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

“Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.92 KB, 58 trang )

MỞ ĐẦU
Đến nay Việt Nam đã có tới 30 Vườn Quốc gia (VQG) và hàng trăm khu
Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) được Nhà nước công nhận. Chính phủ nước Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã có quyết định phê duyệt “Kế hoạch hành
động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
thực hiện công ước đa dạng sinh học và Nghị định thư Caitagena về an toàn sinh
học”. Một trong những mục tiêu cụ thể của bản kế hoạch đã được phê duyệt là
củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống rừng đặc dụng, bảo vệ có hiệu quả các
loài động vật, thực vật quý hiếm, nguy cấp có nguy cơ bị tuyệt chủng, phục hồi
hệ sinh thái đã bị suy thoái.
Theo quyết định của UBND tỉnh Lào Cai, một trong những nhiệm vụ của
khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn là “Tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên trong Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên–Văn Bàn”, “Bảo tồn tính đa
dạng sinh học, các mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng trên núi cao; nguồn gen động
vật, thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm”, “Tổ chức nghiên cứu và phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học khu hệ thực vật rừng, động vật rừng (nhất là các loài đặc
hữu, quý hiếm) nhằm bảo tồn và phát triển các loài thực vật, động vật của Khu
bảo tồn thiên nhiên”.
Như vậy việc nghiên cứu, điều tra để đánh giá đa dạng sinh vật nói chung
và thực vật nói riêng có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và thực tiễn nhằm
cung cấp những dẫn liệu mới và cơ bản, cũng như đầy đủ nhất để làm cơ sở cho
việc xây dựng chiến lược trong các chương trình qui hoạch, quản lý, bảo vệ, phát
triển tài nguyên rừng của khu BTTN Hoàng Liên–Văn Bàn ở các cấp quản lý
theo như nhiệm vụ đề ra.
1
Từ sau khi được thành lập, khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn chưa có
được công trình nghiên cứu nào về đa dạng thực vật một cách khoa học và đầy
đủ, dựa trên cơ sở điều tra thu thập tự liệu và mẫu vật tại thực địa.
Để có cơ sở khoa học cho việc bảo tồn có hiệu quả, nhất thiết phải điều tra, thu
thập, thống kê và phát hiện được hết thảy các loài thực vật hiện có, chúng tôi
thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu


Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” để có được tài liệu
cơ bản về đa dạng thành phần loài thực vật và tài nguyên thực vật quí giá là cần
thiết đối với khu BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn và tỉnh Lào Cai. Từ đó xây dựng
dự án, chiến lược qui hoạch, bảo tồn sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài
nguyên rừng.
2
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Vấn đề đa dạng sinh vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng, cũng như
bảo tồn chúng, đã trở thành một chiến lược quan trọng trên toàn thế giới. Nhiều
tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo
tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên phạm vi toàn thế giới; đó là Hiệp hội quốc
tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chương trình môi trường liên hợp quốc (UNEP),
Quỹ quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã (WWF), Viện Tài nguyên Di truyền
quốc tế (IPGRI), Để tránh sự phá huỷ tài nguyên và duy trì sự sống một cách
bền vững trên trái đất, Hội nghị thượng đỉnh bàn về môi trường và đa dạng sinh
vật đã được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6/1992 và 150 quốc gia đã
ký vào Công ước về Đa Dạng sinh vật và bảo vệ chúng. Từ đó nhiều cuộc Hội
thảo được tổ chức và nhiều cuốn sánh chỉ dẫn ra đời. Năm 1990, WWF xuất bản
sách về tầm quan trọng của đa dạng sinh vật; IUCN, UNEF và WWF xuất bản
cuốn Bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới; IUCN và UNEP xuất bản sách chiến
lược đa dạng sinh vật và chương trình hành động; Tất cả các công trình đó
nhằm hướng dẫn và đề xuất phương pháp để bảo tồn đa dạng sinh vật, làm nền
tảng cho công tác bảo tồn và phát triển trong tương lai. WCMC (1992) công bố
công trình đánh giá đa dạng sinh vật toàn cầu, cung cấp tư liệu về đa dạng sinh
vật của các nhóm sinh vật khác nhau, ở các vùng khác nhau trên toàn thế giới
làm cơ sở cho việc bảo tồn có hiệu quả.
Cùng với các công trình đó, đã có hàng ngàn cuộc hội thảo khác nhau
được tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, phương pháp, cùng các kết quả đạt

3
được ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế và khu vực được
tạo thành mạng lưới phục vụ cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển đa dạng sinh
vật.
Tất cả tình hình trên đây chứng tỏ tầm quan trọng vô cùng to lớn của vấn
đề đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng đối với toàn thế
giới, đối với mỗi quốc gia và đối với mỗi vùng lãnh thổ trong mỗi nước, đặc biệt
là các Khu rừng đặc dụng (Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, ) và sự cần
thiết phải nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học, trong đó có thực vật phục vụ
cho mục đích bảo tồn nguyên vị (In – situ conservation) lâu dài.
Hầu hết các quốc gia đều đã và đang nghiên cứu đánh giá hay có những
công trình về đa dạng thực vật trên cả nước hay mỗi khu vực ở các mức độ khác
nhau, mức cao là các bộ sách Thực vật chí hay mức độ thấp là Danh lục thực vật
cũng như các bài báo riêng lẻ.
Các bộ Thực vật chí như Thực vật chí Liên Xô [66], Trung Quốc [69],
Thái Lan [67], Ấn Độ [62], Vân Nam [59], Thực vật Đồ giám Trung Quốc [58],
Hải Nam, Quảng Đông [64], Quảng Tây [58], Đài Loan [57], Ôxtrâylia [56],
Hồng Kông [75]), Nhật Bản [77],
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật rất phong
phú và đa dạng, là một trong những trung tâm đa dạng sinh vật có tính đa dạng
sinh học cao trên thế giới với nhiều giống loài có giả trị khoa học và kinh tế cao,
loài đặc hữu, nhiều nguồn gen quý hiếm.
Theo các tài liệu đã công bố, Việt Nam có khoảng 17000 loài thực vật, trong
đó ngành Tảo có 2200 loài, ngành Rêu 480 loài, ngành Khuyết lá Thông 1 loài,
4
ngành Thông đất 55 loài, ngành Cỏ tháp bút 2 loài, ngành Dương xỉ 700 loài,
ngành Hạt trần 70 loài và ngành Hạt kín 13000 loài [26], [27].
Việc nghiên cứu, điều tra, đánh giá về đa dạng thực vật ở Việt Nam được tiến
hành hơn 2 thế kỷ, nhưng các công trình mới chỉ được công bố nhiều ở khoảng

50 năm trở lại đây.
Ngay từ cuối thế kỷ XVIII, nhà thực vật học người Pháp J. Loureiro (1790)
đã biên soạn cuốn sách đầu tiên về đa dạng thực vật Việt Nam của hệ thực vật
Nam Bộ [72]. Tiếp theo là tác giả J. B. L. Pierre (1790) về hệ Cây gỗ rừng Nam
Bộ [73]. Nửa đầu thế kỷ XX các nhà thực vật học Pháp dưới sự chủ biên của H.
Lecomte (1907-1952) đã lần lượt xuất bản bộ sách Thực vật chí đại cương Đông
Dương [71] gồm 7 tập với hơn 7000 loài, là nền tảng cho việc đánh giá đa dạng
thực vật đến tận ngày nay. Từ năm 1960 đến nay, bộ sách này đã và đang được
một số nhà thực vật Pháp và Việt Nam biên soạn lại dưới tên Thực vật chí
Campuchia, Lào và Việt Nam với 74 họ thực vật [69], [70].
Đặc biệt trong thời gian nửa cuối thế kỷ XX, đã có nhiều công trình là kết quả
nghiên cứu, điều tra, đánh giá đa dạng thực vật Việt Nam của các tác giả trong
nước và nước ngoài rất có giá trị. Lê Khả Kế & cộng sự (1969-1976) nghiên cứu
về các loài thực vật thường gặp ở Việt Nam gồm 6 tập. Phạm Hoàng Hộ (1970-
1972) nghiên cứu các loài thực vật ở miền Nam Việt Nam với 5326 loài [16],
tiếp sau đó tác giả này có công trình nghiên cứu thực vật cả nước (1991-1993,
1999-2000) với số lượng loài khá đầy đủ phục vụ tốt việc nghiên cứu đa dạng
thực vật Việt Nam đến ngày nay [17], [18]. Trong 2 số tạp chí chuyên đề của
Tạp chí Sinh học (1994-1995) nhiều tác giả đã công bố kết quả nghiên cứu thực
vật các taxon với hàng trăm loài [29], [30]. Đáng chú ý gần đây công trình là bộ
sách 3 tập Danh lục các loài thực vật Việt Nam của nhiều tác giả (2001, 2003,
5
2005) [2], [50] đã công bố danh lục hơn 20000 loài thực vật trong cả nước; là tài
liệu được công nhận mới và đầy đủ nhất, đáng tin cậy nhất từ trước đến nay; bộ
sách là cơ sở tra cứu, chỉnh lý tên khoa học các taxon và nhiều thông tin khác.
Nguyễn Tiến Bân & cộng sự (1996, 2007) công bố hàng trăm loài thực vật quý
hiếm có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng ở Việt Nam [8]. Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (2000) thống kê toàn bộ sự đa dạng của cây rừng Việt Nam với
hàng nghìn loài [9]. Một công trình rất có giá trị nghiên cứu đa dạng thực vật là
bộ sách Thực vật chí Việt Nam đã xuất bản được 11 tập [31], Phan Kế Lộc

(1998) nghiên cứu kiểm kê về tính đa dạng hệ thực vật Việt Nam về thành phần
loài [26]. Một số chuyên khảo về các taxon như A. Schuiteman & E. F. de Vogel
(2000) về họ Lan ở Đông Dương [68]. L. V. Averyanov (1994) về họ Lan ở Việt
Nam, N. N. Thìn (1995, 1999, 2007) về họ Thầu dầu ở Việt Nam [36],
Cùng với những công trình mang tính chất chung về taxon hay vùng lãnh thổ
cả nước, còn rất nhiều công trình về kết quả nghiên cứu Đa dạng thực vật của
mỗi khu vực và các khu rừng đặc dụng (Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên
nhiên, ) được nghiên cứu hoặc công bố. Có thể kể đến như đa dạng thực vật
các Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Hoàng Liên – Sa Pa (Lào Cai), Ba
Bể (Bắc Kạn), Cát Bà (Hải Phòng), Pù Mát (Nghệ An), Phong Nha – Kẻ Bàng
(Quảng Bình), Cát Tiên (Đồng Nai), Yok Đôn (Đắk Lắk), Xuân Sơn (Phú Thọ),
Bạch Mã (Thừa Thiên -Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mũi Cà Mau (Cà Mau),…
[21], [38], [39], [44], [45], [49]. Đa dạng thực vật các Khu bảo tồn nhiên nhiên
Khau Ca (Hà Giang), Na Hang (Tuyên Quang), Chạm Chu (Tuyên Quang), Hữu
Liên (Lạng Sơn), Pù Huống (Nghệ An), Yên Tử (Quảng Ninh); các khu vực Tây
Bắc; vùng núi đá vôi Hoà Bình, Sơn La; vùng ven biển Phong Điền (Thừa Thiên
6
-Huế); Khu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; Trạm Đa dạng Sinh học
Mê Linh, [4], [41].
Bên cạnh những công trình là các bài báo, sách chuyên khảo, các hội thảo
trong nước và quốc tế như nói trên, nghiên cứu đa dạng thực vật còn thể hiện ở
bộ mẫu thực vật được điều tra thu thập bảo quản bền vững lâu dài ở các Phòng
tiêu bản. Trên thế giới có các Phòng tiêu bản lớn như ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên
Paris (Pháp) với 10 triệu mẫu, Vườn Thực vật Hoàng Gia Anh, Kew với 8 triệu
mẫu, Vườn Thực vật New York (Hoa Kỳ) với 7 triệu mẫu, Viện thực vật
Komarốp (Nga) có 6 triệu mẫu. Ở Việt Nam cũng có một số Phòng tiêu bản thực
vật lưu trữ, bảo quản trưng bày giới thiệu về đa đạng thực vật nước ta như ở
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN) với hơn 1 triệu mẫu tiêu bản,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (HNU) với khoảng 1 triệu mẫu, Viện Sinh
học nhiệt đới (HM, VNM) có khoảng 500 nghìn mẫu và Trung tâm đa dạng sinh

học (Trường Đại học Lâm nghiệp).
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hoàng Liên -Văn Bàn được thành lập theo
quyết định số 399/QĐ-UBND ngày 12/2/2007 của UBND tỉnh Lào Cai [51]. Ở
Khu bảo tồn thiên nhiên này có khu rừng tự nhiên lớn nhất vùng núi Hoàng Liên
Sơn ở Việt Nam [6]. Ngoài ra, Văn Bàn cũng là một phần của dãy Hoàng Liên
Sơn còn tồn tại những diện tích đáng kể rừng xanh núi thấp, là kiểu thảm thực
vật đã bị phá huỷ gần hết tại Vườn quốc gia Hoàng Liên -Sa Pa và còn rất ít tại
các khu vực khác của dãy Hoàng Liên Sơn hay bất kỳ một khu vực khác tại miền
Bắc Việt Nam. Nơi đây có nhiều dạng sinh cảnh từ rừng thường xanh đất thấp
đến rừng thường xanh núi cao. Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn
là nơi giáp ranh với Vườn Quốc gia (VQG) Hoàng Liên – Sa Pa nơi có sự đa
dạng thực vật cao của Việt Nam, cũng đang là nơi cư trú của nhiều loài Thực vật,
7
nguồn gen quý hiếm, một số loài có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng ở Việt Nam,
thậm chí toàn cầu như Bách tán đài loan kín (Taiwania cryptomerioides). Đồng
thời cũng chứa đựng nguồn tài nguyên cây thuốc đặc hữu và quí hiếm,
Như vậy việc nghiên cứu, điều tra để đánh giá đa dạng sinh vật nói chung
và thực vật nói riêng có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và thực tiễn nhằm
cung cấp những dẫn liệu mới và cơ bản, cũng như đầy đủ nhất để làm cơ sở cho
việc xây dựng chiến lược trong các chương trình qui hoạch, quản lý, bảo vệ, phát
triển tài nguyên rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn ở các
cấp quản lý theo như nhiệm vụ đề ra ở quyết định thành lập Khu bảo tồn thiên
nhiên.
8
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thực bật bậc cao có mạch tại khu BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn
2.2. Mục tiêu nghiên cứu

2.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá đúng mức tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch hiện có (Đa
dạng các bậc taxon ngành, dưới ngành), trong đó chỉ ra các loài có giá trị sử
dụng và giá trị khoa học tiêu biểu ở khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên-Văn
Bàn.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.2.1. Xây dựng được Danh lục các loài Thực vật bậc cao có mạch
2.2.2.2. Đánh giá tính đa dạng các taxon bậc ngành, dưới ngành; đa dạng
các yếu tố địa lý; xác định phổ dạng sống của hệ thực vật; xác định nguồn gen bị
đe dọa và giá trị sử dụng của nguồn tài nguyên thực vật.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Xây dựng Danh lục các loài Thực vật bậc cao có mạch tại khu BTTN
Hoàng Liên-Văn Bàn
2.3.2. Đánh giá đa dạng các taxon bậc ngành
- Mức độ đa dạng ngành
- Tỷ trọng giữa 2 lớp trong ngành Mộc lan
2.3.3. Đánh giá đa dạng ở bậc taxon dưới ngành
- Đa dạng ở bậc họ
- Đa dạng ở bậc chi
9
2.3.4. Đa dạng về nguồn gen bị đe dọa
Các loài thực vật có trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN
(2009), Nghị định 32/NĐ-CP/2006 của Chính phủ.
2.3.5. Đa dạng về các yếu tố địa lý
2.3.6. Đa dạng về phổ dạng sống của hệ thực vật
2.3.7. Đánh giá đa dạng về giá trị sử dụng
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế-xã hội, một số kết quả nghiên cứu liên quan trước đây của các cơ quan, tổ
chức quốc tế tại khu BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn.

2.4.2. Phương pháp chuyên gia: tham vấn các vấn đề chuyên môn từ các
chuyên gia thực vật.
2.4.3. Phương pháp đánh giá đa dạng các bậc taxon theo phương pháp của
Nguyễn Nghĩa Thìn được giới thiệu trong “Cẩm nang nghiên cứu Đa dạng sinh
vật” (1997) [37] và “Phương pháp nghiên cứu thực vật” (2007) [42].
Thu mẫu:
Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu: Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại
diện cho một khu nghiên cứu, chúng tôi không thể đi hết các điểm trong khu
nghiên cứu, vì thế việc chọn tuyến và điểm thu mẫu là rất cần thiết. Tuyến đường
đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu nghiên cứu. Có thế chọn nhiều
tuyến theo các hướng khác nhau, nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại
diện cho khu vực nghiên cứu. Trên các tuyến đó, chúng tôi chọn những điểm
chốt, tức là những điểm đặc trưng để đặt OTC vừa phục vụ cho nghiên cứu về đa
dạng loài.
Trong OTC chúng tôi thu mẫu, ghi chép và chụp ảnh tất cả các loài.
10
Dụng cụ thu mẫu: Cặp hay túi đựng mẫu, giấy báo, dây buộc, nhãn, kim
chỉ, bút chì 2B, sổ ghi chép, cồn, kéo cắt cành.
Phương pháp thu mẫu: Để thu mẫu, hiện nay chúng tôi dùng túi polyetylen
để đựng mẫu, có sổ ghi chép riêng, nhãn hay băng dính giấy có thể viết được và
kéo cắt cành.
Nguyên tắc thu mẫu:
- Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là: cành, lá, hoa và có quả
càng tốt đối với cây lớn hay cả cây đối với cây thảo.
- Mỗi cây nên thu từ 3 – 5 mẫu, còn mẫu cây thân thảo nên tìm các mẫu
giống nhau và cũng thu với số lượng trên để vừa nghiên cứu các biến dạng của
loài vừa để trao đổi.
- Các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh cùng một số hiệu mẫu. Khi thu
mẫu phải ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thực địa như: đặc
điểm vỏ cây, kích thước cây, nhất là các đặc điểm dễ mất sau khi sấy mẫu như:

màu sắc, mùi vị…
- Thu và ghi chép xong cho vào túi polyetylen mang về nhà mới làm mẫu.
Việc cho mẫu vào túi polyetylen có lợi là gọn nhẹ, không bị va quệt khi băng
qua rừng, mẫu giữ tươi lâu kể cả khi trời nắng to nhưng cần chú ý là khi cho mẫu
vào túi phải nhẹ nhàng, nếu có hoa thì dùng các lá của mẫu để bọc lấy trước khi
cho vào túi. Có thể dùng túi nhỏ và mỏng đựng từng loài và buộc chặt lại rồi tất
cả các túi nhỏ đó cho vào túi to hay bao tải.
Cách xử lý và bảo quản mẫu: Sau một ngày lấy mẫu cần đeo nhãn cho mỗi
mẫu. Nhãn có thể chỉ ghi số hiệu mẫu của tác giả còn các thông tin khác sẽ ghi
vào sổ riêng hoặc trên nhãn ghi đầy đủ các thông tin như sau:
- Số hiệu mẫu.
11
- Địa điểm (tỉnh, huyện, xã…) và nơi lấy (ven suối, thung lũng, sườn hay
đỉnh núi hoặc đồi…)
- Ngày lấy mẫu.
- Đặc điểm quan trọng: cây gỗ hay dây leo, độ cao, đường kính, màu lá,
hoa , quả…
- Người lấy mẫu.
Khi ghi phải dùng bút chì mềm, tuyệt đối không dùng bút bi, bút mực để
tránh bị mất khi ngâm tẩm về sau.
Ép và sấy mẫu: Mẫu tiêu bản thu thập trong quá trình điều tra được mang về
và xử lý tại Phòng Tiêu bản thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Nội
dung công việc gồm:
+ Ép mẫu
+ Sấy mẫu
+ Phân loại mẫu theo họ và chi.
+ Giám định mẫu tiêu bản được thực hiện bởi tác giả với sự giúp đỡ của các
chuyên gia về Phân loại Thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
Các mẫu vật được phân tích cụ thể và tra cứu tên khoa học theo khóa định loại.
+ Phân tích mẫu và nguyên tắc phân tích.

+ Hiệu chỉnh tên khoa học: sử dụng các tài liệu chuyên khảo có liên quan đến
lĩnh vực nghiên cứu.
- Phương pháp đánh giá đa dạng thực vật
+. Chỉnh lý tên khoa học và xây dựng danh lục
Tên đầy đủ của loài được áp dụng theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam
[1], [2], [50], Tên cây rừng Việt Nam [9]. Chỉnh lý tên khoa học theo hệ thống
của Brummitt (1992) [61].
12
Danh lục thực vật của khu BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn được sắp xếp theo
thứ tự tiến hóa của các ngành. Ở mỗi ngành, các họ được xếp theo alphabet tên
khoa học. Trong mỗi họ, các chi và loài xếp theo vần alphabet. Riêng ngành Mộc
lan thì xếp theo 2 lớp, lớp Mộc lan trước, lớp Hành xếp sau cùng, các họ theo
mỗi lớp cũng xếp theo alphabet tên khoa học. Danh lục còn có tên khoa học, tên
Việt Nam và tên địa phương (nếu có) cùng với các thông tin giúp ích cho việc
đánh giá đa dạng, đó là các thông tin về dạng sống, phân bố, công dụng, mức độ
bị đe dọa…
+. Đánh giá đa dạng về phân loại: Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [37], bao
gồm:
• Thống kê và đánh giá thành phần loài, chi, họ của các ngành và các lớp
(riêng với ngành Mộc lan).
• Tính chỉ số đa dạng ở cấp họ (số loài trung bình của một họ), cấp chi
(số loài trung bình của một chi).
• Đánh giá đa dạng các họ, chi: xác định tập hợp 10 họ, 10 chi giàu loài
nhất, tiểu biểu cho hệ thực vật.
+. Đánh giá nguồn gen bị đe dọa theo Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ
IUCN (2009), Nghị định 32/NĐ-CP/2006.
2.4.4. Đánh giá đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật cấu thành hệ thực vật
Những loài có khu phân bố địa lý giống nhau được tập hợp thành một yếu
tố địa lý. Năm 1999, Nguyễn Nghĩa Thìn căn cứ vào các khung phân loại của
Pócs (1965) và Ngô Chính Dật (1993) đã xây dựng thang phân loại các yếu tố

địa lý thực vật cho hệ thực vật Việt Nam và áp dụng vào cho việc sắp xếp chúng
thành các yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật và được trình bày trong bảng sau:
Tên yếu tố Ký hiệu
13
Toàn cầu 1
Liên nhiệt đới 2
Nhiệt đới châu Á, châu Úc và châu Mỹ 2.1
Nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ 2.2
Nhiệt đới châu Á và Mỹ 2.3
Cổ nhiệt đới 3
Nhiệt đới châu Á và châu Úc 3.1
Nhiệt đới châu Á và châu Phi 3.2
Nhiệt đới châu Á 4
Đông Nam Á 4.1
Lục địa châu Á nhiệt đới 4.2
Đông Dương – Himalaya nhiệt đới 4.3
Đông Dương - Nam Trung Hoa 4.4
Đông Dương 4.5
Ôn đới Bắc 5
Đông Á – Bắc Mỹ 5.1
Ôn đới cổ thế giới 5.2
Vùng ôn đới Địa Trung Hải – châu Âu – châu Á 5.3
Đông Á 5.4
Đặc hữu Việt Nam 6
Cận đặc hữu Việt Nam 6.1
Đặc hữu Hoàng Liên – Văn Bàn (có thể mở
rộng ra cả Hoàng Liên-Sapa)
6.2
Cây trồng 7
2.4.5. Đánh giá sự đa dạng về dạng sống theo Raunkiaer (1934) (ghi theo Thái

Văn Trừng, 1999):
14
Dạng sống là một đặc trưng nói lên bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng
như thảm thực vật của hệ sinh thái đó. Mỗi hệ sinh thái là do các loài trong tương
quan với các nhân tố sinh thái của nơi sống đó tạo nên. Nó được thể hiện trên
từng cá thể loài và các loài đó tập hợp nên những quần xã riêng biệt phản ánh
môi trường sống nơi đó. Cho đến nay, khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi
hệ thực vật, nhất là hệ thực vật của vùng nhiệt đới người ta vẫn thường dùng hệ
thống các dạng sống của Raunkiaer (1934).
Thang phân chia dạng sống theo Raunkiaer (1934) (Thái Văn Trừng, 1999)
Dạng sống Ký hiệu
I. Nhóm cây chồi trên (Phanerophytes)
Những cây gỗ, dây leo, bì sinh, ký sinh và bán ký sinh có chồi tồn
tại nhiều năm, nằm cách mặt đất từ 25cm trở lên. Gồm các dạng
sống:
Ph
a/ Cây có chồi trên to (Megaphanerophytes): cây gỗ cao trên 25m. Mg
b/ Cây chồi trên nhỡ (Mesophanerophytes): cây gỗ cao 8 – 25m. Me
c/ Cây chồi trên nhỏ (Microphanerophytes): cây gỗ nhỏ, cây bụi,
cây hóa gỗ, cỏ cao 2 – 8m.
Mi
d/ Cây chồi trên lùn (Nanophanerophytes): gồm cây gỗ, cây bụi lùn
hay nửa bụi, cây hóa gỗ, cỏ cao từ 25 – 200cm.
Na
e/ Cây bì sinh (Epiphytes) gồm các cây loài cây bì sinh sống lâu
năm trên thân, cành cây gỗ, trên vách đá.
Ep
f/ Cây kí sinh hay bán ký sinh (Parasit-hemiparasit phanerophytes)
trên cây gỗ.
Pp

g/ Cây mọng nước (Succulentes): nước và chất dinh dưỡng tích trữ
ở thân.
Suc
15
h/ Dây leo (Lianophanerophytes) gồm các loài dây leo thân hóa gỗ. Lp
i/ Cây chồi trên thân thảo (Herbaces phanerophytes): những cây
thân thảo (thân không có chất gỗ) sống lâu năm.
Hp
II. Nhóm cây chồi sát đất (Chamaephytes)
Gồm những cây có chồi cách mặt đất 0 – 25 cm, mùa bất lợi thường
được lá khô hay tuyết che phủ chống lạnh.
Ch
III. Nhóm cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes)
Cây có chồi nằm sát mặt đất (ngang mặt) hay nửa trên, nửa nằm
dưới đất, mùa bất lợi thường được lá khô che phủ.
Hm
IV. Nhóm cây chồi ẩn (Cryptophytes)
Cây có chồi nằm sâu trong đất gồm những loài có củ hay căn hành
(thân ngầm) bao gồm cả những cây có chồi trong đất (Geophytes)
hoặc cây chồi thủy sinh (Hydrophytes-trong nước và Helophytes-
dưới nước), mùa bất lợi phần khí sinh tàn rụi hết nhưng còn phần
thân ngầm ở dưới đất, sẽ tái sinh vào mùa thuận lợi sau đó.
Cr
V. Nhóm cây chồi một năm (Therophytes)
Cây chỉ sinh trưởng, ra hoa kết quả trong vòng một năm rồi chết, chỉ
còn hạt để duy trì sang mùa thuận lợi sau đó.
Th
Trong dạng sống, cơ sở quan trọng nhất để sắp xếp các nhóm dạng sống
đó là xem trong thời kỳ khó khăn cho cuộc sống loài đó tồn tại dưới dạng sống
nào: Chỉ là hạt nghỉ hay có cả chồi, nếu có chồi thì chồi nằm ở vị trí nào so với

mặt đất, có được bảo vệ hay không… Chúng tôi chọn cách phân chia này để xây
dựng phổ dạng sống cho hệ thực vật của khu BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn
16
2.4.7. Đánh giá giá trị sử dụng nguồn tài nguyên thực vật theo Đỗ Tất Lợi
(2000), Võ Văn Chi (1997), Võ Văn Chi và Trần Hợp (2002) [22], [28],
Các chỉ tiêu để đánh giá giá trị sử dụng tài nguyên thực vật được trình bày
trong bảng dưới đây:
Công dụng Kí hiệu Số loài Tỷ lệ (%)
Thuốc Th
Ăn được Ă
Gỗ G
Cây cảnh Ca
Dầu D
Tinh dầu TD
Cây độc Đ
Cây cho tanin, nhựa, nhuộm Ta
Sợi S
Cây có công dụng khác Kh
Tổng số lượt công dụng
17
Chương 3
MỘT SỐ NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ
KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Khu BTTN Hoàng Liên -Văn Bàn nằm ở vùng trung tâm của dãy Hoàng
Liên Sơn, thuộc địa bàn 3 xã Nậm Xây, Nậm Xé và Liêm Phú (huyện Văn Bàn,
tỉnh Lào Cai). Vị trí địa lý ở 21
0
53’-22

0
09’ độ vĩ Bắc, 103
0
40’-104
0
12’ độ kinh
Đông. Diện tích vùng lõi là 25.669 ha, trong đó chủ yếu rừng tự nhiên chiếm
23.322 ha (90,9%). Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 21.629 ha, phân khu phục hồi
sinh thái 4.000 ha. Độ che phủ đạt trên 80% tổng diện tích khu vực. Ngoài ra có
31.128 ha vùng đệm tại các xã Thẩm Dương, Dương Quỳ, Đan Thắng và Nậm
Chày. Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên -Văn Bàn nằm trong vùng núi Hoàng
Liên Sơn, cách đỉnh Phan Si Păng 40 km về phía Đông Nam; độ cao thấp nhất
khoảng 100 m và đỉnh cao nhất 2875 m.
3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn-Văn Bàn nằm trong vùng núi
Hoàng Liên Sơn, cách đỉnh Phan Xi Pan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam 40 km về
phía Đông Nam. Khu bảo tồn thiên nhiên là một vùng núi, có nhiều đỉnh cao trên
2.000 m. Điểm cao nhất (2.875 m) ở phía Bắc huyện Văn Bàn trên ranh giới với
Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
3.1.3. Khí hậu
- Lượng mưa trung bình: 2,763 mm (2,064mm - 4,023mm).
- Mùa khô/mùa mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau.
18
- Nhiệt độ trung bình: 15,4
0
C (1
0
C - 29,4
0

C)
- Độ ẩm trung bình: Độ ẩm từ 75 – 91% ,trung bình cả năm là 86%.
3.1.4. Đặc điểm thủy văn
Huyện Văn Bàn bị chia đôi bởi thung lũng sông chạy từ Tây Nam đến
Đông Bắc. Độ cao dọc theo thung lũng này chỉ dưới 200 m.
3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
3.2.1. Tổng số dân sống trong khu BTTN 1.257 nhân khẩu, thuộc 06 xã (Theo số
liệu 2007)
- Thành phần các dân tộc: chủ yếu là dân tộc H’ Mông, Dáy, Dao, Thái,
Kinh, Tày, Xa phó
- Số dân di cư tự do: không
3.2.2. Sơ bộ tình hình kinh tế của các hộ gia đình:
+ Số hộ trung bình: 842 hộ
+ Số hộ nghèo: 357 hộ
+ Số hộ nghèo đói: 138 hộ
3.2.3. Các loại hình kinh tế ở vùng đệm của VQG:
- Số hộ làm nông nghiệp: 80 – 85%
- Khai thác lâm sản ngoài gỗ: 10 – 12%
- Một số loại hình khác: 3 – 5%
Hầu hết các hộ gia đình đều tham gia sản xuất nông nghiệp như trồng lúa,
ngô, khoai và chăn nuôi gia súc như trâu, bò, dê. Đặc biệt nhiều hộ gia đình có
kinh tế khá phát triển từ nguồn thu nhập trồng và bán thảo quả. Bên cạnh đó có
một bộ phận nhỏ dân cư làm nghề khuân vác đồ cho dân leo núi.
3.3. Tài nguyên sinh vật
Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên-Văn Bàn là nơi có khu rừng tự nhiên
19
lớn nhất của vùng núi Hoàng Liên Sơn ở Việt Nam. Ngoài ra, huyện Văn Bàn là
một trong số ít phần của dãy Hoàng Liên vẫn còn tồn tại những diện tích đáng kể
rừng thường xanh núi thấp, đây là kiểu thảm thực vật đã bị phá hủy gần hết tại
VQG Hoàng Liên và còn lại rất ít tại các khu vực khác của dãy Hoàng Liên hay

bất kỳ một khu vực nào khác tại miền Bắc Việt Nam.
Rừng thường xanh núi thấp phân bố từ độ cao 600-1.400 m. Tuy sinh cảnh
này đã và đang bị khai thác gỗ chọn, các vùng rừng vẫn còn đóng tán tại hầu hết
khu vực. Tại độ cao từ 1.400-2.200 m tồn tại sinh cảnh rừng thường xanh núi
trung bình, sinh cảnh rừng thường xanh trên núi cao phân bố từ độ cao 2.200 m
đến độ cao ít nhất là 2.650 m. Sinh cảnh rừng thường xanh núi trung bình đặc
trưng bởi sự có mặt của loài cây lá kim sắp bị đe dọa trên toàn cầu là Bách tán
đài loain. Ngoài ra, các sinh cảnh đã bị tác động như trảng cỏ, cây bụi và đất
nông nghiệp cũng tồn tại trong các độ cao khác nhau.
Từ khi thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên-Văn Bàn đến nay,
đã có một số hoạt động nghiên cứu điều tra về thực vật của tổ chức trong nước
và quốc tế. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu về thảm Thực vật được quan
tâm nhiều nhất và đã có một số kết quả, như công trình của Steven R. Swan &
Sheelagh M. G. Oreilly (Chủ biên) (2004), Nguyễn Trọng Bình & Nguyễn Toàn
Thắng (2008),
Trong thời gian năm 2000-2002 (trước khi thành lập chính thức Khu bảo
tồn thiên nhiên) đã có một số tổ chức tiến hành điều tra khảo sát Khu bảo tồn
thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn như FFI chương trình Việt Nam đã chỉ ra một
số loài thực vật đang bị đe doạ có nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu như Bách tán đài
loan kín, loài chưa từng ghi nhận tại bất kỳ khu vực nào khác tại Việt Nam (N.
T. Hiệp & cộng sự, 2002; Farjon, 2002; theo cục Bảo vệ môi trường, 2008). Về
20
đánh giá đa dạng thực vật toàn thể khu vực có thể kể đến công trình kết quả điều
tra thu mẫu thực vật bậc cao của N. T. Hiệp, Averyanov & cộng sự, 2002) với
320 loài (236 loài Hạt kín, 7 loài Hạt trần và 78 loài Dương xỉ) nhưng không có
danh sách cụ thể. IUCN (2003) đưa ra danh sách 5 loài được coi là bị đe doạ có
nguy cơ tuyệt chủng mức toàn cầu và một số loài quan trọng cần quan tâm là Pơ
mu và Bách tán đài loan kín. Một trong những nhóm thực vật đa dạng và quan
trọng nhất là họ Lan (Orchidaceae) đang bị đe doạ nghiêm trọng do buôn bán
trong nước và quốc tế. Văn Bàn được coi là nơi có sự đa dạng cao đặc trưng của

vùng núi Hoàng Liên Sơn. Theo tài liệu không chính thức và dựa trên một số tư
liệu, Cục Bảo vệ Môi trường (2008) đưa ra danh lục Thực vật bậc cao của khu
Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn với 893 loài thuộc 136 họ và 4
ngành.
Về Động vật: Kết quả của các đợt điều tra này đã ghi nhận trong và xung
quanh khu bảo tồn thiên nhiên một số loài thú đang bị đe dọa toàn cầu như Vượn
đen tuyền Hylobates concolor và Cầy vằn bắc Chrotogale owstoni. Văn Bàn
cũng là nơi quan trọng cho công tác bảo tồn các loài chim bao gồm một loài sẽ bị
đe dọa toàn cầu là Trèo cây lưng đen Sitta formosa. Do vậy, Văn Bàn đã được
công nhận là một trong số 63 vùng chim quan trọng của Việt Nam. Hơn thế, khu
vực còn ghi nhận loài lưỡng cư sẽ bị đe dọa trên toàn cầu là Cá cóc Tam đảo
Paramesotriton deloustali, loài này hiện mới chỉ ghi nhận tại miền Bắc Việt Nam
(Tordoff et al. 2002). Cuối cùng, một số loài thực vật đang bị đe dọa toàn cầu
cũng được ghi nhận trong khu vực như loài cây lá kim sẽ bị đe dọa toàn cầu
Taiwania cryptomerioides, đây là loài chưa từng được ghi nhận tại bất kỳ khu
vực nào khác tại Việt Nam.
21
Những yếu tố/tác động của môi trường, con ngưới ảnh hưởng tới hệ sinh
thái:
Tổng số có 1.257 người hiện đang sinh sống bên trong khu bảo tồn thiên nhiên
và có 9.533 người khác sống tại vùng đệm. Rất nhiều cư dân tại huyện Văn Bàn
canh tác lúa nước dọc theo các thung lũng, tuy nhiên, một số hộ gia đình vẫn
chuyển đổi canh tác trên các dốc núi. Dân cư địa phương tham gia vào một số
họat động với các tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học như săn bắt và khai
thác chọn lọc các loài cây gỗ có giá trị kinh tế, đặc biệt là Pơ-mu (Fokienia
hodginsii).
Một hoạt động với tiềm năng gây tác động cao của con người đối với đa
dạng sinh học tại Văn Bàn là việc trồng Thảo quả Amomum aromaticum. Mặc dù
một số tán cây rừng vẫn còn nguyên vẹn trong các khu vực trồng loại cây này.
Tuy nhiên độ che phủ tán rừng có thể giảm tới 80% do việc chặt phá cây bừa bãi.

Các phương pháp trồng hiện nay với yêu cầu làm khô ráo các khu vực trồng cây
thảo quả làm cho hiểm họa cháy rừng có thể dễ dàng xẩy ra trong các khu vực
này. Các tác động gián tiếp đối với đa dạng sinh học trong khu vực là tình trạng
săn bắt và khai thác các sản phẩm ngoài gỗ bởi dân cư địa phương sống bên
trong rừng trong suốt thời gian trồng và thu hoạch Thảo quả.
Huyện Văn Bàn bị chia đôi bởi một thung lũng sông chạy dọc theo tỉnh lộ
279. Rừng tại khu vực này đã bị phá hủy để canh tác và tái định cư, làm chia cắt
diện tích rừng tại phía Bắc và phía Nam của huyện.
Một số khu vực đã được mở rộng gần hết sinh cảnh rừng thường xanh tương đối
bị tác động, đặc biệt là sinh cảnh rừng thuờng xanh núi thấp phía Đông Nam
huyện Văn Bàn, nằm bên ngoài khu bảo tồn thiên nhiên. Các khu vực này tồn tại
số lượng đáng kể quần thể các loài có tầm quan trọng bảo tồn toàn cầu như Vượn
22
đen tuyền, Cá cóc Tam đảo và loài Bách tán đài loan kín (Taiwania
cryptomerioides), do vậy khu vực cần được đặt trong tình trạng bảo vệ thích hợp
thông qua việc thiết kế thành rừng đặc dụng hoặc tiếp cận dựa trên các hộ dân
địa phương. Có điều đặc biệt quan trọng là tại một số diện tích rừng đã được
thiết kế thành rừng sản xuất và có chỉ tiêu khai thác các loài cây có giá trị kinh tế
cao như Pơ-mu (Fokienia hodginsii).
23
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Xây dựng danh lục
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi và tập thể cán bộ của Chi cục
Lâm nghiệp, chi cục Kiểm lâm và khu BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn đã thu thập
được hơn 3000 mẫu tiêu bản. Các mẫu tiêu bản được lưu trữ tại Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật.
Kết quả điều tra, nghiên cứu, chúng tôi đã ghi nhận được 1268 loài thuộc
631 chi, 174 họ trong 6 ngành thực vật bậc cao có mạch (xem phụ lục 1 và bảng
4.1).

Sau khi xác định tên khoa học cho các loài, chúng tôi tiến hành chỉnh lý
các thông tin, bao gồm cả việc xác định tên khoa học mới nhất, tên đồng nghĩa,
tên tác giả… các thông tin về dạng sống, công dụng, mức độ bảo tồn theo các tài
liệu chuyên ngành có độ tin cây cao như: “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”
(Tập 1, tập 2, tập 3), “Thực vật chí Việt Nam”, “Cây cỏ Việt Nam” Bước tiếp
theo là sắp xếp các loài thành bảng danh lục theo hệ thống Brummitt (1992).
4.2. Đa dạng hệ thực vật ở bậc ngành
4.2.1. Mức độ đa dạng ngành
- Đa dạng bậc ngành: Hệ thực vật của khu BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn đã thống
kê được 1268 loài, thuộc 631 chi, 174 họ trong 6 ngành thực vật bậc cao có
mạch. Sự phân bố các taxon trong mỗi ngành được thể hiện trong bảng 4.1 và
hình 4.1 sau đây.
24
Bảng 4.1. Sự phân bố các bậc taxon của hệ thực vật tại khu
BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn
Tên ngành Loài Chi Họ
Tên Khoa học Tên Việt Nam Sl % Sl % Sl %
Psilotophyta Khuyết lá thông 1 0,08 1 0,15 1 0,57
Lycopodiophyta Thông đất 6 0,47 3 0,47 2 1,15
Equisetophyta Cỏ tháp bút 1 0,08 1 0,16 1 0,57
Polypodiophyta Dương xỉ 88 6,94 47 7,44 22 12,64
Pinophyta Thông 14 1,10 13 2,06 7 4,02
Magnoliophyta Mộc lan 1158 91,33 566 89,69 141 81,03
Tổng 1268 100 631 100 174 100
Qua kết quả trình bày ở bảng 4.1 và hình 4.1 ta thấy hệ thực vật khu
BTTN Hoàng Liên- Văn Bàn đã có mặt đầy đủ 6 ngành thực vật bậc cao có
mạch của hệ thực vật Việt Nam; trong đó, ngành Khuyết lá thông (Psilotophyta)
và ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) là những ngành kém đa dạng nhất với 1
họ, 1 chi, 1 loài. Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) đa dạng nhất với tổng số 1158
loài, 566 chi, 141 họ, chiếm tỷ lệ tương ứng là 91,33%, 89,69% và 81,03% của

cả hệ. Các ngành còn lại là Dương xỉ (Polypodiophyta) chiếm tỷ lệ tương ứng là
6,93% số loài, 7,44% số chi và 12,64% số họ của cả hệ; ngành Thông
(Pinophyta) chiếm tỷ lệ là 1,10% số loài, 2,06% số chi và 4,02% số họ của cả hệ;
thấp hơn nữa là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), chiếm tỷ lệ 0,47% số loài,
0,47% số chi và 1,15% số họ của cả hệ.
25

×