Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Luận văn nghiên cứu thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ở khu vực núi tháp sơn xã hậu thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ TRỌNG HÙNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LỒI
THỰC VẬT BẬC CAO CĨ MẠCH Ở
KHU VỰC NÚI THÁP SƠN XÃ HẬU THÀNH,
HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
(Chuyên ngành: Thực vật)

VINH – 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

======

LÊ TRỌNG HÙNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LỒI
THỰC VẬT BẬC CAO CĨ MẠCH Ở
KHU VỰC NÚI THÁP SƠN XÃ HẬU THÀNH,
HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN
CHUYÊN NGÀNH: THỰC VẬT
MÃ SỐ: 60. 42. 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGÔ TRỰC NHÃ

Vinh – 2010


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ khoa học Sinh học này, tôi
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo – PGS. TS. Ngô
Trực Nhã. Người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, chỉ dẫn và giúp đỡ tơi
hồn thành bản luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo
trong khoa Sau đại học, khoa Sinh học trường Đại học Vinh, UBND huyện
Yên Thành, cán bộ và nhân dân xã Hậu Thành – Yên Thành – Nghệ An đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của gia đình tơi, các bạn bè và
các đồng nghiệp trong q trình tơi học tập, nghiên cứu và làm luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Vinh, tháng 12 năm 2010
Tác giả

Lê Trọng Hùng


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu ……………………………………………………………………….1
Chương 1. Tổng quan tài liệu ........................................................................3
1.1. Nghiên cứu về đa dạng sinh học trên thế giới .................................3
1.2. Nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam .................................5

1.3. Nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Nghệ An ..................................8
1.4. Nghiên cứu phổ dạng sống của hệ thực vật ..................................10
1.5. Nghiên cứu về thực vật tại khu bảo tồn núi Tháp Sơn...................11
1.6. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở khu vực nghiên cứu .....................12
1.6.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................12
1.6.2. Điều kiện kinh tế – Văn hoá – Xã hội ..................................15
Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................18
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................18
2.2. Địa điểm nghiên cứu .....................................................................18
2.3. Thời gian nghiên cứu ....................................................................18
2.4. Nội dung nghiên cứu .....................................................................18
2.5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................19
2.5.1. Thu thập số liệu thực địa ......................................................19
2.5.2. Thu mẫu ngồi thiên nhiên ...................................................19
2.5.3. Xử lý và trình bày mẫu .........................................................20
2.5.4. Xác định và kiểm tra tên khoa học .......................................20
2.5.5. Xây dựng bảng danh lục thực vật ........................................22
2.5.6. Phương pháp đánh giá đa dạng thực vật về phân loại .........22


2.5.6.1. Đánh giá đa dạng các taxon trong ngành ......................22
2.5.6.2. Đánh giá độ đa dạng loài của các họ ............................23
2.5.6.3. Đánh giá sự đa dạng loài của các chi ............................23
2.5.7. Phương pháp nghiên cứu tính đa dạng về dạng sống ...........23
2.5.8. Phương pháp xác định giá trị sử dụng ..................................24
Chương 3. Kết quả và bàn luận ..................................................................25
3.1. Đa dạng về các taxon thực vật.............................................................25
3.2. Phân tích đa dạng về dạng sống ....................................................48
3.3. Đa dạng về nguồn tài nguyên sử dụng ..........................................50
3.3.1. Đa dạng về nguồn gen cây có giá trị sử dụng ......................50

3.3.2. Đa dạng về nguồn gen hiếm .................................................51
3.3. Mối quan hệ của khu hệ thực vật núi Tháp Sơn với các khu hệ
khác (Bắc Quỳnh Lưu, Pù Mát) ........................................................53
Kết luận .........................................................................................................55
Kiến nghị .......................................................................................................56
Tài liệu tham khảo ........................................................................................57
Phụ lục


CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1. Dạng sống
Ph

Phanerophytes: Cây có chồi trên đất

Ch.

Chamaephytes: Cây có chồi sát đất.

Hm

Hemicriptophytes: Cây có chồi nửa ẩn, chồi ngang mặt đất.

Cr

Criptophytes: Cây có chồi ẩn chồi nằm dưới mặt đất.

Th

Theophytes: Cây một năm.


2. Mức độ nguy cấp
CR

Rất nguy cấp.

EN

Nguy cấp.

VU

Sẽ nguy cấp.

LR

Ít nguy cấp.

3. Cơng dụng
M

Cây làm thuốc

T

Cây lấy gỗ

F

Cây làm lương thực, thực phẩm


Fg

Cây làm thức ăn chăn ni

Oil

Cây lấy dầu, tinh dầu

Mp

Cây có chất độc

Or

Cây làm cảnh

O

Cây có giá trị khác

Các ký hiệu khác
VQG

Vườn Quốc gia

KBT

Khu bảo tồn



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1

Danh lục các loài thực vật núi Tháp Sơn Xã Hậu Thành, huyện Yên
Thành, tỉnh Nghệ An ................................................................25

Bảng 3.2

Thống kê số lượng các taxon trong các ngành thực vật bậc cao có
mạch ở núi Tháp Sơn ................................................................44

Bảng 3.3

Sự phân bố các lớp trong ngành Mộc lan của núi Tháp Sơn ....45

Bảng 3.4

Thống kê 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật núi Tháp Sơn .....47

Bảng 3.5

Thống kê các chi đa dạng nhất trong hệ thực vật núi Tháp Sơn 48

Bảng 3.6

Thống kê các dạng sống trong hệ thực vật núi Tháp Sơn .........49

Bảng 3.7


Thống kê giá trị sử dụng của hệ thực vật núi Tháp Sơn ...........50

Bảng 3.8

Thống kê các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng ở khu vực núi Tháp
Sơn ............................................................................................52

Bảng 3.9

Thống kê số lượng các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng ở khu vực
núi Tháp Sơn .............................................................................52

Bảng 3.10

So sánh số lồi trên đơn vị diện tích giữa Tháp Sơn với Bắc Quỳnh
Lưu và Pù Mát ...........................................................................53

Bảng 3.11

So sánh chỉ số họ, chi của Tháp Sơn với các chỉ số của Bắc Quỳnh
Lưu và Pù Mát ...............................................................53


DANH MỤC HÌNH VÀ PHỤ LỤC
Trang
Hình 1.1

Bản đồ hành chính huyện Yên Thành và địa điểm nghiên cứu 13


Hình 1.2

Bản đồ hiện trạng tài nguyên núi Tháp Sơn xã Hậu Thành, huyện
Yên Thành, tỉnh Nghệ An ..........................................................17

Hình 3.1

Biểu đồ phân bố các taxon của hệ thực vật núi Tháp Sơn …….45

Hình 3.2

Biểu đồ phân bố các lớp trong ngành Magnoliophyta ………...46

Hình 3.3

Biểu đồ phổ dạng sống cơ bản của hệ thực vật núi Tháp Sơn ...49

Hình 3.4

Biểu đồ các nhóm công dụng của khu hệ thực vật núi Tháp Sơn ….51

Hình 3.5

Biểu đồ so sánh chỉ số họ, chi của Tháp Sơn với các chỉ số của Bắc
Quỳnh Lưu và Pù Mát ……………………………………54

Phụ lục 1

Phiếu ghi thực địa


Phụ lục 2

Etiket

Phụ lục 3

Một số hình ảnh về các lồi thực vật ở núi Tháp Sơn


Phụ lục 1: Phiếu ghi thực địa
Số hiệu ………………………………………….……………………..……….
Ngày thu mẫu………………………………..………..………………………..
Tên thông thường……………………………………..………………………..
Tên khoa học………………………………………..…………...……………..
Nơi mọc………………………………………………..………...……………..
Sinh cảnh sống…………………………………………...……………………..
Đặc điểm (Lá, thân, cành, hoa, quả, vỏ,…)…...………………..………………
Kích thước mẫu……………………………………...………..………………..
Giá trị kinh tế (điều tra nhân dân)………….……………………..……………
Người thu mẫu…………………………………….………………..…………..

Phụ lục 2: Phiếu Etiket

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA SINH HỌC
Tên khoa học: ……………………………………………….
Tên Việt Nam: ………………………………………………
Ngày thu mẫu:……………………………………………….
Địa điểm thu mẫu: …………………………………………..
Người thu mẫu: ……………………………………………..

Người định loại:

Lê Trọng Hùng – Cao học 16 Thực vật

Người hướng dẫn: PGS. TS. Ngô Trực Nhã


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đa dạng sinh học và việc nghiên cứu bảo tồn chúng có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với hệ sinh thái và đời sống con người. Nhưng vì sự mưu sinh
hàng ngày cho cuộc sống, chính con người lại khai thác, tàn phá thiên nhiên, hủy
diệt các loài sinh vật, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng một cách bừa bãi. Hậu
quả là số loài sinh vật ngày càng giảm về số lượng và chất lượng và sau đó là
những tai họa thiên nhiên mang lại như giông bão, lũ lụt, hạn hán, sóng thần, lỡ
đất,… đã làm cho lồi người điêu đứng. Hiện nay, diện tích rừng ngày càng giảm
sút nhanh chóng, chỉ tính từ 1990 - 1995 ở các nước đang phát triển đã có hơn 65
triệu ha rừng bị mất, đến năm 1995 diện tích rừng trên tồn thế giới chỉ còn 3,454
triệu ha (FAO 1997), tỷ lệ che phủ cịn 35%. Mỗi tuần trên thế giới có khoảng
500.000 ha rừng tự nhiên bị mất hoặc bị thoái hoá. Ở Việt Nam trước đây rừng và
đất rừng chiếm 75% diện tích lãnh thổ. Tài nguyên rừng với thành phần động,
thực vật đa dạng, phong phú. Đến năm 1943, diện tích rừng nước ta chỉ còn 14,3
triệu ha với tỷ lệ che phủ 43%, đến năm 1993 tỉ lệ che phủ rừng chỉ còn 26%. Tới
năm 1999, tuy con số này đã tăng lên 33,2% nhưng vẫn chưa đảm bảo mức an
toàn sinh thái cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Có thể coi đó là cái giá mà chúng ta phải trả cho những việc làm trong quá
khứ của mình. Thà muộn cịn hơn phó mặc cho thiên nhiên, chúng ta hãy cùng
nhau hành động để cứu vớt những phần cịn sót lại của thiên nhiên. Bởi điều đó
có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển và phồn thịnh của con người.
Nghệ An với tổng diện tích tự nhiên 1.648.729 ha, trải dài trên địa hình

rộng gồm miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển và có nhiều dân tộc anh em
cùng sinh sống. Nghệ An là tỉnh có hệ thực vật rất đa dạng với nhiều khu bảo
tồn thiên nhiên như Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt, … và đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu khoa học về thực vật nhưng các cơng trình nghiên cứu về thực
vật đồng bằng chưa được quan tâm đúng mức.
Núi Tháp Sơn xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là khu vực
rừng nguyên sinh, tập quần của hệ thực vật Đơng Nam Á, tại đây có khu đền
chùa được hình thành lâu đời. Trước Cách mạng tháng 8 được nhân dân làng


Giai Lạc bảo vệ và giữ gìn sự tơn nghiêm di tích tâm linh của làng. Sau Cách
mạng tháng 8 cũng từng được chính quyền địa phương bảo vệ. Núi Tháp Sơn là
ngọn đồi thấp, tiệm cận khu vực đồng bằng và được bao bọc xung quanh là đồng
ruộng, làng mạc, chợ búa, trường học và dân cư đông đúc. Trải qua bao đời nay,
Tháp Sơn vẫn tồn tại là khu rừng nguyên sinh với nhiều loài cây quý hiếm có
ghi trong sách đỏ Việt Nam. Do tác động của con người với mục đích phát triển
kinh tế làm vườn đồi, vườn rừng. Nhân dân đã thực hiện nông lâm kết hợp, chặt
thưa cây gỗ lớn để trồng dứa dưới tán rừng đã làm cho hệ sinh thái tự nhiên của
núi Tháp Sơn bị thay đổi nên một số loài cây không tồn tại được. Như cây mai
vàng (Ochna intergerrima) thuộc hệ thực vật miền nam tồn tại lâu đời ở đây đã
bị nhân dân chặt lấy hoa thờ Tết nên gần như khơng cịn.
Núi Tháp Sơn quần tụ các lồi cây lá rộng thường xanh của hệ thực vật
Đơng Nam Á ở phía Bắc của Yên Thành. Cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên
cứu, xác định được ở đây cịn tồn tại bao nhiêu lồi thực vật, có bao nhiêu lồi
cần được bảo tồn và phát triển. Cho nên, việc điều tra, nghiên cứu thảm thực vật
Bắc Yên Thành nói chung và ở Tháp Sơn nói riêng là rất cần thiết. Đó là lý do
chúng tơi chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ở
khu vực núi Tháp Sơn xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An” góp
phần bảo tồn nguồn gen của các loài thực vật ở Tháp Sơn nói riêng và huyện Yên
Thành nói chung.

2. Mục tiêu
- Điều tra và lập danh lục thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ở vùng
núi Tháp Sơn, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
- Đánh giá tính đa dạng các taxon thực vật bậc cao tại khu vực
nghiên cứu. Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến nhằm bảo tồn cũng như
khôi phục lại hệ thực vật, góp phần bảo vệ mơi trường, bảo vệ các loài thực
vật, bảo vệ hệ sinh thái ở đây.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu về đa dạng sinh học trên thế giới
Thực vật là yếu tố không thể thiếu cho sự sống của các loài động vật trên
Trái Đất. Chúng cung cấp thức ăn, nơi ở, v.v cho nhiều loài sinh vật khác, đặc
biệt là con người. Do đó, việc nghiên cứu về thực vật để phục vụ lợi ích của con
người từ xa xưa đã được chú ý và ngày càng được quan tâm.
Nghiên cứu thực vật lần đầu tiên đã được người Ai Cập cổ đại đề cập
đến cách đây hơn 3000 năm trước Công nguyên [theo 14, 62], ở Trung Quốc
cách đây 2200 năm trước Công nguyên và ở Hi Lạp và La Mã cổ đại cũng
đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về thực vật, nhưng tất cả các cơng trình
đó nghiên cứu chỉ dựa vào sự quan sát, mơ tả hình thái bên ngồi.
Theophraste (372-286 trước Cơng ngun) là người đầu tiên đề xướng ra
phương pháp phân loại thực vật. Ông đã sưu tập, mơ tả được gần 500 lồi
ghi trong hai tác phẩm “Lịch sử tự nhiên của thực vật” và “Cơ sở thực vật”
[theo 14]. Năm 79-24 trước Công nguyên, nhà bác học La Mã Plinus đã mô
tả được gần 1000 loài trong bộ “Lịch sử tự nhiên” gồm 37 tập, trong đó mơ
tả chủ yếu là cây làm thuốc và cây ăn quả [theo 14, 62].
Vào thế kỷ XV – XVI, nhờ sự phát triển và tiến bộ về khoa học kỹ
thuật đã tạo điều kiện cho sự nghiên cứu về thực vật ngày càng phong phú
hơn. Từ đó đã xuất hiện rất nhiều nhà khoa học như C. Linee (1707 – 1778)

[68] đã mơ tả được 10.000 lồi thực vật thuộc 1000 chi của 116 họ, ông đã
sáng tạo ra cách đặt tên các loài bằng hai chữ Latinh và lập nên hệ thống
phân loại gồm 7 đơn vị: Giới, Ngành, Lớp, Bộ, Họ, Chi, Lồi. Sau đó, De
Calldole (1778 – 1841) đã mơ tả được các lồi thực vật của 161 họ và đưa
phân loại trở thành một bộ môn khoa học [61].
Thế kỷ XIX, việc nghiên cứu về thực vật đã phát triển mạnh, mỗi
quốc gia đều đã có hệ thống phân loại riêng và các cuốn thực vật chí lần
lượt ra đời. Ở Đức có hệ thống của Engler, Metz. Nga có hệ thống của


Kuznetxop, Bouch, Kursanov, Takhtajan. Ở Anh có hệ thống của
Huttchinson, Rendle. Mỹ có hệ thống của Bessey, Pulle. Áo có hệ thống
của Westein, … đã được sử dụng rộng rãi, nhiều cơng trình nghiên cứu về
thực vật đã được ra đời sau đó.
Song song với sự phát triển của các hệ thống phân loại thực vật ở các
nước, nhiều cuốn thực vật chí cũng xuất hiện như: Thực vật chí Hồng Kơng
(1861), Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí Ấn Độ (1874), Thực vật
chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaysia (1922 – 1925) Thực vật chí Hải
Nam (1972 – 1977), Thực vật chí Vân Nam - Trung Quốc (1977), …
Về nghiên cứu đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng,
thế giới đã có nhiều tổ chức cũng như các chương trình cụ thể đề cập về vấn đề
này như: Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chương trình mơi trường
Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện tài
nguyên di truyền quốc tế (IPGRI) v.v. Tài nguyên của Trái đất bị con người
chúng ta lạm dụng quá mức để phục vụ cho cuộc sống của mình. Nên ngày nay,
con người đang đứng trước nhiều hiểm họa về môi trường, sinh thái. Năm 1992,
Hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và đa dạng sinh vật đã được tổ
chức tại Rio De Janneiro (Brazil) với sự có mặt của 150 nước, tất cả các nguyên
thủ quốc gia đều thống nhất và ký vào Công ước về đa dạng sinh vật và bảo vệ
môi trường. Năm 1990, WWF đã cho xuất bản cuốn sách về đa dạng sinh vật

(The importance of biological diversity). Năm 1991, WWF xuất bản cuốn Bảo
tồn đa dạng sinh vật thế giới (Conserving the World’s biological diversity). 1992
– 1995, WCMC công bố một cuốn sách tổng hợp, đã đánh giá tính đa dạng sinh
vật tồn cầu, các tư liệu về các nhóm sinh vật, các vùng khác nhau trên toàn thế
giới đã làm cơ sở cho việc bảo tồn chúng có hiệu quả [54]. Nhiều cơng trình
khoa học ra đời, nhiều cuộc hội thảo khoa học nhằm thảo luận về các giải pháp
nghiên cứu cùng nhiều tổ chức quốc tế được nhóm họp để thảo luận, thực hiện
việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.


1.2. Nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thích hợp cho
sự sinh trưởng và phát triển sinh vật nói chung và của thực vật nói riêng. Do
vậy, thành phần loài thực vật ở Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú.
Song quá trình nghiên cứu ở Việt Nam lại chậm hơn so với các nước khác.
Thời gian đầu là những nghiên cứu về thực vật nhằm phục vụ việc chữa bệnh
cứu người của các danh y như Tuệ Tĩnh (1417) trong bộ “Nam dược thần
diệu”, ơng đã mơ tả được 759 lồi cây thuốc, hay trong cuốn “Vân đài loại
ngữ” ông đã chia thực vật ra thành nhiều nhóm cây như cây ăn quả, cây ngũ
cốc, cây rau, cây gỗ, cây thảo, … [61].
Ngoài những tác phẩm cổ điển về thực vật của Loureiro (1790), của Pierre
(1879 – 1907), từ những năm đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một cơng trình nổi tiếng,
là cơ sở cho việc đánh giá đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ “Thực vật chí đại
cương Đơng Dương” do H. Lecomte chủ biên (1907 – 1951). Để biên soạn bộ sách
này, các tác giả đã thu mẫu, định tên, lập khố mơ tả các lồi thực vật có mạch trên
tồn bộ lãnh thổ Đơng Dương một các khoa học [69].
Sau đó Humbert (1938 – 1950) đã bổ sung, chỉnh lý để hoàn thiện thêm.
Gần đây, Aubreville chủ biên Bộ thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam (1960
– 2003), đến nay đã công bố được 29 tập đề cập tới các lồi của 74 họ cây có mạch
[theo 67].

Trên cơ sở các cơng trình đã có, Pocs Tamas (1965) đã thống kê được ở
miền Bắc Việt Nam có 5.190 lồi [theo 54] và năm 1960 Phan Kế Lộc bổ sung
nâng tổng số loài lên 5.609 loài, 1.660 chi và 140 họ (xếp theo hệ thống của
Engler), trong đó có 5.069 lồi thực vật hạt kín, 540 lồi thuộc các ngành còn lại.
Song song với sự thống kê đó, ở miền Bắc từ 1969 – 1976, nhà xuất bản Khoa học
kỹ thuật đã cho ra đời bộ sách “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập do Lê
Khả Kế chủ biên [30] và ở miền Nam cùng thời gian này Phạm Hồng Hộ cơng bố
hai tập “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” giới thiệu 5.326 loài, có 5.246 lồi thực vật
có mạch, 60 lồi thực vật bậc thấp và 20 lồi rêu [24].
Để phục vụ cơng tác khai thác tài nguyên, Viện điều tra Qui hoạch rừng đã
công bố 7 tập “Cây gỗ rừng Việt Nam” (1970 – 1988) giới thiệu khá chi tiết các


lồi cây gỗ cùng với hình vẽ minh hoạ [66], đến năm 1996 cơng trình này được
dịch ra tiếng Anh do Vũ Văn Dũng chủ biên. Thái Văn Trừng (1978) trong “Thảm
thực vật rừng Việt Nam” đã thống kê thực vật Việt Nam có 7.004 lồi, 1.850 chi
và 289 họ. Trong đó, ngành hạt kín có 6.366 lồi (90,9%), 1727 chi (93,4%), 239
họ (82,7%). Ngành dương xỉ có 599 lồi (8,6%), 205 chi (5,57%) và 42 họ
(14,5%). Ngành hạt trần có 39 lồi (0,5%), 18 chi (0,9%) và 8 họ (2,8%). Tác giả
cũng đã phân loại thảm thực vật Việt Nam thành 14 kiểu quần hệ rừng khác nhau
[66]. Trần Đình Lý (Chủ biên) (1993) cơng bố “1900 cây có ích ở Việt Nam” [40],
Võ Văn Chi (1997) công bố “Từ điển cây thuốc Việt Nam” [12].
Trong thời gian gần đây, hệ thực vật Việt Nam đã được các nhà thực vật
Liên Xô và Việt Nam công bố trong Kỷ yếu “Cây có mạch của thực vật Việt
Nam” (Vascular Plant Synopsis oh Vietnam Flora) tập 1 – 2 (1996) và Tạp chí
Sinh học số 4 (chuyên đề) 1994 và 1995 [51].
Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ
(1991 – 1993) xuất bản tại Canada, đã được tái bản có bổ sung sau đó. Đây là bộ
sách đầy đủ nhất góp phần đáng kể cho khoa học thực vật Việt Nam [25]. Đồng
thời với cơng trình này, một số họ thực vật cũng đã được công bố như:

Orchidaceae Đông Dương của Seidenfaden (1992), Orchidaceae Việt Nam của
Leonid V. Averyanov (1994), Euphorbiaceae Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Thìn
(1999) [7][72], Annonaceae Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (2000) [4],
Verbenaceae của Vũ Xuân Phương (2000) [45], Myrsinaceae của Trần Thị Kim
Liên (2002) [35], Cyperaceae của Nguyễn Khắc Khơi (2002) [32], Apocynaceae
(2005) của Trần Đình Lý [41]. Đây là những tài liệu quan trọng làm cơ sở cho
việc đánh giá về đa dạng thực vật ở Việt Nam.
Bên cạnh những cơng trình mang tính chất chung cho cả nước thì cũng có
nhiều cơng trình nghiên cứu khu hệ thực vật riêng cho từng vùng miền như “Hệ
thực vật Tây Ngun” đã cơng bố 3.754 lồi thực vật có mạch do Phan Kế Lộc
(1984) chủ biên [6], “Danh lục thực vật Phú Quốc” của Phạm Hoàng Hộ (1985)
đã cơng bố 793 lồi thực vật có mạch trong một diện tích 592 km 2; Lê Trần
Chấn, Phan Kế Lộc, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nơng Văn Tiếp (1990) trong cơng


trình “Góp phần nghiên cứu hệ thực vật Lâm Sơn – Lương Sơn – Hồ Bình” đã
cơng bố 1.261 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 698 chi và 178 họ trong một
diện tích nhỏ 5 km2 [9]; Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời (1998) đã giới
thiệu 2.024 loài thực vật bậc cao thuộc 771 chi, 200 họ, 6 ngành của vùng núi
cao Sapa – Phan Si Pan [62]; Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Quyết Chiến (2006) đã
giới thiệu 1162 loài, 614 chi và 159 họ thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang
(Tuyên Quang) [56]; Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2004) đã giới thiệu 1.144
loài thuộc 545 chi và 159 họ trong cuốn sách “Đa dạng thực vật ở vườn quốc
gia Pù Mát, Nghệ An” [55].
Trên phạm vi cả nước, Nguyễn Tiến Bân (1990) đã thống kê và đi đến kết
luận thực vật Hạt kín trong hệ thực vật Việt Nam hiện biết 8.500 loài, 2.050 chi
trong đó lớp Hai lá mầm 1590 chi và trên 6300 loài và lớp Một lá mầm 460 chi
với 2.200 loài [7]. Phan Kế Lộc (1998) đã tổng kết Hệ thực vật Việt Nam có 9628
lồi cây hoang dại có mạch thuộc 2010 chi, 291 họ, 733 loài cây trồng; tổng số
loài là 10.361 loài, 2.256 chi, 305 họ [36]. Trên cơ sở nhiều tài liệu đã công bố từ

trước tới năm 2003 và hiệu chỉnh theo Brummitt (1992), Nguyễn Nghĩa Thìn
(2004) và cộng sự đã thống kê số taxon của hệ thực vật bậc cao của Việt Nam có
11.080 lồi, 2.428 chi, 395 họ [58].
Về đánh giá đa dạng thực vật theo từng vùng, có nhiều cơng trình đề cập
đến như: Nguyễn Nghĩa Thìn (1992 – 1994) về “Đa dạng thực vật Cúc
Phương” [52]; Phan Kế Lộc (1992) về “Cấu trúc hệ thực vật Cúc Phương”. Từ
năm 2003 – 2005, Nguyễn Nghĩa Thìn cùng cộng sự ngồi cơng trình nghiên
cứu thành phần loài ở hệ thực vật ở VQG Cúc Phương còn nghiên cứu hệ thực
vật tại nhiều địa phương khác như: Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang (Tuyên
Quang) (2006), vùng núi cao Sapa – Phan Si Pan (1998), VQG Bạch Mã (2003),
VQG Pù Mát (2004), v.v.
1.3. Nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Nghệ An
Nghệ An là tỉnh có diện tích lãnh thổ và diện tích rừng lớn trong cả nước,
với hệ thực vật phong phú, đa dạng.


Hệ thực vật Nghệ An từ trước tới nay đã được nhiều nhà khoa học thực
vật quan tâm nghiên cứu. Về hệ thực vật bậc cao, phần lớn các công trình nghiên
cứu tập trung vào điều tra thành phần lồi, xây dựng danh lục thực vật, đánh giá
độ đa dạng của khu hệ thực vật ở từng vùng trên lãnh thổ Nghệ An.
Năm 1992, Ngơ Trực Nhã trong cơng trình “Góp phần quy hoạch và
phát triển cây xanh Thành phố Vinh” đã thống kê mơ tả 145 lồi cây thuộc 50
họ và xếp các lồi theo cơng dụng như: cây bóng mát (18 họ), cây làm cảnh
(21 họ), cây ăn quả (5 họ), cây có hoa (6 họ). Năm 1993, Viện điều tra quy
hoạch rừng thuộc Bộ lâm nghiệp đã giới thiệu tổng thể về khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Mát (nay là VQG Pù Mát). Trong đó đã giới thiệu 986 loài, 522 chi
thuộc 153 họ của hệ thực vật Pù Mát, đồng thời đánh giá nguồn tài nguyên
gồm 291 loài cây gỗ, 220 loài cây thuốc quý, 60 loài cây cảnh, 37 loài cây
cho dầu béo, 34 loài cây làm rau, 30 lồi cây độc và có 44 lồi cây nguy cấp
cần được bảo vệ.

Nguyễn Nghĩa Thìn cùng cộng sự (2004) đã lần lượt nghiên cứu và và giới
thiệu tính đa dạng thực vật ở Vườn Quốc gia Pù Mát tại các điểm:
- Khe Bu với 498 loài, 135 họ; trong đó có 38 lồi nguy cấp.
- Thác Kèm có 444 lồi; trong đó có 33 lồi nguy cấp.
- Khe Thơi có 301 lồi, 253 chi, 105 họ; trong đó có 38 lồi nguy cấp.
- Khe Khặng có 413 lồi, 183 chi, 115 họ; trong đó có 18 loài nguy cấp
[55].
Nguyễn Thị Quý, Đặng Quang Châu (1999) trong “Góp phần điều tra
thành phần lồi dương xỉ khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát” đã thống kê mô tả
được 90 loài thuộc 42 chi của 23 họ [47].
Đặng Quang Châu và cộng sự (1999) trong “Góp phần nghiên cứu một số
đặc trưng cơ bản của hệ thực vật Pù Mát – Nghệ An” đã thống kê 883 loài thực
vật bậc cao thuộc 460 chi của 144 họ. Tác giả cũng đã đề cập tới phổ dạng sống
của hệ thực vật Pù Mát, bước đầu nhận xét về quy luật phân bố của thảm thực
vật ở Pù Mát [11].


Nguyễn Văn Luyện (1999) đã cơng bố 251 lồi thực vật bậc cao có mạch
thuộc 178 chi, 77 họ trong cơng trình “Thực trạng thảm thực vật trong phương
thức canh tác của người Đan Lai vùng đệm Pù Mát – Nghệ An”.
Phạm Hồng Ban (1999) trong “Nghiên cứu đã dạng thực vật sau nông
nghiệp nương rẫy ở vùng đệm Pù Mát – Nghệ An” đã cơng bố 586 lồi, 334 chi,
105 họ. Ngoài đánh giá độ đa dạng thành phần lồi, tác giả cịn đánh giá sự đa
dạng các quần xã thực vật và xác định được diễn thế của thảm thực vật sau
nương rẫy tại khu vực nghiên cứu [1].
Nguyễn Thị Hạnh (1999) trong đề tài nghiên cứu sinh “Nghiên cứu
các loại cây thuốc của dân tộc Thái ở huyện Con Cuông – Nghệ An” đã mô
tả được 544 lồi thực vật bậc cao có giá trị làm thuốc thuộc 363 chi, 121 họ
đồng thời công bố nhiều bài thuốc hay của đồng bào Thái ở khu vực nghiên
cứu [23]. Sau đó, các tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô

Trực Nhã (2001) đã công bố “Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông –
Nghệ An”. Trong cuốn sách này đã thống kê mơ tả được 551 lồi thuộc 364
chi, 120 họ thực vật và có số lồi chiếm 17,2% tổng số loài cây thuốc ở
Việt Nam [60].
Trong cơng trình điều tra đa dạng sinh học ở VQG Pù Mát rất quy mô của
SFNC do Châu Âu tài trợ đã thống kê được 1.208 loài thực vật, trong đó có
1.144 lồi thuộc 545 chi của 159 họ đã được xác định. Đây được xem là danh
lục thực vật đầy đủ nhất từ trước tới nay của VQG Pù Mát [50].
Dựa trên cơ sở là các số liệu nghiên cứu về hệ thực vật Pù Mát, năm 2004
Nguyễn Nghĩa Thìn và Phan Thanh Nhàn đã tổng kết được hệ thực vật Pù Mát
có 2.494 lài thuộc 931 chi, 202 họ của 5 ngành trong “Đa dạng thực vật Vườn
quốc gia Pù Mát” [55].
1.4. Nghiên cứu phổ dạng sống của hệ thực vật
Dạng sống của thực vật là một biểu hiện cho sự thích nghi của thực
vật với điều kiện môi trường. Dựa vào các số liệu về dạng sống của các lồi,
ta có thể lập được phổ dạng sống của hệ thực vật nghiên cứu, từ đó giúp ta


đánh giá được tính chất sinh thái của vùng địa lý nghiên cứu. Đây là cơ sở
giúp chúng ta so sánh các khu hệ thực vật với nhau.
Phổ dạng sống được xây dựng chủ yếu dựa vào thang phân loại của
Raunkiaer (1934) [theo 56] thơng qua vị trí của chồi so với mặt đất trong thời
gian bất lợi trong năm. Gồm 5 nhóm cơ bản sau:
1. Cây có chồi trên đất (Ph)
2. Cây có chồi sát đất (Ch)
3. Cây có chồi nửa ẩn (Hm)
4. Cây chồi ẩn (Cr)
5. Cây chồi một năm (Th)
Ở Việt Nam, trong cơng trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, tác
giả Pocs Tamas (1965) đã đưa ra một số kết quả sau:

+ Cây chồi trên (Ph):

52,21%

+ Cây có chồi sát đất (Ch):
+ Cây có chồi nửa ẩn (Hm):

40,68%

+ Cây chồi ẩn (Cr):
+ Cây chồi một năm (Th):

7,11%

Từ đó ơng đưa ra phổ dạng sống như sau:
SB = 52,21Ph + 40,68 (Ch, Hm, Cr) + 7,11Th
Đối với Vườn Quốc gia Bạch Mã, Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô
(2003) [61] đã công bố dạng sống như sau:
SB = 75,71Ph + 5,78Ch + 4,83Hm + 10,23Cr + 3,45Th
Ở Vườn Quốc gia Pù Mát, Nguyễn Nghĩa Thìn và Phan Thanh Nhàn
(2004) [55] đã lập được phổ dạng sống sau:
SB = 78,88Ph + 4,14Ch + 5.76Hm + 5.97Cr + 5,25Th


Ở Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự [56]
đã lập được phổ dạng sống như sau:
SB = 70,14Ph + 4,33Ch + 3,50Hm + 11,98Cr + 10,05Th
1.5. Nghiên cứu về thực vật tại khu bảo tồn núi Tháp Sơn
Các cơng trình nghiên cứu về hệ thực vật Nghệ An vẫn đang còn tập trung
vào khu hệ thực vật ở VQG Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt hay các hệ thực vật

thuốc ở vùng núi khác. Hệ thực vật đồng bằng của Nghệ An hiện nay cịn ít
được điều tra nghiên cứu. Năm 2008, Lê Thị Quỳnh Nga đã điều tra thành phần
loài thực vật bậc cao ở khu Di tích Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An và đã thống
kê được 287 loài thuộc 239 chi của 79 họ. Năm 2009, Nguyễn Mỹ Hoàn đã điều
tra thành phần lồi thực vật bậc cao có mạch ở ba xã Quỳnh Vinh, Quỳnh Thiện,
Tân Thắng của huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An và đã thống kê được 322 loài, 208
chi thuộc 73 họ. Riêng khu hệ thực vật núi Tháp Sơn huyện Yên Thành – Nghệ
An cho tới nay mới chỉ có cơng trình nghiên cứu của Sở Nơng nghiệp và Phát
triển nông thôn Nghệ An kết hợp với Lâm trường Yên Thành điều tra danh lục
thực vật núi Tháp Sơn vào năm 2002 và đã xác định được 88 loài. Tuy nhiên,
đây là những số liệu chưa thỏa đáng, chưa đẩy đủ về hệ thực vật ở đây. Vì vậy,
có thể nói vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ về hệ thực vật Yên
Thành nói chúng và hệ thực vật Tháp Sơn nói riêng để bổ sung cho hệ thực vật
Nghệ An. Do đó đề tài của chúng tôi tiến hành nghiên cứu về đa dạng thực vật
của khu vực núi Tháp Sơn thuộc xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ
An nhằm góp phần bổ sung và cung cấp dẫn liệu về đa dạng thực vật của Yên
Thành cho hệ thực vật Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.
1.6. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở khu vực nghiên cứu
1.6.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Huyện Yên Thành nằm phía Đơng Bắc tỉnh Nghệ An, ở phía Tây và cách
quốc lộ 1A 13 km, nằm trên trục đường tỉnh lộ 538 nối quốc lộ 1A (đoạn Diễn



×