Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Đánh giá hoạt động logistics và một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.71 KB, 78 trang )

   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

Lời mở đầu
Có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực, chúng ta
đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Điều đó tạo cho
các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng nó cũng tạo ra không ít khó khăn
cho các doanh nghiệp như là đối mặt với một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn. Vì
vậy để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh
của mình và đó cũng là lý do tại sao logistics trong hoạt động kinh doanh ngày càng
được quan tâm và phát triển.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng emi thấy
thực trạng cũng như vai trò phát triển logistics trong hoạt động kinh doanh trong việc
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với mục đích tìm hiểu sâu hơn về
logistics trong công ty cũng như qua đó tìm ra điểm mạnh và các giải pháp tối ưu giải
quyết những vấn đề còn hạn chế, từ đó có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và đạt hiệu
quả trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Với việc vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp trong quá trình nghiên cứu.
Trước hết là nắm bắt đối tượng nghiên cứu, các quy luật, bản chất của hoạt động kinh
doanh, có căn cứ khoa học thực tiễn, không chủ quan, duy ý chí. Vì vậy tôi quyết định
chọn đề tài: “Đánh giá hoạt động logistics và một số biện pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động logistics của công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về logistics.
Chương II: Đánh giá chất lượng dịch vụ logistics tại công ty TNHH MTV
Gemadept Hải Phòng.
Chương III: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ logistics của
công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng.
1
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49


   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.
Bài giảng logistics
2.
Bộ luật thương mại Việt Nam 2005
3.
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Gemadept
4.
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của phòng logistics
5.
Tài liệu của công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng
Trang web
6.

7.
/>8.
http://www.g emadeptlogistics .com.vn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng Tên bảng Trang
2.1 Tình hình tài chính của công ty
2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh

2.3 Kết quả kinh doanh logistics của doanh nghiệp
2.4 Kết cáu đội tàu của công ty
2.5 Lịch tàu của công ty
2.6 Kết cấu nhân sự của công ty
2.7 Chi tiết nhân sự phòng logistics
3.1 Kế hoạch phát triển của bộ phận logistics
3
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
CFS Container freight station
CY Container yard
C/O Certificate of origin
D/O Delivery oder
ECOSOC Hội đồng Kinh tế xã hội Liên Hợp Quốc
FCL Full container load
FIATA Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận
H.B/L House bill of lading
ICD Inland container depot
IATA Internatonal air transport association
LCL Less than container load
M.B/L Master bill of lading
MR Master receipt
NOA Notice of arrival
POD Port of discharge
POL Port of loading
UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
WCA Word cargo alliance
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

PHÁT TRIỂN LOGISTICS
1.1 TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS
1.1.1 Khái niệm về logictics
Thuật ngữ logistics đã xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây. Nhiều tài liệu
dịch thuật ngữ này là "hậu cần", có tài liệu lại dịch là "tiếp vận". Cách dùng các thuật
ngữ đó chưa phản ánh đầy đủ bản chất của logistics. Vì vậy, hiện nay ở nước ta
không dịch thuật ngữ này sang tiếng Việt mà vẫn giữ nguyên từ logistics như các
nước trên thế giới đang sử dụng.
Cho đến nay, có một số quan niệm khác nhau về logistics:
Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc (UNESCAP), khái niệm logistics được giải
thích như sau: Logistics được hiểu là việc quản lý dòng chu chuyển và lưu kho nguyên
vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ
đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng.
Theo tài liệu giảng dạy của Trường Đại học hàng hải thế giới (World Maritime
University) định nghĩa như sau: Logistics là một quá trình được tính toán, tổ chức việc
xác định địa điểm, dịch chuyển và lưu kho hàng hoá các nguồn cung ứng từ nơi xuất xứ
đến nơi tiêu thụ cuối cùng, thông qua nhiều hoạt động khác nhau, nhằm giảm chi phí
đến mức thấp nhất.
Theo cách tiếp cận của Hội đồng quản lý logistics (The Council of Logistics
Management – CLM in the USA), khái niệm này được hiểu như sau: “Logistics là một
bộ phận của chuỗi cung ứng, tiến hành lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công
việc chu chuyển và lưu kho hàng hoá, cùng các dịch vụ và thông tin có liên quan từ địa
điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng một cách hiệu lực, hiệu quả nhằm đáp ứng những
yêu cầu của khách hàng”.
4
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

Một số quan niệm khác về logistics như sau:

Logistics là quá trình quản trị chiến lược thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên
liệu, bán thành phẩm, thành phẩm (và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và
qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hoá lợi nhuận hiện tại và tương lai thông
qua việc hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất (theo Giáo sư người Anh Martin
Christopher).
Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài
nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất,
người bán buôn, người bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt
các hoạt động kinh tế (Theo Ma Shuo, tác giả cuốn “Logistics and supply chain
management).
Theo quan điểm “5 đúng” (“5 Right”) thì: “Logistics là quá trình cung cấp đúng sản
phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách
hàng tiêu dùng sản phẩm
Như vậy, các tác giả đều cho rằng logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu
chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và dòng thông tin từ khâu
mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu
dùng. Mục đích giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với thời gian ngắn nhất
trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối
hàng hoá một cách kịp thời
Tóm lại, logistics liên quan đến việc quản lý chuỗi cung cấp hoàn chỉnh một sản
phẩm hàng hóa, bao gồm vận tải nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, lưu kho,
phân phối và các dịch vụ khác, đó chính là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời gian,
vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu cung ứng nguyên vật liệu cho sản
xuất đến khi chế tạo ra sản phẩm và chuyển đến tận nơi tiêu dùng, thông qua hàng loạt
các hoạt động kinh tế.”
5
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   


1.1.2 Phân loại logistics
Phân cấp về trình độ Logistics:
Logistics bên thứ nhất (1PL–First party logistics): người chủ sở hữu hàng hoá tự
tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics;
Logistics bên thứ 2 (2PL-Second party logistics): người cung cấp dịch vụ
logistics bên thứ 2 là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các
hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thông quan…);
Logistics bên thứ 3 (3PL-Third party logistics): là người thay mặt chủ hàng quản
lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng;
Logistics bên thứ 4 (4PL-Fourth party logistics): là người hợp nhất, gắn kết các
nguồn lực, tiềm năng, cơ sở vật chất… của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây
dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. [1]
Logistics theo lĩnh vực hoạt động
Theo lĩnh vực hoạt động Logistics được phân chia thành bốn loại [8] đó là:
- Logistics trong lĩnh vực sản suất kinh doanh (business logistics)
Logistics sản xuất kinh doanh (usiness logistics) là một phần của chuỗi cung
ứng lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát có hiệu quả, tiết kiệm chi phí dòng dịch
chuyển hàng hoá, tồn trữ hàng hoá, các dịch vụ và các thông tin liên quan từ điểm bắt
nguồn đến điểm tiêu thu nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Logistics quân sự (military logistics)
Logistics quân sự (military logistics) là thiết kế và hội nhập tất cả các khía cạnh
hỗ trợ cho khả năng tác chiến của lực lượng quân sự và các trang thiết bị để đảm bảo sẵn
sàng, tin cậy, hiệu quả cho các chiến dịch.
- Logistics sự kiện (Event logistics)
Logistics sự kiện (Event logistics) là mạng lưới các hoạt động, các trang thiết bị,
và con người theo yêu cầu cho tổ chức, lập kế hoạch và triển khai nguồn lực đó cho
một sự kiện diễn ra và thu hồi có hiệu quả sau khi sự kiện kết thúc.
- Logistics dịch vụ (service logistics)
6
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương

Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

Logistics dịch vụ (service logistics) là thu thập, lập kế hoạch, và quản lý các
trang thiết bị, tài sản, con người, và vật tư để hỗ trợ và duy trì một hoạt động dịch vụ.
Logistics theo quá trình
Nghiên cứu quá trình logistics ta sẽ có các dòng logistics như sau:
- Dòng logistics đầu vào (inbound logistics)
Dòng này bao gồm toàn bộ quá trình dịch chuyển vật tư, nguyên vật liệu & các bộ
phận cấu thành nên sản phẩm của các nhà phân phối khác nhau qua nhiều cung đoạn
khác nhau. Nhà sản xuất cần phải kiểm soát dòng dịch chuyển này không chỉ đảm bảo
cung cấp đầy đủ các yếu tố nhập lượng hữu hình cho quá trình sản xuất được tiến hành
trôi chảy mà còn đảm bảo sử dụng số vốn ít nhất và chi phí thấp nhất để tạo các xuất
lượng (thành phẩm) với giá thành rẻ nhằm đáp ứng đầy đủ các & kịp thời nhu cầu của
khách hàng. Kiểm soát dòng dịch chuyển này còn gọi là logistics đầu vào (inbound
logistics).
- Dòng logistics đầu ra (outbound logistics)
Dòng logistics đi ra (outboud logistics) liên quan đến việc dịch chuyển hàng hoá
từ điểm cuối cùng của dây chuyền sản xuất đến khách hàng. Sự chu chuyển của hàng
hoá từ nhà máy thông qua các kênh phân phối (trực tiếp hoặc gián tiếp ) rồi đến tay
người tiêu dùng. Ngày nay, một số lượng hàng hoá được lưu thông qua khâu trung
gian. Một trong những trung gian đó là trung tâm phân phối, trong đó có các họat động
như gom hàng, chia tách hàng và trộn hàng.
- Dòng logistics ngược (reverse logistics)
Dòng logistics do phải thu hồi các sản phẩm không bán được để nâng cấp, hoặc
các sản phẩm có những khuyết tật để sửa chữa; thu hồi sản phẩm đã sử dụng tháo dỡ ;
thu hồi và tái sử dụng bao bì, các sản phẩm không bán được. Các sản phẩm được đưa
vào thụ trường nào đó khá lâu nhưng không bán được vì không có nhu cầu hoặc nhu
cầu đã bão hoà có thể thu hồi được để chuyển sang bán hàng ở thị trường khác đang có
nhu cầu. Các sản phẩm khi đưa thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

7
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

nên không tiêu thụ được cần phải thu hồi để nâng cấp, thay đổi kiểu dáng, mẫu mã rồi
sau đó lại tiếp tục đưa vào mạng phân phối.
1.1.3 Quá trình phát triển logistics
Theo kết quả nghiên cứu của Uỷ ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dương
thuộc Liên hiệp quốc, quá trình phát triển của logistics có thể chia thành 3 giai đoạn
như sau:
Giai đoạn 1: Phân phối vật chất (Physical Distribution)
Vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX, người ta bắt đầu quan tâm tới việc quản
lý có hệ thống những hoạt động có liên quan với nhau để đảm bảo phân phối sản phẩm,
hàng hoá cho khách hàng một cách có hiệu quả. Những hoạt động đó bao gồm
vận tải, phân phối, bảo quản hàng hoá, quản lý hàng tồn kho, bao bì đóng gói,
phân loại, dán nhãn… Những hoạt động này được gọi là phân phối/cung ứng sản phẩm
vật chất.
Giai đoạn 2: Hệ thống logistics (Logistics Systems)
Thời kỳ này khoảng những năm 80 – 90 của thế kỷ XX, các công ty tiến hành kết
hợp chặt chẽ sự quản lý giữa hai mặt, đầu vào với đầu ra để giảm tối đa chi phí cũng
như tăng thêm hiệu quả của quá trình này. Như vậy sự kết hợp chặt chẽ giữa cung ứng
nguyên liệu cho sản xuất với phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng đã đảm bảo
sự ổn định và tính liên tục của các luồng vận chuyển, sự kết hợp này được mô tả là hệ
thống logistics.
Giai đoạn 3: Quản lý chuỗi cung cấp (Supply Chain Management)
Giai đoạn này diễn ra từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay. Quản lý chuỗi
cung cấp là khái niệm có tính chiến lược về quản lý dãy nối tiếp các hoạt động từ người
cung ứng - đến người sản xuất - đến khách hàng cùng với các dịch vụ làm tăng thêm
giá trị của sản phẩm như cung cấp chứng từ liên quan, theo dõi, kiểm tra… Khái niệm

này coi trọng việc phát triển các quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa người sản
xuất với người cung ứng, với người tiêu dùng và các bên có liên quan tới hệ thống quản
lý như các công ty vận tải, kho bãi và những người cung cấp công nghệ thông tin.
8
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

Như vậy logistics được phát triển từ việc áp dụng các kỹ năng “tiếp vận”, “hậu
cần” để giải quyết những vấn đề phát sinh của thực tế sản xuất - kinh doanh. Hiện nay
được hoàn thiện trở thành hệ thống quản lý mang lại hiệu quả kinh tế cao
1.1.4 Vai trò của logistics
1.1.4.1 Vai trò của logistics đối với nền kinh tế
Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá
trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và
thương mại mỗi quốc gia. Logistics đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thể hiển
trên nhiều phương diện.
Hoạt động logistics có phạm vi rộng khắp trong mọi lĩnh vực của sản xuất kinh
doanh, tác động qua lại với nhiều hoạt động kinh tế khác. Đối với những nước phát
triển như Nhật và Mỹ logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Đối với những nước kém
phát triển thì tỷ lệ này có thể tới 20-30% GDP. Chi phí sản xuất kinh doanh lớn khiến
người tiêu dùng phải mua hàng hoá, dịch vụ với mức giá cao còn lợi nhuận của doanh
nghiệp giảm sút. Nếu chi phí cho hoạt động logistics tăng cao trong một thời gian dài
thì có thể kéo theo sự phát triển thụt lùi của toàn bộ nền kinh tế, chất lượng cuộc sống
của người dân suy giảm và ngân sách nhà nước được hình thành chủ yếu từ khoản thu
thuế cũng bị ảnh hưởng. Như vậy, logistics phát triển tốt sẽ không chỉ mang lại khả
năng tiết giảm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà logistics
còn là một động lực quan trọng thúc đầy nền kinh tế phát triển.
Hoạt động logistics đóng vai trò là nhân tố hỗ trợ cho dòng lưu chuyển của nhiều
giao dịch trong nền kinh tế, nó đồng thời cũng là một hoạt động quan trọng tạo thuận

lợi cho việc kinh doanh hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ. Logistics tạo ra giá trị gia
tăng cho hàng hoá bằng cách tạo ra các tiện ích: tiện ích về hình dáng mẫu mã (form
utility), tiện ích về sở hữu (possession utility), tiện ích về thời gian (time utility), tiện
ích về địa điểm (place utility). Trong đó tiện ích về mẫu mã và kiểu dáng không liên
quan trực tiếp đến logistics. Tuy nhiên, một doanh nghiệp cũng không thể đạt được hai
loại tiện ích này nếu không cung cấp đúng sản phẩm (right item) cho đúng thị trường
9
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

(right place) vào đúng thời gian (right time) với đúng điều kiện (right condition) và
đúng mức giá cả của thị trường đó (right price). Đó là 5 chữ “đúng” của logistics cũng
là nội dung cốt lõi mà hai tiện ích của logistics trực tiếp mang lại: tiện ích thời gian và
tiện ích địa điểm.
Hoạt động logistics là công cụ hữu hiệu nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
và hội nhập với thế giới. Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, khoảng cách
thời gian và không gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng không dừng lại trong
phạm vi từng quốc gia hay từng khu vực mà ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn cầu.
Trong môi trường toàn cầu cạnh tranh gay gắt, các nhà sản xuất kinh doanh phải tiến
hành tiết kiệm chi phí sản xuất tối đa, hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian giao
hàng, tăng cường khả năng cung ứng v.v…Muốn đạt được các mục tiêu đó đòi hỏi các
doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ logistics. Như vậy, logistics biến giấc mơ mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp thành hiện thực và đưa các
quốc gia ngày càng xích lại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất và lưu thông.
1.1.4.2 Vai trò của logistics trong doanh nghiệp
Trong mỗi doanh nghiệp tồn tại ít nhất một trong hai hoạt động chủ đạo đó là tổ
chức sản xuất và xây dựng kênh phân phối. Với vai trò hỗ trợ các hoạt động khác trong
doanh nghiệp, logistics luôn có mối tương tác chặt chẽ với cả hai hoạt động này. Thiếu
logistics, sản xuất cũng như phân phối khó có thể hoạt động trơn chu và hiệu quả.

Trong hoạt động sản xuất, logistics giúp cho doanh nghiệp có thể rút ngắn thời
gian hoạt động của dây chuyền sản xuất mà vẫn đạt được hiệu quả kinh tế cao. Trên
thực tế, nhiều doanh nghiệp quan niệm rằng phải khai thác hết công suất của máy móc
để đạt mức sản lượng tối đa. Kết quả là họ phải bỏ ra chi phí lưu kho rất cao vì tiêu thụ
không hết sản phẩm. Vì vậy, vai trò của logistics ở đây là bộ phận sử dụng các thông
tin nghiên cứu thị trường để giúp doanh nghiệp nhận định được nhu cầu trong từng giai
đoạn trước khi bắt tay vào sản xuất, tránh lưu kho nhiều, giảm chi phí vận hành máy
móc liên tục. Vai trò thứ hai của logistics là giúp các doanh nghiệp đảm bảo nguồn
nguyên liệu đầu vào tuân thủ kế hoạch sản xuất và đặc biệt tránh tình trạng sản xuất bị
10
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

gián đoạn. Nhà quản trị logistics sẽ khó khăn hơn khi trong dây chuyền sản xuất của
doanh nghiệp sử dụng các nguyên liệu mang tính thời vụ hoặc doanh nghiệp là nhà sản
xuất, lắp ráp thành phẩm cuối cùng trong một chuỗi nối tiếp các hoạt động sản xuất.
Đối với doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu mang tính thời vụ, ví dụ như các công ty
chế biến lương thực thực phẩm, khi nguyên vật liệu không thể lưu kho trong thời gian
dài nhà quản trị logistics cần tìm ra nguồn nguyên liệu thay thế, có thể phải chấp nhận
nhập khẩu nguyên liệu. Đối với các công ty hoạt động trong chuỗi sản xuất, ví dụ
ngành sản xuất ô tô, logistics thực hiện chức năng liên lạc với các đơn vị đồng sản xuất
đảm bảo hợp tác sản xuất hiệu quả không bị gián đoạn.
Bên cạnh hoạt động sản xuất, logistics hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing
đặc biệt là marketing hỗn hợp. Trong quá trình xây dựng chính sách marketing, nhà
quản lý phải biết đâu là thị trường của doanh nghiệp, thực hiện các dịch vụ khách hàng
như thế nào để đem lại hiệu quả từ đó có thể xác lập một kênh phân phối có thể tối đa
lượng hàng hoá bán ra với mức giá hợp lý. Logistics giúp doanh nghiệp dự đoán chính
xác nhu cầu của thị trường, có vai trò quan trọng trong quá trình tiếp cận, tin tưởng và
chấp nhận sản phẩm của khách hàng.

Tổng chi phí cho sản xuất và vận chuyển sản phẩm hàng hoá giao đến tay người
tiêu dùng bao gồm 5 hạng mục chi phí thành phần:
C
1-
Chi phí để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá (còn gọi là giá thành xuất xưởng);
C
2-
Chi phí marketing;
C
3-
Chi phí vận tải;
C
4-
Chi phí cơ hội của vốn do lưu trữ hàng hoá;
C
5-
Chi phí bảo quản hàng hoá.
Để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi, giá bán sản phẩm hàng hoá (G
b
) đến
tay người tiêu dùng phải lớn hơn tổng các chi phí này.
Gb > C1 + C2 + C3 + C4 + C5
Trong công thức này, các thành phần chi phí vận tải (C
3
), chi phí vốn do lưu trữ
hàng (C
4
) và chi phí bảo quản hàng hoá là những yếu tố cấu thành cốt yếu của chi phí
logistics.
11

Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

1.2 . DỊCH VỤ LOGISTICS
1.2.1 Dịch vụ
Logistics
Từ những năm 1990 trở lại đây, sự xuất hiện của các nhà cung cấp dịch vụlogistics
tại Việt Nam ngày càng nhiều cùng với sự chuyển đổi của các hãng giao nhận, doanh
nghiệp kinh doanh kho hàng, doanh nghiệp vận tải sang doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ logistics. Cụm từ dịch vụ logistics đã trở nên phổ biến, tuy nhiên nhiều người vẫn
nhầm lẫn giữa logistics và dịch vụ logistics. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ
hơn về dịch vụ logistics và hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ
logistics tại Việt Nam hiện nay.
1.2.1.1. Khái niệm dịch vụ Logistics
Nếu hiểu theo những khái niệm logistics mà chúng ta đã nghiên cứu ở đầu chương
1 thì dịch vụ logistics có phạm vi rộng, có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới
khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng. Theo đó, dịch vụ logistics gắn liền
cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất
ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối
cùng.
Tại Việt Nam, điều 233 Luật Thương mại 2005 đã quy định rõ khái niệm dịch vụ
logistics như sau: “Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-
stíc.
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện
một hoặc nhiều công việc bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ
tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã
hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với
khách hàng để hưởng thù lao.”
Theo khái niệm mà Luật Thương mại 2005 đưa ra, dịch vụ logistics được xem là

hoạt động thương mại, tức là các hoạt động nhằm mục đích kiếm lời. Nói cách khác,
dịch vụ logistics chỉ là sản phẩm vô hình, bao gồm các hoạt động chức năng
logistics mà nhà cung cấp dịch vụ logistics thực hiện cho khách hàng để thu lợi
12
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

nhuận. Dịch vụ logistics được cung cấp có thể chỉ là một hoạt động chức năng đơn
thuần hoặc một chuỗi các hoạt động được chọn lọc theo nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, cách hiểu này có nghĩa hẹp hơn các khái niệm về logistics nói chung. Ở
đây, dịch vụ logistics được hiểu gần như tương đồng với hoạt động giao nhận hàng
hóa hay dịch vụ logistics được xem là việc thực hiện và kiểm soát hàng hoá và thông
tin liên quan từ nơi hình thành hàng hoá đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
Xét trên phạm vi rộng, dịch vụ logistics có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho
tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng, gắn liền từ quá trình nhập
nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa
vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Cách hiểu
này về dịch vụ logistics góp phần phân định rõ giữa các nhà cung cấp dịch vụ đơn lẻ
- thực hiện dịch vụ đơn thuần như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan,
phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư v nấ qu nả lý… v iớ nhà cung c pấ d chị vụ
logisitcs chuyên nghi pệ - đ mả nh nậ toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đ aư
hàng hóa t iớ tay ng iườ tiêu dùng cu iố cùng. Như vậy, nhà chung c pấ d chị vụ logistics
chuyên nghi pệ đòi h iỏ ph iả có chuyên môn, nghi pệ vụ v ngữ vàng để cung c pấ d chị vụ
mang tính “tr nọ gói” cho các nhà s nả xu t. ấ Đây là m tộ công vi cệ mang tính chuyên
môn hóa cao. Ví d ,ụ khi m tộ nhà cung c pấ d chị vụ logistics cho m t nhàộ s nả xu tấ
thép, anh ta sẽ ch uị trách nhi mệ cân đ iố s nả l ngượ c aủ nhà máy và l ngượ hàng t nồ kho
để nh p phôiậ thép, tư v nấ cho doanh nghi pệ về chu trình s nả xu t,ấ kỹ n ngă
qu nả lý và l pậ các kênh phân ph i,ố các chương trình makerting, xúc ti n bán ế hàng đ ể đ aư
s n ph m đ n v i nả ẩ ế ớ g i tườ iêu dùng

Điểm khác biệt rõ nhất logistics và dịch vụ logistics thể hiện ở chỗ dịch vụ
logistics là những hoạt động chức năng rất nhỏ trong toàn bộ quá trình lập kế hoạch,
thực hiện và quản lý logistics.
1.2.2 Các loại hình dịch vụ logistics
Theo Hiệp định thương mại chung về lĩnh vực dịch vụ GATS – The General
13
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

Agreement on Trade in Services) của tổ chức thương mại thế giới WTO thể hiện dịch
vụ logistics được chia thành 3 nhóm như sau:
Các dịch vụ logistics chủ yếu;
Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải;
Các dịch vụ thứ yếu hoặc hỗ trợ.
Các dịch vụ logistics chủ yếu
Dịch vụ logistics chủ yếu chiếm phần lớn trong tổng chi phí logistics và mang tính
quyết định đối với các dịch vụ khác. Dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm:
Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi
container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập
kế hoạch bốc dỡ hàng hoá;
Dịch vụ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên
quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hoá trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý
lại hàng hoá bị khách hàng trả lại, hàng hoá tồn kho, hàng hoá quá hạn, lỗi mốt và tái
phân phối hàng hoá đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải
Dịch vụ vận tải hàng hải;
Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;

Dịch vụ vận tải hàng không;
Dịch vụ vận tải đường sắt;
Dịch vụ vận tải đường bộ;
Dịch vụ vận tải đường ống.
Các dịch vụ thứ yếu hoặc hỗ trợ
Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
Dịch vụ bưu chính;
Dịch vụ thương mại bán buôn;
14
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom,
tập hợp, phân loại hàng hoá, phân phối lại và giao hàng;
Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
Trong chuỗi cung ứng, các hoạt động có thể cung cấp nhiều loại hình dịch vụ
khác nhau, không những chỉ có các dịch vụ truyền thống là vận tải, xếp dỡ, lưu kho, mà
còn thực hiện rất nhiều dịch vụ tổng hợp bao gồm các hoạt động công nghiệp và dịch
vụ logistics giá trị gia tăng VAL bao gồm:
Dịch vụ đóng gói;
Dịch vụ khách hàng;
Dịch vụ nhãn mác, mã vạch;
Dịch vụ hoàn trả lại hàng;
Dịch vụ kê khai hải quan;
Dịch vụ quản lý chất lượng, kiểm tra sản phẩm hàng hóa;
Dịch vụ quản lý, theo dõi hàng hóa.
Dịch vụ đóng gói: Từng đơn vị hàng hóa nhỏ lẻ thường được đóng vào các kiện,
các thùng hàng, các hộp có tiêu chuẩn kích thước phù hợp, rồi sau đó có thẻ xếp vào
container, hoặc vào các cao bản, các kiện hàng để chuẩn bị vận chuyển.

Dịch vụ khách hàng: Đây là một trong những nhu cầu thực tế của hoạt động cung
cấp dịch vụ logistics quốc tế. Ở mỗi địa phương, mỗi nước các khách hàng có các yêu
cầu riêng đối với hàng hóa. Các nhu cầu này được cung cấp theo yêu cầu riêng của chủ
hàng, của các khách hàng.
Lắp đặt và hướng dẫn: Gần đây, các dịch vụ lắp đặt và hướng dẫn đã xuất hiện
như một trong những chức năng quan trọng. Khi nhận hàng hóa từ nhà cung cấp, các
chủ hàng có yêu cầu lắp đặt hàng hóa tại kho bãi. Ngoài ra, còn có cả chức năng hướng
dẫn sử dụng, tương tự như các trung tâm dịch vụ khách hàng để phục vụ yêu cầu của
người sử dụng hàng hóa. Nhu cầu hướng dẫn sản phẩm tại cơ sở của khách hàng ngày
càng gia tăng, các khách hàng yêu cầu cung cấp dịch vụ hướng dẫn sản phẩm tại cơ sở
của họ. Xu hướng này rất đáng chú ý trong trường hợp các khách hàng mua sắm hàng
15
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

điện tử. Vì vậy, cần nắm bắt nhu cầu này và ngày càng cung cấp các dịch vụ linh hoạt
hơn.
Quản lý chất lượng và kiểm tra sản phẩm: Gần đây, có cung cấp các dịch vụ
quản lý chất lượng và kiểm tra sản phẩm ngoài các dịch vụ hợp nhất. Các dịch vụ quản
lý chất lượng và kiểm tra sản phẩm được mong đợi là sẽ thành công trên cả phạm vi
trong nước và toàn cầu.
Trưng bày sản phẩm: để tăng chức năng phân phối, đặc biệt với các sản phẩm
trong kho, các nhà quản lý đã tăng cường khả năng trang bị để có thể trưng bày.
Tuy nhiên, việc trưng bày nên được sắp xếp một cách hệ thống để tránh nhầm
lẫn với các thiết bị kho.
1.2.3 Mối quan hệ của các bên liên quan
Các bên tham gia vào chuỗi logistics có thể chia thành 4 nhóm:
Các cơ quan nhà nước;
Các chủ hàng, các nhà kinh doanh thương mại;

Người tiêu dùng;
Các nhà cung cấp dịch vụ vận tải và logistics
Các cơ quan nhà nước:
Bao gồm các tổ chức chính quyền nhà nước ở cấp trung ương và cấp địa phương,
các cơ quan quản lý cấp bộ, cục chuyên ngành. Vai trò của Nhà nước có trách nhiệm
tối đa hóa lợi ích xã hội (tổng lợi ích xã hội - tổng chi phí xã hội). Sự can thiệp của nhà
nước nhằm phân bố, sử dụng được tốt hơn các tiềm năng, trữ lượng; cung cấp kết cấu
hạ tầng như là hàng hóa công cộng, xây dựng pháp luật và đề ra chính sách quản lý
hoạt động vận tải và logistics với mục đích an toàn và phát triển bền vững, tạo môi
trường và hỗ trợ cho các tổ chức, các doanh nghiệp hoạt động.
Chủ hàng: Khái niệm, chủ hàng ở đây được hiểu theo nghĩa rộng (chứ không chỉ
theo nghĩa sở hữu), bao gồm các chủ thể sau:
Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng hoá;
Các nhà kinh doanh XNK;
16
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

Các nhà bán buôn;
Những người bán lẻ;
Người gửi hàng;
Người nhận hàng.
Mối quan tâm của họ là tối đa lợi nhuận ròng bằng cách giảm thời gian hoàn thành
đơn đặt hàng và giảm chi phí trang trải do sự thay đổi yêu cầu của người tiêu dùng.
Người tiêu dùng:
Khái niệm người tiêu dùng được hiểu là tất cả những người mua hàng. Mong
muốn của họ là thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng bởi hàng hóa đã mua được tiện ích với giá
hợp lý. Giá là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người tiêu dùng.
Họ hài lòng trả nhiều tiền hơn nếu hàng hóa đảm bảo chất lượng, được giao đúng hạn.

Đó là điều quan trọng, là cái giá phải trả cho sự tiện ích. Những người tiêu dùng chịu
ảnh hưởng của vấn đề liên quan đến thủ tục trong thương mại, tác động của tắc nghẽn
giao thông, ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn.
Nhà cung cấp dịch vụ vận tải và logistics:
Các nhà cung cấp dịch vụ vận tải rất đa dạng, có thể phân loại thành một số
nhóm chính như
Các hãng vận tải;
Các Công ty vận tải biển;
Các hãng hàng không;
Các Công ty vận tải đường bộ;
Các Công ty vận tải đường sắt;
Các chủ kho bãi;
Các đại lý giao nhận;
Các nhà chuyên cung c p d ch v VT PT và logistics. ấ ị ụ Đ
M c đ tham gia vào chu i cung ng c a các ch th nêu trên là khác nhau. Có thứ ộ ỗ ứ ủ ủ ể ể
h không ph i là ng i ch v n t i, không ph i là ng i ký h p đ ng và ch u tráchọ ả ườ ủ ậ ả ả ườ ợ ồ ị
17
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

nhi m, mà ch là ng i thay m t cho ng i v n chuy n, tham gia vào chu i cungệ ỉ ườ ặ ườ ậ ể ỗ
ng d ch v v n t i và v n t i đa ph ng th c.ứ ị ụ ậ ả ậ ả ươ ứ
Các hãng vận tải biển có thể chỉ tham gia vào một công đoạn của quá trình cung
ứng trong trường hợp họ được công ty chuyên cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức
MTO và logistics (LSP) thuê chở hàng chặng trên biển “từ cảng - đến cảng” thông qua
các hợp đồng phụ.
Các công ty vận tải đường bộ, các hãng hàng không, các công ty vận tải đường
sắt, có thể chỉ là người tham gia vào một công đoạn của dịch vụ cung ứng, các LSP ký
hợp đồng phụ thuê họ chở hàng “từ cảng - đến nơi nhận hàng trong nội địa” hoặc

ngược lại.
Các công ty giao nhận, các đại lý môi giới, xí nghiệp xếp dỡ, các chủ kho bãi, các
doanh nghiệp dịch vụ thương mại có thể thực hiện một số công đoạn nhất định của
quá trình vận tải đa phương thức, LSP ký hợp đồng phụ thuê họ. Trong trường hợp đó,
họ chỉ là người tham gia vào một phần công đoạn của chuỗi cung ứng. Họ chủ yếu làm
các dịch vụ phụ trợ, hoàn tất các thủ tục XNK, phân loại, đóng gói hàng hóa, gom
hàng, lưu kho bãi, bốc xếp (nếu được các LSP yêu cầu). Nhưng họ có các mối quan
tâm khác nhau nhưng là các đối tác không thể thiếu được của các LSP để quá trình dịch
vụ cung ứng được thông suốt và hiệu quả
Bảng : Mối quan tâm của các chủ thể tham gia hoạt động logistics
Chủ hàng
Tối đa lợi nhuận ròng bằng cách giảm thời
gian, giảm chi phí.
Nhà cung cấp dịch vụ (LSP)
Tối thiểu chi phí logistics (giá vận tải, chi phí
kho bãi, chi phí truyền thông tin, số liệu).
Người tiêu dùng
Tối đa dư thừa tiêu dùng, duy trì môi trường
thuận lợi.
18
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

Chính phủ
Tối đa lợi ích xã hội bằng việc cung cấp cơ sở
hạ tầng và đảm bảo an toàn, an ninh
1.3 THỰC TRẠNG LOGISTICS TẠI VIỆT NAM
Việt Nam có khoảng 800 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics (có tài
liệu nói 1.000 doanh nghiệp). Đây là một con số khá lớn nhưng trên thực tế đa phần lại

là những doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ. Do vốn ít nên cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cũng
đơn giản, không thật sự chuyên sâu, không tổ chức được các văn phòng đại diện ở nước
ngoài nên nguồn thông tin bị hạn chế, các công việc ở nước ngoài đều phải thông qua
các đại lý của các công ty đa quốc gia. Điều này dẫn đến đa số các doanh nghiệp chỉ
dừng lại ở việc làm đại lý cấp 2, cấp 3, thậm chí cấp 4 cho các đối tác nước ngoài có
mạng lưới toàn cầu mà chưa tổ chức kết nối được các hoạt động vận tải đa phương
thức. Tuy có số lượng lớn, các công ty logistics Việt Nam mới đáp ứng được 25% nhu
cầu nội địa và mới chỉ tập trung vào một vài ngành dịch vụ trong chuỗi giá trị dịch vụ
có doanh số hàng tỉ đô la Mỹ này.
Hiện nay có nhiều công ty logistics lớn trên thế giới đã vào Việt Nam nhưng theo
cam kết gia nhập WTO thì sau 5 đến 7 năm các doanh nghiệp này mới có thể thiết lập
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.Đây là thời gian quý báu để các doanh nghiệp Việt
Nam liên kết dành thị phần. Tuy nhiên, dù chỉ mới là liên doanh liên kết, nhưng hiện
thời các doanh nghiệp nước ngoài đã chia sẻ thị phần khá lớn; do đó khi được quyền
thiết lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì cánh cửa mở cho các doanh nghiệp
Việt Nam sẽ còn hẹp hơn nữa. Hiện tại, APL, Mitsui OSK, Maersk Logistics, NYK
Logistics là những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh
nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ, hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho
hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thông tin rộng khắp,
trình độ tổ chức quản lý cao, đã và đang từng bước xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị
trường trong nước.
Về phạm vi hoạt động của các công ty logistics của Việt Nam
19
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

Hiện nay, các công ty logistics Việt Nam mới chỉ hoạt động trong phạm vị nội địa
hoặc một vài nước trong khu vực, trong khi phạm vi hoạt động của các công ty nước
ngoài như APL Logistics là gần 100 quốc gia, Maersk Logistics là 60 quốc gia, Exel

cũng vậy. Đây là một trong những cản trở các doanh nghiệp VN cung cấp các dịch vụ
trọn gói cho khách hàng. Trong xu thế toàn cầu hoá, chủ hàng thường có xu hướng thuê
ngoài từ rất nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Mặc dù có thể tính đến vai trò của
các đại lý mà các công ty Việt Nam thiết lập ở các quốc gia khác, nhưng quan hệ này
thường khá lỏng lẻo và không đồng nhất.
Về tình trạng cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ
Do phần lớn các nhà xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB,
FCA trong incoterms, nên quyền định đoạt về vận tải đều do người mua chỉ định và dĩ
nhiên người mua sẽ chỉ định một công ty nước họ để thực hiện điều này. Do đó các
công ty logistics của Việt Nam sẽ là người ngoài cuộc. Bất cập này không phải dễ dàng
giải quyết vì phần lớn các nhà xuất khẩu của Việt Nam đều gia công hoặc xuất hàng
cho những khách hàng lớn đã có những hợp đồng dài hạn với các công ty logistics toàn
cầu. Đơn cử như hãng giày Nike, công ty có rất nhiều hợp đồng làm ăn với các doanh
nghiệp Việt Nam, nhưng riêng về khâu vận tải và logistics thì các doanh nghiệp Việt
Nam không thể tham gia vào trong quá trình thương thảo.
Đối với các nhà nhập khẩu của Việt Nam, do Việt Nam nhập siêu nên đây là thị
trường hấp dẫn cho các công ty logistics của Việt Nam. Nếu như trước đây, các nhà
nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu mua hàng theo điều kiện CIF, thì hiện nay các doanh
nghiệp nhập khẩu của Việt Nam đang chuyển dần sang hình thức mua FOB, tạo ra cơ
hội cho các doanh nghiệp logisitics Việt Nam khai thác. Tuy nhiên, một phần khá lớn
trong thị trường này vẫn nằm trong tay các hãng logisitics nước ngoài do có nhiều
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam mà họ cũng chính là người nhập
khẩu hàng nhiều nhất.
Hơn nữa, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa ý thức được việc đầu tư
vào quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết không có
20
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   


phòng quản lý logistics hoặc chuỗi cung ứng mà phòng này thường được hiểu là phòng
kinh doanh xuất nhập khẩu. Điều này tạo ra rào cản đối với các doanh nghiệp logistics
Việt Nam trong việc chào các dịch vụ logistics giá trị gia tăng.
Về cơ sở hạ tầng vận tải
Thực tế tiềm năng phát triển hàng hóa của Việt Nam rất lớn, với tỷ lệ tăng trưởng
trung bình 20%/năm và có thể tăng lên 25%/năm trong thời gian ngắn (năm 20011,
lượng hàng qua cảng Việt Nam là 320,17 triệu tấn hàng hóa, tăng 18% so với năm
2010, theo Công ty Tư vấn Sprite). Tuy nhiên, Việt Nam được xếp hạng thấp nhất về
cơ sở hạ tầng vận chuyển hàng hóa trong số các nền kinh tế trọng điểm ở khu vực Đông
Nam Á.
Phần lớn cảng biển tại Việt Nam không được thiết kế cho việc bốc dỡ hàng cho tàu
chuyên dùng, nhiều cảng nằm ngoài thành phố Hồ Chí Minh chỉ được thiết kế cho hàng
rời, không có trang thiết bị xếp dỡ container chuyên dụng. Các cảng không có dịch vụ
hàng hải trực tiếp kết nối Việt Nam với các cảng biển tại châu Âu hay Mỹ. Mặt khác,
các sân bay trong nước cũng thiếu các thiết bị phù hợp để bốc dỡ hàng hóa, thiếu sự
đầu tư các kho bãi mới trong khu vực gần các sân bay, bến cảng. Hệ thống kho bãi hiện
tại trên cả nước lại không phù hợp với hàng hóa bốc dỡ nhanh, trong đó có nhiều kho
bãi đã được khai thác hơn 30 năm qua và không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế.
Chưa kể đến tình trạng thiếu điện và dịch vụ hỗ trợ giao tiếp thông tin (viễn thông).
Ngay cả tại khu vực phía Nam, nơi kinh tế phát triển cao trong 10 năm qua, sự yếu kém
trong công tác lập kế hoạch và thiếu đầu tư đã dẫn đến tình trạng ùn tắc hàng hóa đang
gặp phải tại thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân chủ yếu là do quy hoạch cảng
không thống nhất, tại một số địa phương quy hoạch không hợp lý và không khoa học.
Về chi phí dịch vụ
Chi phí logistics của Việt Nam được dự đoán khoảng 25% GDP của Việt Nam, cao
hơn rất nhiều so với các nước phát triển như Mỹ và cao hơn các nước đang phát triển
như Trung Quốc hay Thái Lan. Chính chi phí logistis cao này làm giảm hiệu quả những
cố gắng của Việt Nam trong việc giới thiệu thị trường lao động giá rẻ và đẩy mạnh xuất
21
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương

Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

khẩu. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là cơ sở hạ tầng vận tải của Việt Nam
đã quá cũ kỹ và quá tải, hệ thống quản lý hành chính phức tạp và các nhà sản xuất Việt
Nam không tích cực sử dụng các dịch vụ thuê ngoài 3PL (third party logistics) của
nước ngoài.
Với khoảng 800 công ty đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics, nhu cầu của ngành
dịch vụ này vẫn đang tăng. Nhưng dù vậy, ngành này chỉ mang lại 4,4% cho tổng GDP
của Việt Nam, trong khi ở Thái Lan và Singapore, ngành này mang lại 15% tổng GDP.
Bên cạnh đó, các công ty logistics của Việt nam chỉ phục vụ được khoảng 25% nhu cầu
nội địa với sự chia sẻ thị trường từ các hãng nước ngoài bao gồm Maersk Logistics và
APL Logistics. Việt Nam có dự án đầu tư 17,5 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng, góp
phần thay đổi tình trạng này. Nhưng cho đến khi đó, các công ty logistics địa phương
đang cạnh tranh rất khốc liệt. Hãng Nike đang sử dụng Schenker Logistics để vận
chuyển và đưa hàng tới Đông Nam Á, nhưng vài công ty 3PL của Việt Nam đang cố
gắng trở thành đối tác có thể góp phần làm tăng giá trị khách hàng trong tương lai gần.
Về hạ tầng thông tin
Đây chính là điểm yếu các doanh nghiệp logisitics Việt Nam. Mặc dù các doanh
nghiệp logistics đã có nhiều ý thức trong việc áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào
hoạt động kinh doanh của mình nhưng vẫn còn kém xa so với các công ty logistics
nước ngoài. Nếu chỉ xét về khía cạnh xây dựng website, phần lớn website của doanh
nghiệp Việt Nam chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch vụ của mình, thiếu hẳn các
tiện ích mà khách hàng cần như công cụ track and trace (theo dõi đơn hàng), lịch tàu, e-
booking, theo dõi chứng từ…Trong khi đó khả năng nhìn thấy và kiểm soát đơn hàng
(visibility) là một yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi họ lựa chọn nhà cung
cấp dịch vụ logistics cho mình. Các công ty như APL Logistics, Maersk Logistics được
Nike chọn là nhà cung cấp dịch vụ là do các công ty này có thể cung cấp cho Nike công
cụ visibility trong bất kỳ thời điểm nào, tại bất kỳ nơi nào nhân viên của Nike cũng có
thể nắm bắt và có thể kéo ra bất kỳ các loại báo cáo liên quan đến các đơn hàng của

mình đã, đang và sẽ được thực hiện bởi các công ty trên. Điều này sẽ giúp Nike tính
22
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

toán tốt những dự báo, kiểm soát hàng tồn, đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng ở
chi phí tối ưu nhất.
Về tính liên kết
Cho tới nay, các doanh nghiệp logistics của Việt Nam hoạt động còn rất độc lập
thiếu hẳn sự liên kết cần thiết. Trong xu hướng thuê ngoài (outsourcing), mỗi doanh
nghiệp cần tập trung vào thế mạnh của mình và sẽ thuê ngoài các dịch vụ không phải là
thế mạnh. 80% các công ty kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam có tổng vốn pháp
định ít hơn 1,5 tỷ đồng (90.000 USD). Có thể thấy rằng việc kết hợp với các đối tác là
rất quan trọng và việc liên kết trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Trong xu thế hiện nay,
mô hình dịch vụ tổng thể, hay còn được gọi dưới cái tên One-stop Shop (tạm dịch: chỉ
dừng một lần có thể mua được tất cả những gì mình cần), đang là một xu thế phổ biến.
Tuy nhiên xu hướng này chưa được các doanh nghiệp Việt Nam tích cực triển khai,đặc
biệt là việc tham gia cộng đồng thương mại quốc tế đa phương.
Về nguồn nhân lực
Logistics vẫn chưa được đào tạo chuyên sâu tại các trường đại học. Hiện nay chỉ
duy nhất có trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh là có ngành
Logistics và Vận tải đa phương thức bắt đầu chiêu sinh được năm thứ 2. Còn lại sinh
viên các trường Đại học Hàng hải, Ngoại thương, Giao thông vận tải chỉ học chừng 20
tiết có liên quan. Với 20 tiết như vậy cho toàn bộ một chuỗi kinh doanh tương đối phức
tạp như logistics thì quả là khó khăn quá lớn cho thầy cô truyền đạt đầy đủ lượng kiến
thức cho sinh viên. Số chuyên gia được đào tạo chuyên sâu vẫn còn quá thiếu so với
nhu cầu.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 6.000 nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực
logistics, tuy vậy những người có kinh nghiệm và hiểu biết về luật pháp quốc tế còn

thiếu nhiều. Hiện nguồn nhân lực chính cho ngành này đều được lấy từ các đại lý hãng
tàu, các công ty giao nhận vận tải biển và sử dụng theo khả năng hiện có. Trong khi đó,
đây là lĩnh vực đòi hỏi chuyên gia không những am hiểu hệ thống pháp luật, thông lệ
23
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

của nước sở tại, mà còn phải am hiểu pháp luật quốc tế và có mối quan hệ rộng khắp
trên thế giới.
Đánh giá của quốc tế về thực trạng dịch vụ logistics của Việt Nam
Theo kết quả khảo sát cuả Ngân hàng Thế giới, Việt Nam xếp hạng thứ 53 trong số
150 quốc gia được đưa vào bảng xếp hạng. Singapore đứng thứ nhất (1) trên toàn thế
giới, sau đó là các quốc gia Tây Âu (Đức, Hà Lan) và các quốc gia phát triển khác như
Úc, Nhật Bản, Thụy Sỹ, Canada, Đan Mạch. So sánh với các quốc gia Châu Á khác
trong khu vực, Việt Nam thua xa Hàn Quốc (25), Malaysia (27), Trung Quốc (30), Thái
Lan (31), Ấn Độ (39) nhưng vẫn hơn Phillipine (65), Cambodia (81) và Lào (117)
So với một số nước Châu Âu, dịch vụ logistics của Việt Nam vẫn tốt hơn một số quốc
gia thuộc khối Đông Âu như Bulgari (51), Nga (99), Ukraine (73) và hơn phần lớn các
quốc gia Châu Phi khác.
Ngoài ra, theo nhận xét của phát ngôn viên Ngân hàng Thế giới, ông Michael Peskin,
chi phí logistics của Việt nam chiếm tới 30% đến 40% tổng chi phí vận chuyển trong
khi ở các nước khác chi phí này chỉ chiếm khoảng 15%.
24
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49
   LuËn v¨n tèt nghiÖp   

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI
CÔNG TY TNHH MTV GEMADEPT HẢI PHÒNG

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV GEMADEPT HẢI PHÒNG
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Hải Phòng.
Tên công ty: Công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng.
Địa chỉ: Phòng 619B+620+621 tầng 6, Lô 20A, tòa nhà Thùy Dương plaza, đường
Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
Công ty TNHH MTV Gemadept Hải Phòng được thành lập vào năm 2007 và
là công ty con của Tập đoàn Gemadept – một tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực hàng
hải tại Việt Nam. Do đó gắn liền với lịch sử phát triển của Công ty TNHH MTV
Gemadept Hải Phòng là lịch sử hơn 20 năm hình thành và phát triển của Tập đoàn
Gemadept.
1990 - Thành lập công ty, trực thuộc Liên Hiệp Hàng Hải Việt Nam.
1993 - Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần với vốn điều lệ 6,2 tỷ đồng.
1995 – Thành lập ICD Phước Long, loại hình Cảng Cạn đầu tiên tại Việt Nam.
1997 – Áp dụng công nghệ vận tải Midstream, vận tải container bằng đường thủy.
2000 – Đứng vị trí thứ 2 trong cả nước về sản lượng xếp dỡ container.
2001 – Nâng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng.
2002 - Niêm yết cổ phiếu GMD trên thị trường chứng khoán.
2003 – Khai trương các tuyến vận tải container chuyên tuyến.
2004 - Thành lập 2 công ty 100% vốn Gemadept tại Singapore và Malaysia.
2006 – Phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 475 tỷ đồng.
25
Sinh viên: Nguyễn Thị Minh Châu Trường Đại học Ngoại Thương
Lớp: Kinh tế Đối ngoại K49

×