Th viÖn SKKN cña Quang HiÖu />TÊN ĐỀ TÀI : THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ BẰNG POWERPOINT
Họ và tên: Nguyễn Thái Quang
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Giảng dạy môn: Tin học
I.Hoàn cảnh nảy sinh áp dụng sáng kiến kinh nghiệm :
Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của ngành, ứng dụng khoa học
công nghệ thông tin vào giáo dục. Phương tiện dạy học bằng máy tính đi cùng với
những trang giáo án điện tử là phương tiện không thể thiếu đối với người giáo viên.
Vấn đề trang bị cho giáo viên những kiến thức về giáo án điện tử là một việc làm thiết
thực. Để tập huấn làm giáo án điện tử phải tập trung toàn bộ giáo viên các trường học
sẽ gây lãng phí về thời gian cũng như về tiền bạc tổ chức lớp học. Trong khi đó chỉ
cần một tập tài liệu 20 trang này, giáo viên chỉ mất giờ đồng hồ tại nhà vẫn có được
một kiến thức cơ bản làm được cho mình một giáo án điện tử như ý muốn.
Trong đợt hè 2007-2008 Sở Giáo Dục - Đào Tạo Ninh Thuận đã tổ chức lớp
học nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học mà tôi đã được
học. Nhờ sự chỉ bảo dẫn dắt của Tiến sĩ VƯƠNG ĐÌNH THẮNG tôi tâm đắc câu nói
"Dạy thế nào để học sinh có kĩ năng tự chiếm lĩnh tri thức mới, không ngừng tự học,
hoàn thiện, bổ sung cho mình những năng lực mới". Thầy BÙI ĐỨC TÚ (Giám đốc
Trung tâm KTTH-HN Phan Rang) đã truyền đạt nội dung "Hội nhập quốc tế và những
vấn đề đặt ra cho phát triển giáo dục ở Việt nam" và phổ biến nhiệm vụ năm học 07-08
tôi tâm đắc về ngũ quy "Quy nông tất ổn; Quy công tất phú; Quy thương tất hoạt; Quy
trí tất hưng; Quy pháp tất bình" và Thầy THÁI XUÂN NỰU đã phổ biến chương trình
hành động của Trung tâm trong 2 năm học qua và nhất là trong những năm tới làm thế
nào để tự học có hiệu qủa; Nhằm mục đích khai thác triệt để phương pháp dạy học mới
"Trò chủ động, Thầy chỉ đạo" và khắc phục những khó khăn về CSVC (thí nghiệm ảo
trên máy tính). Những năm gần đây với sự cải cách về nội dung sách giáo khoa, đổi
mới phương pháp giảng dạy của ngành giáo dục. PowerPoint được một số nhà giáo sử
dụng thiết kế những trang giáo án điện tử làm cho tiết dạy hay hơn, học sinh hứng thú
học tập hơn, nhưng đa số làm giáo án theo kiểu "thay đèn chiếu bằng bảng đen" đó là
một điều rất phi khoa học như vậy phải bắt đầu từ đâu? làm cái gì? thực hiện như thế
nào?.
Các trường học trong Tỉnh hiện nay đa số đều được trang bị máy tính, nhưng sử
dụng máy tính vào dạy học thì ít trường, ít giáo viên quan tâm đến. Một trong những
nguyên nhân đó chúng ta chưa biết cách sử dụng phần mềm trình chiếu, thiết kế các
trang trình chiếu như thế nào. Có rất nhiều giáo viên muốn làm được giáo án điện tử
để giảng dạy nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, phải làm sao.
Với tất cả kinh nghiệm nhiều năm làm giáo án điện tử ở Trung tâm KTTH_HN
tôi viết tập tài liệu "Thiết kế bài giảng điện tử bằng PowerPoint" và hướng dẫn khai
thác phần mềm Camtasia Studio, với tâm huyết là giúp cho các thầy cô giáo mình có
cơ sở tự làm được một giáo án điện tử.
1
II.Quá trình thực hiện các giải pháp :
Đầu tháng 9 năm 2007, tôi viết tập tài liệu "Thiết kế bài giảng điện tử bằng
PowerPoint" nhờ các thầy cô giáo trong ở trung tâm, thầy cô các trường PTCS và
PTTH đọc và góp ý.
Sau khi tiếp thu ý kiến từ các thầy cô, tháng 04 năm 2008 tôi đã sửa và bổ sung
hoàn chỉnh tài liệu. Thêm vào một số yêu cầu, mở rộng thêm một số vấn đề cho những
người có nhu cầu tìm hiểu thêm về phần mềm làm giáo án điện tử mới, bớt đi những
phần dài dòng không cần thiết.
Ngoài việc bổ sung hoàn thiện tài liệu, tôi hướng dẫn các thầy cô trong tổ
CNTT làm giáo án điện tử trong các đợt kiểm tra giờ dạy HK1, HK2 và hội thi giáo
viên dạy giỏi ở Trung tâm với mục đích là có được một số giáo án mẫu thực tế minh
họa cho tài liệu này (giáo án mẫu lưu lên đĩa kèm theo tài liệu). Từ những giáo án mẫu
có thể giúp cho người tự học trực quan hơn, hiểu sâu hơn về thuộc tính các đối tượng
khi cho trình chiếu, nó cũng giúp cho những người mới biết cách tổ chức các Slide
(kịch bản) cho nội dung trình chiếu.
III. Đánh giá hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
100% giáo viên tổ CNTT đều sử dụng giáo án điện tử để giảng dạy và đạt thành
tích rất cao 8/9 giáo viên đạt loại giỏi trong học kỳ 2.
Tổ CNTT đã ra nhiều mẫu thiết kế bằng phần mềm trên.
Nhiều trường bạn (PTTH Nguyễn Trãi, PTTH Dân tộc nội trú, PTCS Lê Hồng
Phong, PTCS Trần Phú) đã sử dụng tập giáo trình này và hiệu quả rất cao.
Ngoài ra Tổ CNTT đã tập huấn cho các giáo viên Trung tâm về việc trình bày
(thiết kế bài giảng) bằng POWERPOINT.
2
IV.Kết luận:
Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của ngành, ứng dụng khoa học
công nghệ vào giáo dục. Phương tiện dạy học bằng máy tính đi cùng với những trang
giáo án điện tử là phương tiện không thể thiếu đối với người giáo viên. Vấn đề trang bị
cho giáo viên những kiến thức về giáo án điện tử là một việc làm thiết thực. Để tập
huấn làm giáo án điện tử phải tập trung toàn bộ giáo viên các trường học sẽ gây lãng
phí về thời gian cũng như về tiền bạc tổ chức lớp học. Trong khi đó chỉ cần tập tài liệu
này, giáo viên chỉ mất ít thời gian tại nhà vẫn có được một kiến thức cơ bản làm được
cho mình một giáo án điện tử như ý muốn.
Kính mong quý lãnh đạo sở Giáo dục - Đào tạo cho phép nhân bản và lưu hành
tập tài liệu này cho các trường học trong tỉnh, nó sẽ giúp cho các giáo viên bằng con
đường đi nhanh nhất, tiết kiệm nhất tiếp cận được những ứng dụng khoa học công
nghệ vào giáo dục, tức là đã thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành giáo dục trong thời đại
mới.
Tự xếp loại SKKN: A
Phan Rang, ngày 13 tháng 5 năm 2008
Người viết
Nguyễn Thái Quang
Nhận xét HĐKH đơn vị
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3