Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Đề Tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ KÍCH THƯỚC VẬT THỂ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRONG TRƯỜNG MẦM NON doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.98 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

BÀI TẬP NGHIỆP VỤ CUỐI KHÓA
Đề Tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH
BIỂU TƯỢNG VỀ KÍCH THƯỚC VẬT THỂ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TS. Đinh Hồng Thái
NGƯỜI THỰC HIỆN :
Lớp :
Hà Nội, tháng 8 năm 2008
2
MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
I./ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5
1. Về mặt lý luận. 5
2. Về mặt thực tiễn. 5
II./ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 6
III./ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6
IV./ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. 6
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 6
V./ ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 7
VI./ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 7
VII./ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 7
B PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận
I./ Khái niệm về biểu tượng-biểu tượng kích thước vật thể 8
II./ Những tính chất cơ bản của kích thước vật thể 9


III./ Đặc điểm phát triển các biểu tượng kích thước vật thể ở
trẻ Mầm non 9
IV./ Ý nghĩa của việc giảng dạy về kích thước vật thể đối với
sự hình thành biểu tượng về kích thước vật thể ở trẻ mầm non 12
CHƯƠNG II: Thực trạng dạy học nhằm hình thành những biểu
tượng về kích thước vật thể cho trẻ trường Mầm
non tư thục Sao Mai
I./ Vài nét về trường Mầm non tư thục Sao Mai 13
II./ Thực trạng về “hình thành biểu tượng kích thước vật thể cho
trẻ mẫu giáo lớn ở trường” 13
* Nhận thức của giáo viên về việc hình thành biểu tượng kích
thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn.14
* Nội dung cho trẻ làm quen với kích thước vật thể. 14
* Phương pháp dạy trẻ nhận biết kích thước vật thể. 15
* Tiểu kết chương II. 19
3
CHƯƠNG III: Các biện pháp hình thành biểu tượng về kích
thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường
Mầm non
I./ Xây dựng các biện pháp 20
II./ Khảo nghiệm 20
1. Mục đích của thực nghiệm. 20
2. Vài nét về khách thể nghiên cứu. 20
3. Nhiệm vụ thực nghiệm. 21
A. Hệ thống các bài tập thực nghiệm. 21
B. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm. 26
C PHẦN KẾT LUẬN
I./ KẾT LUẬN CHUNG 49
II./ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 49
4

Lời cảm ơn
Việc hoàn thành bài tập nghiệp vụ này, đó là kết quả của
quá trình tận tình truyền đạt kiến thức và trao đổi kinh nghiệm
của quý Thầy cô. Vì thế, tôi xin chân thành cám ơn:
- Thầy Đinh Hồng Thái, người hướng dẫn trong quá trình
thực hiện và hoàn thành đề tài.
- Tập thể quý thầy cô Khoa Mầm non trường Đại học sư
phạm Hà Nội.
- Các cô giáo cùng các cháu lớp Mẫu giáo lớn trường
Mầm non tư thục Sao Mai và trường Mầm non tư thục Sơn
Ca.
5
PHẦN MỞ ĐẦU
I/- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Về mặt lý luận:
Bước vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20 và chuẩn bị bước vào thế
kỷ 21 đất nước ta đang ở trong thời kỳ thực hiện sự đổi mới do đảng ta phát
động từ năm 1986 và bắt đầu thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa
do đại hội lần thứ 8 đề ra.
Trong quá trình đổi mới giáo dục vì sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước
để làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu. Mục đích của giáo dục là:
Nâng cao dân trí, đào tạo nhận lực, bồi dưỡng nhân tài. Nghị Quyết của hội nghị
TW Đảng lần thứ hai khóa 8 đã khẳng định rằng: “ Lấy giáo dục và đào tạo là
khoa học công nghệ làm yếu tố cơ bản, coi đó là khâu đột phá ”. Vậy giáo dục
mầm non là mắc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta. Mục
đích chung của giáo dục mần non là phát triểntất cả các khả năng trẻ, hình thành
cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, tạo điều kiện để trẻ phát
triển toàn diện hầu có nhiều cơ may thăng tiến trên con đường học hành cũng
như trong cuộc sống. Vì thế, cùng với các bộ môn khác của bậc học mầm non
thì việc hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ đã được đưa vào chương

trình chăm sóc và giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện.
Hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lơn là một
trong những nội dung của việc hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non,
có tác dụng phát triển ổn định của sự tri giác, kích thích phát triển thị giác, ngôn
ngữ và các quá trình tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát. . .Sự
hình các biểu tượng về kích thước vật thể tạo cơ sở cho trẻ có được những kiến
thức làm nền móng cho việc học tập nói chung và việc học toán nói riêng ở
trường phổ thông sau này.
2. Về mặc thực tiễn:
Mặc dù việc cho trẻ làm quen với kích thước vật thể đóng vai trò rất quan
trọng trong quá trình giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển trí tuệ,
tạo nền móng vững chắc cho quá trình học tập ở trường phổ thông. Nhưng trong
thực tế hiện nay cho thấy việc dạy toán ở trường mầm non còn nhiều hạn chế:
Giáo viên truyền đạt kiến thức một cách máy móc, chưa chú trọng nhiều đến
việc tác động óc sáng tạo tích cực của trẻ mà chỉ đưa ra những kiến thức sẵn có.
Điều này làm hạn chế sự phát triển tư duy.
Chính vì những lý do trên mà tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện
pháp hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường
Mầm non “Nhằm điều tra mức độ phát triển biểu tượng về kích thước vật thể ở
6
trẻ mẫu giáo lớn. Từ đó đưa ra phương pháp, nội dung hầu tạo điều kiện phát
triển nơi trẻ những biểu tượng kích thước vật thể một cách tốt hơn.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Xác định một số biện pháp hình thành biểu tượng về kích thước vật thể
cho trẻ mẩu giáo lớn tại trường mầm non nhằm đạt hiểu quả cao nhất theo
chương trình đổi mới hiện nay.
III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
1) Nghiên cứu những cơ sởlý luận về việc hình thành biểu tượng về kích
thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn.
2) Tìm hiểu về thực trạng dạy học nhằm hình thành những biểu tượng về

kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tư thục Sao
Mai.
3) Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy về biểu tượng
kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn.
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
+ Sưu tầm nghiên cứu tài liệu, đọc sách liên quan đến đề tài.
2) Nhóm phương pháp thực tiễn.
2.1. Phương pháp quan sát.
Dự giờ ở các lớp với nội dung này ở trường mẫu giáo dđẻ tìm hiểu
thực trạng của việc dạy trẻ về biểu tượng kích thước vật thể.
2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Điều tra thu thập ý kiến các giáo viên có liên quan đến đề tài .
2.3. Phương pháp thực nghiệm.
Đây là phương pháp quan trọng nhằm kiểm nghiệm những phương pháp
đã đưa ra là đúng, được tiến hành trên 60 trẻ, 30 trẻ làm thực nghiệm, 30 trẻ làm
đối chứng.
Lần 1: Thực nghiệm điều tra với cả 2 nhóm trẻ (60 trẻ)với hệ thống bài
tập theo nội dung của chương trình đề ra.
Lần 2: Thực nghiệm với nhóm trẻ làm thực nghiệm (30 trẻ) qua giờ học
với nội dung và phương pháp mà tôi đã đưa ra làm kiểm nghiệm thu thập đánh
giá kết quả: So sánh 2 nhóm trẻ thực nghiệm và đối chứng.
7
V/ ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.
1) Đối tượng nghiên cứu.
- Biện pháp hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo
lớn ở trường mầm non.
2) Khách thể nghiên cứu.
- Trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Tư thục Sao Mai.
- Trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Tư thục Sơn Ca.

VI/ GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm
non tư thục Sao Mai chưa đạt hiệu quả cao.
Nếu ta đưa ra các biện pháp hợp lý, gây hứng thú, hấp dẫn cho trẻ thì ta có
thể hình thành được biểu tượng phong phú và đầy đủ về kích thước vật thể cho
trẻ mẫu giáo lớn.
VII/ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.
- Tìm hiểu thực trạng
- Tiến hành thực nghiệm trên đối tượng trẻ mẫu giáo lớn.
8
B - PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Khái niệm về biểu tượng . Biểu tượng kích thước vật thể.
1) Khái niệm về biểu tượng:
- Theo triết học Mác - Lê Nin: Biểu tượng là hình ảnh về khách thể đã
được tri giác còn lưu lại trong bộ óc con người và do một tác động nào đó được
tái hiện nhớ lại.
Như vậy biểu tượng cũng như cảm giác và tri giác là “Hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan” nhưng khác với cảm giác và tự giác, biểu tượng phản
ánh khách thể một cách gián tiếp là hình ảnh của hình ảnh. Ngoài ra, bằng tưởng
tượng, con người từ những biểu tượng cũ có thể sáng tạo thành những biểu
tượng mới.
Vậy theo Mac-Lê-Nin thì cảm giác và biểu tượng là những hình thức khác
nhau của giai đoạn đầu tiên trong quá trình nhận thức. Mọi nhận thức đều bắt
đầu từ giai đoạn này, song chỉ bằng tương quan sinh động con người không thể
nhận thức được những mối liên hệ bản chất và các quy luật chi phối sự vận động
và phát triển của khách thể, nhận thức phải chuyển sang giai đoạn cao hơn đó là
tư duy trừu tượng. Tóm lại: Theo Mac-Lê-Nin thì: “Từ những tri giác nhận thức
cảm tính chuyển sang nhận thức cao hơn đó là biểu tượng”.

+ Các nhà tâm lý học cho rằng: Biểu tượng là sản phẩm của quá trình trí
nhớ và tưởng tượng. Biểu tượng thường là “Mẫu” những “đoạn” nào đó của tri
giác, so với hình ảnh của tri giác biểu tượng không ổn định bằng, nó thường hay
dao động (khi trực tiếp nhìn người bạn thì hình ảnh của tri giác về người bạn rất
ổn định, nhưng nếu chỉ nhớ lại thì biểu tượng về người bạn thường lờ mờ hơn).
Theo họ, biểu tượng là sự xâm nhập giữa tính trực quan vừa có tính khái
quát, nên biểu tượng được coi như bước quá độ giữa hình tượng và khái niệm và
là giai đoạn chuyển tiếp từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính.
Từ những quan niệm trên, các nhà tâm lý học cho rằng:
“Biểu tượng là những hình ảnh của sự vật và hiện tượng, nảy sinh ra trong
óc khi sự vật hiện tượng đó không còn đang trực tiếp tác động vào giác quan ta
như trước ”.
9
2) Khái niệm về kích thước.
Kích thước là một biểu hiện đặc trưng của vật thể và mỗi vật thể có thể đo
theo 3 chiều chiều dài; chiều rộng và chiều cao. Tùy theo kích thước của vật mà
ta nói vật đó rộng hay hẹp, dài hay ngắn, cao hay thấp.
II/ NHỮNG TÍCH CHẤT CƠ BẢN CỦA KÍCH THƯỚC VẬT THỂ.
1) Tính so sánh: Việc xác định kích thước của vật thể chỉ thực hiện trên
cơ sở so sánh từ hai vật trở lên. Nhờ có sự so sánh mà ta có thể hiểu được mối
liên hệ các khái niệm “To hơn, nhỏ hơn, rộng hơn, hẹp hơn hoặc bằng nhau”
Các khái niệm này xác định tính chất cơ bản của vật. Tuy nhiên, không phải
kích thước của vật nào cũng có thể so sánh một cách trực tiếp, mà chúng ta
thường so sánh kích thước của vật đó với những biểu tượng chung về kích thước
của những vật quen biết.
Ví dụ: Bạn Châu cao hơn bạn Lam tức là đã so sánh chiều cao của Châu
và Lam.
2) Tính Thay đổi: Kích thước của vật (Chiều dài, chiều rộng, chiều
cao ) có thể tăng lên hoặc giảm xuống, có thể thay đổi về kích thước và sự thay
đổi đó không luôn thay đổi nội dung của khách thể.

Ví dụ: Cái ghế cao, cái ghế thấp: Chỉ sự thay đổi về chiều cao của cái ghế,
còn cái ghế vẫn là cái ghế. Nội hàm thuộc khái niệm cái ghế không thay đổi.
3) Tính Tương đối: cũng là một vật nhưng với chúng ta thì nó lớn hay
bé, to hay nhỏ phụ thuộc vào kích thước của vật mà mà nó được so sánh.
Ví dụ: Một con gấu bông khi đặt cạnh một con gấu bông to hơn thì nó là
con gấu bông nhỏ hơn; Nhưng khi đặt cạnh nó một con gấu bông nhỏ hơn thì nó
là con gấu bông to hơn.
Những tính chất cơ bản của kích thước như tính so sánh, tính thay đổi,
tính tương đối được trẻ mầm non nhận biết dưới hình thức cụ thể nhất thông qua
các thao tác với các vật thể có kích thước đa dạng trẻ sẽ nhận biết và phân tích
được các thông số kích thước khác nhau của sự vật, so sánh kích thước của vật
và nhận ra kích thước đặc trưng của vật.
III/- ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CÁC BIỂU TƯỢNG VẬT THỂ CỦA TRẺ
MẪU GIÁO:
10
Sự nhận biết về kích thước của mỗi vật ở trẻ là nhờ vào cảm giác mà chủ
yếu là thị giác. Ngoài ra trẻ còn dùng tay để sờ mó các vật thể sau đó dùng lời
nói để khái quát những nhận biết về kích thước vật thể.
Ngay khi còn nhỏ, trể đã được tiếp xúc với nhiều đồ vật, đồ chơi có kích
thước khác nhau. Trong quá trình thao tác với đồ vật, đồ chơi, ở trẻ đã hình
thành và tích lũy những kinh nghiệm tri giác và đánh giá kích thước của vật thể.
Có thể nói ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, trẻ đã tích lũy được những kinh nghiệm để
đánh giá kích thước vật thể.
Ví dụ: “ Quả bóng đỏ to, quả bóng xanh nhỏ . . .” Những biểu tượng đầu
tiên bắt đầu được hình thành và phản ánh trong ngôn ngữ của trẻ.
Khi trẻ lên 1 tuổi, Sự tri giác kích thước của trẻ dần dần mang tính ổn
định. Trẻ càng lớn thì tính ổn định của tri giác kích thước càng trở nên bền
vững.
Ví dụ: Cái cốc đặt ở đâu và tư thế nào thì trẻ vẫn nhân ra được đó là cái
cốc.

Trẻ 2 tuổi tuy chưa nắm được ngôn ngữ tích cực, đã có thể hình thành ở
trẻ những phản xạ không chỉ trước sự khác nhau về kích thước của các vật thể
mà cả trước các mối quan hệ về kích thướcgiữa các khách thể. Tuy nhiên, trong
một thời gian dài những biểu tượng về kích thước vật thể ở trẻ nhỏ còn mang
tính tuyệt đối. Dấu hiện kích thước vật thể được trẻ lĩnh hội gắn liền với những
vật cụ thể. Đó là một dấu hiệu mang tính tuyệt đối và trẻ rất khó khăn khi hiểu
tính tương đối của khái niệm kích thước.
Nếu đặt trước mặt trẻ 3-4 vật khác nhau về kích thước và sắp sếp theo thứ
tự tăng dần thì trẻ hiểu những vật đó gắn với từ cô nói ( To nhất, to hơn, tơ hơn
nữa. . .)
Ở trẻ 3 tuổi, sự tri giác kích thước còn thiếu tính phân định, trẻ thường chỉ
định hướng tới độ lớn chung của vật mà không có sự phân tích từng chiều đo
kích thước của vật như: Chiều dài, chiều rộng. Vì vậy, khi yêu cầu trẻ mang ghế
cao nhất trong lớp cho cô, trẻ thường mang ghế to nhất.
Trong ngôn ngữ thụ động của trẻ đã xuất hiện những từ phản ánh sự phân
biệt các chiều đo kích thước khác nhau. Điều đó chứng tỏ ở trẻ đã hình thành
những biểu tượng kích thước và sự tri giác kích thước của trẻ nhỏ ngày càng
mang tính ổn định.
Lên 4 tuổi trẻ đã biết chọn các vật theo chiều dài, chiều rộng, chiều cao
nếu sự khác biệt của các chiều đo là rõ rệt. Tuy nhiên phần lớn 4 tuổi không hiểu
nghĩa của từ “kích thước ” nên khi hỏi trẻ về kích thước của vật nhiều trẻ lại trả
lời về màu sắc, số lượng.
Trong sự tri giác kích thước lời nói đóng vai trò quan trọng. Lời nói diễn
đạt các dấu hiệu khác nhau của kích thước vật thể.
Ví dụ: Quả bóng xanh to hơn quả bóng đỏ
11
Băng giấy xanh dài hơn băng giấy đỏ
Trẻ mẫu giáo thường dùng các từ to, nhỏ để diễn đạt kích thước vật tri
giác. Còn để diễn đạt sự thay đổi của các tham số kích thước như: chiều dài,
chiều rộng, chiều cao hay độ lớn của vật, trẻ thường dùng các từ to hơn, nhỏ

hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là vốn từ của trẻ còn thiếu những định
nghĩa cụ thể như: “to” bằng: từ mập, béo, lớn từ “mỏng” bằng: gầy, nhỏ, hẹp.
Vì lời nói đóng vai trò quan trọng trong sự tri giác kích thước của trẻ nên
giáo viên cần sử dụnglời nói thật chính xác để diễn đạt độ lớn chung của vật, cần
dùng các từ: To, nhỏ, to hơn, nhỏ hơn, to nhất, nhỏ nhất.
Ví dụ: Búp bê to, ngôi nhà to, cái hộp to
Còn để nhấn mạnh một chiều đo kích thước nào đó của vật thì phải diễn
đạt một cách cụ thể và chính xác hơn.
Ví dụ: “Mang cái ghế thấp cho em bé” Huy “Lấy cái gậy dài cho cô”.
Không nên sử dụng các từ to, nhỏ để diễn đạt các chiều đo kích thước
khác nhau. Khi giao nhiệm vụ cho trẻ cần phải nói mạch lạc, chính xác.
Ví dụ: “Cháu hãy tìm sợi dây có chiều dài như thế này”
Hoặc: “Đưa băng giấy rộng như băng giấy của cô”
Cần tránh trường hợp giao nhiệm vụ chung chung.
Ví dụ: “Cháu hãy lấy băng giấy giống như băng giấy của cô ”
Việc sử dụng một cách tuỳ tiện lời nói của giáo viên là tiền đề cho trẻ học
cách diễn đạt thiếu chính xác, vì vậy yêu cầu đối với giáo viên mầm non: Lời
nói phải chính xác, rõ ràng và diễn đạt có khoa học.
Một yếu tố không kém phần quan trọng trong quá trình hình thành biểu
tượng kích thước cho trẻ đó là việc dạy trẻ nắm được tính tương đối của khái
niệm trên cơ sở so sánh, đối chiếu kích thước của các vật ban đầu là của 2 vật,
sau đó là của nhiều vật hơn, dần dần trẻ sắp xếp các vật theo trình tự kích thước
tăng dần và giảm dần.
Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, cháu đã có khả năng phân biệt được vật có dạng
khối hộp chữ nhật theo 3 chiều: Chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hộp.
Song với trẻ mẫu giáo thì xác định chiều dài, chiều rộng nhanh, chính xác
hơn khi xác định chiều cao. Việc đưa tay chỉ theo chiều dài , chiều rộng và chiều
cao của vật đóng vai trò quan trọng trong việc xác định kích thước 3 chiều của
vật và giúp trẻ phân biệt các chiều của vật chính xác.
Trẻ mẫu giáo lớn có khả năng ước lượng bằng mắt các vật thể một cách

chính xác hơn, nên cô giáo có thể sử dụng các trò chơi một cách lý thú cho trẻ
chơi. Như vậy sẽ có tác dụng kích thích trẻ so sánh các vật bằng mắt.
Ví dụ: Trẻ có thể xác định chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hộp
đựng bút đặt trên bàn rồi sau đó lật nghiêng hộp đi để trẻ tìm được chiều dài,
12
chiều rộng và chiều cao của hộp. Đồng thời trẻ cũng có khả năng so sánh được 3
vật khác nhau và nêu lên được cái gì cao hơn.
Kết luận:
Chúng ta phải kịp thời hoàn thành và phát triển ở trẻ những biểu tượng
ban đầu về kích thước vật thể một cách chính xác, không chỉ dừng lại ở việc
nhận biết mà hơn thế nữa trẻ phải phản ánh được kết quả nhận biết bằng lời tức
là đã phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cần dạy trẻ biết so sánh và nhận biết đồng thời
2 đến 3 thông số kích thước bằng phương pháp xếp chồng, xếp cạnh các vật thể,
dạy trẻ so sánh các vật có kích thước khác nhau để hình thành những biểu tượng
về dài, ngắn, cao, thấp, to, nhỏ, rộng, hẹp, dày, mỏng và tập cho trẻ biết ước
lượng bằng mắt hoặc sờ tay để so sánh kích thước các vật khác nhau và cũng
nên tập cho trẻ đo các vật đơn giản bằng gang tay, bằng bàn chân, bằng dây ,
que, bằng các băng giấy, trẻ nói lên được kết quả đo và so sánh kết quả đó với
nhau. Đồng thời dạy cho trẻ biết vận dụng kiến thức về kích thước vào trong
cuộc sống hằng ngày của trẻ.
IV/ Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢNG DẠY VỀ KÍCH THƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC
HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ KÍCH THƯỚC VẬT THỂ ĐỐI VỚI TRẺ
LỨA TUỔI MẪU GIÁO.
Đối với lứa tuổi mẫu giáo, trẻ không hình thành cho mình những biểu
tượng về toán học mà phải nhờ sự hươngs dẫn giúp đỡ của người lớn. Thông
qua phương pháp nhập tâm J.Bruner đã khẳng định: “Mức độ phát triển trí tuệ
phản ánh trình độ nhập tâm hành động sử dụng công cụ mà con người được tạo
cho trong nền văn hoá nào đó” thuyết “Nhập tâm” biểu hiện ở chỗ hành động
đối chiếu thuộc tính của các đồ vật với chuẩn cảm giác, hành động xây dựng và
ứng dụng mô hình tốt nhất cần hình thành dưới hình thức bên ngoài, trong tương

lai chúng là tài sản thế giới nội tâm của trẻ.
Vì vậy việc hình thành các biểu tượng toán học ban đầu cho trẻ mẫu giáo
là có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt là cho trẻ làm quen với kích thước vật thể.
Trong quá trình làm quen cũng là lúc hoạt động tư duy của trẻ thay đổi cả về số
lượng lẫn chất lượng. Sự thay đổi này gắn liền với lứa tuổi cùng với kinh
nghiệm phong phú của trẻ và nó chịu ảnh hưởng của tác động giáo dục.
Giảng dạy về kích thước cho trẻ Mầm non là cô giáo đã bồi dưỡng khả
năng tư duy, phương pháp suy nghĩ chính xác , rõ ràng, phát triển trí tuệ và thúc
đẩy quá trình phát triển tâm lý ở trẻ và nhất là khi trẻ học về kích thước thì cô
giáo đã nâng tư duy của trẻ từ tư duy cụ thể lên tư duy trừu tượng (với trẻ Mẫu
giáo lớn), giúp trẻ phát triển những thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng
hợp). Đồng thời thông qua việc giảng dạy giúp trẻ có thói quen sống nề nếp, bồi
dưỡng tình cảm đạo đức của con người xã hội chủ nghĩa và bước đầu có nhận
thức về thẩm mỹ.
13
Ví dụ: Trẻ biết sắp xếp các khối, đồ chơi có thứ tự gọn gàng, biết xưng hô
lễ phép trong sinh hoạt hàng ngày.
Sự hình thành những biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ tạo cơ sở
cảm giác cho việc nắm được kích thước như một khái niệm toán học sau này.
14
CHƯƠNG II.
Thực trạng dạy học nhằm hình thành những biểu tượng về kích
thước vật thể cho trẻ trường Mầm non tư thục Sao Mai.
I./Vài nét về trường mầm non tư thục Sao Mai.
Trường mầm non tư thục Sao Mai được thành lập vào năm 1997nằm trên
địa bàn phường Thắng Lợi, khu đông dân cư, nhưng phần đông là con em lao
động có thu nhập thấp, đời sống còn khó khăn nên việc duy trì sĩ số chưa đạt kết
quả cao.
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo,
đến nay trường đã đạt được tiên tiến xuất sắc, ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng

khen- Đạt được: Công đoàn cơ sở vững mạnh được LĐLĐ thị khen và đã đạt
được nhiều thành tích cao trong các hội thi “Giáo viên giỏi toàn diện cấp Thị -
Tỉnh” hội thi làm đồ dùng đồ chơi đạt giải I cấp Thị - Tỉnh và được tham gia dự
thi cấp Trung ương một bộ đồ dùng đồ chơi. tham gia các phong trào văn nghệ
đều đạt giải
Trường mầm non tư thục Sao mai với tổng số CB-GV-NV (17 người)
Trong đó CB quản lý : 01
Giáo viên trực tiếp giảng dạy : 12
Nhân viên : 04
Tổng số học sinh : 170 (trong đó 60 em là dân tộc thiểu số)
Được chia làm 6 lớp (bán trú) tập trung tại 1 địa điểm.
Trường mầm non tư thục Sao Mai hiện đang thực hiện theo chương trình
đổi mới (riêng 2 lớp dân tộc thiểu số thực hiện theo chương trình cải cách).
II./ Vài nét về thực trạng nhằm hình thành những biểu tượng về kích
thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non tư thục Sao Mai.
- Trong các trường mầm non hiện nay đa số đang thực hiện chương trình
đổi mới hình thức, nhất là đối với lớp lớn (5-6 tuổi) đã thực hiện một cách đại
trà.
Việc dạy trẻ làm quen với toán nói chung và hình thành biểu tượng kích
thước vật thể nói riêng đã có nhiều thay đổi trong phương pháp dạy so với
chương trình cải cách trước đây về nội dung kiến thức cũng như cách dạy của
giáo viên, tiến bộ nhất là hình thức dạy toán không cứng ngắt rập khuôn, nhưng
được tổ chức như những dạng hành động tạo tình huống cho trẻ được trãi
nghiệm trên vật thật cho trẻ tự phát hiện và giải quyết vấn đề. Đồ dùng dạy học
mang tính thực tế, những nguyên vật liệu rất gần gũi với trẻ như: Bao diêm, hộp
15
bơ, chai xà phòng và mang tính chủ điểm giúp cho kiến thức của trẻ thấm sâu
trong trẻ.
* Nhận thức của giáo viên về việc hình thành biểu tượng kích thước
vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non tư thục Sao Mai.

Về cách dạy của giáo viên tuy đã nắm được chương trình đổi mới hình
thức, mặc dù đã thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen với toán nâng cao năm
thứ 5. Nhưng giáo viên chưa thực sự tạo được tình huống có vấn đề cho trẻ được
trãi nghiệm, mày mò tự khám phá, tự bổ sung cho nhau để giải quyết vấn đề.
Thường giáo viên hay đưa ra những câu hỏi đóng, hoặc trẻ không biết thì cô giải
thích luôn. Hay trẻ trả lời có sự sáng tạo theo ý của mình thì giáo viên lại cho là
chưa đúng với câu hỏi, một cách nào đó chúng tôi vẫn còn theo lối mòn của
chương trình cải cách, cứ cô đọc các từ toán học - trẻ lặp lại một cách máy móc,
khiến giờ học trở nên cứng ngắt, nặng nề và những bài tập thường là bài tập tái
tạo. Vì thế, việc hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ sẽ không khắc sâu
trong trẻ, làm cho giờ học toán không mấy hứng thú nơi trẻ.
Về đồ dùng dạy học, giáo viên thường lạm dụng quá nhiều học cụ, làm
mất đi tính khả thi trong việc dùng học cụ.
Ôm đồm quá nhiều nội dung nên không chuyển tải hết được vấn đề mà
chỉ lướt qua, không đào sâu vấn đề được đặt ra, vì thế trẻ sẽ dễ quên.
Để khắc phục tình trạng trên nhằm giúp giáo viên (trong đó có bản thân
tôi) hoàn thành việc giảng dạy về kích thước vật thể cho trẻ thông qua các tiết
học theo tôi cần có biện pháp sau:
- Bổ sung nội dung chương trình dạy toán nói chung và hình thành biểu
tượng kích thước nói riêng, nhất là đối với mẫu giáo lớn.
- Bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên để nâng cao trình độ chuyên môn,
thay đổi hình thức dạy học mới, lấy trẻ làm trung tâm- giáo viên chỉ là người
hướng dẫn để trẻ có điều kiện phát triển tư duy một cách tốt hơn.
- Bên cạnh đó cần trang bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ giờ học được phong
phú, chính xác.
* Nội dung cho trẻ làm quen với kích thước vật thể.
- Hoàn chỉnh cho trẻ về sự so sánh kích thước 2-3 vật và diễn đạt chúng
bằng các từ “ Ngôi nhà này cao hơn, ngôi nhà này thấp hơn, hoặc băng giấy này
dài hơn, băng giấy này ngắn hơn. . .”
- Phát triển khả năng ước lượng bằng mắt về kích thước của các vật so với

nhau.
- Dạy trẻ phân biệt được kích thước 3 chiều của một vật (chiều dài, chiều
rộng, chiều cao) và cách xác định 3 chiều đó là 1 cách chính xác.
- Dạy trẻ so sánh kích thước của nhiều vật với nhau, giúp trẻ hiểu được
mối tương quan của vật này với vật kia.
16
Ví dụ: Trẻ biết lấy ghế to cho búp bê lớn và ngược lại.
- Dạy trẻ đo chiều dài, chiều rộng của vật bằng một vật chuẩn( bằng thước
đo, que tính, đoạn dây, gang tay. . .).
- Phát triển cho trẻ những kỹ năng phân biệt, nhận biết, khảo sát các thông
số kích thước( cho so sánh các khối).
- So sánh lập dãy 5-10 vật theo kích thước tăng dần.
- Dạy trẻ cũng cố biểu tượng về sự thay đổi kích thước của vật thể.
- Dạy trẻ phép đo đạc ( Yếu tố của hoạt động đo đạc).
- Dạy trẻ phép đong đo.
* Phương pháp dạy trẻ nhận biết kích thước của vật.
Ngay từ lớp nhỡ, các cháu đã hiểu được các vật thể khác nhau độ dài,
chiều rộng và chiều cao và đã nắm được cách so sánh kích thước của vật. Song
điều quan trọng là cần phải hoàn thiện trẻ về cách diễn đạt và trẻ hiểu biết tính
chất tương đối về kích thước chẳng hạn; Khi so sánh 3 băng giấy ( xanh, đỏ,
vàng) Trẻ phải rút ra được kết luận và diễn đạt bằng lời nói: “ băng giấy đỏ rộng
hơn băng giấy xanh và dài hơn băng giấy xanh”.
Cần phải cho trẻ biết sử dụng các kiến thức này vào các hoạt động khác
nhau như: Vẽ, nặn, cắt, dán và trong hoạt động vui chơi .
ở lớp lớn trẻ đã so sánh 5-10 vật và biết sắp sếp chúng theo thứ tự tăng
dần hay giảm dần.
+ Dạy trẻ khảo sát, phân tích các thông số kích thước của vật. Dạy trẻ
đồng thời so sánh 2 đến 3 thông số kích thước.
Sử dụng phạm vi các vật thể trẻ mở rộng thông số kích thước ( Vật phẳng,
vật khối). Nên sử dụng các thao tác khảo sát bằng ngón tay trỏ, thông số kích

thước phụ thuộc vào vị trí sắp xếp của vật so với đường chân trời.
Cho trẻ so sánh các thông số kích thước 2 đến 3 thông số kích thước của
hai vật, từ đó trẻ thiết lập được tính đặc trưng của đối tượng theo 3 chiều đo.
Ví dụ: Cho trẻ “Hộp xanh và hộp đỏ thì dự án câu trả lời của trẻ sẽ là:
“Hộp xanh cao hơn, hộp xanh ngắn hơn, hộp xanh rộng hơn” Từ đó cô giáo sẽ
đưa ra kết luận chính xác để trẻ ghi nhớ.
* Bước 1:
- Dạy trẻ cách phân tích các thông số kích thước.
- Cho trẻ so sánh từng thông số kích thước.
- Tạo ra kết quả so sánh kích thước(3 thông số của 2 vật) và kết quả này
cho trẻ phản ánh lại bằng lời. Sử dụng các bài luyện tập cho trẻ so sánh như đồ
chơi, đồ vật có xung quanh trẻ.
17
Khi dạy trẻ phân biệt các thông số kích thước khác nhau, cô giáo sử dụng
các động tác tay kết hợp lời nói (biện pháp khảo sát vật khi hỏi trẻ vật nào dài
hơn, vật nào ngắn hơn) đồng thời cô dùng ngón tay trỏ chỉ dọc chiều dài của vật
từ trái qua phải ; còn chiều rộng cô dùng tay chỉ dọc theo chiều của vật; chiều
cao - cô dùng tay chỉ từ dưới lên trên. Trẻ được thực hiện các thao tác tương tự
như cũ kèm theo lời nói diễn đạt tên gọi các thông số kích thước đó, sau đó trẻ
phải sử dụng các thuật ngữ đã được đọc vào các hoạt động của mình, thao tác
mẫu của cô là rất quan trọng nên khi làm mẫu cô phải làm chậm kết hợp với lời
nói rõ ràng, rành mạch, sau đó cho trẻ thực hành và yêu cầu trẻ làm từng động
tác theo hướng dẫn của cô rồi sau đó trẻ có thể tự làm không cần sự hướng dẫn
của cô.
* Bước 2:
Việc dạy trẻ khảo sát ngoài biện pháp cho trẻ so sánh như xếp chồng, xếp
cạnh khi so sánh chiều dài, chiều rộng, chiều cao, chúng ta nên đưa ra một vài
thí nghiệm. Đối với trẻ, toán học là các hành động cụ thể của tay và của mắt,
thậm chỉ của cả cơ thể, các hành động đặt vật nọ sát lại gần vật kia, đặt vật nọ
chồng lên vật kia dể nhận biết về kích thước. Các hành động trên tuy đơn giản

nhưng đều là các hành động mang tính văn hóa nhân loại, trẻ chỉ tiếp thu được
thông qua mẫu của cô và được thử nghiệm. Đây chính là lối giải thích cho các
thí nghiệm mà ta đưa ra.
Ví dụ: Khi ta xem xét 1 đứa trẻ so sánh dung tích giữa 2 thùng chứa, một
thùngthì cao và hẹp, một thùng thì to và rộng, đứa trẻ đổ từ thùng này sang
thùng kia và phát hiện ra sức chứa của thùng 1 bằng đúng thùng thứ 2. Sau
nhiều lần đổ như vậy đứa trẻ kết luận rằng: Hình dạng không là nhân tố quyết
định cho dung tích. Các khái niệm mở đầu đó giúp trẻ tạo ra khi chúng quan sát
phân loại, so sánh sắp xếp và đánh giá các yếu tố trong môi trường của chúng.
* Bước 3:
Thế giới toán học của trẻ liên quan đến các thực tiễn vật chất là nền tảng
cho sự hình thành các hình ảnh mang tính trừu tượng. Một lớp học kích thích trẻ
có một số lượng với các vật liệu để trẻ thao tác. Vì thế ta nên có những hoạt
động mở rộng cho trẻ ở các hoạt động góc như: cái thùng, chai nhựa chứa nước,
cát, gạo, đậu, bắp hoặc các chất liệu nước khác tạo ra nhiều cơ hội đẻ trẻ khám
phá ra dung tích bằng cách đo lường. Có như vậy trẻ sẽ được so sánh trực tiếp
về độ dài, diện tích, hình dạng về khối lượng, các cây gậy, băng keo, dây xích
với các thanh nhựa để đo chiều dài, các khối theo mẫu khuyến khích trẻ trong
quá trình điều tra về không gian hình dung và vị trí. Khi trẻ tiến hành công việc
so sánh các thông số kích thước cần yêu cầu trẻ diễn đạt kết quả so sánh bằng
lời.
+ Dạy trẻ so sánh 5-10 vật và lật dãy vật theo kích thước giảm dần (3-1
em).
Qua việc khảo sát trên bằng cách so sánh và trãi nghiệm trên các vật giúp
trẻ thấy được tính tương đối của khái niệm về kích thước và hiểu được tính bắc
18
cầu của các mối quan hệ kích thước trong dãy, khi trẻ so sánh mỗi vật với tất cả
những vật đứng sau hoặc đứng trước, qua đó trẻ có thể thấy được một vật có thể
nhỏ hơn tất cả những vật đứng sau nó nhưng nó lớn hơn tất cả những vật đứng
trước nó, bằng biện pháp lập dãy các vật theo kích thước tăng dần hoặc giảm

dần.
- Nhằm phát triển các thao tác tư duy cho trẻ. Ví dụ cho trẻ phân loại theo
chiều dài, hoặc cho trẻ chọn tất cả những băng giấy có chiều rộng như băng giấy
mẫu. Từ đó trẻ hiểu được vị trí của vật trong nhóm sẽ thay đổi phụ thuộc vào
dấu hiệu phân nhóm.
- Giáo viên yêu cầu trẻ phân nhóm theo dấu hiệu cho trước. Yêu cầu trẻ
đề xuất dấu hiệu mà trẻ sẽ phân nhóm. Trẻ thực hiện là quá trình kiểm tra giả
định ở trẻ. Những kiến thức kỹ năng về lập dãy, phân loại sẽ được củng cố qua
trò chơi học tập tình huống, chơi qua các bài tập luyện tập.
Ví dụ: Cho 3 hộp đựng Mèo, Gấu, Chó. Khi bỏ 3 hộp ra và nhờ trẻ tìm hộ
hộp cho các con vật thì sẽ thử sai hoặc nhớ trong óc phân tích kích thước đối
tượng, thiết lập mối tương ứng kích thước các con vật với hộp. Cũng có thể trẻ
giải trên trực quan hoặc giải theo ghi nhớ.
Trẻ mẫu giáo lớn tiếp tục học cách sắp xếp các vật thành dãy theo thứ tự
chiều dài, chiều cao hoặc độ lớn chung của vật. Số lượng các vật trong dãy có
thể tăng lên đến 10 vật và độ chênh lệch kích thước giữa các vật giảm từ 3 cm
đến 1 cm. Các nhiệm vụ trở nên phước tạp hơn ở chỗ với cùng một số vật nhưng
trẻ phải sắp xếp thành dãy đồng thời theo chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
Hơn nữa trẻ không chỉ so sánh mỗi vật trong dãy với các vật đứng cạnh
nó mà còn phải so sánh nó với tất cả các vật đứng trong dãy.
Ví dụ: Cây bút chì đỏ ngắn nhất, cây bút chì đỏ ngắn hơn bút chì vàng và
xanh, cây bút chì xanh dài nhất, bút chì xanh dài hơn bút chì đỏ và vàng.
Qua việc sắp xếp và so sánh đó trẻ hiểu được tính tương đối của khái
niệm kích thước. Khi dạy trẻ phép lập dãy số, điều quan trọng là phải để trẻ hiểu
được quy luật của phép lập dãy đó là độ chênh lệch bằng nhau về kích thước
giữa các vật trong dãy. Có nghĩa là nếu ta lập dãy các băng giấy sắp xếp theo
chiều dài tăng dần hoặc giảm dần thì mỗi băng dãy xắp xếp cạnh nhau ( Hơn
kem nhau là 3 em ) Nếu độ chênh lệch khác nhau hoặc có 2 băng giấy khác nhau
thì không gọi là một dãy các băng giấy. Với mục đích đó ta có thể dùng vật thứ
3 làm thước đo.

Ví dụ: Băng giấy, hình học, que đã đo độ chênh lệch về kích thước của
vật đó trong dãy. Để cũng cố những kích thước, kỹ năng mà trẻ thu được trên
tiết học nên sử dụng các trò chơi: Đặt ô tôvào chổ rộng - hẹp ; cao - thấp; đặt lên
ghế dài - ngắn.
Trẻ 4 - 5 tuổi: Cô cùng trẻ xây cho búp bê cái cầu thang trên mỗi bậc
thang có một người đứng. Giúp trẻ hiểu và phản ảnh đượckích thước của vật
theo trật tự của dãy.
19
Ô tô to đi trên cái cầu dài, hẹp và hỏi trẻ, vì sao ôtô không thể đi qua cầu ?
Giúp trẻ so sánh đồng thời 2 thông số kích thước.
Trẻ 5-6 tuổi các trò chơi học tập là chủ yếu, củng cố kỹ năng kiến thức lập
dãy và so sánh đồng thời 2-3 thông số kích thước.
Ví dụ: “Ai là người đứng đầu tiên ” Búp bê quên rằng mình phải đứng sau
ai “Các cháu hãy cùng giúp búp bê nhé” Người đầu tiên phải thấp hơn người thứ
2, người thứ 2 phải thấp hơn người thứ 3 vậy búp bê đứng đầu tiên (thứ 2, 3)
phải có chiều cao như thế nào ? Trẻ sẽ trả lời búp bê đầu tiên thấp nhất, hay thấp
hơn búp bê thứ 2 và thấp hơn búp bê thứ 3. Búp bê thứ 2 thấp hơn búp bê thứ 3
nhưng lại cao hơn búp bê thứ nhất
Các trò chơi học tập có tác dụng rất tốt đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, trẻ
tiếp thu những kiến thức - kỹ năng một cách thoải mái, nhẹ nhàng, không gò bó,
ức chế. Ban đầu trẻ có thể giải quyết nhiệm vụ chơi dựa trên các đồ dùng trực
quan và sau đó chỉ bằng lời. Ngoài ra còn có thể sử dụng các bài luyện tập đề
củng cố những kiến thức về tính chất của dãy cho trẻ. Các bài tập này đòi hỏi trẻ
phải thông minh, nhạy bén và có óc suy luận logic.
Ví dụ: Yêu cầu trẻ lập dãy bắt đầu từ vật đứng giữa. Tìm đặt vào vị trí bỏ
trống hoặc vật thừa có trong dãy, xếp những vật vào giữa dãy có sẵn.
+ Phát triển sự ước lượng kích thước vật thể bằng mắt.
Cô giáo phải đưa vào những biện pháp so sánh kích thước mà trẻ đã học
như xếp chồng, xếp cạnh, đo đạt cho trẻ luyện tập qua hệ thống các bài luyện
tập từ đơn giản đến phức tạp, tìm kiếm, mở rộng ra dạy trẻ ước lượng theo mẫu,

sau đó ghi nhớ. đầu tiên trẻ ước lượng kích thước: nhỏ hơn, to hơn bằng vật
mẫu. các vật mà trẻ ước lượng có thể khác nhau một thông số, 2, 3 thông số từ
các vật cùng loại đến các vật khác loại. cho trẻ kiểm tra kết quả ước lượng bằng
các biện pháp trực tiếp đã học.
Củng cố biểu tượng về sự thay đổi kích thước vật thể và phản ảnh sự thay
đổi đó bằng lời nói. trong cuộc sống trẻ bắt gặp nhiều quan hệ này và tự trẻ tạo
ra sự thay đổi kích thước. Tuy nhiên sự thay đổi này không là đối tượng chính
để thu hút sự chú ý của trẻ. Trên các tiết học toán, sự thay đổi này trở thành tác
nhân kích thích chính hướng sự chú ý của trẻ. giáo viên có thể tạo ra sự thay đổi
khi cho trẻ đo kích thước.
Ví dụ: làm cho băng giấy đó ngắn đi giáo viên dạy cho trẻ phản ánh sự
thay đổi bằng lời. Ở đây có 2 phương hướng:
+ Thay đổi khối lượng giữ nguyên
Ví dụ: một thỏi đất nặn dài ra, ngắn laị nó kéo theo sự thay đổi thông số
kích thước khác
+ Thay đổi khi ước lượng không giữ nguyên. nó kéo theo sự thay đổi
thông số kích thước khác cho trẻ luyện tập
20
Ví dụ: Cùng 1 lượng nước đổ vào 2 cái lọ rộng, lọ rộng thì mực nước
thấp; Còn lọ hẹp thì mực nước cao.
Sử dụng hệ thống bài tập luyện tập để tạo ra sự biến đổi về kích thước ở trẻ.
Ví dụ: yêu cầu trẻ tìm vật tạo ra có kích thước bằng vật mẫu: “ Chọn cho
cô tất cả các băng giấy có chiều dài bằng băng giấy này.”
Tóm lại:
Việc dạy trẻ mẫu giáo lớn so sánh kích thước vật thể và lập dãy các vật
theo chiều cần so sánh kích thước vật thể cần phải thực hiện trên các tiết học
toán và các tiết học khác nhau như: Âm nhạc, tạo hình, văn học Các kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo mà trẻ tiếp thu được cần được ứng dụng rộng vào các hoạt động
khác nhau trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
* KẾT LUẬN:

Ngay từ lứa tuổi mầm non cần cho trẻ làm quen với thông số kích thước
một cách chính xác. Đó là phương pháp khảo sát cung cấp cho trẻ những kiến
thức đơn giản đến phức tạp, để đến lứa tuổi mẫu giáo lớn trẻ nhận biết được
đồng thời 3 thông số kích thước và lập dãy các vật theo từng thông số kích
thước và diễn đạt bằng lời các quan hệ của chúng. vì trẻ em nắm bắt các kỹ năng
giải toán căn bản từ các thao tác cụ thể của tay - mắt thậm chí của cơ thể, kích
thước chung thử nghiệm các ý tưởng và chấp nhận các lời giải của chúng đều
tạo ra cho chúng sự tự tin để tiếp tục suy nghĩ, đặt câu hỏi và cộng tác. Như vậy
ngôn ngữ tiếp tục phát triển nhanh chóng và lời nói được dùng nhiều hơn để
thực hiện các khái niệm về kích cỡ, trễ và sớm; về thời gian dài và ngắn; về độ
dài của vật chúng học cách phân biệt vật thể bằng cách dùng những thông tin
mà chúng thu thập được về đặc điểm như là màu sắc, hình dạng và kích cỡ. Vậy
vai trò của giáo viên là nuôi dưỡng niềm đam mê về toán học cho trẻ. Đây là nền
tảng, là cơ sở về toán học cho trẻ sau này.
21
CHƯƠNG III
CÁC BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ KÍCH THƯỚC
VẬT THỂ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRONG TRƯỜNG MẦM NON
I/ XÂY DỰNG BIỆN PHÁP:
- Bằng các biện pháp gợi mở như: câu đố, hệ thống câu hỏi tạo tình
huống.
- Trẻ tự tìm tòi, khám phá để giải quyết vấn đề.
- Gây hứng thú, chú ý, hấp dẫn trẻ qua các thủ thuật: trò chơi, kể chuyện,
hát lồng ghép một cách tích hợp thông qua giờ học, gìơ chơi.
- Bằng các biện pháp so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Bằng các bài tập nhỏ. Trẻ được luyện tập và thường xuyên được thao tác
trên đồ dùng đồ chơi thông qua hoạt động chung, hoạt động góc.
Các biện pháp trên cần phải được vận dụng một cách linh hoạt nhằm hình
thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non
làm tiền đề cho việc học toán sau này của trẻ.

II/ KHẢO NGHIỆM:
1) Mục đích của thực nghiệm:
Ở đề tài này tôi nhằm chứng minh giả thiết khoa học mà tôi đưa ra ở đầu
bài là đúng.
2) Vài nét về khách thể nghiên cứu:
Để tìm hiểu việc giảng dạy về đo kích thước và sự phát triển một số biểu
hiện về kích thước vật thể ở trẻ mẫu giáo lớn tôi đã đưa ra một số phương pháp
cần thiết và tiến hành làm thực nghiệm trên trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn ở 2
trường: Lớp mẫu giáo lớn trường Mầm non tư thục Sao Mai - Kon Tum và
trường Mầm non tư thục Sơn Ca - Kon Tum. ở đây, trẻ được học theo chương
trình cải cách có lồng ghép hình thức đổi mới. ở trường này tôi đã vào 2 lớp.
Trường mầm non Sao Mai do 2 cô: Lê Thị Anh Thư và Lê Thị Xuân Nương.
Trường mầm non Sơn Ca do 2 cô: Trần Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thùy Trang,
các cô này đều đã được tốt nghiệp trung cấp Sư phạm.
Tôi đã chọn ngẫu nhiên mỗi trường 30 cháu của lớp mẫu giáo lớn để thực
nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm. Những cháu được chọn thực nghiệm
đi học đều, có thể lực tốt và đã được trang bị những kiến thức kỹ năng kỹ xảo và
có nề nếp học tập tốt. Cho nên việc thực hiện được tiến hành khá thuận lợi. Sau
một thời gian làm quen trẻ, tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi, tôi đã tiến
hành thực nghiệm.
22
23
3) Nhiệm vụ thực nghiệm:
Để tiến hành thực nghiệm, tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm hình
thành về biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ và được tiến hành thực nghiệm
bằng hình thức hoạt động chung (tiết học). Thông qua nhiệm vụ của gìơ học và
phương pháp, biện pháp tôi phát triển những biểu tượng về kích thước và trang
bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Nhiệm vụ cần giải quyết như sau:
a) Nhận biết, phân biệt chiều dài, chiều rộng, chiều cao của 2 đối tượng,
diễn đạt bằng lời các thông số kích thước và mối quan hệ của chúng

b) So sánh các thông số kích thước của các vật khác nhau qua thí nghiệm.
- So sánh từng thông số kích thước của 2 vật, 3 vật, 4 vật
- So sánh đồng thời 2 thông số kích thước như so sánh đồng thời chiều dài
và chiều rộng hoặc chiều rộng với chiều cao.
c) Khả năng thiết lập mối quan hệ kích thước của 3 vật và diễn đạt bằng
lời mối quan hệ đó.
A) Hệ thống bài tập thực nghiệm:
* Bài tập 1: Yêu cầu - nhận biết - phân biệt chiều dài chiều rộng, chiều
cao của 2 đối tượng
. Diễn đạt bằng lời các thông số kích thước và mối quan hệ của chúng.
. Diễn tập kỹ năng đặt vật này cạnh vật kia.
- Cách tiến hành:
Giáo viên sử dụng 2 băng giấy có chiều dài khác nhau, 2 băng giấy có
chiều rộng khác nhau, độ chênh lệch giữa 2 vật đó là 7 đến 10. yêu cầu trẻ nhận
xét chiều dài, chiều rộng và chiều cao của 2 vật và yêu cầu biện pháp xếp cạnh.
* Bài tập 2 :
Thực nghiệm 1
- Yêu cầu:
. Đo khả năng so sánh thông qua kích thước của 2 vật (so sánh chièu dài,
chiều rộng, chiều cao)
. Dạy trẻ so sánh bằng phương pháp xếp cạnh và diễn đạt bằng lời kết quả
so sánh
- Tiến hành:
. Cô sử dụng 2 bằng giấy có chiều dài khác nhau, 2 băng giấy có chiều
rộng khác nhau. độ chênh lệch là 10cm
24
. Cô xếp 2 vật cạnh nhau theo chièu cần đo, yêu cầu trẻ nhận xét về dộ
chênh lệch kích thước giữa 2 vật theo chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
. Dạy trẻ xếp cạnh 2 vật cần so sánh và diễn đạt bằng lời kết quả so sánh.
Thực nghiệm 2:

- Yêu cầu:
. Dạy trẻ khả năng so sánh đồng thời hai thông số kích thước (chiều dài,
chièu rộng, chiều cao)
. Ôn kỹ năng xếp cạnh và dạy trẻ phương pháp xếp chồng khi so sánh
đồng thời 2 thông số kích thước và diễn đạt bằng lời kết quả so sánh được.
- Tiến hành:
. Cô sử dụng một số bằng giấy có chiều dài khác nhau nhưng chiều rộng
bằng nhau, chiều dài bằng nhau nhưng chiều rộng khác nhau, chiều dài và chiều
rộng bằng nhau.
. Cô yêu cầu trẻ: chọn 2 băng giấy có chiều dài bằng nhau nhưng chiều
rộng khác nhau.
. Chọn 2 băng giấy có chiều rộng bằng nhau nhưng chiều dài khác nhau.
. Chọn 2 băng giấy có chiêù dài, chiều rộng bằng nhau.
+ Sử dụng tình huống chơi để cho trẻ so sánh đồng thời 2 thông số kích
thước: xếp 1 chiếc cầu và cho ôtô đi qua cầu (cầu hẹp hơn ôtô). Hỏi ôtô có đi
được qua cầu không? Vì sao?
* Bài tập 3:
Thực nghiệm 1:
- Yêu cầu: Trẻ vận dụng kỹ năng so sánh để so sánh, sắp xếp thứ tự về
chiều cao của 3 đối tượng. Trẻ diễn đạt bằng ý: "cao nhất, thấp hơn, thấp nhất".
- Tiến hành: Cô sử dụng 3 cây cao khác nhau, 3 con thú có chiều cao khác
nhau và hỏi trẻ về chiều cao của 3 đối tượng.
. Dạy trẻ so sánh bằng phương pháp xếp cạnh và diễn đạt bằng lời kết quả
so sánh.
Thực nghiệm 2:
- Yêu cầu: Trẻ nhận biết, phân biệt độ rộng của 3 đối tượng. Ôn kỹ năng
đặt chồng nhau, dạy kỹ năng xếp theo thứ tự giảm dần về chiều rộng. Trẻ sử
dụng đúng các từ "rộng nhất, hẹp hơn và hep nhất"
25

×