Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Sử dụng một số phần mềm thiết kế bài dạy kể chuyện cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
_____________

______________
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP VIỆN
SỬ DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM THIẾT KẾ
BÀI DẠY KỂ CHUYỆN CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
MÃ SỐ: V2012 - 12
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài

HÀ NỘI - 2013
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA
1. Trần Yến Mai – Trung tâm NCCSVC, TBDH, ĐCTE, chủ nhiệm đề tài.
2. Phan Đông Phương - Trung tâm NCCSVC, TBDH, ĐCTE, thành viên.

ĐƠN VỊ THAM GIA CỘNG TÁC
1. Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục mầm non – Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam
2. Vụ Giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo
3. Một số trường mầm non thành phố Hà Nội
4. Trung tâm sản xuất thiết bị giáo dục mầm non
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GV Giáo viên
HS Học sinh
TBDH Thiết bị dạy học
GD Giáo dục
MN Mầm non
TBDHMN Thiết bị dạy học mầm non


TB Thiết bị
MG Mẫu giáo
MN Mầm non
PTNN PTNN
LQVVH Làm quen với văn học
TGXQ Thế giới xung quanh
ĐDĐC Đồ dùng đồ chơi
CSVC Cơ sở vật chất
YC Yêu cầu
CSGD Chăm sóc giáo dục
PPGD Phương pháp giáo dục
CNTT Công nghệ thông tin
PMDH Phần mềm dạy học
PM Phần mềm
MỤC LỤC
Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Nội dung nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Sản phẩm khoa học của đề tài 4
7. Thời gian thực hiện: năm 2012 4
8. Đội ngũ nghiên cứu và lực lượng tham gia 4
9. Kinh phí thực hiện: 25.000.000đ 4
Phần 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài: 5
1.1.1 Phần mềm (software) : 5
1.1.2. Về phân loại phần mềm dạy học 5

1.2. Phần mềm dạy học hỗ trợ hoạt động kể chuyện trong trường mầm non 7
1.3. Đặc điểm tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi với việc ứng dụng công nghệ thông tin 10
1.3.1. Đặc điểm phát triển nhận thức 10
1.3.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ 12
1.3.3. Đặc điểm phát triển vận động tinh 13
1.3.4. Đặc điểm phát triển xúc cảm, tình cảm và kĩ năng xã hội 13
1.3.5. Đặc điểm phát triển thẩm mĩ 14
1.4. Chương trình mẫu giáo 5-6 tuổi hiện nay và những yêu cầu khi ứng dụng
phần mềm thiết kế câu chuyện 14
1.4.1. Hoạt động kể chuyện với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: 14
1.4.2. Định hướng ứng dụng CNTT chung vào hoạt động kể chuyện cho trẻ
mẫu giáo lớn trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay 17
1.5. Một số lưu ý khi cho trẻ mầm non tiếp xúc với máy tính 21
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 22
2.1. Tổng quan một số một số phần mềm công cụ thường được giáo viên mầm
non sử dụng trong trường mầm non 22
2.1.1. Phần mềm công cụ chung 22
2.1.2. Phần mềm công cụ đặc thù môn học 24
2.2. Tình hình sử dụng phần mềm công cụ thiết kế bài dạy kể chuyện trong
trường MN 32
III. Nguyên tắc, quy trình sử dụng phần mềm vào thiết kế câu chuyện 43
3.1. Nguyên tắc thiết kế câu chuyện trên phần mềm dạy học cho trẻ mầm non
43
3.1.1. Phù hợp với mục tiêu của giáo dục mầm non 43
3.1.2. Phù hợp với nội dung giáo dục mầm non 44
3.1.3. Phù hợp với phương pháp giáo dục mầm non 44
3.1.4. Phù hợp với điều kiện của trường, lớp mầm non và của địa phương 45
3.2. Quy trình thiết kế câu chuyện từ phần mềm dạy học 46
IV. THIẾT KẾ CÂU CHUYỆN CÓ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM (ví dụ
minh họa) 50

4.1. Lựa chọn phần mềm 50
4.2. Hướng đẫn sử dụng phần mềm: (xem phần phụ lục) 51
4.3. Thiết kế câu chuyện có ứng dụng phần mềm: 51
4.3.1. Cách thức thiết kế: 51
4.3.2. Thiết kế câu chuyện:(ví dụ minh họa) 51
4.4. Giá trị ứng dụng của câu chuyện “Khỉ con và cá Sấu” và "sinh nhật Thỏ
hồng" 72
4.4.1. Đối với hoạt động học có chủ đích (trên tiết học) dưới hình thức cả lớp
GV có thể sử dụng câu chuyện tranh với các loại tiết: 72
4.4.2. Đối với hoạt động góc và hoạt động chiều 73
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 74
3.1. Kết luận 74
3.2. Khuyến nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG
Hình 1: Giao diện phần mềm Microsoft Office PowerPoint 23
Hình 2: Giao diện1 phần mềm Kid Pix 24
Hình 3: Giao diện2 phần mềm Kid Pix 24
Hình 4: Giao diện phần mềm HappyKid 27
Hình 5: Giao diện phần mềm Kidsmart 28
Hình 6: Một số thông tin chung về GV 32
Bảng 1: Nhận thức của CBQL và GVMN về sự cần thiết sử dụng một số phần
mềm để thiết kế bài dạy kể chuyện của trẻ MG 5-6 tuổi 33
Hình 7: Biểu đồ về mức độ sử dụng một số PM của GV 34
Bảng 2: Bảng tổng hợp ý kiến của GV đánh giá tác dụng của việc tổ chức hoạt
động kể chuyện có sử dụng phần mềm 39
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.Tên đề tài nghiên cứu: Sử dụng một số phần mềm thiết kế bài dạy kể
chuyện cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non. Mã số: V2012 - 12
2. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Trần Yến Mai

3. Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm Nghiên cứu CSVC, TBDH, ĐCTE
4. Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục
Mầm non, Viện KHGDVN (TS Trần Thị Ngọc Trâm); Vụ Giáo dục Mầm
non, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công ty Cổ phần TBGD I;
5. Thời gian thực hiện: 8/2012 - 8/2013.
6. Mục đích: Sử dụng một số phần mềm thiết kế bài dạy kể chuyện cho trẻ
mẫu giáo lớn, từ đó đề xuất quy trình thiết kế bài dạy kể chuyện trong trường
mầm non.
7. Nội dung nghiên cứu: 7.1. Nghiên cứu lý luận: - Làm rõ một số khái niệm
khoa học: Phần mềm; phần mềm dạy học; - Đặc điểm tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi với
việc ứng dụng công nghệ thông tin; - Chương trình mẫu giáo 5-6 tuổi hiện nay
và những yêu cầu khi ứng dụng phần mềm vào thiết kế câu chuyện; - Các phần
mềm dùng cho hoạt động kể chuyện cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi; 7.2.
Nghiên cứu thực tiễn : Thực tế về trang bị và sử dụng một số phần mềm để
thiết kế bài dạy kể chuyện cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN; 7.3. Nguyên tắc,
quy trình sử dụng phần mềm vào thiết kế câu chuyện:- Nguyên tắc thiết kế;
- Quy trình thiết kế. 7.4. Thiết kế câu chuyện có ứng dụng phần mềm(ví dụ
minh họa): - Tên câu chuyện và nội dung câu chuyện;- Định hướng thiết câu
chuyện;- Giá trị ứng dụng của câu chuyện.
8. Kết quả nghiên cứu:
* Đề tài đã phát triển làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu. Cụ thể: - Hệ thống khái niệm chuyên ngành, chuyên sâu: Khái
niệm phần mềm; phần mềm dạy học; - Đặc điểm tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi với
việc ứng dụng công nghệ thông tin; - Chương trình mẫu giáo 5-6 tuổi hiện nay
và những yêu cầu khi ứng dụng phần mềm vào thiết kế câu chuyện; - Nghiên
cứu về các phần mềm dùng cho hoạt động kể chuyện cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6
tuổi;
* Đề tài đã đề xuất hệ thống các nguyên tắc và một quy trình sử dụng phần
mềm vào thiết kế câu chuyện phục vụ cho hoạt động LQVVH trong trường MN.
Hệ thống các nguyên tắc và quy trình thiết kế đó là: + Nguyên tắc thiết kế: 1.

Phải tuân thủ mục tiêu của GDMN; 2. Phù hợp với nội dung giáo dục mầm
non; 3. Phù hợp với phương pháp giáo dục mầm non; 4. Phù hợp với điều
kiện của trường, lớp mầm non và của địa phương; 5. Phù hợp với vùng miền
+ Quy trình thiết kế gồm 5 bước có tính khả thi cao: 1.Nghiên cứu kỹ các chủ
đề, nội dung hoạt động giáo dục, tài liệu hướng dẫn GDMN; 2. Xây dựng
kịch bản sư phạm cho việc thiết kế câu chuyện trên máy tính; 3.Thể hiện kịch
bản sư phạm trên máy tính; 4. Xem xét, điều chỉnh, thể hiện chạy thử (dạy
thử); 5.Viết bản hướng dẫn sử dụng.
* Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất những kiến nghị đối với các cấp quản
lý GDMN, GV trực tiếp thực hiện CSGD trẻ 5 - 6 tuổi về những yêu cầu và
điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH đặc biệt là TBDH hiện đại
phục vụ cho hoạt động PTNN mà ở đây là sử dụng phần mềm vào thiết kế câu
chuyện phục vụ cho hoạt động LQVVH trong trường MN. Đó là các yêu cầu
về trang bị CSVC và TBDH, về quản lý và sử dụng THDH. Đặc biệt là các
yêu cầu về bồi dưỡng GV nhằm không ngừng nâng cao trình độ sư phạm nói
chung và kỹ năng sử dụng CNTT nói riêng trong quá trình CSGD trẻ.
SUMMARY
1. Name of research: Using a software unit design storytelling for children
in kindergarten preschool. Code Number: V2012 – 12
2. Coordinator: Trần Yến Mai MA. Tel: 04.38642687
3. Implementing Institution: The research center for school facilities,
teaching equipment, and children’s toys, Vietnam Institute for Educational
Science
4. Individual agencies and coordinated implementation: Centre for Early
Childhood Education Research, Educational Science Institute Vietnam, Early
Childhood Education Department, Ministry of Education and Training,
Equipment Joint Stock Company Education 1
5. Implementation time Performance: 8 / 2012 -8 /2013.
6. Purpose: Use some software unit design storytelling for preschoolers large,
then the proposed unit design processes in preschool storytelling.

7. Research Contents: 7.1. Research reasoning: - Clarifying some scientific
concepts: Software, educational software; - Psychological Characteristics
children 5-6 years old with the application of information technology; -
Kindergarten Program 5-6 current age and the requirements for application
software to design story; - the software used for storytelling activities for
children kindergarten age 5-6; 7.2. Practical Research: Facts about the
equipment and use some software to design lessons for children 5-6 years old
narrator in the MN; 7.3. Principles and processes used to design software
story: - Design Principles; - Design Process. 7.4. Story design software
applications (examples): - Name of stories and story content; - Orientation set
story; - Application Value of the story.
8. Research results:
* The theme has developed clarify some theoretical issues related to the
research problem. Specifically: - System concept specialized, in-depth:
Concept software, educational software; - Psychological Characteristics
children 5-6 years old with the application of information technology; -
Kindergarten Program 5 - 6 years old now and when the application
requirements into software design story; - Research on the software used for
storytelling activities for preschool children 5-6 years old;
* The theme proposed system principles and processes used in software
design story serve operation acquainted with literature in preschool.System
principles and design process are: + Design Principles: 1. Must comply with
the objectives of early childhood education; 2. Consistent with early
childhood education content; 3. In accordance with the method of preschool
education; 4. In accordance with the conditions of the school, kindergarten
and local; 5. Consistent with regional. + Design process consists of 5 steps
feasible: 1. Research carefully examined the subject, the content of education,
documentation preschool; 2. Develop scenarios for designing pedagogical
story on the computer; 3.The current pedagogical scenarios on the computer;
4. Consider, adjust, test their might (try to teach); 5. manual.

* The team also proposes recommendations for the management of
early childhood education, direct teacher education taken care of children 5-6
years old on the requirements and conditions to improve the efficiency of use
of teaching equipment, especially modern teaching facilities cater for
language development activities And here is the language used in the software
designed to serve the story familiar with the activities in kindergartens
literature, It is equipped with the required facilities and teaching equipment,
management and use of teaching equipment.Especially the requirement for
teachers to constantly improve their pedagogical skills in general and use of
information technology in particular during child care education.
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP VIỆN
Tên đề tài: Sử dụng một số phần mềm thiết kế bài dạy kể chuyện cho trẻ
mẫu giáo lớn trong trường mầm non.
Chủ nhiệm đề tài: Th.s Trần Yến Mai
Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
+ Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến
việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học cũng như trang bị
các thiết bị trợ giảng bằng hệ thống đa phương tiện. Quyết định số
246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã đặt ra yêu cầu cần đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo.
Ngày
5/7/2006 Bộ trưởng Bộ GD – ĐT đã ký Quyết định số 3382/QĐ-BGD&ĐT-
GDMN về việc phê duyệt dự án “Ứng dụng CNTT trong Giáo dục Mầm
non”. Thực hiện sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, cấp học giáo dục mầm non
(GDMN) đã chủ động, sáng tạo triển khai nhiều hoạt động ứng dụng CNTT

trong giảng dạy, trong đó có hoạt động Làm quen với văn học.
+ Hoạt động làm quen với văn học (LQVVH)
cho trẻ, đặc biệt là trẻ 5
- 6 tuổi là một trong những mục tiêu giáo dục quan trọng ở bậc học mầm non,
đó là rèn luyện và phát triển ở trẻ các kỹ năng nghe nói cần thiết, Biết cách
diễn đạt ý nghĩ, mong muốn, của mình một cách rõ ràng với tất cả mọi người
xung quanh. Cho trẻ làm quen với các kỹ năng đọc, viết ban đầu để chuẩn bị
vào lớp một. Chính vì vậy, nó đáp ứng được định hướng của chương trình
giáo dục mầm non mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo thông tư số
17/2009/TT - BGDĐT ngày 25/7/2009 là tạo cơ hội cho trẻ hoạt động và tích
cực hoá các hoạt động của trẻ. Do vậy, gia đình và lớp mẫu giáo 5 tuổi cần có
ý thức trau dồi ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi thông qua mọi hoạt động
chăm sóc – giáo dục hàng ngày, trong đó hoạt động kể chuyện cho trẻ mẫu
1
giáo là một trong những hoạt động PTNN (PTNN) đóng vai trò quan trọng đối
với trẻ.
+ Giáo dục mầm non - cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực
và đẩy mạnh việc sử dụng phần mềm vào giảng dạy. Đối tượng giảng dạy
của giáo viên mầm non (GVMN) là trẻ ở độ tuổi mầm non với đặc điểm tư
duy trực quan là chủ yếu. Ở trẻ, khả năng tập trung chú ý còn ngắn và chưa
bền vững nhưng trẻ lại rất dễ hứng thú với các hình ảnh trực quan minh hoạ
gây ấn tượng, tác động đến mọi giác quan như: hình ảnh, âm thanh, màu sắc
sống động. Vì thế, sử dụng phần mềm thiết kế các hoạt động học tập đặc biệt là
hoạt động làm quen với văn học sẽ kích thích hứng thú, sự tập trung chú ý, ghi nhớ
có chủ định của trẻ vào nội dung của hoạt động, từ đó những kiến thức được tiếp cận
sẽ khắc sâu hơn trong trí nhớ của trẻ.
+ Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư và trang bị Tivi, đầu
Video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính và máy chiếu, nối
mạng internet. Một số trường còn trang bị thêm máy quay phim, chụp

ảnh, tạo điều kiện cho GVMN có thể sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ
trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các hoạt
động giáo dục. Qua đó người GVMN không những phát huy được tối đa khả
năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên (GV) năng
động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên
trong thời đại CNTT.
+ Thực tế hiện nay, việc sử dụng CNTT trong giáo dục mầm non có
những khó khăn, hạn chế đáng kể: Việc xác định tầm quan trọng của việc sử
dụng CNTT trong giáo dục mầm non của các cấp, các ngành ở nhiều địa
phương còn chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, bên cạnh những ưu
điểm như GV ứng dụng CNTT một cách phong phú , đa dạng góp phần làm
cho hoạt động học sáng tạo hơn, trẻ hứng thú hơn với giờ học, thích đi học
hơn, thích đến trường mầm non hơn…thì vẫn có những GV còn lúng túng
hoặc còn mất rất nhiều thời gian trong việc sử dụng các sản phẩm phần mềm
CNTT vào các hoạt động học tập đặc biệt là sử dụng phần mềm thiết kế bài
dạy kể chuyện cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non.
2
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Sử dụng một số phần mềm thiết kế bài
dạy kể chuyện cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non.” Là rất cần thiết
trong giai đoạn hiên nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng một số phần mềm thiết kế bài dạy kể chuyện cho trẻ mẫu giáo
lớn, từ đó đề xuất quy trình thiết kế bài dạy kể chuyện trong trường mầm non.
3. Nội dung nghiên cứu
I. Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong
hoạt động LQVVH: đặc điểm nhận thức; đặc điểm phát triển ngôn ngữ có
liên quan với việc học của trẻ
- Nghiên cứu chương trình mẫu giáo 5-6 tuổi mới: Mục tiêu của
chương trình; nội dung (trong đó chú trọng đến hoạt động kể chuyện có liên

quan đến sử dụng phần mềm)
- Nghiên cứu về các phần mềm dùng cho hoạt động kể chuyện cho trẻ
mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
+ Các khái niệm liên quan về phần mềm.
+ Tác dụng của sử dụng phần mềm vào hoạt động kể chuyện với trẻ 5 tuổi.
II. Nghiên cứu thực tiễn.
- Thực tiễn về trang bị và sử dụng phần mềm vào hoạt động kể chuyện
hiện nay trong các trường mầm non.
- Nhu cầu của các trường mầm non đối với CNTT vào hoạt động kể
truyện hiện nay
III. Sử dụng một số phần mềm để thiết kế bài dạy kể chuyện cho trẻ
mẫu giáo lớn trong trường mầm non.
Nghiên cứu sử dụng một số phần mềm để thiết kế bài dạy kể chuyện
cho trẻ mầm non.
1. Phần mềm HappyKid.
2. Phần mềm Kid Pix
3. Phần mềm Kidsmart:
4. Phần mềm LEARNING FUN STORY
3
4. Phạm vi nghiên cứu
Sử dụng phần mềm để thiết kế câu chuyện cho trẻ mẫu giáo lớn trong
trường mầm non tại Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu lí luận: Phân tích, hệ thống hóa và khái quát hóa những
vấn đề nghiên cứu
+ Nghiên cứu thực tiễn: Tình hình trang bị và sử dụng phần mềm ở một
số trường mầm non Hà nội.
+ Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến chuyên gia; Giáo viên
6. Sản phẩm khoa học của đề tài
+ Báo cáo tổng kết đề tài

+ Đề xuất quy trình thiết kế bài dạy kể chuyện.
+ Bài báo đăng tạp chí
7. Thời gian thực hiện: năm 2012
- Tháng 08 năm 2012: Xây dựng đề cương nghiên cứu
- Từ tháng 09 đến tháng 12 năm 2012: Nghiên cứu các vấn đề lý luận
- Tháng 1 đến tháng 3 năm 2013: Điều tra thực trạng trong trường mầm non
- Tháng 4, 5 năm 2013: Đề xuất phương án thiết kế
- Tháng 6: Tổ chức seminer và viết báo cáo
8. Đội ngũ nghiên cứu và lực lượng tham gia
Họ và tên Đơn vị công tác Nhiệm vụ được giao
Ths Trần Yến Mai
Trung tâm NC CSVC,
TBDH, ĐCTE
Chủ nhiệm đề tài
Ths Phan Đông Phương
Trung tâm NC CSVC,
TBDH, ĐCTE
Thành viên, thư kí đề
tài
Trung tâm NCGD MN Viện KHGDVN Cộng tác viên
Vụ Giáo dục Mầm non Bộ Giáo dục& Đào tạo Cộng tác viên
Trung tâm sản xuất
TBDH Mầm non
Công ty TBGD I Cộng tác viên
9. Kinh phí thực hiện: 25.000.000đ
Phần 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài:
1.1.1 Phần mềm (software) :

1.1.1.1. Khái niệm phần mềm:
Theo từ điển tin học Anh Việt ; Việt Anh, Nhà xuất bản Hà Nội năm
2002. « Phần mềm (PM) – software: Là những chương trình có thể chạy trên
hệ thống máy tính, khác với các yếu tố vật lý (phần cứng) ».
Theo từ điển tin học Anh Việt; Nhà xuất bản thanh niên năm 2002.
« Phần mềm (PM) – software: Là các chương trình hay thủ tục chương trình
chẳng hạn như một ứng dụng, tập tin, hệ thống, trình điều khiển thiết bị…
cung cấp các chỉ thị chương trình cho máy tính ».
« Phần mềm là : các lệnh (chương trình máy tính) khi được thực hiện
thì đưa ra hoạt động và kết quả mong muốn, các cấu trúc dữ liệu làm cho
chương trình thao tác thông tin thích hợp, và các tài liệu mô tả thao tác và
cách dùng chương trình » (Kĩ nghệ phần mềm - Nhà xuất bản giáo dục 2001)
- Theo luật công nghệ thông tin : « Phần mềm là chương trình máy tính
được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị
số thực hiện chức năng nhất định » (mục 12 điều 4 chương I – Luật CNTT).
1.1.1.2. Khái niệm phần mềm dạy học:
Theo [1] Phần mềm (software) là phần ra lệnh cho phần cứng
(hardware) của máy vi tính những điều cần làm, để giúp cho từng cá nhân
khai thác lợi ích của máy tính. Trong lĩnh vực giáo dục, ngoài những phần
mềm được cài đặt trong các máy vi tính (hệ điều hành, ứng dụng, quản lý dữ
liệu, ), còn có những phần mềm chuyên dụng cho việc dạy và học gọi là
phần mềm dạy học (PMDH). Đó là những chương trình ra lệnh cho máy tính
thực hiện các yêu cầu về nội dung, phương pháp dạy học theo mục đích đã
định.
1.1.2. Về phân loại phần mềm dạy học.
Theo giáo trình tin học cơ sở do Hồ Sĩ Đàm chủ biên trong chương 8
“phần mềm máy tính” đã giới thiệu một số loại phần mềm (PM) sau: Phần
mềm ứng dụng; Phần mềm công cụ (PMCC); PM hệ thống; PM tiện ích
(utility) và tài liệu cũng nêu sự phân loại nói trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Để
hỗ trợ cho việc làm ra các sản phẩm PM, người ta lại dùng chính các PM khác

gọi là PMCC. PMCC được dùng với mục đích phát triển phần mềm nên còn
gọi PMCC là phần mềm phát triển.
5
Theo [2], ta có thể liệt kê một vài tiêu chí phân loại PM như sau:
+ Phân loại theo đối tượng sử dụng
Theo tiêu chí này, phần mềm giáo dục sẽ được phân loại theo kiểu, số
lượng và loại người dùng. Người dùng cũng có thể phân loại theo số lượng:
PM dùng cho một người (single user) hoặc một nhóm người (group users).
+ Phân loại công cụ - nội dung.
Theo tiêu chí này, phần mềm được phân loại theo cách nó tạo ra nội
dung hỗ trợ giáo dục. Phân biệt 2 loại phần mềm chính:
*Phần mềm công cụ: Các phần mềm này không trực tiếp cung cấp nội
dung cho bài học, bài giảng cụ thể. Phần mềm chỉ cung cấp các công cụ làm
việc mà thôi. Với các công cụ này, người dùng sẽ tự tạo ra nội dung cụ thể
cho bản thân mình. Các phần mềm điển hình loại này như: Phần mềm
PowerPoint – công cụ thiết kế các trình diễn dùng làm bài giảng điện tử rất
tiện lợi.
Phân loại công cụ chung – Công cụ đặc thù
Theo [11] Với các PMCC, chúng ta có một tiêu chí quan trọng để phân
loại chi tiết các phần mềm này. Có thể phân chia thành 2 nhóm phần mềm
công cụ chính:
- Phần mềm công cụ chung: đó là các PMCC không mang đặc thù của
bất kỳ môn học nào. Các PM này về nguyên tắc có thể tạo ra nội dung theo
mọi chuyên ngành và môn học. Một số PMCC nổi tiếng này như Microsoft
PowerPoint dùng để tạo bài giảng điện tử, PM Macromedia flash dùng để tạo
các trệp phim và animation dùng để mô phỏng chuyển động. Các PMCC
chung thông thường được nhiều người sử dụng để tạo các nội dung hoặc bài
giảng không đặc thù riêng cho một chuyên ngành kỹ thuật hẹp.
- Các Phần mềm công cụ chuyên dụng: đó là các PMCC chuyên dùng
để thiết kế các mô phỏng hoặc bài giảng đặc thù riêng cho một môn học hoặc

một chuyên ngành nhất định. Các PMCC chuyên dụng đòi hỏi kiến thức rất
sâu về một chuyên ngành hẹp nào đó do vậy thường chỉ được dùng trong một
phạm vi không rộng rãi như các PMCC chung.
* Các phần mềm chuyên dụng: để kiến tạo và thiết lập các bài giảng
điện tử dành riêng cho giáo viên. Các PM này phần lớn hỗ trợ một số chuẩn
của e-Learning đặc biệt là chuẩn SCORM hiện đang được khá nhiều quốc gia
trên thế giới công nhận. Các PM này về cơ bản có nhiều chức năng tương tự
như PowerPoint mà hiện đang được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện
6
nay. Tuy nhiên PowerPoint lại không phải là PM chuyên giáo dục hỗ trợ
chuẩn SCORM.
1.2. Phần mềm dạy học hỗ trợ hoạt động kể chuyện trong trường mầm non.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kể chuyện đã có sự hỗ trợ
tích cực trong giảng dạy đối với giáo viên và trẻ nhỏ.
Với giáo viên:
+ Trước đây, khi phần mềm CNTT còn hạn chế, chưa được áp dụng
phổ biến, khi tiến hành hoạt động kể chuyện GV thường phải mất thời gian vẽ
tranh, bồi bìa, đóng khung chi phí tốn kém. Hầu hết giáo viên không phải là
họa sĩ, vì thế tranh khó đẹp như ý muốn. Khi sử dụng tranh có nhiều bất cập,
sử dụng xong phải tìm nơi cất giữ đến năm học sau thì tranh bị mốc, bị
rách Hơn nữa những hình ảnh động sẽ làm tăng tính hấp dẫn rất nhiều cho
giờ kể chuyện bởi đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non rất hứng thú với hình ảnh
động, có sự kết hợp với màu sắc và âm thanh sẽ thu hút được sự chú ý của
trẻ. Muốn có hình ảnh động giáo viên phải làm tranh kiểu 3D rất tỉ mỉ, càng
mất nhiều thời gian hơn cho việc chuẩn bị tranh, ảnh hưởng đến các hoạt
động khác mà giáo viên mầm non do đặc thù nghề nghiệp không chỉ giảng
dạy mà còn phải chăm sóc trẻ.
+ Trên giờ dạy thường xuyên giáo viên phải sử dụng giọng kể của
mình. Trung bình mỗi tiết chuyện kể cô phải kể ít nhất là 2 đến 3 lần và 1 lần
diễn giải, đọc trích dẫn. Muốn giải thích từ khó bằng hình ảnh thì tranh vẽ

rất hạn chế, muốn có thêm âm thanh phải ghi âm hoặc đánh đàn rất phức
tạp bởi nhiều công đoạn. Hơn thế nữa giáo viên không thể chủ động khi sử
dụng. Muốn nhấn mạnh đoạn nào giáo viên lại phải tìm tranh treo lên gây
mất thời gian. Ở mỗi câu truyện kể cô không chỉ tiến hành trong 1 tiết mà
trong các thời điểm khác nữa trong ngày như hoạt động ngoài trời, hoạt
động góc, hoạt động chiều Vì vậy mà giáo viên mất rất nhiều công sức
cho hoạt động kể chuyện.
+ Internet ra đời, công nghệ thông tin phát triển như thổi một luồng
sinh khí mới, các cô giáo có điều kiện tiếp cận với khoa học công nghệ hiện
đại, xây dựng được những bài giảng phong phú, đặc biệt là ứng dụng phần
mềm để thiết kế những câu chuyện kể với đầy đủ nội dung đa phương tiện
gồm hình ảnh, hoạt hình, âm thanh như mong muốn khiến trẻ nhỏ vô cùng
hào hứng, giờ học đạt hiệu quả cao. Độ tương tác giữa giáo viên và trẻ tăng
lên rất nhiều. Đây là thế mạnh của phần mềm so với tranh ảnh. Giáo viên có
thể thiết kế nhiều câu chuyện khác nhau lưu vào máy tính để sử dụng nhiều
7
lần, nhiều năm, nếu cần thay đổi khác đi giáo viên chỉ cần vào trang đó chỉnh
sửa rồi lưu lại vừa tiện ích, gọn nhẹ, tiết kiệm mà hiệu quả sử dụng tốt. Khắc
phục được khâu bảo quản giải quyết được các hạn chế mà tranh ảnh thường
mắc phải.
+ Từ khi ứng dụng phần mềm để thiết kế bài dạy kể chuyện thì những
câu chuyện kể trở nên sinh động, hấp dẫn hơn đối với trẻ do những hình ảnh
sống động, màu sắc đẹp, thu hút sự chú ý tập trung của trẻ. Giáo viên có nhiều
cơ hội thể hiện phương pháp sư phạm của mình. Tăng tính tích cực học tập
cho trẻ, khơi gợi hứng thú học tập cho trẻ, góp phần thay đổi hình thức dạy và
học giữa giáo viên và học sinh.
+ Phần mềm Power Point với chức năng siêu liên kết hiệu quả giúp cho
giáo viên trong quá trình dạy có thể dễ dàng dừng lại, quay về tranh trước,
chuyển sang tranh sau nhằm liên kết nội dung câu chuyện, hay nhấn mạnh nội
dung chính của câu chuyện, đặc biệt là phần giảng giải, trích dẫn làm rõ nội

dung câu chuyện. Giáo viên chỉ cần đặt câu hỏi kết hợp trình chiếu các slide
để học sinh quan sát và trả lời câu hỏi của cô. Thông qua đó giáo viên cũng
tiết kiệm được nhiều thời gian giảng giải, không quá vất vả khi diễn giải, trích
dẫn cho trẻ hiểu nội dung câu chuyện, đặc biệt là giải thích các từ khó trong
câu chuyện, trẻ dễ tiếp thu, nội dung câu chuyện được trẻ ghi nhớ sâu đậm.
giờ kể chuyện sinh động. Trẻ thích thú, tích cực tham gia giờ học, trẻ không
mệt mỏi, căng thẳng, giảm tính thụ động . Ngoài ra, trẻ còn được tích hợp các
hoạt động khác như: làm quen với MTXQ, Toán, lễ giáo phù hợp với phương
pháp dạy học đổi mới hiện nay.
+ Đối với giáo viên Mầm non, việc ứng dụng phần mềm để thiết kế bài
dạy kể chuyện đã giúp giải phóng sức lao động cho các cô giáo. Giáo viên có
thể vừa kể chuyện vừa điều khiển chuột để xuất hiện từng trang slide mà vẫn
có thể bao quát trẻ. Trong quá trình dạy, giáo viên có thể cho trẻ nghe chuyện
đã ghi âm, nhờ đó mà giáo viên được giảm tải công việc, đỡ mệt hơn.
Với trẻ mầm non:
+ Trong dạy học nói chung, dạy học mầm non nói riêng, tính trực quan
trở thành một trong những nguyên tắc quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả
bài học cả về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh. Các ứng dụng của
CNTT ở góc độ này, nhất là công nghệ Multimedia được xem là phương tiện
kĩ thuật dạy học có nhiều ưu thế trong việc đem lại những hình ảnh trực quan
trong dạy học ở trường mầm non. Ngày nay, nhờ sự phát triển không ngừng
của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã đến rất gần với các em, trẻ
8
được tiếp xúc nhiều hơn với phim ảnh, với nhiều hình ảnh sống động, hấp dẫn
đã thực sự cuốn hút trẻ. vì vậy những câu chuyện nếu chỉ được kể cho trẻ
nghe cùng với sự minh hoạ bằng tranh ảnh đơn thuần như chúng ta vẫn thường
làm thì sẽ không gây được nhiều hứng thú cho trẻ, không phát huy hết được khả
năng tư duy cũng như tính tích cực hoạt động của trẻ trong các giờ kể chuyện.
CNTT trong lĩnh vực này đã phát huy rất tốt những thế mạnh của mình.
+ Các câu chuyện do giáo viên thiết kế trên phần mềm có nhiều hình

ảnh sinh động những con vật ngộ nghĩnh biết đi, biết hát những bông hoa đủ
màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc chuyển
động với hiệu ứng của những âm thanh sống động, màu sắc hoàn hảo có sức
thu hút trẻ hơn lúc nào hết. Những hoạt cảnh với nhân vật chuyển động sinh
động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ. Trẻ
được trải nghiệm, được đắm mình vào những câu chuyện cổ tích kết thúc có
hậu. Trẻ được sống trong thế giới thần tiên ở đó cái đẹp, cái thiện luôn chiến
thắng cái xấu. Cái ác bị trừng trị thích đáng… Tất cả điều đó sẽ mang lại
những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều
mặt khác ở trẻ. Các em sẽ có khả năng lĩnh hội tri thức một cách toàn diện, rõ
ràng, chính xác hơn, học tập hứng thú hơn qua phần trình bày bài giảng của
giáo viên với những hình ảnh nhân vật sinh động. Trẻ nhỏ không thể không bị
cuốn hút bởi phương pháp dạy hiện đại nhưng đầy hiệu quả này. Việc giáo
viên sử dụng các thao tác giảng dạy linh hoạt trên máy, cung cấp thông tin
đến trẻ nhanh chóng và đảm bảo tính sư phạm cao cũng sẽ giúp cho trẻ tập
trung hơn, kết quả thu được cũng tốt hơn, đặc biệt là các em học được các
phạm trù đạo đức, những lễ nghĩa, ứng xử tốt đẹp của con người. Nhờ có
công nghệ thông tin, mọi tâm tư, tình cảm yêu ghét hay đồng tình ủng hộ sẽ
được bộc lộ rõ ràng ở trẻ nhỏ.
+ Phần mềm dạy học với những hiệu ứng đa dạng, phong phú, các hoạt
cảnh với những cử động linh hoạt, tính cách sinh động của các nhân vật sẽ có
tác dụng rất lớn đối với việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ
của trẻ nhỏ. Ví dụ: Qua câu truyện “Dê đen và dê trắng”, nhìn hình ảnh chó
sói với những chiếc răng nanh ghê sợ, đôi mắt ti hí gian ác, hành động tàn ác.
Đặc biệt những âm thanh gào thét của Chó Sói… trẻ càng căm ghét chó Sói
hơn, căm ghét cái ác hơn. Trẻ càng tự hào hơn với sự dũng cảm của Dê đen
qua những cái giậm chân, quắc mắt, hành động hiên ngang khi dám đánh lại
Chó Sói. Trẻ coi thường, khinh bỉ hành động hèn nhát của Dê trắng qua thái
độ khúm núm, ánh mắt sợ sệt, cụp xuống…
9

+ Việc trẻ mầm non thường xuyên được tiếp xúc với những tác phẩm văn
học được thiết kế từ phần mềm sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện trong
quá trình học tập. Chẳng hạn, khi dạy trẻ một bài thơ, câu truyện về thế giới
các loài hoa, thế giới loài vật …nhằm giúp trẻ, hình dung, tưởng tượng được
các loại hoa nở thế nào, cây sinh trưởng và phát triển ra sao; rừng vàng, biển
bạc với các con vật, tôm cá sinh sống thế nào…giáo viên xây dựng những
những tranh vẽ, xây dựng phim hoạt hình sống động, những băng hình video
sinh động trên phần mềm Power point. Khi trình chiếu các trang slide màu sắc
đẹp với các hiệu ứng linh hoạt, hình ảnh động cùng nhạc nền, những bài hát
liên quan đến nội dung chuyện hay và phù hợp, kết hợp với lời giảng của cô,
trẻ nhỏ sẽ thấy rõ thế giới tươi đẹp và rộng lớn quanh trẻ. Như vậy, thông qua
tri giác về màu sắc, âm thanh, hành động, cùng một lúc các em được phát
triển đầy đủ tư duy lôgic, so sánh, tưởng tượng, nhận xét,…và óc quan sát
kênh hình. Thông qua các câu truyện hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên,
Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói
quen tốt trong sinh hoạt tập thể đó là tính tổ chức kỷ luật tự chủ mạnh dạn
trước mọi người
Với năm công nghệ thông tin, việc đưa phương tiện hiện đại vào giảng
dạy để góp phần tạo ra môi trường sư phạm tốt, phát huy vai trò độc lập của
trẻ và đi đúng đường lối hiện đại hoá giáo dục,tạo cho trẻ một tâm thế háo
hức chờ đợi như được xem một bộ phim hay. Đó cũng là thành công không
nhỏ đối với những người làm công tác giáo dục.
1.3. Đặc điểm tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi với việc ứng dụng công nghệ thông tin.
1.3.1. Đặc điểm phát triển nhận thức
Sự phát triển nhận thức ở trẻ MG 5 – 6 tuổi về cơ bản nối tiếp sự phát
triển ở các giai đoạn trước nhưng có sự phong phú, đa dạng hơn. Hoạt động
cảm tính (cảm giác, tri giác) ở trẻ đã chính xác hơn, trẻ phân biệt các đối
tượng nhanh hơn nhờ sự phát triển của các giác quan.
Ham muốn tìm tòi, khám phá là đặc điểm rõ nét trong sự phát triển
nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi. Trẻ rất say mê tìm hiểu, khám phá và luôn có

mong muốn tìm hiểu nguyên nhân các sự vật, hiện tượng thiên nhiên, xã hội
xảy ra xung quanh qua việc tiếp xúc, tìm hiểu các đồ dùng, đồ chơi, các
nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu các bộ phận cơ thể, cây cối, con
vật, các hiện tượng tự nhiên Trẻ không chỉ tìm hiểu về các sự vật hiện tượng
ở xung quanh mà còn khám phá những điều mới lạ hay tìm cách thay đổi
chúng theo cách riêng của mình.
10
Mức độ chủ định của các quá trình tâm lý ở trẻ 5 - 6 tuổi đã rõ ràng
hơn. Sự tri giác có chủ định và chú ý có chủ định bắt đầu chiếm ưu thế, song
tri giác và chú ý phụ thuộc nhiều vào cảm xúc của bản thân trẻ cũng như vào
sự hấp dẫn bên ngoài của đối tượng tri giác. Trẻ dễ tập trung chú ý, ghi nhớ
những đối tượng sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú như: màu sắc tươi sáng,
sinh động, ngộ nghĩnh, phát ra âm thanh Hơn nữa, việc tri giác gắn với việc
được cầm, nắm, sờ…(sử dụng tối đa các giác quan) vào đối tượng giúp trẻ ghi
nhớ hình ảnh về sự vật một cách sâu sắc hơn. Tính mục đích các hoạt động
của trẻ hình thành và phát triển ở mức độ cao hơn, khả năng kiềm chế các
phản ứng tâm lý được phát triển.
Ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, khả năng tập trung chú ý vẫn còn ngắn và
chưa bền vững nhưng trẻ lại rất dễ hứng thú với các hình ảnh trực quan minh
hoạ gây ấn tượng, tác động đến mọi giác quan của như: hình ảnh, âm thanh,
màu sắc sống động, Vì thế, việc sử dụng một số phần mềm để thiết kế câu
chuyện sẽ góp phần kích thích ở trẻ quá trình chuyển từ tư duy trực quan
hành động sang tư duy trực quan hình tượng và bắt đầu xuất hiện kiểu tư
duy sơ đồ, tư duy logic, kích thích hứng thú, sự tập trung chú ý, ghi nhớ có
chủ định, Các câu chuyện đó không chỉ tác động đến trẻ mà còn tạo cơ hội
cho trẻ được giao lưu, hoạt động tương tác với nhau và với máy vi tính,
được chủ động hoạt động và sáng tạo. Những câu chuyện vì thế cũng sẽ
được khắc sâu hơn trong trí nhớ của trẻ. Đây là tiền đề để xuất hiện ở trẻ
nhiều thuộc tính tâm lý quan trọng.
Đối với trẻ, trí tưởng tượng có được trên cơ sở biểu tượng và vốn sống

kinh nghiệm phong phú. Cùng với sự phát triển của tư duy, vốn sống kinh
nghiệm của trẻ 5 – 6 tuổi ngày càng tăng, trí tưởng tượng có những bước phát
triển rõ rệt. Vì vậy, sử dụng một số phần mềm thiết kế câu chuyện sẽ giúp trẻ
được quan sát, tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng, mở rộng kinh nghiệm, tạo
điều kiện cho sự phát triển trí tưởng tượng phong phú.
5 – 6 tuổi là giai đoạn ở trẻ có những biến đổi quan trọng trong sự phát
triển nhận thức, là lứa tuổi trẻ chuyển từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý
tính, từ giai đoạn tiền thao tác sang giai đoạn thao tác lôgic hình thức, từ hoạt
động vui chơi sang hoạt động học tập. Vì thế, các tác động sư phạm đến lứa
tuổi này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ.
11
1.3.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ
Cùng với sự phát triển của hệ thần kinh, sự hoàn thiện dần của bộ máy
phát âm , ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi có bước tiến đáng kể. Kết
quả hoạt động nhận thức được phản ánh vào ngôn ngữ, giúp cho ngôn ngữ
của trẻ ngày càng đa dạng và tham gia nhiều hơn vào quá trình nhận thức với
vai trò tổ chức, định hướng, điều chỉnh. Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ phản ánh
các sự vật, hiện tượng đầy đủ, phong phú, chính xác hơn về màu sắc, mùi vị,
hình dạng, kích thước,…Trẻ có thể thiết lập mối liên kết đa dạng giữa các sự
vật và hiện tượng. Mối quan hệ này và sự liên kết bên trong của ngôn ngữ
giúp trẻ tích cực nắm bắt các hình thức ngữ pháp của ngôn ngữ. Ngoài ra, việc
mở rộng các mối quan hệ xã hội đã giúp trẻ tri giác đầy đủ và đúng một số âm
thanh trong môi trường gần gũi xung quanh. Do vậy, trẻ có thể phát âm
chính xác các từ, có thể phân biệt được các loại âm gần giống nhau trong
môi trường xung quanh gần gũi với trẻ. Sự tiến bộ của trẻ còn thể hiện ở
khả năng phát âm hoàn thiện hơn các phụ âm đầu, âm chính, thể hiện ở khả
năng nghe – hiểu và khả năng biểu đạt. Khả năng nghe của trẻ mẫu giáo 5 –
6 đã phát triển vượt bậc so với các độ tuổi trước đó, thể hiện ở việc trẻ đã
có khả năng tập trung chú ý đến lời nói, hiểu được lời nói của người khác
và biết cách làm theo chỉ dẫn một cách chính xác đồng thời trẻ cũng trở nên

thành thạo khi giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện để biểu
đạt suy nghĩ, dự định của mình. Trẻ có thể kể lại trôi chảy những câu
chuyện dài mà trẻ thích thú.
Quá trình mở rộng giao tiếp với thế giới xung quanh (thế giới đồ vật,
thế giới thiên nhiên, con người) giúp cho khả năng giao tiếp và vốn từ của trẻ
tích lũy được khá phong phú, đa dạng và tăng vượt trội với 9 từ loại cơ bản,
trong đó xuất hiện cả các danh từ khái quát hay các cặp từ có ý nghĩa tương
phản (dày – mỏng, to – nhỏ, xấu - đẹp ). Vốn từ của trẻ phụ thuộc rất nhiều
vào các yếu tố khác nhau như môi trường giao tiếp, sự quan tâm giao tiếp
ngôn ngữ của những người xung quanh với trẻ. Đặc biệt là trong môi trường
hoạt động tích cực ở trường mầm non.
Cùng với sự tăng lên của số lượng từ là sự phát triển về câu. Sự phát
triển các thành phần câu của trẻ 5 - 6 tuổi đã biểu hiện rõ rệt so với các độ
tuổi trước đó trong việc nhận biết thế giới xung quanh với các sự vật, hiện
tượng trong các mối quan hệ qua lại nhiều mặt và thể hiện chúng được sinh
động, cụ thể hơn bằng ngôn ngữ. Trẻ 5 – 6 tuổi có thể sử dụng một cách chủ
động câu đơn đầy đủ, câu đơn mở rộng thành phần và bước đầu sử dụng câu
12
phức trong giao tiếp với mọi người làm cho quá trình giao tiếp của trẻ hiệu
quả hơn và ngôn ngữ trở nên biểu cảm hơn. Trẻ đã biết dùng ngữ điệu phù
hợp với nội dung câu chuyện mà trẻ kể cũng như biết kết hợp với các phương
tiện kĩ thuật hỗ trợ trong việc trẻ kể chuyện sáng tạo, nghe truyện và đặt tên
truyện, kể nối tiếp câu chuyện, kể chuyện theo chủ đề… Việc sử dụng một số
phần mềm thiết kế câu chuyện của giáo viên, qua các hình ảnh gợi ý phù hợp
trên máy tính kích thích trẻ sử dụng ngôn ngữ để kể chuyện.
1.3.3. Đặc điểm phát triển vận động tinh
Trẻ 5-6 tuổi có khả năng thực hiện tốt tất cả các vận động, có thể thực
hiện được các hoạt động vận động với nhiều yêu cầu về sức mạnh, sự nhanh
nhẹn và khéo léo Trẻ cũng tự tin hơn trong vận động và phối hợp vận động
tốt hơn, nhịp nhàng uyển chuyển hơn. Cùng với sự phát triển rõ nét của vận

động thô, cuối tuổi mẫu giáo, kỹ năng vận động tinh đòi hỏi sự khéo léo của
trẻ đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc điều khiển, kiểm soát cử
động của bàn tay, ngón tay và khả năng phối hợp tay - mắt chính xác . Trẻ có
thể thực hiện các vận động tinh khéo, có kỹ năng thực hiện tốt một số công
việc tự phục vụ và biết cầm bút để vẽ hay tô chữ, điều khiển con chuột máy
tính, xếp chồng nhiều khối, đặt các khối nhỏ vào đúng chỗ. Tuy nhiên, do sự
kiểm soát của não và sự phối hợp tay – mắt còn nhiều hạn chế nên trẻ 5 – 6
tuổi còn gặp những khó khăn trong việc điều khiển các cơ nhỏ khi thực hiện
những vận động đòi hỏi sự chính xác. Chính vì vậy, vẫn phải có sự trợ giúp
của GV trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen phần mềm thiết kế câu
chuyện.
1.3.4. Đặc điểm phát triển xúc cảm, tình cảm và kĩ năng xã hội
Đời sống tình cảm của trẻ 5-6 tuổi có những bước chuyển biến mạnh
mẽ, vừa phong phú, vừa sâu sắc. Trẻ trải nghiệm nhiều trạng thái cảm xúc,
tình cảm, hướng tình cảm của mình đến nhiều đối tượng khác nhau. Trẻ luôn
thèm khát sự yêu thương, trừu mến của cha mẹ, dễ tủi thân nếu không được
quan tâm. Trẻ cũng bộc lộ tình cảm của mình mạnh mẽ và rõ ràng hơn đối với
mọi người, luôn tỏ ra thông cảm, an ủi người khác. Xúc cảm, tình cảm của trẻ
thể hiện rõ nét trong việc trẻ được giao tiếp với những người gần gũi với
những thứ trẻ yêu thích như các câu chuyện yêu thích, các hình ảnh ngộ
nghĩnh đáng yêu trên các phương tiện thông tin
Sự hoàn thiện dần chức năng của vỏ não đặc biệt là của hệ thống tín
hiệu thứ hai (ngôn ngữ) giúp cho đời sống xúc cảm, tình cảm của trẻ 5 – 6
tuổi ổn định hơn. Trẻ có nhu cầu lớn trong việc cảm nhận và biểu lộ xúc cảm,
13
tình cảm với những người gần gũi xung quanh. Bước đầu trẻ cảm nhận được
những sắc thái tình cảm của mọi người thông qua các tín hiệu ngôn ngữ và
phi ngôn : điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt…Tâm tư tình cảm của trẻ đều
được biểu hiện trên khuôn mặt, dễ xúc động, dễ khóc, dễ cười, tuy nhiên rồi
những cảm xúc đó cũng nhanh chóng qua đi. Vì vậy trong quá trình giáo dục

trẻ qua phim hoạt hình, ngoài những lời khuyến khích, động viên, những biểu
hiện xúc cảm trên nét mặt, giọng nói, cử chỉ của GV sẽ có tác động rất lớn tới
việc phát triển xúc cảm, tình cảm của trẻ.
1.3.5. Đặc điểm phát triển thẩm mĩ
Ở tuổi mẫu giáo, xúc cảm và tình cảm thẩm mĩ của trẻ phát triển. Trẻ
bắt đầu nhận ra cái đẹp trong thiên nhiên, trong sự hài hoà về màu sắc, đường
nét của các sự vật hiện tượng. Trẻ 5 tuổi đã bắt đầu biết sử dụng màu sắc như
một phương tiện biểu lộ suy nghĩ, tình cảm của bản thân và làm tăng tính
thẩm mỹ của đối tượng miêu tả. Chính vì vậy nhu cầu được cảm nhận, đánh
giá cái hay, cái đẹp của trẻ trong quá trình giáo dục qua việc sử dụng một số
phần mềm thiết kế câu chuyện rất phù hợp với trẻ.
1.4. Chương trình mẫu giáo 5-6 tuổi hiện nay và những yêu cầu khi ứng
dụng phần mềm thiết kế câu chuyện
1.4.1. Hoạt động kể chuyện với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi:
+ Hoạt động kể chuyện là hoạt động thường xuyên của trẻ mẫu giáo 5 -
6 tuổi trong trường mầm non, đòi hỏi phải biết cách thức tổ chức, đồ dùng,
phương tiện phù hợp. Nếu GV tổ chức tốt hoạt động kể chuyện thì sẽ góp
phần phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ phát hiện ra những cái mới, những cái ẩn
giấu trong các sự vật, hiện tượng xung quanh một cách chủ động, sáng tạo,
trong đó, việc tổ chức môi trường ngôn ngữ tích cực cũng như việc chuẩn bị
đồ dùng, trang thiết bị phù hợp giữ vai trò rất quan trọng.
+ Kể chuyện có ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ rất lớn.
Qua hoạt động kể chuyện, ở trẻ sẽ hình thành và phát triển năng lực cảm thụ
nghệ thuật, trí tưởng tượng, tình cảm đạo đức, thị hiếu thẩm mỹ đặc biệt là
hình thành và phát triển ngôn ngữ nghệ thuật. Đồ dùng, trang thiết bị trong tổ
chức hoạt động vừa là phương tiện vừa là điều kiện để phát triển ngôn ngữ,
phát triển trí tuệ, đạo đức và định hướng thẩm mỹ cho trẻ. Để gợi trí tưởng
tượng ở trẻ cô giáo không chỉ chú ý đến lời kể chuyện mà cần phải có trực
quan minh họa để giúp trẻ củng cố các biểu tượng, hình tượng trong truyện.
Việc sử dụng một số phần mềm thiết kế câu chuyện là cách có thể khắc phục

những nhược điểm về giọng kể và ở một khía cạnh nào đó nó có thể thay thế
14

×