Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Phát triển du lịch bền vững tại Sầm Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.47 KB, 37 trang )

Mục lục:
Lời mở đầu........................................................................................................2
Phân I: Cơ sở lý luận ........................................................................................4
I/ Du lịch và hoạt động du lịch của con người..................................................4
1/ Những quan niệm khác nhau về du lịch........................................................4
2/ Khách du lịch................................................................................................5
3/ Hoạt động kinh doanh du lịch.......................................................................6
II/ Điều kiện phát triển du lịch bề vững
...........................................................................................................................
7
1/ Quan điểm phát triển du lịch bền vững.........................................................7
2/ Khái niệm và lược sử phát triển bền vững....................................................9
3/ Phát triển bền vững ở Việt Nan.....................................................................15
3.1 Về chính sách pháp luật...............................................................................16
3.2 Về một số mặt kinh tế- xã hội…………………………………………….18
III/ Các điều kiện phát triển du lịch ở Sầm Sơn................................................19
1/ Điều kiện về tài nguyên du lịch.....................................................................19
2/ Tài nguyên nhân văn.....................................................................................20
3/ Các điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ du khách...........................................20
4/ Các điều kiện về kinh tế……………………………………………………20
IV/ Phương pháp nghiên cứu............................................................................20.
Phần II: thực tiễn...............................................................................................21
I/ Đánh giá sự phát triển du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2005-2006......................22
II/Sầm Sơn kỷ niệm 100 năm du lịch................................................................22
III/ nét văn hoá độc đáo.....................................................................................23
1
Phần III: Giải pháp để phát triển du lịch bền vững ở Sầm Sơn.........................24
Kết luận:............................................................................................................ 36
Lời mở đầu
Sầm Sơn, xưa gọi là Gầm Sơn, với những làng chài nghèo, heo hút dưới
chân núi Trường Lệ, men theo một dải cát dài ven biển Đông. Trong chiến


tranh, người dân nơi đây quanh năm vất vả, đói nghèo, vật lộn với sóng gió để
kiếm miếng cơm, manh áo và sống trong mơ ước, khát khao về một huyền thoại
thần Độc Cước che chở.
Ngày nay, Sầm Sơn đang dần trở thành một đô thị du lịch văn minh, giàu
đẹp, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Hàng năm,
có hàng vạn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến với Sầm Sơn, góp phần
tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội trên địa bàn Thị xã nói riêng
và tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Những năm qua, Sầm Sơn luôn là địa điểm có sức hút mạnh mẽ đối với
khách du lịch trong và ngoài nước…Bởi nơi đây đã được tạo hoá ban tặng
những điều kiện tự nhiên hết sức tuyệt vời . Nơi đây có bờ biển xinh đẹp trải dài
đựơc bao bọc bởi dãy núi Trường lệ đã làm say đắm lòng người. Khác du lịch
đã biết đến Sấmơn như một điểm du lịch cực kỳ hấp dẫn nhưng thực trạng dịch
vụ du lịch trên địa bàn còn tồn tại một số vấn đề ở các lĩnh vực: Công tác quản
lý, điều hành, tổ chức kinh doanh dịch vụ, trật tự đô thị, văn minh du lịch, vệ
sinh môi trường, sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng... Để khắc phục những tồn tại
đó, yêu cầu đặt ra đối với Sầm Sơn là phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về
chất lượng du lịch, dịch vụ, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành,
2
các cấp và cộng đồng dân cư trong tổ chức hoạt động và phát triển bền vững du
lịch Sầm Sơn. Là một sinh viên theo học nghành du lịch, bản thân em lại sinh ra
trên vùng đất giàu tiềm năng về phát triển du lịch. Em rất quan tâm đến sự phát
triển du lịch ở vùng đất này bởi nó thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính
vì thế em chon đề tài: “Sầm Sơn phát triển du lịch bền vững”.
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn
để bài viết của em được đầy đủ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
Phần I: Cơ sở lý luận
I/Du lịch và hoạt động du lịch của con người

1/Những quan niệm khác nhau về du lịch:
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ
biến. Hội đồng lữ hành và du lịch quốc tế (World Travel and Tourism council-
WTTC) đã công nhận du lịch là một nghành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên
cả nghành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia,
du lịch là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Du lịch
đa nhanh chóng trử thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế
giới. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu đẻ đánh giá
chất lượng của cuộc sống. Vậy du lịch là gì và tại sao nó lại được đánh giá là
một nghành kinh tế giàu tiềm năng đến như vậy?
Trên thế giớn có rất nhiều quan niệm khác nhua về du lịch, ví dụ:
- Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một
dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thoả mãn các nhu cầu của
khách du lịch(định nghĩa về du lịch trong từ điển bách khoa quốc tế về du lịch)
- Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình
phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, , cư dân sở
tại và chính quyền nơi đón khác du lịch.( Định nghĩa của Michael Coltman).
Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam, tại điều 10 thuật ngữ du lịch được
hiểu như sau: “ du lịch là hoạt động của con người khỏi nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thưòi gian nhất định”.
4
Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gôm fnhiều thành
phần tham gia, tao thành một tổng thể hết sức phức tạp. hoạt đông du lịch vừa
có đặc điểm của nghành kinh tế, lại có đặc điểm của nghành văn hoá -xã hội.
2/ khách du lịch
Ngày 4/3/1993 theo đề nghị của tổ chức du lịch thế giới đã công nhận
những thuật ngữ sau để thông nhất việc soạn thảo thông kê du lịch:
Khách du lịch quốc tế ( international tourist) bao gồm:
- Khách du lịch quốc tế đến ( inbourd tourist) gồm những người từ nước

ngoài đến du lịch một quócc gia.
- Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài ( outbound tourist) gồm những
người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài.
Khách du lịch trong nước ( internal tourist) gồm những người là công dân
của một quốc gia đang sôngtrên lãnh thổ của một quốc gia và những người
nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch trong nước.
Khách du lịch nội địa ( domestics tourist) bao gồm khach du lịch trong nước
và khách du lịch quốc tế đến.
Khách du lịch quốc gia (national tourist) bao gôm khách du lịch trong nước
và khách du lịch trong nước ra nước ngoài.
Cũng như du lịch, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khach du lịch.
Song xét một cách tổng quát, khách du lịch đều có những đặc điểm chung như
sau:
- Khách du lịch phải là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên
của mình.
- Khách du lịch có thể khởi hành với mọi mục đích khác nhau loại trừ
mục đích kiếm tiền ở nơi đến ( những người đến để làm việc, những người đi
học, di cư, tị nạn….)
5
- Thời gian lưu lại nơi đếnít nhất là 24 giờ, hoặc có sử dụng ít nhất một
tối trọ, nhưng không được quá 1 năm.
Theo pháp lệnh về du lịch của Việt Nam thì khách du lịch là những người
đi du lịch hoặc kêt hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề
để nhận thu nhập từ nơi đến.
3/ Hoạt động kinh doanh du lịch
Hoạt động kinh doanh du lịch xuất phát từ nhu cầu đi du lịch của con
người.
Đó chính là việc kinh doanh các sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp
du lịch. Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hang fhoá cung cấp cho du khách,
được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khia thac scác yếu tố tự nhiên, xã hội với

việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở,
một vùng hay một uốc gia nào đó.Các tyành phần cơ bản của sản phẩm du lịch:
- Dịch vụ vận chuyển
- Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn, thức uống.
- Dịch vụ tham quan giải trí.
- Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm.
- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
Sản phẩm du lịch thường gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch, do vậy
sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được, không thể cất đi, tồn kho như
các hàng hoá thông thường khác. Việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch thường
diễn ra không đều đặn mà chỉ có thể tập trung vào những thời gian nhất điịnh,
vì thế hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tình mùa vụ. Sự dao động
trong tiêu dùng du lịch gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh và
từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các nhà kinh doanh du lịch. khắc
phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch luôn là vấn đề bức xúc cả về mặt
thực tiễn cùn như về mặt lý luận trong kinh doanh du lịch.
6
II/ Điều kiện để phát triển du lịch bền vững
1/Quan điểm phát triển du lịch bền vững
Quan điểm phát triển phát triển bền vững được quan tâm nhiều trên thế
giới kể từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Nó không chỉ đề cập đến vấn đề
du lịch, mà còn đối với những lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế- xã hội.
Trong các ấn phẩm khoa học nhìn chung các chuyên gia đều đi đến một sự
thống nhất quan điểm phát triển bền vững trong đó việc khai thác sử dụng các
tài nguyên tự nhiên và nhăn văn có quan tâm đến vấn đề bảo tồn để đảm bảo
đem lại các lợi ích cho xã hội cả trong hiện tại lẫn tương lai.
Lợi ích lớn nhất của phát triển du lịch bền vững là đánh giá đúng vai trò
và phát huy được sự quan tâm cho sự boả tồncác tài nguyên tự nhiên và nhân
văn tại các địa phương. Cách tiếp cận theo quan điểm phát triển bền vững đối
với quy hoạch phát triển du lịch là rất quan trọng, bởi vì phần lớn sự phát triển

du lịch phụ thuộc vào các điểm hấp dẫn và các hoạt động có liên quan đến môi
trường tự nhiên, các giá trị văn hoá của địa phương. Nếu các tài nguyên tự
nhiên và nhân văn bị xuống cấp hay bị huỷ hoại thì các điểm đến du lịch sẽ
không đạt được kểt quả như mong muốn. Hơn thế nữa dân cư địa phương sẽ
hứng chịu những tác động xấu của môi trường và những vấn đề tiêu cực về du
lịch do xã hội gây ra. Chúng ta cần phải xá địng rằng sự phát triển du lịch du
lịch trước hết cần đem lại những lợi ích thiết thực cho dân cư địa phương. Một
khi những lợi ích mà du lcị đem lại cho người dân địa phương tăng lên thì họ
cũng sẽ tích cực hơn với hoạt động du lịch và cũng sẽ ủng hộ việc bảo tồn các
tài nguyên du lịch tại địa phương. Phát triển là mục đích tối cao mà loài người
luôn hướng tới trong quá trình tồn tại. Trước đây, con người mới chỉ chú ý đến
sự phát triển kinh tế và do đó, mọi nguồn tài nguyên quý báu trên Trái Đất đều
được khai thác triệt để để phát triển. Tiên phong trong lĩnh vực này là các quốc
7
gia được gọi là các nước phát triển hay các nước công nghiệp mà hiện nay đã
đạt tới một trình độ phát triển rất cao. Họ là tấm gương để các nước đang phát
triển noi theo nhằm đạt tới một mức sống cao hơn, văn minh hơn…Xét một
cách tổng thể, quá trình phát triển của xã hội loài người chưa bao giờ ngừng lại.
Tuy nhiên, để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, coi tăng trưởng kinh tế là
mục tiêu số một, nhiều quốc gia cho rằng phải “tạm thời” hy sinh tính công
bằng xã hội và môi trường để có được tốc độ tăng trưởng nhanh. Điều đó có
nghĩa là phải chấp nhận một sự bất bình đẳng trong xã hội và một sự suy thoái
môi trường ở mức độ nào đó. Sau khi đạt được trình độ phát triển kinh tế cao,
lúc bấy giờ sẽ có điều kiện để khắc phục dần bất bình đẳng về phân phối thu
nhập trong xã hội và làm trong sạch lại môi trường. Ở nhiều nước, cái giá phải
trả cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh đó về mặt xã hội là sự đói nghèo của một
bộ phận dân cư, là sự thất học của một số thế hệ trẻ em, là sự mở rộng các khu
nhà ổ chuột ở đô thị, là tỷ lệ thất nghiệp kinh niên và thất nghiệp tạm thời luôn
luôn cao. Còn cái giá về mặt môi trường là những hoang mạc trên những vùng
đất trước đây từng là rừng nguyên sinh hay các mỏ khoáng sản, là các dòng

sông đen đúa vì nước thải và bầu trời xám xịt vì khói bụi công nghiệp…Sự phát
triển theo cách này đã dẫn đến sự nảy sinh các vấn đề mang tính toàn cầu như
môi trường ngày càng bị ô nhiễm, suy thoái, các nguồn tài nguyên cạn kiệt…
Và cứ như vậy, quá trình phát triển này sẽ đưa loài người đến đâu? Liệu loài
người còn có thể tồn tại bao lâu? Dựa trên cơ sở nào để tồn tại?…
Trên thế giới, nhiều hội nghị đã được tổ chức để bàn về vấn đề phát
triển sao cho vẫn đảm bảo được nhu cầu nhưng không gây ảnh hưởng đến môi
trường, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương
lai. Tại các hội nghị này, nhiều ý kiến đã được đưa ra, nhưng tựu trung lại thì đa
số đều thống nhất rằng: “vấn đề môi trường và tăng trưởng kinh tế phải được
giải quyết đồng bộ”, chỉ có phát triển một cách bền vững, gắn bó một cách hữu
8
cơ mục tiêu phát triển với mục tiêu bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động phát
triển thì mới có điều kiện thành công.
Như vậy, cho dù phát triển có là quy luật tất yếu, là mơ ước muôn đời
của nhân loại thì phát triển vẫn không thể được đẩy đến mức hủy hoại môi
trường, nơi sự phát triển được thực hiện. Phát triển phải được đặt trong sự hài
hòa với những yêu cầu hợp lý của bảo vệ môi trường. Và phát triển bền vững
chính là phương thức đảm bảo sự hài hòa ấy.
Vậy Phát triển bền vững là gì?
2. Khái niệm và lược sử phát triển bền vững
Mặc dù chúng ta có thể tìm thấy những ý tưởng về sự phát triển lâu bền
từ nhiều nền văn minh cổ đại, nhưng khái niệm “phát triển bền vững” thực sự
chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây, khi vấn đề môi trường trở thành một
yếu tố giới hạn đe dọa sự tiếp tục tăng trưởng, phát triển; và khi việc gìn giữ
và bảo vệ môi trường thực sự trở thành vấn đề sống còn của nhân loại, thuật
ngữ này nhanh chóng trở nên quen thuộc, phổ biến. Theo một thống kê chưa
thật đầy đủ, “ ít nhất có tới 70 định nghĩa về phát triển bền vững đang được
lưu hành ”. Các nước thường căn cứ vào khái niệm khung do UNEP đưa ra,
đồng thời căn cứ vào bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường cụ thể của

quốc gia mà đưa ra định nghĩa về phát triển bền vững làm cơ sở cho việc
hoạch định, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển của đất nước
mình.
Cụm từ “phát triển bền vững” lần đầu tiên được sử dụng một cách
chính thức trên quy mô quốc tế vào năm 1987, trong văn bản “Tương lai
chung của chúng ta”, do WCED phát hành; theo đó, “phát triển bền vững”
được hiểu là “sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của hiện tại, nhưng không
gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
9
Định nghĩa này khẳng định rõ rằng phát triển bền vững có ý nghĩa rộng
hơn là bảo tồn môi trường; bởi vì, khái niệm chủ yếu tập trung chú ý tới phúc
lợi lâu dài của loài người, khẳng định mọi thế hệ đều có quyền bình đẳng
trong sử dụng và cải tạo tự nhiên nhằm duy trì sự sống và đảm bảo phát triển.
Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” nhấn mạnh:
“Môi trường không tồn tại như một lĩnh vực tách biệt với những hoạt
động, mong ước và nhu cầu của con người; và nếu ai đó có ý định bảo vệ môi
trường mà tách khỏi những mối quan tâm của con người thì chỉ là đem lại cho
từ “môi trường” một hàm ý rất ngây thơ về chính trị”.
“Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, còn phát triển là cái mà chúng ta
cố gắng làm để cho mọi thứ ngày càng tốt hơn bên trong môi trường đó. Môi
trường và phát triển không thể tách rời nhau được”.
“Thông điệp trước tiên và hàng đầu của chúng ta là hướng về con người
- mà cuộc sống của họ là mục đích tối cao của tất cả các chính sách về môi
trường và phát triển”.
Theo quan điểm chung, phát triển bền vững bao hàm những yêu cầu về
sự phối hợp, lồng ghép của ít nhất ba mặt: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội
và bảo vệ môi trường.
Ngoài ba mặt chủ yếu đó, nhiều người còn đề cập tới những mặt
(hay còn gọi là khía cạnh) khác của phát triển bền vững như chính trị, văn hoá,
tinh thần, dân tộc…và đòi hỏi phải tính toán, cân đối chúng trong khi hoạch

định chiến lược và chính sách phát triển kinh tế.
Ba mặt nói trên tác động và quy định lẫn nhau. Sự phát triển lâu dài và
ổn định chỉ có thể đạt được dựa trên một sự cân bằng nhất định của chúng.
Trong một thời kỳ cụ thể, người ta có thể đặt một mặt nào đó lên vị trí ưu tiên
số một, song mức độ và thời hạn của sự ưu tiên đó là có giới hạn. Mọi quyết
10
định phát triển đều cần nhìn nhận trên quan điểm bền vững nhằm hướng tới một
tương lai tốt đẹp hơn của loài người.
Có thể tóm tắt những đặc điểm chủ yếu của phát triển bền vững như
sau:
- Mục đích phát triển là phải cải thiện chất lượng cuộc sống của loài
người. Phát triển kinh tế chỉ là một bộ phận quan trọng của phát triển nhưng đó
không phải là mục đích. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cần đạt đến một mức độ
nhất định mới có khả năng cải thiện từng bước chất lượng cuộc sống, mới có
năng lực và điều kiện bảo vệ tài nguyên, môi trường, hỗ trợ cho phát triển bền
vững.
- Phát triển cần dựa trên bảo vệ tài nguyên, môi trường; lấy việc khai thác,
sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở. Đối với việc sử dụng
các tài nguyên tái sinh, không được sử dụng quá khả năng tái sinh của chúng để
đảm bảo sử dụng lâu bền. Đối với tài nguyên không tái sinh, nên giảm sử dụng
tới mức thấp nhất hoặc tìm mọi cách để có thể thay thế bằng tài nguyên tái sinh.
- Hệ sinh thái tự nhiên là cơ sở chúng ta dựa vào để sinh tồn nên cần bảo
vệ cơ cấu, chức năng và tính đa dạng của nó. Hơn nữa, khả năng chịu tải của hệ
sinh thái trên Trái đất là có giới hạn, và sự giới hạn đó ở các vùng khác nhau
cũng khác nhau, do đó cần định ra một chính sách cân bằng giữa số lượng nhân
khẩu và phương thức sinh hoạt với khả năng chịu đựng của tự nhiên, đồng thời
thông qua sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và quản lý nghiêm ngặt mà nâng cao
giới hạn đó.
- Phát triển cần phải bền vững, không những thỏa mãn nhu cầu hiện tại
mà còn phải để lại cho các thế hệ tương lai một cơ sở tài nguyên, môi trường tốt

đẹp để họ cũng có thể dựa vào đó mà thỏa mãn nhu cầu của mình.
Khi đánh giá tính bền vững, người ta có thể căn cứ vào hai nhóm chỉ
tiêu, đó là:
11
- Chỉ tiêu đo chất lượng cuộc sống: còn gọi là chỉ tiêu phát triển con
người (HDI - Human Development Indicator), bao gồm thu nhập quốc dân tính
theo đầu người, tuổi thọ, học vấn…
- Chỉ tiêu về tính bền vững sinh thái: bảo tồn các hệ sinh thái và đa
dạng sinh học, cách thức sử dụng tài nguyên…
Lịch sử phát triển bền vững chỉ ra rằng chưa bao giờ nhân loại quan tâm
nhiều đến vấn đề môi trường và phát triển như hiện nay. Sau Hội nghị của Liên
hợp quốc về môi trường tại Stockholm (Thụy Điển) năm 1972, môi trường đã
trở thành vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, những năm sau đó, việc đưa môi trường
thành một phần trong kế hoạch phát triển quốc gia và quá trình ra quyết định
vẫn chỉ thu được những kết quả rất hạn chế. Tuy con người ngày càng đạt nhiều
thành tựu khoa học kỹ thuật về môi trường, nhưng về mặt chính trị - pháp lý,
vấn đề môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Hai mươi năm sau, khi loài người nhận ra rằng “con đường chúng ta
đang đi là không bền vững”
(5)
, Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất đã được triệu tập
tại Rio de Janeiro từ 3 đến 14/6/1992. Nó đánh dấu một bước ngoặt trong các
cuộc thương lượng quốc tế về vấn đề môi trường và phát triển, đặt nền móng
cho sự hợp tác toàn cầu giữa các nước phát triển và đang phát triển, cũng như
giữa các Chính phủ với các tổ chức xã hội, dựa trên nhận thức về nhu cầu và lợi
ích chung. Hội nghị mong muốn tìm ra sự cân bằng hợp lý giữa nhu cầu phát
triển kinh tế, xã hội và môi trường hiện tại với những nhu cầu của các thế hệ
mai sau bằng cách thông qua ba thoả thuận quan trọng định hướng cho tương
lai, đó là:
- Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển: Một loạt những nguyên tắc

xác định quyền lợi và trách nhiệm của các quốc gia, trong đó bao gồm các ý
tưởng như các quốc gia được toàn quyền khai thác các nguồn lợi riêng của mình
nhưng không được gây phương hại tới môi trường các nước khác; việc xoá bỏ
12
sự nghèo đói và giảm sự chênh lệch về mức sống trên phạm vi toàn thế giới…là
“không thể thiếu được” đối với sự phát triển bền vững.
- Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) : Kế hoạch hoạt động toàn cầu
nhằm khuyến khích sự phát triển bền vững. Agenda 21 là một khung kế hoạch
chung để thiết kế các chương trình hành động, bao gồm những mục tiêu, hoạt
động và phương tiện nhằm đạt được sự phát triển bền vững thế giới trong thế
kỷ 21. Agenda 21 đưa ra những định hướng cho phát triển bền vững; thể hiện
những vấn đề hiện tại và những thách thức mà thế giới sẽ phải đối mặt trong
thế kỷ 21. Agenda 21 khẳng định một cách tiếp cận mới đối với chiến lược
phát triển khi coi các vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ
môi trường là có mối quan hệ phụ thuộc nhau, thúc đẩy lẫn nhau và yêu cầu
mọi quốc gia phải có cách nhìn toàn diện và dài hạn về sự phát triển.
- Bản tuyên bố các nguyên tắc về rừng: Hướng tới sự quản lý bền vững
hơn nguồn lợi rừng trên toàn thế giới. Đây là “sự thoả thuận toàn cầu đầu tiên”
về vấn đề rừng. Các điều khoản chủ yếu bao gồm “tất cả các nước, nhất là các
nước phát triển, phải tiến hành mọi biện pháp để “làm xanh thế giới” bằng cách
trồng lại và bảo vệ rừng”; “các quốc gia có quyền phát triển rừng phù hợp với
nhu cầu kinh tế xã hội của mình”; và cần phải dành những khoản tài chính hỗ
trợ cho các nước đang phát triển lập các chương trình bảo vệ rừng; khuyến
khích những chính sách thay đổi về kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, ba văn kiện này không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý
mà chỉ là những cam kết chính trị cao nhất của các quốc gia thành viên. Ngoài
ra, tại Hội nghị này, hai công ước có sự ràng buộc về mặt pháp lý cũng đã được
đưa ra để các quốc gia quan tâm ký kết, đó là Công ước về biến đổi khí hậu và
Công ước về đa dạng sinh học. Cùng thời gian đó cũng diễn ra các cuộc đàm
phán về Công ước chống sa mạc hoá. Công ước này được đưa ra cho các nước

ký kết vào tháng 10 năm 1994 và có hiệu lực từ tháng 12 năm 1996. Đây chính
13
là những văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên thể hiện rõ nét mục tiêu phát triển
bền vững.
Với ý nghĩa là văn kiện khẳng định nguyện vọng của nhân loại phát
triển theo một cách thức đảm bảo kết hợp hài hòa các bộ phận cấu thành sự phát
triển bền vững, Chương trình hành động 21 và các văn kiện Rio khác đã tạo ra
những bước đệm quan trọng để đi đến một thế giới bền vững về mặt xã hội,
kinh tế và môi trường. Tuy chỉ mang tính chất khuyến nghị nhưng những văn
bản đó đã đóng vai trò quan trọng cho việc xây dựng một khung pháp lý, đặt
nền móng cho sự phát triển của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia
trong lĩnh vực này. Sau Hội nghị Rio de Janeiro, Agenda 21 tiếp tục được thảo
luận và thực hiện ở quy mô toàn cầu thông qua một số cuộc hội nghị thượng
đỉnh: Hội nghị về Phát triển xã hội (tháng 3/1995), Hội nghị về Các thành phố
(1996), các hội nghị thế giới về Quyền con người, Phụ nữ, Dân số, Khí hậu và
sự nóng lên toàn cầu, Lương thực…Các hội nghị nói trên đã làm cho các Chính
phủ, các tổ chức và nhân dân chú trọng hơn tới phát triển bền vững, đặc biệt tới
các vấn đề xã hội, văn hoá trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Nhiều nước đã xây dựng Agenda 21 của mình, lấy đó làm khuôn khổ chung để
hoạch định các chiến lược và kế hoạch phát triển cụ thể của đất nước và tổ chức
các chương trình hành động quốc gia.
Tiếp theo đó, từ 23 đến 27 tháng 6 năm 1997, Đại hội đồng Liên hợp
quốc đã tổ chức khoá họp đặc biệt về môi trường tại New York. Khoá họp này
thường được biết đến dưới cái tên Hội nghị thượng đỉnh Trái đất + 5 (Rio+5),
để xem xét và đánh giá tiến trình thực hiện các cam kết tại Hội nghị Rio, đặc
biệt là việc thực hiện Chương trình nghị sự 21. Tại đây, một lần nữa, tất cả các
nước dù là phát triển hay đang phát triển đều nhận thức sâu sắc và thấy rõ hơn
thách thức của vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, coi môi trường
không chỉ gắn với phát triển mà còn là sự sống còn của loài người, từ đó nâng
14

×