Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BÀI 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.14 KB, 6 trang )

Ngày soạn: 10/1/2010
BÀI 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
( 1 Tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Hiểu rõ đạo đức là gì? Hiểu rõ được mối quan hệ giữa đạo dức với pháp luật và
phong tục tập quán
- Nhận biết được vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội
2. Về kĩ năng
- vận dụng được những kiến thức đã học để lí giải một số vấn đề đạo đức trong lịch
sử
- Có khả năng đánh giá nhất định về các vấn đề đạo đức xã hội ngày nay, đặc biệt
là các vấn đề đạo đức hàng ngày của học sinh
3. Về thái độ
- Có thái độ đúng và khách quan với các hiện tượng đạo đức xã hội nói chung, đặc
biệt là các hiện tượng đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay nói riêng
- Có ý thức điều chỉnh các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mới.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Khái niệm về đạo đức
- Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách GDCD lớp 10
- Sách giáo viên DGCD lớp 10
- Sách thiết kế bài giảng lớp 10
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Dạy bài mới.
Công cha như núi Thái Sơn


Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Câu ca dao trên nói về đạo làm con phải giữ tròn chữ “HIẾU” đối với cha mẹ. Con
cái hiếu thảo với cha mẹ là thể hiện đạo đức của cá nhân trong gia đình; con cái bất hiếu
với cha mẹ bị coi là vô đạo đức. Đạo đức trở thành chuẩn mực để đánh giá con người đối
với gia đình, xã hội.
Sinh thời Chủ Tịch HỒ CHÍ MINH cũng coi đạo đức như gốc của cây, như nguồn của
sông. Người viết “ cũng như sông thì có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông
cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức,
không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.”
Vì sao đạo đức lại có tầm quan trọng như vậy, để hiểu rõ hơn về đạo đức hôm nay chúng
ta học bài :
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
GV đưa tình huống:
GV: Trước khi đi vào nội dung chính của bài các
em hãy trả lời những câu hỏi trong những tình
huống sau:
1/ Lớp A có bạn B nhà nghèo, gặp rất nhiều khó
khăn, giả sử em là một thành viên trong lớp bạn đó
thì em sẽ làm gì, và tại sao phải làm như vậy?
HS:Trả lời
GV: Chốt lại - tất cả các hành động trên điều đúng,
nó mang tính chất điều chỉnh hành vi của con
người và làm cho mối quan hệ giữa con người với
con người trở nên tốt đẹp hơn. Vậy, theo em đạo
đức là gì?
HS:Trả lời
GV: Bổ sung, chốt ý =>
GV:

Một cá nhân biết tự điều chỉnh hành vi của mình
phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của người
khác thì được coi là người có đạo đức.
VD : Bạn C vì ngủ dậy muộn nên đi học trễ. Trên
đường đi học vì chạy xe quá nhanh để kịp giờ học
nên khi đèn đỏ bạn không dừng lại mà vẫn đạp xe
qua. Hậu quả là làm cho những người đi ngược
chiều va chạm vào nhau gây ra tai nạn giao thông.
GV: Em có nhận xét gì về hành vi của bạn bạn C?
HS:
GV: Trong cuộc sống một số người chỉ biết đến lợi
ích của mình mà bất chấp lợi ích của người khác ,
của xã hội. Những người như vậy thì sẽ bị xã hội
lên án, phê phán và bị xem là những người thiếu
đạo đức, thiếu ý thức.
Gv: Em nào có thể lấy một vài ví dụ về tấm gương
đạo đức mà em biết hoặc được nghe kể?
Hs: Trao đổi ý kiến
Gv: Nhận xét bổ sung thêm.
- Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Gv:giảng giải
Hồ Chí Minh
 Yêu nước
 Thương dân
 Hi sinh cả cuộc đời mình cho sư nghiệp
giải phóng dân tộc.
- Người đã đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên
lợi ích của cá nhân.
Gv: Đạo đức đóng một vai trò rất quan trọng
1. Quan niệm về đạo đức.

a. Đạo đức là gì?
Đạo đức là hệ thống các quy tắc,
chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con
người tự điều chỉnh hành vi của
mình cho phù hợp với lợi ích của
cộng đồng, của xã hội.
và cần thiết. Nhờ có nó mà con người tự giác
điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp
với các quy tắc chuẩn mực xã hội và lợi ích
của xã hội và của cộng đồng
GV giảng: Cùng với sự vận động và phát triển của
lịch sử xã hội, các quy tắc chuẩn mực xã hội cũng
biến đổi theo. Tùy theo sự phát triển của xã hội mà
mỗi xã hội có một nền đạo đức riêng. Nền đạo đức
này luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của
giai cấp thống trị.
VD: Trong xã hội phong kiến “ Trung” có nghĩa là
trung thành vô điều kiện với vua. Ngày nay “
Trung” nghĩa là trung thành với lợi ích của đất
nước, của nhân dân.
VD: Ngày xưa con người chặt củi đốt than trên
rừng để sinh sống. Theo quan niệm xưa thì đó là
người lương thiện vì củi trên rừng không thuộc về
ai, không liên quan gì đến người khác.
Ngày nay việc chặt củi đốt than coi là lương thiện
không?
HS: trả lời
GV: Không, đây là một trong những nguyên
nhân chủ yếu trong việc hủy hoại rừng và dẫn đến
hủy hoại mội trường gây mất cân bằng sinh thái và

nhiều hậu quả tai hại cho con ngừơi.Việc chặt củi
đốt than ngày nay không chỉ bị phê phán về mặt
đạo đức mà còn vi phạm đến pháp luật bảo vệ
rừng.
GV: Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là một
nền đạo đức tiến bộ phù hợp với yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Nền đạo đức mới của chúng ta vừa kế thừa những
giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa kết
hợp và phát huy những tinh hoa văn hóa của nhân
loại.
GV: Các em lấy ví dụ về nền đạo đức mới của
nứơc ta vừa có sự kế thừa và phát huy những tinh
hoa văn hóa của nhân loại?
GV:
Ví dụ như nền đạo đức đoàn kết, tương thân tương
ái của nhân dân ta
+ Trước đây : Đoàn kết cùng nhau chống ngoại
xâm, giúp đỡ nhau cùng vượt qua bao khó khăn để
có nền độc lập
+ Nay : Đoàn kết, giúp đỡ cùng nhau xây dựng đất
nước giàu mạnh…
GV: Chuyển ý
Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi
của con người nhưng không phải là phương thức
duy nhất. Pháp luật và phong tục tập quán cũng là
những phương thức dùng để điều chỉnh nhất định
đối với hành vi của con ngừơi.Tuy nhiên giữa
chúng có những khác biệt cơ bản. Để hiểu rõ sự
khác biệt đó chúng ta sang phần b.

GV: + Pháp luật quy định “Công dân có nghĩa vụ
đóng thuế và lao động công ích theo quy định của
pháp luật”.
+ Ở Việt Nam hàng năm đều đón tết cổ
truyền
+ Gia đình Việt Nam thường có phong tục
thờ cúng ông bà, tổ tiên.
Từ các VD trên các em hãy tìm những yếu tố đạo
đức ở trong mỗi VD.
HS: Trả lời ý kiến cá nhân
GV: Kết luận
* Đóng thuế là nghĩa vụ cũng là trách nhiệm của
mỗi người dân.Việc đóng thuế đầy đủ thể hiện sự
tự giác, ý thức của mỗi người dân, đóng thuế để
nhà nước sử dụng vào việc thực hiện chức năng
quản lí kinh tế- xã hội một cách tốt nhất.Dùng để
xây dựng trường học, bệnh viện, trạm xá…giúp đỡ
những người già yếu không nơi nương tựa, gia
đình thương binh, liệt sĩ.Thể hiện trách nhiệm đạo
đức của cá nhân đối với xã hội.
* Tết cổ truyền là phong tục tập quán lâu đời của
người dân. Hàng năm mổi người dù đi đâu xa
nhưng đến ngày này đều tụ họp về quê hương, gia
đình xum họp.
* Thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ thể hiện sự biết
ơn, ghi nhớ công ơn của cha mẹ đã nuôi nấng và
chăm sóc con cái nên người
Từ 3 VD trên cô rút ra kết luận : Phương pháp điều
chỉnh hành vi của


GV: Tuy nhiên trong thực tế có những trường hợp
hành vi của cá nhân không vi phạm pháp luật
nhưng vẫn bị xã hội phê phán về mặt đạo đức.
Con cái phụng dưỡng cha mẹ tuổi già nhưng lại
thiếu chu đáo và thiếu tôn kính.
b. Phân biệt đạo đức với pháp luật
và phong tục tập quán trong sự
điều chỉnh hành vi của con người.
Đạo đức Pháp luật Phong
tục, tập
quán
- Các
chuẩn
mực đạo
đức do xã
hội đề ra.
-Điều
chỉnh
hành vi
mang tính
tự nguyện,
tự giác.
-Được
đảm bảo
thực hiện
bằng sức
mạnh của
dư luận
XH và
lương tâm

mỗi
người.
- Các quy
tắc xử sự
do nhà
nước ban
hành.
- Điều
chỉnh
hành vi
mang tính
bắt buộc
chung.
- Sức
mạnh
cưỡng
chế đảm
bảo thực
hiện
những
quy định
của nhà
nước,
-Những
thói quen,
tục lệ, trật
tự nề nếp
lâu đời
của XH.
- Những

phong tục
tập quán
lâu đời
còn phù
hợp với
xã hội ,
thuần
phong mĩ
tục cần
duy trì
phát huy.
- Những
phong tục
tập quán
lạc hậu,
lỗi thời
thì loại
bỏ.
VD: (SGK trang 64)
Gv:Hãy lấy một vài VD về việc cá nhân không
vi phạm pháp luật nhưng vẫn bị xã hội lên án?
GV: Đạo đức có vai trò như thế nào trong sự phát
triển của cá nhân, gia đình và xã hội chúng ta sang
2.
GV: Các tổ nhóm luận nhóm trong 5 phút rồi cử
đại diện nhóm trình bày:
Nhóm 1 : Vai trò của đạo đức đối với cá nhân? ở
mỗi cá nhân, tài năng và đạo đức cái nào quan
trọng hơn vì sao? Cho VD minh họa?
Nhóm 2: Vai trò của đạo đức đối với gia đình?

Theo em hạnh phúc gia đình có được là nhờ tiền
bạc, danh vọng hay đạo đức? Vì sao?cho VD dẫn
chứng?
Nhóm 3: Vai trò của đạo đức đối với xã hội?
Trường em vừa qua có tổ chức đợt quyên góp tiền
ủng hộ đồng bào lũ lụt ở Miền Trung về cơn bão
số 5 – 6 em có suy nghĩ và hành động gì về việc
làm trên của trường em không?
HS: Trình bày câu hỏi của mỗi nhóm
GV: Nhận xét và kết luận
Nhóm 1: Mỗi cá nhân cần phải phát triển hài hòa
hai mặt đạo đức và tài năng trong đó đức là gốc.
Như bác hồ kính yêu đã từng nói “ có tài mà không
có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không
có tài thì làm việc gì cũng khó” do đó tài và đức
phải luôn đi bên cạnh nhau bổ sung và hổ trợ nhau
trong đó đức là gốc.
Nhóm 2:Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của
một gia đình hạnh phúc, gia đình có đạo đức mới
giáo dục được con cái đúng với quy tắc, chuẩn
mực đạo đức của xã hội, từ đó con cái mới khôn
ngoan và trưởng thành.
VD: Gia đình có bố mẹ giàu có, làm quan chức to
nhưng bên cạnh đó lại không quan tâm đến việc
giáo dục con cái, họ chỉ biết cho con thật nhiều
tiền để tiêu xài. Vì vậy dẫn đến việc con cái thiếu
đi sự quan tâm lo lắng của bố mẹ nên dễ xa vào
con đường ăn chơi, cờ bạc, nghiện hút…thì gia
đình đó nhất định không có hạnh phúc. Do đó hạnh
phúc không thể có được nhờ tiền bạc và danh vọng

Nhóm 3:Hành động của trường là việc có ý nghĩa
rất lớn ,góp phần giáo dục thế hệ trẻ có tấm lòng vì
người khác,còn phát triển XH
2. Vai trò của đạo đức trong sự
phát triển của cá nhân, gia đình
và xã hội
a. Đối với cá nhân
Đạo đức có vai trò :
- Góp phần hoàn thiện nhân cách
con người.
- Có ý thức và năng lực sống thiện
và sống có ích
- Giáo dục lòng nhân ái vị tha.
b. Đối với gia đình
Đạo đức có vai trò:
- Đạo đức là nền tảng của gia đình
- Tạo ra sự ổn định và phát triển
vững chắc của gia đình
- Là nhân tố để xây dựng gia đình
hạnh phúc
c. Đối với xã hội
Đạo đức có vai trò:
- Đạo đức được coi là sức khỏe của
cơ thể sống
- Giúp xã hội sẽ phát triển bền vững
GV: Xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức
mới ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn không
chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con
người Việt Nam hiện đại, mà còn góp phần xây
dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc.
nếu trong xã hội đó các quy tắc,
chuẩn mực đạo đức được tôn trọng
và luôn được củng cố, phát triển.
- Xã hội bị mất ổn định khi đạo đức
bị xem nhẹ, không được tôn trọng.
4. Củng cố .
- Đạo đức là gì ?Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự diều
chỉnh hành vi của con người. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia
đình và xã hội.
5. Dặn dò :Học bài cũ và chuẩn bị bài mới” Một số phạm trù cơ bản của đạo đức”

×