ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
DƯƠNG THỊ NHƯ MƠ
THÁI ĐỘ CỦA PHỤ HUYNH HỌC SINH TRƯỜNG THPT
NGUYỄN THƯỢNG HIỀN ĐỐI VỚI GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN TÂM LÝ HỌC
Đà nẵng 2010
Trang 1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự
sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè, và người thân.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng chân thành biết ơn đến các thầy giáo, cô
giáo khoa tâm lý – giáo dục đã cung cấp cho các em kiến thức trong 4 năm
học qua để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Thạc sỹ Lê Thị Phi – cô giáo trực
tiếp hướng dẫn đã nhiệt tình dẫn dắt, tận tâm chỉ bảo em trong suốt quá trình
làm đề tài.
Con cảm ơn ba mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con, là điểm tựa vững
chắc cho con suốt năm tháng qua.
Xin chân thành cảm ơn phụ huynh và các em học sinh THPT trường
Nguyễn Thượng Hiền đã giúp em trong quá trình điều tra thu thập số liệu thực
tiễn.
Cảm ơn các bạn trong lớp đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cũng
như chia sẻ tài liệu, đóng góp ý kiến giúp tôi làm tốt đề tài của mình.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi sai sót, rất mong sự đóng
góp ý kiến của thầy cô và các bạn để những công trình nghiên cứu tiêp theo
được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng, ngày 22/5/2010
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Như Mơ
Trang 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát 3
4. Giả thuyết khoa học . 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phạm vi nghiên cứu 3
7. Phương pháp nghiên cứu 4
NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề “Thái độ của phụ huynh đối
với giáo dục giới tính 5
1.1.1. Trên thế giới 5
1.1.2. Ở Việt Nam 8
1.2. Những khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài 10
1.2.1. Cơ sở lý luận chung về thái độ 10
1.2.1.1. Khái niệm thái độ 10
1.2.1.2. Đặc điểm của thái độ 13
1.2.1.3. Cấu trúc thái độ 13
1.2.1.4. Chức năng thái độ 15
1.2.1.5.Phân loại thái độ 15
1.2.2. Lý luận về học sinh THPT 16
1.2.2.1.Khái niệm về học sinh THPT 16
1.2.2.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT 16
1.2.3. Lý luận về giáo dục giới tính 18
1.2.3.1. Khái niệm về giáo dục giới tính 19
Trang 3
1.2.3.2. Nội dung của giáo dục giới tính 20
1.2.3.2.1. Khái niệm về giới tính và các mối quan hệ 20
1.2.3.2.2. Những thay đổi về tâm sinh lý của lứa tuổi THPT 22
1.2.3.2.3. Khái niệm về tình yêu 24
1.2.3.2.4. Khái niệm về tình dục và sức khỏe sinh sản 25
1.2.3.3. Giáo dục giới tính trong trường phổ thông 29
1.2.4. Vai trò của giáo dục giới tính đối với học sinh THPT 30
1.2.5. Những tác hại và nguyên nhân khi học sinh thiếu kiến thức về giáo
dục giới tính 33
1.2.6. Những vấn đề lý luận về “Thái độ của phụ huynh học sinh trung
học phổ thông trường THPT Nguyễn Thượng Hiền đối với giáo dục giới
tính” 35
1.2.6.1. Khái niệm phụ huynh học sinh 35
1.2.6.2. Khái niệm thái độ của phụ huynh học sinh THPT Nguyễn
Thượng Hiền đối với giáo dục giới tính 35
1.2.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của phụ huynh học sinh
THPT Nguyễn Thượng Hiền về giáo dục giới tính 36
Chương 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu 39
2.2. Quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 39
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 45
2.2.3. Phương pháp thống kê toán học 46
Trang 4
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
3.1. Thái độ của phụ huynh học sinh THPT trường Nguyễn Thượng Hiền đối
với giáo dục giới tính được thể hiện ở mặt nhận thức. 48
3.1.1. Nhận thức của phụ huynh học sinh THPT trường Nguyễn Thượng
Hiền về biểu hiện khái niệm giáo dục giới tính cho học sinh 48
3.1.2. Nhận thức của phụ huynh về một vài nội dung của giới tính 51
3.1.3. Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục giới tính
trong gia đình 53
3.1.4. Nhận thức của phụ huynh học sinh về vai trò của giáo dục giới tính
đối với các em học sinh THPT 54
3.2. Thái độ của phụ huynh học sinh THPT trường Nguyễn Thượng Hiền đối
với giáo dục giới tính được thể hiện ở mặt xúc cảm 60
3.3. Thái độ của phụ huynh học sinh THPT trường Nguyễn Thượng Hiền đối
với giáo dục giới tính được thể hiện ở mặt hành vi 67
3.3.1. Hành vi ứng xử của phụ huynh trong cách giáo dục con cái 67
3.3.2. Hành vi giáo dục giới tính của phụ huynh trong gia đình 69
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trang 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDGT : Giáo dục giới tính.
MĐ : Mức độ.
SL : Số lượng thô.
THPT : Trung học phổ thông.
TTN : Thanh thiếu niên.
SKSS : Sức khỏe sinh sản.
ĐTB : Điểm trung bình.
NXB : Nhà xuất bản.
TT : Thứ tự.
Trang 6
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT TÊN BẢNG Trang
Bảng
1
Nhận thức của phụ huynh học sinh THPT trường Nguyễn
Thượng Hiền đối với giáo dục giới tính.
48
Bảng
2
Nhận thức của phụ huynh về một số nội dung của giáo dục
giới tính.
50
Bảng
3
Nhận thức của phụ huynh về lĩnh vực tình dục trong giáo
dục giới tính.
52
Bảng
4
Nhận thức của phụ huynh về lĩnh vực tình yêu trong giáo
dục giới tính.
53
Bảng
5.
Nhận thức của phụ huynh đối với giáo dục giới tính ở trong
gia đình.
54
Bảng
6
Nhận thức của phụ huynh về vai trò của giáo dục giới tính
đối với các em học sinh THPT.
55
Bảng
7
Nhận thức của phụ huynh về việc đưa chương trình giáo
dục giới tính vào trong nhà trường.
57
Bảng
8
Tổng hợp đánh giá nhận thức chung của phụ huynh đối với
giáo dục giới tính.
58
Bảng
9
Những tác động đến nhận thức của phụ huynh học sinh. 59
Bảng
10
Xúc cảm của phụ huynh khi biết con mình hiểu biết các vấn
đề về giới tính.
61
Bảng
11
Xúc cảm của phụ huynh khi đối mặt với câu hỏi mang tính
chất giới tính.
63
Bảng
12
Xúc cảm của phụ huynh khi ở vào vị trí của người cha
người mẹ khi có con lỡ mang thai hay gây hậu quả cho
người khác có thai.
65
Bảng
13
Tổng hợp mặt xúc cảm chung của phụ huynh học sinh
THPT trường Nguyễn Thượng Hiền đối với giáo dục giới
tính.
66
Bảng
14.
Tổng hợp mặt xúc cảm chung của phụ huynh học sinh
THPT trường Nguyễn Thượng Hiền đối với giáo dục giới
67
Trang 7
tính xét theo giới tính.
Bảng
15
Ứng xử của phụ huynh khi biết con mình có bạn trai(bạn
gái).
68
Bảng
16
Tìm hiểu cách thức giáo dục giáo dục giới tính cho học sinh
THPT của phụ huynh.
70
Bảng
17
Tìm hiểu thời điểm mà phụ huynh học sinh đã giáo dục giới
tính cho con em từ khi nào.
71
Bảng
18
Hành vi ứng xử của phụ huynh khi con cái chủ động hỏi về
vấn đề giới tính.
72
Bảng
19
Hành vi mà phụ huynh giáo dục giới tính cho con 73
Bảng
20
Bảng tổng hợp hành vi của phụ huynh về vấn đề giáo dục
giới tính cho học sinh THPT.
74
Bảng
21
Tổng hợp hành vi của phụ huynh đối với giáo dục giới tính
cho học sinh THPT theo giới tính
74
Bảng
26
Thái độ của phụ huynh học sinh đối với giáo dục giới tính
trên ba mặt, nhận thức, xúc cảm, hành vi.
75
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT TÊN BẢNG Trang
Bảng
22
Đánh giá thái độ của phụ huynh đối với giáo dụcgiới
tính.
75
Bảng
23
So sánh xúc cảm tích cực và hành vi tích cực theo
giới tính.
76
Bảng
24
Tổng hợp mặt xúc cảm xét theo giới tính. 76
Trang 8
Bảng
25
Tổng hợp mặt hành vi xét theo giới tính. 77
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, xã hội càng phát triển thì đời sống con người ngày càng
được cải thiện hơn với mục tiêu hình thành nên những thế hệ sau có sự phát
triển về thể chất và tinh thần một cách toàn diện, nhằm đào tạo nhân tài cho
đất nước, cho sự phát triển bền vững của xã hội.
Một trong những mục tiêu phát triển toàn diện con người hướng vào
thế hệ trẻ là giáo dục giới tính cho học sinh THPT nhằm nâng cao hiểu biết
cho học sinh về giới tính, định hướng các em trong mối quan hệ với bạn khác
Trang 9
giới, với hôn nhân và gia đình. Giới tính, tình dục, tình yêu là vấn đề muôn
thuở của xã hội loài người như cơm ăn nước uống, một vấn đề tự nhiên cho sự
phát triển của con người cho mọi quá trình sống khác như giao tiếp, lao động,
nghỉ ngơi……Do vậy giáo dục giới tính có ý nghĩa xã hội quan trọng trên cả
hai phương diện nâng cao chất lượng giống nòi và chất lượng cuộc sống.
Học sinh THPT là lứa tuổi đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ về
tâm sinh lý. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ này làm các em có dáng vẻ người lớn,
ghi dấu cho sự trưởng thành mà đặc điểm nổi bậc nhất là sự triển khai của quá
trình phát dục. Gắn liền với hiện tượng này là sự xuất hiện những nhu cầu
mới về tình bạn khác giới, tình dục và tình yêu.
Trước sự phát triển về tâm lý thể chất của học sinh và sự phát triển
mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng có những vấn đề về giới, giới
tính, tình dục tình yêu, nên không thể để các em tự mò mẫm trong việc thỏa
mãn những nhu cầu mới nảy sinh của mình khi mà sự hiểu biết và kinh
nghiệm còn quá ít ỏi, không thể để trẻ em tự phát thu nhận những vấn đề nhạy
cảm trên những phương tiện thông tin không phải lúc nào cũng đúng đắn và
có lợi. Do vậy giáo dục giới tính là cần thiết cho các em.
Một trong những nơi chiếm ưu thế cho việc giáo dục giới tính chính là
gia đình. Trong gia đình các em được thu nhận những tri thức, thái độ và
chuẩn mực đầu tiên quan trọng nhất về tất cả các mặt trong cuộc sống. Những
quan hệ đạo đức trong gia đình là cơ sở gần gũi đầu tiên và quan trọng nhất
của việc giáo dục giới tính cho các em ở các độ tuổi khác nhau. Cha và mẹ là
những người có ưu thế đặc biệt trong giáo dục giới tính đối với con cái trong
suốt quá trình khôn lớn để trở thành con trai, con gái, đàn ông, đàn bà, theo
chuẩn mực của xã hội.
Những vấn đề về giới tính là những vấn đề nhạy cảm, tế nhị, cho nên
các bậc phụ huynh là những người thân cận nhất với các em dễ dàng tiếp cận
Trang 10
và tâm sự với các em về những mối quan hệ bạn bè, tình yêu….và đưa ra
những sự hướng dẫn, những lời khuyên bổ ích cho con cái.
Tuy nhiên một thực tế hiện nay cho thấy, ở các nước Á Đông, cụ thể
là Việt nam quan niệm về giới tính, tình dục, tình yêu còn rất hạn chế, có đôi
phần khắt khe. Nên các bậc cha mẹ thường ít hoặc không đề cập đến những
vấn đề nhạy cảm vì sợ làm hư con cái, là vẽ đường cho hươu chạy, với suy
nghĩ đến khi nào lớn các em sẽ tự biết. Hoặc nếu có đề cập đến thì cũng
chung chung không rõ ràng càng gây nhiều thắc mắc cho con cái những vấn
đề về giới tính tình bạn, tình yêu. Trong khi đó chương trình giáo dục giới
tính ở nhà trường chỉ giải quyết được phần nào thắc mắc ở lứa tuổi này.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn như vậy chúng tôi chọn vấn đề
nghiên cứu “Thái độ của phụ huynh học sinh Trung học phổ thông trường
Nguyễn Thượng hiền đối với giáo dục giới tính”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thái độ của phụ huynh học sinh trung
học phổ thông ở trường Nguyễn Thượng Hiền đối với giáo dục giới tính .
Làm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp nhằm xây dựng thái độ
tích cực của phụ huynh học sinh về giáo dục giới tính cho học sinh trung học
phổ thông.
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát.
Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của phụ huynh học sinh trường THPT
Nguyễn Thượng Hiền đối với giáo dục giới tính
Khách thể nghiên cứu : Phụ huynh học sinh trường THPT Nguyễn
Thượng Hiền
Đối tượng khảo sát: Khảo sát trên 100 phụ huynh học sinh của trường
THPT Nguyễn Thượng Hiền
4. Giả thuyết khoa học
Trang 11
Phụ huynh học sinh trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Thượng
Hiền có thái độ tích cực đối với giáo dục giới tính cho học sinh THPT. Tuy
nhiên còn một số ít phụ huynh còn ngại ngùng và chưa có ứng xử hợp lý
trong giáo dục giới tính cho con em.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về giáo dục giới tính và thái độ
của phụ huynh học sinh đối với giáo dục giới tính.
Tìm hiểu thực trạng thái độ của phụ huynh học sinh THPT trường
Nguyễn Thượng Hiền đối với giáo dục giới tính.
Trên cơ sở đó đề xuất một biện pháp giúp cho phụ huynh học sinh
trường THPT Nguyễn Thượng Hiền có thái độ tích cực đối với giáo dục giới
tính.
6. Phạm vi nghiên cứu.
Do điều kiện hạn chế, trong phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ nghiên
cứu thái độ cha mẹ của học sinh THPT trường Nguyễn Thượng Hiền đối với
giáo dục giới tính.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Để xây dựng hệ thống khái niệm làm cơ sở lý luận cho đề tài, chúng
tôi sử dụng nhóm phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát về lý thuyết.
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Để khảo sát thực trạng thái độ của phụ huynh chúng tôi sử dụng hệ
thống các phương pháp sau:
a/ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Angket).
Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong việc thu thập thông
tin về thái độ của phụ huynh học sinh THPT trường Nguyễn Thượng Hiền đối
với giáo dục giới tính.
Trang 12
Bảng hỏi được xây dựng dựa trên cấu trúc của thái độ là: Mặt nhận
thức, mặt cảm xúc và mặt hành vi về vấn đề này.
b/ Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phương pháp này chúng tôi nhằm thu thập thông tin đầy đủ,
chính xác hơn về thái độ của phụ huynh học sinh THPT trường Nguyễn
Thượng Hiền đối với giáo dục giới tính bổ trợ cho quá trình điều tra bằng
phương pháp bảng hỏi.
c/ Phương pháp thống kê toán học.
Để xử lý số liệu thu được, nhằm đưa ra được những kết luận chính
xác, khách quan cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp thống
kê trong toán học: Tính phần trăm và tính trung bình cộng.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề “Thái độ của phụ huynh
đối với giáo dục giới tính”.
1.1.1 . Trên thế giới:
Trang 13
Mỗi một vùng, lãnh thổ, quốc gia khác nhau với những nền văn hóa
đặc trưng thì có những thái độ khác nhau về giáo dục giới tính.
Theo như Ford và Baech, 1951 cho rằng: Các nền văn hóa rất khác biệt
nhau trong việc giáo dục giới tính và chuẩn bị cho thanh niên về cuộc sống
tình dục. Như trên đảo Ponape, trẻ em từ 4 đến 5 tuổi được người lớn giáo
dục tình dục một cách kỹ lưỡng và khuyến khích thực hành với nhau. Trong
tộc người Chewa ở Châu Phi bố mẹ cho rằng thực hành tình dục sẽ làm cho
cá nhân hoàn hảo, với sự đồng ý của bố mẹ trẻ trai và trẻ gái làm lều chơi trò
vợ chồng với nhau [3].
Hoặc theo như các hiện vật đời xưa để lại cho thấy ở Trung Quốc các
cô gái khi về nhà chồng thường được mẹ đặt trong rương quần áo, hay hộp
của hồi môn những món quà quý giá nhất. Đó là những quyển sách dạy làm
tình, có mô tả hoặc thường là hình vẽ dạy các tư thế làm tình sao cho cả hai
vợ chồng đều đạt đến khoái cảm cao nhất (loại hình giáo dục giới tính cổ đại).
Ngược lại có một số nền văn hóa coi tình dục là vấn đề nghiêm cấm và
nghiêm khắc đề nén những biểu hiện của tình dục, như trẻ em người Kwoma
ở New Guinea bị trừng phạt nếu như chơi trò chơi giới tính, và cấm chạm vào
người nhau[3].
Ngày nay giáo dục giới tính đã trở nên cần thiết cho con người nên
một số quốc gia như Tiệp Khắc, HungGaRi, Ba Lan đã đưa chương trình giáo
dục giới tính vào trong nhà trường bằng những chương trình bắt buộc. Còn
các nước phương Tây như Anh, Đan Mạch, Thụy Điển đã tiến hành giáo dục
học sinh khá sớm (1966). Ở Pháp chương trình giáo dục nội dung này thực
hiện từ năm 1973. Đặc biệt một số nước ở Châu Á, Phi Mỹ Latinh cũng đưa
chương trình giới tính vào trường phổ thông và đạt nhiều kết quả tốt. Trung
quốc tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh từ năm 1974 và hiện nay là
một trong những nước có công trình nghiên cứu cũng như có sự phát triển cao
Trang 14
về khoa học về giới tính, nhằm cung cấp cho các em những kiến thức và kỹ
năng liên quan đến sự phát triển về tâm sinh lý của bản thân.
Con người ngày càng hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của giáo dục
giới tính nên đã có nhiều dự án, chương trình giáo dục về giới cho các em học
sinh. Tùy vào điều kiện phát triển của từng vùng miền vào khả năng thực
hiện nên có những chương trình riêng như việc nghiên cứu sức khỏe sinh sản
giáo dục dân số (1984, 1986), các hội nghị UNESCO khu vực đã làm sáng tỏ
những yêu cầu về giáo dục đời sống gia đình và giáo dục giới tính trong quá
trình giáo dục dân số ở các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ở Châu
Mỹ La tinh đưa dịch vụ sức khỏe sinh sản cho thanh niên về tình dục, kế
hoạch hóa gia đình, bệnh lây truyền qua đường tình dục và phá thai. Châu Phi
huấn luyện cán bộ giáo dục đồng đẳng để cải thiện sức khỏe sinh sản, tình
dục. Còn ở Châu Á giáo dục giới tính đã được đưa vào trong trường học như
Trung Quốc, Thái Lan, Singapo. Philipin….
Theo SIECUS, Hội đồng Thông tin và Giáo dục Giới tính Hoa Kỳ,
93% người lớn được họ khảo sát ủng hộ giáo dục giới tính ở trường trung học
phổ thông và 84% ủng hộ nó tại các trường trung học cơ sở. Trên thực tế,
88% cha mẹ học sinh các trường trung học phổ thông và 80% cha mẹ học
sinh các trường trung học phổ thông tin rằng giáo dục giới tính trong trường
học khiến họ cảm thấy dễ dàng hơn khi trò chuyện với con mình về tình dục.
Tuy nhiên một vài nơi trên thế giới giáo dục giới tính chưa được các
bậc phụ huynh quan tâm đúng mực. Theo như Một nghiên cứu mới đây của
Trường Đại học Los Angeles phối hợp với một trung tâm sức khỏe sinh sản
(The Rand Center for Reproductive Health) chỉ ra rằng các bậc phụ huynh lại
thường chần chừ quá lâu. Thậm chí đến khi họ quyết định mở miệng thì…sự
đã rồi.
Một nghiên cứu tiếp sau đó lại cho kết quả khá trớ trêu là mặc dù bề
ngoài có vẻ dè dặt, sợ hãi, nhưng trẻ thực sự muốn được cha mẹ dạy về sex.
Trang 15
Và những đứa trẻ được hướng dẫn lại có xu hướng quan hệ tình dục muộn
hơn những đứa trẻ không được cha mẹ nói về vấn đề này.
Các chuyên gia đã khảo sát 141 gia đình tham gia vào chương trình
Talking Parents, Healthy Teens của Đại học Los Angeles.
Kết quả cuối cùng cho thấy, hơn một nửa số cha mẹ không nói chuyện
với con về 14 trong 24 chủ để liên quan đến sex đúng trong thời điểm con cái
họ bắt đầu tiếp xúc vùng kín hoặc quan hệ bằng miệng với bạn khác giới,
42% các em gái nói rằng các em không hề được bố mẹ nói về các biện pháp
tránh thai hiệu quả và 40% thừa nhận rằng họ không hề trò chuyện với bố mẹ
về vấn đề làm thế nào để từ chối quan hệ trước khi họ bắt đầu động chạm các
vùng nhạy cảm.
Tiến sĩ Karen Soren, giám đốc khoa thanh thiếu niên, Bệnh viện trẻ
em Morgan Stanley ở New York cho biết: "Nhiều bậc cha mẹ cứ đinh ninh
rằng họ đã trò chuyện với con, nhưng lũ trẻ lại không hề nhớ điều đó. Cha mẹ
đôi khi chỉ nói bóng gió, qua loa vì họ không thấy thoải mái và họ nghĩ rằng
như thế là con họ đã hiểu những thực tế bọn trẻ lại chẳng hiểu gì”.
Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm tư vấn về kế
hoạch hóa gia đình và Trung tâm sức khỏe sinh sản của tỉnh Tô Châu, Trung
Quốc đã điều tra vấn đề “Thái độ của thanh niên và phụ huynh học sinh đối
với vấn đề giới tính”, mang lại kết quả sau: Có đến 19.37% phụ huynh cho
rằng không nên giáo dục giới tính cho con cái và 25% cho rằng nên. Cuộc
điều tra cho thấy các bậc phụ huynh đang có sự lúng túng trong giáo dục giới
tính với con cái, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiểu
biết của thanh niên về giới tính.
1.1.2. Ở Việt Nam:
Do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, quan niệm của người Việt vẫn
xem tình yêu, nhất là tình dục là những điều cấm kị đối với con trẻ, tuyệt đối
không được để cho tâm hồn trẻ em vẩn đục bởi những thứ ái tình lục dục,
Trang 16
thường thì lớn lên tự chúng sẽ biết theo cách nghĩ của người xưa. Điều này
được thể hiện trong tục ngữ như “Nam nữ thụ thụ bất thân”. Những lời nói, cử
chỉ của con gái và con trai phải ý tứ, không được tùy tiện, nếu như có sự thắc
mắc hay quan tâm đến vấn đề về giới thì không được cha mẹ hưởng ứng, trái
lại còn bị xem là hư hỏng, không đoan chính.
Từ năm 1985 có rất nhiều công trình nghiên cứu về giới tính, tình yêu,
hôn nhân gia đình đã được công bố. Các tác giả Đặng Xuân Hoài, Trần Trọng
Thủy, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan……đã nghiên cứu nhiều vấn đề
nhiều khía cạnh của chi tiết của giới tính và giáo dục giới tính. Những công
trình này đã nêu lên nhiều vấn đề phong phú đa dạng về giáo dục giới tính ở
Việt Nam.
Đặc biệt từ năm 1988, một đề án quy mô lớn nghiên cứu về giáo dục
đời sống gia đình và giới tính cho học sinh (gọi tắt là giáo dục đời sống gia
đình) có kí hiệu VIE/88/P09 (gọi tắt là đề án P09) đã được Hội đồng chính
phủ, Bộ giáo dục khoa học và đào tạo, Viện khoa học giáo dục Việt Nam
thông qua và cho phép thực hiện với sự tài trợ của UNFPA và UNESCO khu
vực. Do giáo sư Trần Trọng Thủy chỉ đạo nghiên cứu về những quan niệm về
tình bạn, tình yêu, hôn nhân, nhận thức về giới tính và giáo dục giới tính của
giáo viên, học sinh, phụ huynh trong cả nước để chuẩn bị tiến hành cho giáo
giới tính cho học sinh phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12.
Từ khoảng năm 1990 đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều dự án quốc
gia, nhiều đề tài nghiên cứu với các nước, các tổ chức quốc tế nghiên cứu các
vấn đề về giới tính và có liên quan như: Giáo dục sức khỏe sinh sản, giới tính,
tình yêu trong thanh niên, đời sống gia đình…
Thời nay các bậc phụ huynh đã chú ý đến nội dung giáo dục giới tính
bởi tính cấp thiết khi cung cấp cho các em trong thời buổi thông tin đa dạng
có nhiều ấn phẩm không phù hợp. Họ lo ngại các em sẽ bị tiêm nhiễm lối
Trang 17
sống trụy lạc, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, truyền thống của dân
tộc, và ảnh hưởng không chỉ bản thân các em mà cả gia đình dòng tộc.
Cũng một lý do nữa từ thực tế là những vụ học sinh nạo phá thai, quan
hệ tình dục bừa bãi phóng khoáng dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc trong khi
các em còn cả một tương lai phía trước, kết cục này cũng một phần lỗi ở các
bậc cha mẹ đã không quan tâm đến con cái trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ
về tâm sinh lý, để hướng dẫn giải đáp kịp thời cho các em những thắc mắc
của tuổi dậy thì.
Thái độ của phụ huynh đã có phần tích cực khi nhận xét các thông tin
trên mạng, sách báo có phần kệch cỡm khi đưa vào các tờ báo như tiền phong,
Việt NamExpress những thông tin như làm thế nào để đạt cực khoái, những
điểm nàng thích … Ở dịch vụ nhắn tin GPRS nhan nhản khắp nơi, là một nỗi
lo chính đáng của các bậc cha mẹ. Dù đã có thái độ tích cực hơn so với các
thế hệ trước nhưng các bậc phụ huynh vẫn còn lúng túng và không biết cách
truyền thụ cho con cái những vấn đề rất đỗi bình thường như cơm ăn nước
uống hằng ngày[23]. Đó chính là giáo dục giới tính.
Theo công trình nghiên cứu tình dục của viện nghiên cứu phát triển xã
hội Việt Nam cho thấy xã hội còn nhiều định kiến về giới tính và sex. Công
trình nghiên cứu được thực hiện ở Hà Nội, Cần Thơ và Hà Tây cũ, có 245
người thuộc bốn thế hệ thuộc vào độ tuổi từ 15 đến 65 tuổi với mục đích tìm
hiểu về thái độ của người Việt về tình dục trong vòng nửa thế kỷ qua từ năm
2004 – 2007. Đồng thời việc nghiên cứu này còn xuất bản cuốn sách nói về:
Tình dục trong xã hội Việt nam hiện đại đang đối mặt với nhiều thử thách
nhằm thích ứng với môi trường kinh tế xã hội đang biến chuyển nhanh chóng.
Một trong những thử thách đó là tình dục và sức khỏe sinh sản.
Còn theo một nghiên cứu của Bộ Y tế, 66,7% nam giới hiện nay chấp
nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân, nhưng lại có tới 69,7% bố mẹ cho rằng
Trang 18
việc giáo dục giới tính không được nhắc đến trong gia đình vì lý do con còn
nhỏ.
Quan điểm tình dục chỉ nên nói ở chốn riêng tư, không nên luận bàn ở
nơi công cộng vẫn tồn tại. Điều đáng nói là, chúng ta không thể hiện một cách
nghiêm túc trong giáo dục, nhưng thực tế thực hành tình dục lại được phơi
bày ở chốn công cộng.
1.2. Những khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài.
1.2.1. Cơ sở lý luận chung về thái độ
1.2.1.1. Khái niệm thái độ
Thái độ là một hiện tượng tâm lý được nghiên cứu nhiều trong tâm lý
học xã hội, ngay từ năm 1935 trong “sổ tay tâm lý học xã hội” Allport đã cho
rằng “ Thái độ có lẽ là khái niệm phân biệt nhất và quan trọng nhất trong tâm
lý học hiện đại xã hội Mỹ”. Nhiều nhà khoa học đã định nghĩa thái độ xã hội
thực tế là khoa học nghiên cứu các thái độ. Có nhiều người cho rằng quan
điểm đó là thái quá. Nhưng thực tế mấy chục năm qua đã chứng minh rằng
tuyên bố của Allport có giá trị dự đoán. Năm mươi năm sau, năm 1985 trong
cuốn sổ tay tâm lý xã hội của tác giả Kiliam McGuir, ông đã tổng kết rằng “
Thái độ và sự thay đổi thái độ vẫn là một trong những đề tài được nghiên cứu
nhiều nhất trong tâm lý học xã hội”.[8, tr 31]
Người đầu tiên sử dụng khái niệm thái độ như một đặc tính quan trọng
của các vấn đề là Thomas và Zanicki – Hai nhà nghiên cứu Mỹ. Trong những
nghiên cứu của mình về thái độ cho rằng: Thái độ là trạng thái tinh thần của
cá nhân đối với một giá trị.
Allport lại coi nhân cách như là một tổ chức bên trong cơ động, một
cái tôi siêu hình nào đó bao gồm các mục đích, thái độ được thực hiện hóa
bằng hành vi và tư duy. Năm 1935 ông định nghĩa: “Thái độ là trạng thái sẵn
sàng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm sử
dụng sự điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động trong phản ứng của cá nhân
Trang 19
với tất cả các khách thể và tình huống và các mối quan hệ. Thái độ là cách
phản ứng của một người theo cách có lợi hoặc bất lợi với các đối tượng và
tình huống mà người đó gặp phải”.[8, tr 39] Định nghĩa này bao hàm cả
nghĩa thái độ là trạng thái sẵn sàng của hệ thần kinh cho hoạt động tâm sinh
lý, thái độ chuẩn bị, định hướng cho cá nhân với một hoạt động nào đó và thái
độ điều chỉnh hành vi của con người.
Tiếp cận dưới quan điểm tâm lý học nhân cách Guilford (1964) đã cho
rằng nhân cách là cấu trúc độc đáo, có cấu trúc gồm khía cạnh (nhu cầu, hứng
thú, khí chất, năng lực, giải phẫu, hình thành, thái độ) để đưa ra khái niệm về
thái độ. Theo ông thái độ là những cử chỉ, phong thái, ý nghĩ, liên quan đến
những hoàn cảnh xã hội. Ở khái niệm này ông đã chỉ ra rằng thái độ của con
người có mối quan hệ chặt chẽ với những hoàn cảnh xã hội cụ thể.
Theo Newcome thì thái độ của cá nhân đối với một khách thể nào đó
là: “Thiên hướng hành động, nhận thức, tư duy, cảm nhận của anh ta với
khách thể liên quan”. Đó là sự sẵn sàng phản ứng, những gì mà chúng ta tin
là đúng và có một thái độ nhất định về một khách thể nào đó hay một nhóm
nào đó sẽ đóng vai trò hiển nhiên trong sự quy định sẵn sàng phản ứng theo
một cách thức nhất định của chúng ta. Tuy nhiên định nghĩa này chưa bao
hàm một thực tế rằng trong nhiều trường hợp, quá trình này diễn ra phức tạp
hơn nhiều.
Tác giả Philipkotkie thì cho rằng: Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của
cá thể được hình thành trên tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hay
một ý tưởng nào đó quy định phương hướng hành động. Định nghĩa này chỉ ra
sự đánh giá của cá nhân với một sự vật hiện tượng nào đó trong cuộc sống,
chính sự đánh giá là tốt hay là xấu này quy định thái độ của cá nhân đối với
sự vật hiện tượng đó.
Như vậy các định nghĩa trên của các nhà tâm lý học được diễn đạt bằng
nhiều hình thức khác nhau nhưng đều chung một quan điểm là nghiên cứu
Trang 20
thái độ theo quan điểm, chức năng thái độ định hướng hành vi ứng xử các vấn
đề xã hội.
Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm thái độ.
Theo từ điển tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện thì trước một đối
tượng nhất định, nhiều người thường có phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng
hay khó khăn, đồng tình hay chống đối như đã có sẵn, có những cơ cấu tâm lý
tạo ra định hướng cho việc ứng phó. Từ những thái độ có sẵn, tri giác về đối
tượng cũng như tri thức bị chi phối về vấn đề thì thái độ gắn liền với tâm thế .
Trong từ điển tâm lý học (Vũ Dũng – chủ biên ) thì lại cho rằng; Thái
độ là những phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay
chống đối như có sẵn những cơ cấu tâm lý ra định hướng cho việc ứng phó.
Trong tâm lý học xã hội thái độ là sự sẵn sàng ổn định của cá nhân để
phản ứng với lại tình huống gắn liền với một cá nhân đó. Và đối với một số
nhà tâm lý học Việt Nam thái độ thường biểu hiện bởi tính cách. Thái độ
chính là phản ứng của con người trước thực tiễn môi trường sống, thái độ đó
có thể là tiêu cực hoặc tích cực tùy thuộc vào nhận thức cũng như xúc cảm
của cá nhân trước sự việc đó như thế nào.
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều định nghĩa về thái độ với
nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng đều có những điểm chung về khái niệm
thái độ. Qua việc phân tích các khái niệm khác nhau của các tác giả, nắm bắt
được những nội hàm cơ bản trong khái niệm thái độ, tôi lựa chọn khái niệm
thái độ làm khái niệm công cụ nghiên cứu đề tài của mình như sau: “ Thái độ
là trạng thái tinh thần có tính đặc trưng của con người, đó là sự sẵn sàng phản
ứng với một đối tượng nào đó liên quan đến chủ thể và nó được tổ chức thông
qua kinh nghiệm, sự hiểu biết của con người. Thái độ có tác dụng điều chỉnh,
ảnh hưởng hoặc tác động tới hành vi hoặc tình huống hoặc khách thể mà nó
tham gia. Sự đánh giá thái độ là sự đánh giá theo hướng cụ thể là thái độ tiêu
cực hoặc tích cực, không có thái độ một cách chung chung không rõ ràng.
Trang 21
1.2.1.2. Đặc điểm của thái độ
Năm 1957. G.W.Allport đã rút ra 5 đặc điểm của thái độ:
Thái độ là trạng thái tinh thần của hệ thần kinh.
Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng.
Thái độ là trạng thái có tổ chức
Thái độ là được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm của quá khứ.
Thái độ là điều khiển và ảnh hưởng tới hành vi.
Ngoài ra, thái độ còn có những đặc điểm:
Tính phân cực: Được biểu hiện bằng sự đồng tình hay phản đối, thích
hay không thích, tích cực hay không tích cực.
Tính ổn định: Thể hiện ở thời gian tồn tại của thái độ, mối quan hệ giữa
ba thành phần thái độ. Hệ thống thái độ ở người trưởng thành đó là thuộc
tính tâm lý khá bền vững.
Cường độ: Là sự thể hiện mạnh hay yếu của thái độ.
Mức độ: Sự thể hiện nhiều hay ít, cùng một tính chất nhưng mức độ biểu
hiện có thể là không giống nhau.
Như vậy trong những tình huống, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể thì thái độ
tồn tại như một trạng thái, một tâm thế chủ quan, chi phối sự định hướng,
quyết định hành vi phản ứng của cá nhân được biểu hiện ở hành vi, cử chỉ,
ngôn ngữ ở bên ngoài hay những cảm xúc bên trong cá nhân. Vì vậy chúng ta
vừa có cái nhìn khoa học, vừa linh hoạt khi nghiên cứu và đánh giá về thái độ
của con người.
1.2.1.3. Cấu trúc thái độ
Với những quan điểm và định nghĩa khác nhau về thái độ thì có những
quan điểm khác nhau về cấu trúc của thái độ.
Tuy nhiên phần lớn các nhà tâm lý học đều nhất trí với ba cấu trúc ba
thành phần của thái độ do Smith (1942) đưa ra. Theo ông thái độ bao gồm
nhận thức, tình cảm và hành vi của cá nhân với đối tượng.[8, tr. 324 – 325]
Trang 22
+ Yếu tố nhận thức:
Nhận thức là kiến thức của cá nhân về đối tượng của thái độ, cho dù kiến
thức của cá nhân có tương ứng hay không tương ứng, tức là có đúng hay
không.
Nhận thức là yếu tố tiền đề, đầu tiên của thái độ, là khi đứng trước một
đối tượng nào đó người ta sẽ không có thái độ nếu như không biết gì về đối
tượng đó. Con người có thể đạt đến những mức độ nhận thức khác nhau. Mức
độ thấp là nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác, tri giác, ở mức độ cao là
nhận thức lý tính bao gồm tư duy, tưởng tượng. Hai mức độ này có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, bổ xung cho nhau, chi phối lẫn nhau cùng hoạt động
thống nhất của con người.
Nhận thức trong cấu trúc của thái độ thể hiện chủ yếu ở những quan
điểm, những đánh giá của chủ thể về đối tượng của thái độ. Đặc biệt một
trong những yếu tố quan trọng nhất là trong nhận thức của thái độ là quan
điểm và đánh giá về mối quan hệ mà đối tượng của thái độ có được đối với
mục đích quan trọng nào đó.
Nhận thức là một quá trình lĩnh hội tri thức kinh nghiệm, nhờ có tri thức
có được về đối tượng mà chủ thể có cảm xúc và có khả năng đánh giá đối
tượng.
+ Yếu tố xúc cảm, tình cảm
Xúc cảm tình cảm là thái độ rung cảm của cá nhân đối với sự vật hiện
tượng liên quan đến nhu cầu, cuộc sống của con người. thể hiện ở sự hài lòng,
dễ chịu, đồng cảm, vui sướng, mừng rỡ hoặc khó chịu……. tức là có cảm tình
hay không có cảm tình với đối tượng ở sự rung động quan tâm đến đối tượng.
Xúc cảm tình cảm là sự biểu thị thái độ của cá nhân đối với các hiện
tượng xảy ra trong hiện thực có liên quan mật thiết đến việc thỏa mãn hay
không thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân.
Trang 23
Xúc cảm tình cảm thúc đẩy con người hoạt động, giúp họ vượt qua khó
khăn trở ngại trong cuộc sống, thúc đẩy và tạo điều kiện cho cá nhân nhận
thức về đối tượng. Chính xúc cảm tình cảm đã làm tư duy về đối tượng tốt
hơn và ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi của họ. Vì vậy yếu tố xúc cảm tình
cảm được xem như một chỉ báo quan trọng khi nghiên cứu về thái độ.
Tuy nhiên trong mối quan hệ với đối tượng, xúc cảm luôn mang sắc thái
chủ quan của cá nhân. Dựa vào tình cảm người ta thường gán cho đối tượng
những thuộc tính mà đối tượng không có, tạo nên sự nhận thức sai lệch về đối
tượng “Yêu nên tốt, ghét nên xấu”, phản ánh rõ ràng ảnh hưởng của tình cảm
với nhận thức.
+ Yếu tố hành vi:
Hành vi được coi như một cấp độ biểu hiện của thái độ, đó là những biểu
hiện ra bên ngoài hay xu hướng hoạt động của cá nhân với đối tượng của thái
độ và được chia ra làm hai loại hành vi tích cực và hành vi tiêu cực.
Hành vi có thể biểu hiện ra bên ngoài và được người khác đánh giá, còn
thái độ bên trong đối với hành vi của bản thân được thể hiện ở sự tự đánh giá
theo chuẩn mực mà chủ thể đã cảm nhận.
Ba yếu tố trên có quan hệ mật thiết với nhau. Trong thực tế yếu tố tình
cảm được thường chứa đựng yếu tố ý thức và hành vi có các khía cạnh của
yếu tố tình cảm. Có nghĩa là một người nào đó thích đối tượng của thái độ
(yếu tố tình cảm) thì tin rằng đối tượng sẽ dẫn đến một điều gì đó tốt đẹp,
(yếu tố ý thức) và có xu hướng hành động một cách tích cực với đối tượng, có
những hành vi mang tính tích cực nhiều (yếu tố hành vi). Tùy theo tình huống
mà một thành phần nào đó chiếm vị trí chủ đạo chi phối hành vi cá nhân. Cấu
trúc ba thành phần là cơ sở cho việc xây dựng các thang đo thái độ khi nghiên
cứu.
1.2.1.4. Chức năng thái độ
Trang 24
Tổng kết những ý kiến của các nhà nghiên cứu chúng ta có một số
chức năng chủ yếu sau:
- Chức năng thích nghi: Tùy vào những trường hợp cụ thể mà con người
thay đổi do tác động của môi trường xung quanh nhằm đạt được mục đích đề
ra.
- Chức năng nhận thức: Nhờ thái độ mà chủ thể biết cách ứng xử như thế
nào trong các tình huống khác nhau một cách đơn giản, tiết kiệm thời gian,
sức lực, năng lực thần kinh.
- Chức năng biểu hiện: Thái độ là phương tiện giúp con người biểu lộ
cảm xúc, đánh giá, hoạt động và thể hiện nhân cách của mình.
- Chức năng tự bảo vệ: Giúp con người tìm cách tự bào chữa, tìm lý do
giải thích, hợp lý hóa hành vi của mình, giảm bớt xung đột nội tâm.
1.2.1.7. Phân loại thái độ
Từ các quan điểm khoa học khác nhau, các nhà tâm lý học đã có sự
phân loại thái độ theo các cách khác nhau. Chẳng hạn: dựa vào tính chất của
thái độ, V.N.Miasixev đã chia thái độ thành các loại là thái độ tích cực, thái
độ trung tính, phân cực. Biểu hiện của nó có thể là phản ứng hoặc đánh giá
thích hay không thích, đồng ý hay không đồng ý.
B.Ph.Lomov lại dựa vào tính chi phối của thái độ để chia thái độ thành
hai loại là thái độ chủ đạo hay thứ yếu. Các loại thái độ chủ đạo(hay chi phối)
là các loại thái độ có liên quan đến mục đích sống và động cơ chủ đạo của cá
nhân, chi phối toàn bộ hệ thống thái độ.
Dựa vào cách phân loại trên, chúng tôi xác định trong đề tài của mình,
thái độ được phân thành 3 loại như sau: Thái độ tích cực, thái độ chưa tích
cực, thái độ tiêu cực. Cụ thể:
Thái độ tích cực (loại A) thể hiện : Nhận thức đúng, thái độ cảm xúc
phù hợp, hành vi phản ứng tích cực.
Trang 25