Tiết 8
ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT-
PHÂN TỬ
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Học sinh hiểu được:
- Đơn chất là những chất tạo nên từ một NTHH, hợp chất lsf những chất tạo
nên từ 2 NTHH trở lên.
- Phân biệt được đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.
- Biết được trong một chất ( Đơn chất và hợp chất) các ngưyên tử không
tách rời mà có liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền sát nhau.
- Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số NT liên kết với nhau và
mang đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- biết cách xác định PTK bắng tổng NTK của các NT trong phân tử.
- Mỗi chất có ba trạng thái: Rắn, lỏng, khí. ở thể khí các hạt hợp thành rất
xa nhau.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH
- Rèn luyện kỹ năng tính PTK.
3.Thái độ:
- Có thái độ tìm hiểu các chất xung quanh, tạo hứng thú say mê môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Hình vẽ: Mô hình nẫu các chất: Kim loại đồng, khí oxi, khí hdro, nước và
muối ăn.
- HS: ôn lại phần tính chất của bài 2.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP:
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A.Kiểm tra bài cũ:
1.Nêu tính chất vật lý của chất
B. Bài mới:
Đặt vấn đề: ? Chất được tạo nên từ đâu?
Mỗi loại nguyên tử là một NTHH. Vậy có thể nói “ Chất được tạo nên từ
NTHH không” . Tuỳ theo có chất được tạo nên từ 1 NTHH hay 2 NTHH từ đó
ngườii ta phân loại ra các chất đơn chất, hợp chất… chúng ta cùng tìm hiểu ở bài
này.
Hoạt động 1: Đơn chất:
GV: Cho HS quan sát H1.9 ; H1.10;
H1.11 Cho biết các chất trong hình được tạo
nên từ NT nào?
GGV: Nêu định nghĩa đơn chất
GV: Lưu ý thông thường tên của đơn
chất trùng với tên của nguyên tố trừ 1 số ít các
nguyên tố tạo nên một số đơn chấtVD như
cacbon tạo nên than chì, than muội, kim
cương…
GV: Cho HS quan sát Al, S đồng thời
nhớ lại kiến thức để hoàn thành phiếu học tập
sau:
Các đặc
điểm
Nhôm
Lưu
huỳnh
- Trạng
thái
- màu
- Đơn chất là những chất
được tạo nên từ 1 NTHH
- Kim loại: Dẫn điện, dẫn
nhiệt, có ánh kim
- Phi kim: Không dẫn
điện, không dẫn nhiệt, có ánh
kim.
sắc
- Tính
ánh kim
- Tính
dẫn điện
- tính
dẫn nhiệt
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
GV: Tổng kết và kết luận. Đó chính là
những điểm khác nhau giữa kim loại và phi
kim.
Hoạt động 2: Hợp chất:
? Quan sát H1.10; H1.11 cho biết
nguyên tử các chất sắp xếp theo trật tự như
thế nào?
? Khoảng cách giữa các kim loại và
phi kim như thế nào?
1.Định nghĩa:
- Là những chất tạo nên từ 2
NTHH trở lên
HS: Quan sát H1.12 ; H1.13
? Nước , muối ăn được tạo bởi
những NTHH nào?
? Vậy hợp chất là gì?
GV: Thông báo có 2 loại hợp chất:
Hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ.
? Quan sát H1.12, H.13 cho biết các
nguyên tử của nguyên tố liên kết với nhau
như thế nào?
GV: Phát phiếu học tập.
Đơn
chất
Hợp
chất
-
Định nghĩa
-
Phân loại
- Đ
2
cấu tạo
2. Đặc điểm cấu tạo:
các nguyên tử của nguyên tố
liên kết theo tỷ lệ và thứ tự nhất định
Đại diệncác nhóm báo cáo
GV: kết luận đưa ra thông tin phản
hồi phiếu học tập.
C. Củng cố – luyện tập:
1. Đơn chất là gì?
2. Hợp chất là gì?
Tiết 9
ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT-
PHÂN TỬ
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Học sinh hiểu được:
- Đơn chất là những chất tạo nên từ một NTHH, hợp chất lsf những chất tạo
nên từ 2 NTHH trở lên.
- Phân biệt được đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.
- Biết được trong một chất ( Đơn chất và hợp chất) các ngưyên tử không
tách rời mà có liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền sát nhau.
- Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số NT liên kết với nhau và
mang đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- biết cách xác định PTK bắng tổng NTK của các NT trong phân tử.
- Mỗi chất có ba trạng thái: Rắn, lỏng, khí. ở thể khí các hạt hợp thành rất
xa nhau.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH
- Rèn luyện kỹ năng tính PTK.
3.Thái độ:
- Có thái độ tìm hiểu các chất xung quanh, tạo hứng thú say mê môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Hình vẽ: Mô hình nẫu các chất: Kim loại đồng, khí oxi, khí hdro, nước và
muối ăn.
- HS: ôn lại phần tính chất của bài 2.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP:
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A.Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu định nghĩa đơn chất, hợp chất? Cho ví dụ?
2. Làm bài tập 1
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Phân tử:
HS quan sát H1.11, H1.12 ,
H1.13
GV: Giới thiệu các phân tử hidro,
oxi, nước trong các mẫu hidrro, oxi,
nước.
? Hãy nhận xét về:
- Thành phần
- Hình dạng
- Kích thước của các hạt hợp
thành các mẫu chất trên.
GV: Đó là các hạt đại diện cho
chất mang đầy đủ tính chất của chất. Đó
là phân tử.
? Vậy phân tử là gì?
HS đọc lại định nghĩa trong SGK
GV: Yêu cầu quan sát lại H1.10
HS: Đơn chất kim loại có vai trò
như phân tử
? Nhắc lại định nghĩa NTK
1. Định nghĩa: SGK
2. Phân tử khối:
- Là khối lượng của một phân tử
tính bằng ĐVC
? Hãy nêu định nghĩa PTK?
GV: Hướng dẫn cách tính PTK?
Khối lượng của PT bằng tổng
khối lượng của cá nguyên tử.
GV: phát phiếu học tập:
Tính phân tử khối của :
a. Clo
b. Cácbonic biết PT gồm 1C, 2O
c. Cacxi cacbonat biết PT gồm:
1Ca, 1C, 3O
HS làm việc theo nhóm
Đại diện các nhóm báo cáo. các
nhóm khác bổ sung
GV: Chốt kiến thức
Hoạt động 2: Trạng thái của chất:
HS quan sát H1.14 sơ đồ trạng thái của
các chất: Rắn, lỏng, khí
- Trạng thái rắn: Các hạt
sắp xếp khít nhau và giao động
GV: Thuyết trình mỗi chất gồm tập hợp
các nguyên tử, phân tử. Tùy theo ĐK t
0
, P mà
một chất có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng,
khí
HS làm phiếu học tập
Trạng thái Sắp
xếp các
hạt(NT,
PT)
C/Đ
của các
hạt
- Rắn
- Lỏng
- khí
- Đại diện các nhóm báo cáo
- GV bổ sung và kết luận
tại chỗ
- Trạng thái lỏng: Các hạt
ở gần nhau và chuyển động trượt
lên nhau.
- Trạng thái khí: Các hạt
rất xa nhau và chuyển động hỗn
độn về nhiều phía
C. Củng cố – luyện tập:
1. Nhắc lại nội dung chính của bài theo dàn ý
- Phân tử là gì?
- Phân tử khối là gì?
- Khoảng cách của các phân tử ở các trạng thái khác nhau như thế nào?
2. Hãy điền Đ hoặc S vào ô trống.
Trong bất kỳ một mẫu chất tinh khiết nào cũng chỉ chứa một loại
nguyên tử.
Một mẫu đơn chất là tập hợp vô cùng lớn những nguyên tử cùng
loại;
Phân tử của bất kỳ một dơn chất nào cũng gồm 2 nguyên tử.
Phân tử của cùng một chất thì giống nhau về hinhg dạng, kích thước, khối
lượng và tính chất.
1. Dặn dò: chuẩn bị mỗi tổ 1 chậu và ít bông
Tiết 10
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Học sinh biết được là một số loại phân tử có thể khuyếch tán( Lan tỏa
trong không khí và nước)
- Làm quen bước đầu với việc nhận biết một số chất bằng quì tím
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng về sử dụng một số dụng cụ, hóa chất trong PTN.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức cẩn thận tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hóa
học
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bộ thí nghiệm bao gồm:
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm(2 cái) , kẹp gỗ, cốc thủy tinh
(2 cái), đũa thủy tinh, đèn cồn, diêm.
- Hóa chất: DD amoniac đặc, thuốc tím, quì tím, iot, giáy tẩm tinh bột.
- HS: Mỗi tổ một ít bông và một chậu nước.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP:
- Sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A.Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:Tiến hành thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1: Sự lan tỏa của amoniac:
GV: Hướng dẫn HS các bước làm thí nghiệm:
- Nhỏ một giọt dd amoniac vào giấy quì để nhận biết giấy quì chuyển màu
xanh.
- Đặt giấy quì tảm nước vào đáy ống nghiệm
- Đặt miếng bông tẩm amoniac ở miệng ống nghiệm
- Đậy nút ống nghiệm
HS : Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm
? Quan sát hiện tượng và rút ra kết luận? Giải thích hiện tượng?
2.Thí nghiệm 2: Sự lan tỏa của thuốc tím:
GV: Hướng dẫn các bước làm thí nghiệm
- Lấy một cốc nước.
- Bỏ 1- 2 hạt thuốc tím vào cốc nước
- Để cốc nước lặng yên.
- HS các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
? Quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét?
3. Thí nghiệm 3: Sự thăng hoa của iot:
GV: Hướng dẫn làm thí nghiệm theo các bước:
- Đặt 1 lượng nhỏ iot ( bằng hạt đậu) vào đáy ống nghiệm.
- Đặt 1 miếng giấy tẩm tinh bột vào ống nghiệm. Nút chặt sao cho khi đặt
ống nghiệm thẳng đứng thì miếng giấy tẩm tinh bột không rơi xuống và không
chạm vào iot.
- Đun nóng ống nghiệm
HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm
? Quan sát miếng giấy tẩm tinh bột.
C.Công việc cuối buổi thực hành:
Thu dọn và viết bản tường trình theo mẫu:
STT
Tên thí nghiệm Hiện tượng quan
sát được
Kết quả thí
nghiệm
1
2
3
Tiết 11:
BÀI LUYỆN TẬP 1
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Học sinh ôn một số khái niệmcơ bản của hóa học như: chất, chất tinh
khiết, hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nhuyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học
- Hiểu thêm đượpc nguyên tử là gì? nguyên tử được cấu tạo bởi những loại
hạt nào? đặc điểm của các loại hạt đó.
2.Kỹ năng:
- Bước đầu rèn luyện khả năng làm một số bài tập về xác định NTHH dựa
vào NTK.
- Củng cố tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập, tỷ mỷ chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ , bảng nhóm, bút dạ.
- Gv: sơ đồ câm, ô chữ, phiếu học tập.
- HS: Ôn lại các khái niệm cơ bản của môn hóa.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP:
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm, gráp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A.Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ:
1. Mối quan hệ giữa các khái niệm:
GV: Phát phiếu học tập. Treo sơ đồ câm lên bảng
? hãy điền nội dung còn thiếu vào ô trống.
Chất
( Tạo nên từ
NTHH
)
Vật thể ( TN &
NT)
Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung
GV: chuẩn kiến thức
2. Tổng kết về chất nguyên tử, phân tử
GV: Tổ chức trò chơi ô chữ
Chia lớp thành 4 nhóm
- GV giới thiệu ô chữ gồm 6 hàng ngang, 1 từ chìa khóa về các khái niệm
cơ bản về hóa học.
- GV phổ biến luật chơi:
+ từ hàng ngang 1 điểm
+ từ chìa khóa 4 điểm
Các nhóm chấm chéo.
- GV cho các em chọn từ hàng ngang
Tạo nên
từ 1 NTHH
Tạo nên
từ 2 NTHH
+ Hàng ngang 1: 8 chữ cái
Từ chỉ hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện.Từ chìa khóa: Ư
+ Hàng ngang 2: 7 chữ cái
Khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở phần này. Từ chìa khóa: Â
+ Hàng ngang 3: 6 chữ cái
KN được định nghĩa: Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau.Từ chìa khóa: H
+ Hàng ngang 4: gồm 8 chữ cái
Hạt cấu taọ nên nguyên tử mang giá trị điện tích bằng -1.Từ chìa khóa: N
+ Hàng ngang 5: Gồm 6 chữ cái
Hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử mang điện tích +1.Từ chìa khóa: P
+ Hàng ngang 6: 8 chũa cái
Từ chỉ tập hợp những nguyên tử cùng loại (có cùng proton).Từ chìa khóa:
T
HS đoán từ chìa khóa
Nếu không đoán được GV gợi ý.
Từ chìa khóa chỉ hạt đại diện cho chất và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học
của chất.
Từ chìa khóa: PHÂN TỬ
Hoạt động 2: Bài tập
C. Củng cố – luyện tập:
- Làm bài tập
- Học bài mới