Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 - Phần 7 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.11 KB, 27 trang )

- Nét đặc trưng nhất của đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức theo chương
trình tiểu học mới là gì ?
- Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức cần đảm bảo những nguyên tắc nào ?
* Trao đổi kết quả thảo luận giữa các nhóm, tìm ra ý kiến trùng lặp phổ biến.
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐÔNG 3, 4
Câu 1 : Theo bạn, vì sao phải vận dụng phối kết hợp nhiều phương pháp dạy học
trong một bài Đạo đức cụ thể ? Nêu ví dụ.
Câu 2 : Vận dụng việc lựa chọn các phương pháp dạy học Đạo đức thiết kế một
hoạt động dạy học cụ thể (tự chọn chủ đề) và giải thích vì sao bạn chọn các phương
pháp đó.
THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1, 2
* Tính đặc thù của phương pháp dạy học môn Đạo đức
+ Kết hợp các phương pháp dạy học và giáo dục đạo đức, vì :
Dạy học môn Đạo đức là một trong hai con đường, đồng thời là con đường cơ bản
và quan trọng nhất để thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Nó vừa
thực hiện chức năng giáo dục, vừa thực hiện chức năng dạy học.
+ Chú trọng phương pháp rèn luyện nhằm liên tục củng cố, hình thành thói quen
hành vi đúng chuẩn mực cho học sinh.
* Những nguyên tắc khi vận dụng đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức
- Kết hợp các phương pháp truyền thống và các phương pháp hiện đại.
- Vừa sức : phù hợp sự phát triển tâm - sinh lí học sinh.
- Phù hợp chủ đề, loại bài Đạo đức.
- Phù hợp thực tế vùng, miền, trường, lớp.
- Đa dạng, phong phú.
- Phát triển vốn sống (tri thức, kĩ năng sống, kinh nghiệm đạo đức).
Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá
Câu 1 : Thực chất của đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện
nay là vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực, thiết kế và tổ chức
ho
ạt động học tập cho học sinh.


Câu 2 : Nếu bạn chọn :
- Đáp án a : Bạn có nhận thức rất tốt về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
- Đáp án b : Bạn đã có nhận thức đúng.
- Đáp án c : Bạn nên xem lại thông tin nguồn.
Câu 3 : Nếu bạn chọn :
- Nếu bạn chọn đáp án a : Bạn đã có thái độ tích cực trước đổi mới phương pháp
dạy học bộ môn.
- Nếu bạn chọn đáp án b : Hi vọng bạn sẽ cố gắng hơn.
- Nếu bạn chọn đáp án c : Cần xem lại thái độ tiếp thu đổi mới phương pháp dạy học của
mình.
* Hoạt động 3, 4
Câu 1 : Phải vận dụng phối kết hợp nhiều phương pháp trong một bài Đạo đức cụ thể vì
không phương pháp nào là vạn năng, mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm.
Sự tuyệt đối hoá một hoặc một số phương pháp sẽ làm cho bài học nhàm chán, hạn chế
hiệu quả.
Câu 2 : Sau khi làm xong câu này, bạn hãy trao đổi trong nhóm học tập hoặc với
đồng nghiệp để cùng đánh giá bài làm của mình theo gợi ý sau :
- Sử dụng các phương pháp có phù hợp chủ đề bạn chọn không ?
- Có sử dụng phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn không ?
- Các phương pháp đó có thể kích thích hứng thú học tập của học sinh, làm cho học
sinh học tập sôi nổi không ?
- Có phát huy chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập của học sinh không ?
- Có lôi cuốn hầu hết các học sinh trong lớp tham gia vào hoạt động học tập (tính
tích cực diện rộng) không ?
3. Hình thức dạy học Đạo đức ở tiểu học
Hoạt động 1. Tìm hiểu các hình thức dạy học môn Đạo đức ở tiểu học
hiện nay
Thời gian : 60 phút
NHIỆM VỤ
* Nghiên cứu thông tin cơ bản.

* Đọc các tài liệu sau :
+ TS. Lưu Thu Thuỷ, Nguyễn Hữu Hợp. Hỏi và đáp về dạy học môn Đạo đức ở
tiểu học. NXB Giáo dục, 2001 từ trang 41 đến 47.
+ Sách giáo viên Đạo đức từ lớp 1 đến lớp 5.
* Liệt kê các hình thức dạy học được sử dụng để dạy Đạo đức ở tiểu học theo
chương trình mới, sau
đó trao đổi nhóm để bổ sung cho nhau.
THÔNG TIN CƠ BẢN
Hình thức dạy học
Nói đến hình thức dạy học là nói đến toàn bộ những cách thức hoạt động của giáo
viên và học sinh trong quá trình dạy học ở thời gian và địa điểm nhất định với
những phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể nhằm thực hiện những nhiệm vụ
dạy học.
* Dấu hiệu để phân biệt các hình thức dạy học
- Dạy học có tính chất tập thể hay cá nhân.
- Mức độ tính tự lực nhận thức của học sinh.
- Sự chỉ đạo chuyên biệt của giáo viên đối với hoạt động học tập của học sinh.
- Chế độ làm việc, thành phần học sinh, địa điểm, thời gian học.
Hình thức dạy học có quan hệ chặt chẽ với các thành tố khác của quá trình dạy học
và phát triển cùng với sự thay đổi các điều kiện kinh tế - xã hội - văn hoá - khoa
học, chẳng hạn, ngày nay mới xuất hiện hình thức học qua mạng Internet.
* Khái niệm
Hình thức dạy học môn Đạo đức là những cách thức hoạt động của giáo viên và
học sinh trong quá trình dạy học ở thời gian, địa điểm nhất định với những phương
pháp, phương tiện dạy học Đạo đức, nhằm thực hiện nhiệm vụ môn Đạo đức và
giáo dục đạo đức cho học sinh.
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
Câu 1 : Theo bạn, hình thức dạy học và phương pháp dạy học môn Đạo đức có gì khác nhau ?
Câu 2 : Bạn hãy phát hiện và nêu những điểm mới của hình thức dạy học môn Đạo
đức theo chương trình tiểu học mới so với chương trình cũ.

Câu 3 : Bạn hãy thể hiện sự vận dụng hình thức dạy học vào một chủ đề cụ thể (chủ
đề bạn đã chọn ở phần đánh giá vận dụng phương pháp dạy học).
Câu 4 : Bạn sẽ vận dụng đổi mới hình thức dạy học môn Đạo đức vào giảng dạy
trong tình hình hiện nay như thế nào ? (Đánh dấu ´ vào trước phương án bạn chọn).
a) Vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phối kết hợp các hình thức để đạt hiệu quả cao nhất
trong mỗi bài giảng.
b) Chọn một số bài d
ễ dạy, có đủ phương tiện dạy học.
c) Tập trung vào các bài được thanh, kiểm tra và hội giảng.
THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG
Các hình thức dạy học môn Đạo đức ở tiểu học
a) Hình thức bài lớp (giờ học trên lớp)
* Làm việc cá nhân : Tự đọc, tự làm bài tập,
* Hợp tác
- Thầy - trò
- Trò - trò
+ Hoạt động nhóm (thảo luận - đóng vai - tiểu phẩm, )
. Nhóm nhỏ : (cặp đôi)
. Nhóm vừa : 3 đến 5 học sinh
. Nhóm lớn : trên 5 học sinh
+ Cả lớp :
. Đóng vai
. Tiểu phẩm Giao lưu, phỏng vấn,
. Kể chuyện
. Trò chơi
Ô chữ : Đoán điều kì diệu, ô chữ biết nói,
Đặt lời bình cho tranh
Giải thích một hành động
Tiếp sức (điền nhanh, dán hoa, đặt câu, đọc thơ, )
Ai đúng, ai sai, ai nhanh hơn,

Các trò chơi vận động khác : Về đích, đi tìm bạn tốt, tìm địa chỉ đỏ,
Tổ chức cuộc thi
Kể chuyện đạo đức (bằng lời diễn cảm, kể chuyện theo tranh)
Hái hoa dân chủ : Đọc (giải thích) tục ngữ, ca dao, thành ngữ, thơ, kể về
tấm gương đạo đức, hát.
Thi vẽ tranh theo chủ đề,
* Bài tập tình huống (hoạt động cá nhân, hợp tác)
- Bằng lời :
+ Đưa tình huống ngỏ để học sinh nêu cách ứng xử (sẽ làm gì ? sẽ ứng xử thế nào
?, )
+ Nêu cách giải quyết để học sinh nhận xét, giải thích.
+ Đưa ra một câu chuyện có kết cục mở để học sinh viết tiếp lời kết.
+ Trắc nghiệm : Đưa ra các phương án khác nhau để học sinh lựa chọn bằng nhiều hình thức :
điền khuyết (
điền từ đúng vào chỗ trống), ghép đôi, đúng - sai, nhiều lựa chọn.
- Qua tranh (Đưa tranh có nội dung chính diện hoặc phản diện để học sinh miêu tả
nội dung tranh, nhận xét, giải thích).
- Qua hành động (kịch câm) học sinh nhận xét, giải thích.
- Hành vi đạo đức lấy từ thực tiễn cuộc sống (học sinh nhận xét, liên hệ).
b) Tự học ở nhà
- Tự học bài cũ, làm bài tập, chuẩn b
ị bài mới.
- Điều tra xã hội
- Lập kế hoạch học tập, hoạt động
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao, thành ngữ, bài hát, bài thơ, tấm gương đạo đức, tranh
ảnh,
- Rèn luyện hành vi đạo đức
c) Hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Tham gia, thực tế xã hội
- Tham gia các hoạt động xã hội nhân ngày lễ lớn, ngày hội, lễ hội văn hoá, ở địa

phương.
- Tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện, tình nghĩa,
- Tìm hiểu tập quán, truyền thống đạo đức của địa phương (giao bài tập, thi tìm
hiểu, mời nói chuyện, )
d) Giúp đỡ riêng đối với học sinh cá biệt hoặc đặc biệt (có hoàn cảnh khó khăn, trẻ
em thiệt thòi, khuyết tật, )
Các hình thức dạy học trên giúp cho việc gắn kết các hình thức dạy học dạy học
Đạo đức với giáo dục đạo đức theo chu trình khép kín, kết hợp :
s Trước, trong, sau giờ học
s Học và hành
s Nhà trường - gia đình - xã hội
Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá hoạt động
Câu 1 : Điểm khác nhau cơ bản giữa phương pháp và hình thức dạy học môn Đạo
Đức :
+ Phương pháp dạy học môn Đạo Đức là con đường, cách thức tiến hành hoạt động
dạy học, nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ môn Đạo đức.
+ Hình thức d
ạy học môn Đạo đức là cách thức tổ chức hoạt động dạy học, nhằm
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ môn học.
+ Để triển khai một hình thức dạy học cụ thể, phải kết hợp nhiều phương pháp dạy
học.
Câu 2 : Những điểm mới của hình thức dạy học môn Đạo đức
- Phong phú, đa dạng.
- Gắn với th
ực tiễn.
- Chú trọng phát huy độc lập, chủ động, tích cực hoạt động của học sinh : học hợp
tác, học độc lập.
- Tôn trọng nhân cách của học sinh ; phù hợp tâm - sinh lí lứa tuổi tiểu học : “Học
mà chơi, chơi mà học”.
- Thống nhất quy trình giáo dục trước, trong, sau bài học ; kết hợp ba môi trường giáo

dục : gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh.
Câu 3
- Sau khi thiết kế hình thức dạy học cho một chủ đề cụ thể, bạn hãy đổi bài cho
đồng nghiệp đối chiếu với các tiêu chí sau để đánh giá kết quả :
+ Đảm bảo tính giáo dục, phù hợp chủ đề đạo đức.
+ Phù hợp với tâm - sinh lí học sinh, gây hứng thú học tập.
+ Tính thống nhất giữa hình thức và phương pháp, phương tiện dạy học.
+ Phù hợp điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của trường, lớp : quỹ thời gian, không
gian học, hoàn cảnh kinh tế, điều kiện vật chất,
+ Phát huy độc lập, tích cực tư duy của học sinh.
- Nếu đạt năm tiêu chí trên : bạn đã hiểu và vận dụng tốt.
- Nếu đạt 3/5 các tiêu chí : đạt yêu cầu.
- Nếu đạt 1 - 2 tiêu chí, yêu cầu bạn thiết kế lại.
Câu 4
- Nếu bạn chọn phương án a : Bạn đã có thái độ tích cực trước đổi mới hình thức
dạy học Đạo đức hiện nay.
- Nếu bạn chọn các phương án khác, cần xem lại thái độ tiếp nhận đổi mới
dạy học
của mình.
4. Yêu cầu, phương pháp, hình thức đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức ở
tiểu học
4.1 Yêu cầu đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức ở tiểu học
Hoạt động 1. Tìm hiểu yêu cầu đánh giá dạy học môn Đạo đức
Thời gian : 15 phút
NHIỆM VỤ
* Đọc thông tin dưới đây.
* Phân tích từng yêu cầu khi đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức (có ví dụ).
THÔNG TIN CƠ BẢN
Đánh giá kết quả dạy học Đạo đức, thực chất là đánh giá kết quả học tập, rèn luyện
của học sinh, vì đó là sản phẩm trực tiếp của quá trình dạy học, giáo dục đạo đức.

Căn cứ để đánh giá
a) Dựa vào mục tiêu (bài học, môn học)
* Mục tiêu : Chuẩn đánh giá
* Cách đánh giá : So sánh mức độ thực hiện mục tiêu với chuẩn đánh giá.
- Kiến thức : Học sinh phải nắm vững, phát biểu được 3 nội dung :
+ Yêu cầu của chuẩn mực hành vi.
+ Sự cần thiết phải rèn luyện, thực hiện hành vi đó.
+ Cách thực hiện (việc làm cụ thể)
- Thái độ : Học sinh phải có những thái độ, tình cảm đúng đắn với đối tượng, hành
động (tích cực hay tiêu cực) liên quan đến chuẩn mực :
+ ủng hộ, học tập cái đúng (tích cực)
+ Không đồng tình, không học tập cái sai (tiêu cực)
- Kĩ năng (thói quen hành vi đúng chuẩn mực) :
+ Chăm chỉ luyện tập, rèn luyện hành vi đúng.
+ Có hành vi và thói quen đúng chuẩn mực đã học.
b) Môi trường, điều kiện, hoàn cảnh sống để học sinh bày tỏ thái độ, thực hiện hành
vi. Cần xem xét các yếu tố này trong những mức độ khác nhau :
- Thuận lợi.
- Khó khăn : Chưa có yếu tố khách quan để thực hiện.
Ví dụ : Học sinh không thực hiện được đoàn kết, giúp đỡ thiếu nhi Quốc tế khi các
em không có điều kiện để gặp các bạn đó.
- Đặc biệt khó khăn : Trong điều kiện bất khả kháng, muốn thực hiện nhưng hoàn
cảnh khách quan bất thuận lợi. Ví dụ : Muốn giúp đỡ hàng xóm láng giềng khi kẻ
gian định trộm cắp, nhưng đã bị kẻ gian khống chế, đe doạ.
Yêu cầu khi đánh giá :
Đảm bảo tính giáo dục trên các nguyên tắc :
- Khách quan (dựa vào các căn cứ trên)
- Công bằng : Đánh giá chính xác, không thiên vị và tôn trọng học sinh.
- Có quan điểm toàn diện và cụ thể, kết hợp các lực lượng xã hội : gia đình, phụ trách
Đội, giáo viên khác, tập thể lớp, cộng đồng dân cư, ; đánh giá trong hoàn cả

nh cụ thể
(Đánh giá nhận thức hành vi của học sinh ở trường, trong hoạt động tập thể, ở gia đình
và cộng đồng).
- Có quan điểm phát triển : Xem xét sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của học sinh.
- Kết hợp thời điểm đánh giá và quá trình học tập, rèn luyện.
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 1
Câu 1 : Vì sao khi đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức phải dựa vào các tiêu chí
ở mục 1.1 trong thông tin cơ bản trên ?
Câu 2 : Hãy cho biết thái độ của bạn trước hiện tượng định kiến của một số giáo
viên khi gặp học sinh cá biệt.
4.2. Phương pháp, hình thức đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức ở tiểu học
Hoạt động 2. Tìm hiểu các phương pháp,hình thức đánh giá kết quả dạy
học môn Đạo đức
Thời gian : 40 phút
NHIỆM VỤ
* Nghiên cứu các tài liệu :
- TS. Lưu Thu Thuỷ, Nguyễn Hữu Hợp. Hỏi - đáp về dạy học môn Đạo đức ở tiểu
học,
NXB Giáo dục, 2001, trang 51 đến 56.
- Sách học sinh Đạo đức từ lớp 1 - 5 (Phần bài tập).
* Thống kê các hình thức, phương pháp đánh giá kết quả dạy môn Đạo đức đối với
học sinh tiểu học.
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 2
Câu 1 : Theo bạn, sách học sinh môn Đạo đức ở tiểu học đã vận dụng các phương
pháp, hình thức đánh giá nào ? Vì sao ?
Câu 2 : Bạn hãy vận dụng các phương pháp, hình thức đánh giá trên để soạn một đề
kiểm tra học kì (tự chọn lớp, kì).
Câu 3 : Có ý kiến cho rằng cách đánh giá kết quả dạy học không liên quan gì đến
việc thực hiện mục tiêu bài, môn học. Xin cho biết quan điểm của bạn.
THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG

* Hoạt động 1
Câu 1 : Việc đưa ra các căn cứ đánh giá nhằm giúp cho khâu đánh giá chính xác,
khách quan, phát huy được tác dụng giáo dục của đánh giá trong rèn luyện đạo đức
cho học sinh.
- Tiêu chí a : Chuẩn đánh giá, giúp cho việc đánh giá chính xác, khách quan.
- Tiêu chí b : Giúp cho việc đánh giá công bằng, khuyến khích học sinh nỗ lực
vươn lên trong những điều kiện cụ thể.
Câu 2
- Quan điểm đó là sai, vì như vậy vi phạm tính công bằng và quan điểm
phát triển khi đánh giá.
- Thái độ : Không đồng tình và giúp đồng nghiệp nhận thức, sửa chữa sai lầm đó.
* Hoạt động 2
* Căn cứ vào chuẩn đánh giá, có 3 hình thức đánh giá với các phương pháp tương
ứng :
3.2.1. Đánh giá tri thức (kiến thức đạt được)
Tri thức có vai trò định hướng thái độ, hành vi của học sinh, do đó phải tích cực
đánh giá tri thức dưới các hình thức.
a) Kiểm tra nói : Thường sử dụng khi kiểm tra bài cũ, nhắc lại kiến thức cơ bản có
liên quan đến bài mới.
Câu hỏi ngắn gọn, tập trung vào sự cần thiết, cách thực hiện chuẩn mực hành vi
như : “Vì sao ?”, “như thế nào ?”, “Làm thế nào ?”.
Ví dụ : Vì sao phải giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ?
Làm thế nào để giữ gìn được sách vở, đồ dùng học tập ?
(Bài 3 lớp 1)
b) Kiểm tra viết : Thường dùng trong kiểm tra học kì, năm học.
* Tự luận (chủ quan) : Trả lời các câu hỏi về nội dung bài học, sự cần thiết,
cách thực hiện chuẩn mực hành vi : “Tại sao ?”, “Như thế nào ?”, “Có lợi gì
?”, “Có hại gì ?”, “Phải làm gì ?”.
Ví dụ : Vì sao phải chia sẻ buồn vui cùng bạn ?
Phải làm gì để thực hiện điều đó ?

(Bài 5 - lớp 3)
* Trắc nghiệm (khách quan) : Có nhiều dạng.
- Điền khuyết : Điền vào chỗ chấm những từ thích hợp.
Ví dụ : Chăm chỉ học hành là đi học (1) và học bài, làm bài (2)
Chăm chỉ học hành sẽ làm cho học tập ngày càng (3).
(Bài 5 - lớp 2)
Đáp án : (1) : Đúng giờ (2) : Đầy đủ (3) : Tiến bộ
- Ghép đôi :
Cho sẵn 2 cột kiến thức :
A B
Ghép (cặp đôi, nối) các kiến thức ở cột B với thông tin ở cột A cho phù hợp.
Ví d
ụ :
Nối các cách ứng xử ở cột B với các tình huống ở cột A cho phù hợp.
A B
Tình huống ứng xử
1. Được điểm 10 a) Giúp hiểu và làm
2. Có chuyện buồn b) Khuyên can
3. Đau chân c) Thăm hỏi, giúp đỡ
4. Làm điều sai d) Chúc mừng
5. Gặp bài khó đ) An ủi, động viên
e) Kệ bạn
(Bài 5 - Lớp 3)
Đáp án : Nối 1 - d 2 - đ 4 - b 3 - c 5 - a
Chú ý : Số phương án lựa chọn ở cột B phải nhiều hơn cột A để đảm bảo tính khách
quan.
- Đúng, sai : Đưa ra những tri thức đúng và sai, học sinh điền chữ Đ (đúng), chữ S
(sai) vào ô tương ứng.
Ví dụ : Điền vào ô  chữ Đ trước ý kiến em cho là đúng, chữ S trước ý kiến em
cho là sai.

 a) Giúp đỡ bạn con gia đình thương binh là tỏ lòng biết ơn thương binh.
 b) Chăm sóc, bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ là việc làm của người trông coi nghĩa
trang.
 c) Chăm sóc, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng là tỏ lòng biết ơn liệt sĩ.
 d) Chỉ thương binh nặng mới cần giúp đỡ.
Đáp án : a) Đ b) S c) Đ d) S
- Nhiều lựa chọn : Đưa ra nhiều phương án, trong đó có phương án nhiễu (không
đúng hoặc sai) để học sinh lựa chọn.
Chú ý : Phương án nhiễu phải ít hơn phương án đúng
Ví dụ : Đánh dấu x vào ô  trước những ý kiến em cho là đúng :
Chia sẻ buồn vui cùng bạn là :
 a) Động viên khi bạn có chuyện buồn.
 b) Ghen tị khi bạn được điểm cao.
 c) Thăm hỏi khi bạn ốm đau.
 d) Chúc mừng, học tập khi bạn được khen ngợi.
 đ) Mặc kệ khi bạn định làm điều sai trái.
 e) Tặng quà khi sinh nhật bạn.
 g) Rủ bạn cùng vui chơi.
 h) Mời bạn dự sinh nhật.
(Bài 5 - Lớp 3)
Đáp án : a, b, c, d, e, g, h.
3.2.2. Đánh giá thái độ, tình cảm đạo đức
Thái độ, tình cảm là một trong các mục tiêu của dạy học Đạo đức, nó có tác dụng
kích thích, thúc đẩy nhận thức, thực hiện chuẩn mực hành vi. Do đó cần được đánh
giá đúng mực.
a) Kiểm tra nói : Thường sử dụng dạng câu hỏi để khẳng định thái độ
(Có đồng ý không, vì sao ?)
b) Kiểm tra viết
* Tự luận : Đưa ra cách ứng xử, yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ : (Có đồng ý không, vì sao ?,
Cho biết ý kiến của em).

* Phiếu học tập : Đưa ra một số câu dẫn, yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ ở các mức
khác nhau (Đồng ý, phân vân, không đồng ý).
Ví dụ :
TT Nội dung câu d
ẫn Đồng ý Phân vân Không
đồng ý
1 Chỉ giúp đỡ bạn con nhà giàu
2 Khi bạn cần sẵn sàng giúp đỡ
3 Giúp đỡ bạn để bạn phải giúp mình
4 Giúp đỡ bạn là trách nhiệm
5 Giúp đỡ bạn vì không muốn bị mất lòng

(Bài 6 - Lớp
2)
* Đánh giá thái độ thông qua quan sát hành vi của học sinh, qua việc làm, ứng xử
hằng ngày phát hiện động cơ tình cảm, thái độ của học sinh. Đồng thời qua đó, kịp
thời uốn nắn thái độ, động cơ không đúng.
3.2.3. Đánh giá hành vi đạo đức của học sinh
* Kiểm tra nói : Yêu cầu học sinh liên hệ bản thân, kể lại những việc làm của mình
sau các chủ đề đã học
để đủ độ tin cậy, cần làm rõ các thông tin :
- Em làm việc đó với ai, trong trường hợp nào ?
- Vì sao em làm như vậy ?
- Việc làm đó có lợi (hoặc có hại) gì cho mình và người khác ?
b) Kiểm tra viết : Yêu cầu như trên.
c) Quan sát hành vi của học sinh thông qua luyện tập trên lớp, tham gia các hoạt
động của lớp, trường, khi ở nhà và sinh hoạt cộng đồng. Để đánh giá khách quan
cần kết hợp với phụ huynh, phụ trách Đội, giáo viên khác và tập thể lớp.
d) Tiêu chí đánh giá
- Tính chất hành vi

- Động cơ của hành vi
- Tính phổ biến của sự thể hiện hành vi
- Tính bền vững của sự thể hiện hành vi.
Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá
Câu 1 : Sách học sinh môn Đạo đức ở tiểu học, phần bài tập đã sử dụng các phương
pháp đánh giá :
- Lớp 1, 2, 3 : Phổ biến là trắc nghiệm khách quan.
- Lớp 4, 5 : Phổ biến là trắc nghiệm khách quan, một số bài kết hợp với tự luận,
dưới hình thức trình bày ngắn.
Câu 2 : Sau khi soạn xong đề kiểm tra, bạn hãy trao đổi trong nhóm học tập hoặc
đồng nghiệp và cùng rút kinh nghiệm theo các tiêu chí sau :
- Đảm bảo đánh giá cả kiến thức, thái độ, kĩ năng của học sinh.
- Độ khó vừa sức học sinh ở địa phương bạn, đồng thời giúp cho phát triển tích cực
tư duy của học sinh.
- Phát huy tính sáng tạo của học sinh khá, giỏi.
Nếu đạt các tiêu chí đó theo ý kiến khách quan, bạn đã đạt yêu cầu.
Câu 3 : Đánh giá kết quả dạy và học là việc làm thường xuyên. Mục đích của đánh
giá là điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.
Do đó ý kiến trên sai. Nếu bạn tán thành ý kiến đó, thì cần nhận thức lại.
5. Một số đặc điểm của dạy học môn Đạo đức ở tiểu học
Do đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh tiểu học, nên việc dạy học môn Đạo đức ở
tiểu học được chia thành hai nhóm lớp : 1, 2, 3 và 4, 5.
Hoạt động. Nghiên cứu, rút ra điểm khác nhau giữa việc dạy học môn
Đạo đức ở lớp 1, 2, 3 với lớp 4, 5
Thời gian : 20 phút.
NHIỆM VỤ
* Nghiên cứu Sách giáo viên, Vở bài tập Đạo đức của học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.
* Thảo luận nhóm, tìm ra những điểm khác nhau cơ bản giữa dạy học Đạo đức lớp
1, 2, 3 và dạy học Đạo đức lớp 4, 5 về nội dung, phuơng pháp, hình thức dạy học.
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG

Câu 1 : Việc đưa ra đặc điểm dạy học môn Đạo đức ở tiểu học theo các nhóm lớp
1, 2, 3 và 4, 5 nhằm mục đích gì ?
Câu 2 : Bạn sẽ vận dụng sự phân tích các đặc điểm đó vào dạy học môn Đạo đức
như
thế nào ?
THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO HOẠT ĐỘNG
Đặc điểm cơ bản của dạy học Đạo đức lớp 1, 2, 3
- Tâm - sinh lí :
+ Chủ yếu nhận thức trực quan.
+ Độ bền của sức chú ý còn ít, dễ thích, dễ chán, chóng thuộc, mau quên.
- Nội dung dạy học
+ Cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu.
+ Gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh.
+ Kênh hình tương ứng với kênh chữ.
- Phương pháp dạy học :
+ Phù hợp tâm lí, khả năng nhận thức
+ Động não
+ Trò chơi
+ Đóng vai
+ Nêu gương, khen thưởng
+ Luyện tập
+ Thảo luận
+ Trình bày trực quan.
- Hình thức dạy học : Cá nhân, hợp tác, hoạt động tập thể, “học mà chơi, chơi mà
học”
Đặc điểm cơ bản của dạy học Đạo đức lớp 4, 5
- Tâm - sinh lí học sinh :
+ Bắt đầu phát triển năng lực tư duy.
+ Độ bền của sức chú ý cao hơn.
- Nội dung dạy học :

+ Được mở rộng, gắn với thực tiễn, xã hội.
+ Kênh chữ nhiều hơn kênh hình.
+ Có kiến thức khó phát triển năng lực tư duy trừu tượng.
- Phương pháp dạy học :
+ Thảo luận
+ Động não
+ Đề án
+ Trò chơi
+ Đóng vai
+ Luyện tập kết hợp nêu gương,
- Hình thức dạy học : Mở rộng ra thực tiễn, cuộc sống. Kết hợp học tập trên lớp với
điều tra thực tiễn - xã hội, hoạt động tập thể - xã hội, phát huy tính tích cực hoạt
động độc lập, tự chủ của cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh tập lao động sáng tạo.
* Yêu cầu : Nắm chắc đặc điểm trên, lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù
hợp để đạt hiệu quả mong muốn.
Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá hoạt động
Câu 1 : Việc đưa ra đặc điểm dạy học của hai nhóm lớp 1, 2, 3 và 4, 5 nhằm mục
đích giúp giáo viên lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp
nhận thức đối t
ượng và sự phát triển tư duy của học sinh.
Câu 2 : Gợi ý về vận dụng sự phân tích các đặc điểm dạy học theo các nhóm lớp
vào dạy học môn Đạo đức :
- Nghiên cứu kĩ chương trình từ lớp 1 đến lớp 5.
- Xác định kiến thức, lựa chọn phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học phù
hợp đặc điểm nhận thức của học sinh.


















CHỦ ĐỀ 3 (1 tiết)
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC


MỤC TIÊU
Học xong chủ đề này, học viên có khả năng :
Về kiến thức
- Nêu được yêu cầu sử dụng phương tiện dạy học môn Đạo đức ở tiểu học.
- Liệt kê được các phương tiện dạy học cần có khi dạy học môn Đạo đức ở địa
phương.
Về kĩ năng
- Sử dụng được các phương tiện dạy học truyền thống, đơn giản.
- Cập nhật sử dụng một số phương tiện dạy học hiện đại đang có xu hướng phổ cập
ở tiểu học : máy chiếu hắt, đầu video, catsets,
Về thái độ
Có tinh thần khắc phục khó khăn sưu tầm, sáng tạo phương tiện dạy học, góp phần
nâng cao chất lượng dạy - học.
Nội dung

Hoạt động. Tìm hiểu các loại phương tiện dạy học và các yêu cầu khi sử
dụng phương tiện dạy học môn Đạo đức ở tiểu học
Thời gian : 45 phút
NHIỆM VỤ
- Đọc thông tin cơ bản và nghiên cứu sách giáo viên từ lớp 1 đến lớp 5.
- Phát hiện và thống kê các loại phương tiện dạy học được gợi ý trong đó.
- Điền thông tin phù hợp vào bảng sau (đánh dấu ´ vào ô trống thích hợp) :
TT Tên phương tiện
Được trên
cấp
Trường tự
mua
Có thể tự
làm
Yêu cầu
HS làm
1
2
3
4
5

* Thảo luận nhóm theo câu hỏi :
Để đảm bảo tính giáo dục và hiệu quả sử dụng, việc sáng tạo và sử dụng phương
tiện dạy học phải tuân theo những yêu cầu gì ?
THÔNG TIN CƠ BẢN
Khái niệm
Gắn với các phương pháp dạy học Đạo đức là phương tiện dạy học Đạo đức.
Phương tiện dạy học Đạo đức là tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên
sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh và nguồn tri thức trực quan

sinh động, phong phú để nhận thức, tập luyện kĩ năng đối với học sinh.
Tác dụng của các phương tiện dạy học môn Đạo đức
- Giúp giáo viên có thêm thuận lợi để tiến hành giờ học sinh động, hấp dẫn, thu hút
chú ý và kích thích hứng thú nhận thức của học sinh.
- Giúp học sinh thu nhận thông tin dễ dàng, đầy đủ, chính xác hơn, đồng thời phát
triển năng lực quan sát.
- Nếu biết huy động học sinh cùng tham gia chuẩn bị phương tiện dạy học đơn
giản, vừa sức còn giúp các em khả năng sáng tạo.
Ví dụ : Cắt dán hoa cho một số trò chơi tặng hoa, dán hoa tiếp sức,
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
Câu 1 : Có ý kiến cho rằng trong điều kiện hiện nay, chỉ cần sử dụng bộ đồ dùng đã
được trang bị là tốt rồi. Xin cho biết ý kiến của bạn.
Câu 2 : Bạn hãy thể hiện việc sáng tạo trong việc sử dụng phương tiện dạy học qua
một bài cụ thể (Tự chọn).
THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO HOẠT ĐỘNG
Gợi ý điền thông tin : Điền dấu ´ vào ô trống thích hợp.
TT Tên phương tiện
Được trên
cấp
Trường tự
mua
Có thể tự
làm
Yêu cầu
HS làm
1 Máy chiếu, giấy trong
2 Băng tiếng, băng đĩa
hình, đầu video

3 Tranh, ảnh

4 Dụng cụ, đồ vật (kéo,
giấy màu, keo dán, )

5 Trang phục đơn giản
6 Thơ ca, truyện, ca dao,
thành ngữ, tục ngữ, tấm

gương đạo đức,

* Yêu cầu khi sử dụng phương tiện dạy học
- Đảm bảo tính giáo dục, phục vụ đúng chủ đề bài học, thực sự hữu ích để học sinh nhận
thức.
- Tiết kiệm, tiện lợi, dễ sử dụng, dễ vận chuyển, bảo quản ; tránh cầu kì, hình thức.
- Phù hợp tâm - sinh lí học sinh.
- Đảm bảo tính thẩm mĩ.
- Phát huy tích cực, năng lực sáng tạo của giáo viên và học sinh.
- Phù hợp với đặc điểm vùng, miền, hoàn cảnh thực tế nhà trường, địa phương.
Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá hoạt động
Câu 1 : Cần năng động, sáng tạo đồ dùng dạy học và sử dụng hợp lí để bài học sinh
động, hấp dẫn học sinh.
Câu 2 : Sau khi thiết kế, đối chiếu với các yêu cầu trong thông tin phản hồi, nếu
phù hợp thì đạt yêu cầu.


















CHỦ ĐỀ 4 (4 tiết)
THỰC HÀNH TỔNG HỢP


1. Bước 1 : Xây dựng mô hình “Kế hoạch bài học”
Hoạt động 1. Làm việc cá nhân (ở nhà)
Thời gian : Khoảng 60 phút.
NHIỆM VỤ
* Nghiên cứu sách giáo viên môn Đạo đức từ lớp 1 đến lớp 5, phần gợi ý nội dung,
phương pháp dạy học các bài cụ thể.
* Kết hợp với nghiên cứu một số băng hình tiết dạy minh hoạ trong các đợt tập
huấn triển khai chương trình và sách giáo khoa mới môn Đạo đức, bạn hãy rút ra
cấu trúc của kế hoạch bài học (khung giáo án) và chỉ ra điểm mới của nó so với cấu
trúc giáo án theo cách dạy cũ (tự giải thích vì sao có sự đổi mới cấu trúc giáo án đó
?)
* Trao đổi với đồng nghiệp, bổ sung cho nhau.
THÔNG TIN CƠ BẢN
- Sách giáo viên môn Đạo đức từ lớp 1 đến lớp 5 : Phần hai - Gợi ý nội dung,
phương pháp dạy học các bài cụ thể.
- Tài liệu tập huấn triển khai chương trình, sách giáo khoa mới môn Đạo đức từ
năm học 2001 - 2002 trong toàn quốc.

- Băng hình các tiết dạy minh hoạ về đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức
từ lớp 1 đến lớp 5 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành phục vụ triển khai chương
trình, sách giáo khoa mới.
2. Bước 2 : Thiết kế kế hoạch bài học
Mục tiêu : Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương pháp, hình thức, phương tiện
dạy học vào xây dựng kế hoạch bài học (soạn bài).
2.1. Làm việc cá nhân
Hoạt động 2. Thực hành cá nhân về xây dựng kế hoạch bài học
Thời gian : Học viên tự xác định thời gian cho thích hợp
NHIỆM VỤ
* Làm việc cá nhân ở nhà : Mỗi nhóm một chủ đề (tự chọn chủ đề, loại tiết), tự xây
dựng kế hoạch cá nhân theo chủ đề/loại tiết mà nhóm được giao.
2.2. Hợp tác nhóm
Hoạt động 3. Thực hành xây dựng kế hoạch bài học theo nhóm
Thời gian : 45 phút.
NHIỆM VỤ
* Thảo luận nhóm : Xây dựng kế hoạch bài học của nhóm trên cơ sở kết quả làm
việc cá nhân ở hoạt động 2 (làm trên giấy khổ to).
THÔNG TIN CƠ BẢN
- Khung kế hoạch bài học (thông tin phản hồi của hoạt động 1, chủ đề 4).
- Vở bài tập, sách giáo khoa môn Đạo đức (bài được phân công cho nhóm chuẩn
bị).
- Sách giáo viên (bài đựợc phân công cho nhóm chuẩn bị).
3. Bước 3 : Thực hành giảng
Mục tiêu : Rèn luyện năng lực vận dụng các kĩ năng sư phạm tổng hợp vào giảng
dạy.
Hoạt động 3. Thực hành giảng, rút kinh nghiệm chung
Thời gian : 3 tiết.
NHIỆM VỤ
* Đại diện nhóm lên giảng : Mỗi nhóm một người.

* Rút kinh nghiệm chung theo các tiêu chí trong thông tin cơ bản.
THÔNG TIN CƠ BẢN
Tiêu chí cơ bản để đánh giá, rút kinh nghiệm tiết tập giảng :
- Xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
- Nội dung bài học xúc tích, cập nhật, đạt được mục tiêu đề ra.
- Sử dụng phương pháp, hình thức dạy học, phương tiện dạy học phong phú, phù
hợp với chủ đề bài dạy, sát đối tượng, kích thích hứng thú, tích cực học tập của học
sinh.
- Trình tự các hoạt động các hoạt động dạy học lôgíc, hợp lí.
- Thiết kế, tổ chức các hoạt động sinh động, sôi nổi, hiệu quả.
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 1, 2, 3
Đánh giá trực tiếp thông qua kế hoạch bài học và dự tập giảng theo các tiêu chí
trong thông tin cơ bản của hoạt động 3. Các cá nhân tự so sánh phần chuẩn bị của
mình và của nhóm với ý kiến rút kinh nghiệm chung để tự đánh giá kĩ năng thực
hành.
ĐÁNH GIÁ TIỂU MODUL 2
Câu 1 : Theo bạn, điểm mấu chốt nhất trong đổi mới phương pháp dạy học môn
Đạo đức ở tiểu học là gì ? Vì sao bạn cho đó là điểm mấu chốt nhất ?
Câu 2 : Bạn hãy nhận xét kế hoạch bài học dưới đây về các nội dung :
a) Xác định mục tiêu đã phù hợp với học sinh lớp 2 chưa ? Mục tiêu bài học có rõ
ràng, cụ thể không ?
b) Nội dung kiến th
ức định hướng cho học sinh có đạt mục tiêu đề ra không ?
c) Việc sử dụng phương pháp, hình thức, phương tiện dạy và học như thế nào ? Có
phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức không ?
d) Cách thiết kế và tổ chức các hoạt động có kích thích hứng thú học tập, phát huy
tích cực học tập của học sinh không ? Vì sao ?
ĐẠO ĐỨC LỚP 2
Bài 5 : Chăm chỉ học tập (tiết 1)
I - Mục tiêu

1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu :
- Những biểu hiện của chăm chỉ học tập.
- Những lợi ích của chăm chỉ học tập.
2. Thái độ, tình cảm
- Tự giác học tập.
- Đồng tình, noi gương các bạn chăm chỉ học tập.
3. Hành vi
Thực hiện các hành vi thể hiện chăm chỉ học tập như : học bài, làm bài đầy đủ ; tự
giác học tập ; đi học đủ và đúng giờ,
II - Chuẩn bị
- Giấy khổ to, bút viết bảng.
- Phiếu học tập.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Thảo luận xử lí tình huống
* Nêu tình huống : Tuấn đang học bài
thì Nam đến rủ đi đá bóng. Em hãy đoán
xem Tuấn sẽ xử lí như thế nào ?
Gợi ý :
- Tuấn sẽ có các cách ứng xử như thế
nào?





- Em tán thành với các cách ứng xử nào




Thảo luận theo gợi ý của giáo viên
Lần lượt từng nhóm đư
a ra cách ứng xử,
không nêu ý kiến trùng lặp :
+ Từ chối để học bài.
+ Bảo bạn chờ học xong rồi cùng đi.
+ Cất sách vở, đi cùng bạn.
+ Rủ bạn cùng học xong rồi đi.
- Phân tích, chọn ra các cách ứng xử
đúng.
? Vì sao ?
- Nếu em là Tuấn, em sẽ làm gì ? Kết
luận: Khi đang học bài, làm bài các em
cần cố gắng hoàn thành công việc,
không nên bỏ dở, như thế mới là chăm
chỉ học tập

- Tự chọn cách ứng xử đúng, phù hợp
với bản thân học sinh.

Hoạt động 2 : Thảo luận về các biểu hiện của chăm chỉ
* Giao nhiệm vụ cho học sinh :
- Thảo luận nhóm.
- Cách thức thảo luận : Lần lượt các
thành viên trong nhóm kể ra các biểu
hiện của chăm chỉ học tập (động não).
- Thư kí của nhóm ghi kết quả thảo luận
lên giấy khổ to.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết
quả thảo luận.




- Tổng hợp, hết các ý kiến đúng của học
sinh
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận.






- Có thể nêu ra một số biểu hiện :
+ Tự giác học, không cần người khác
phải nhắc nhở.
+ Luôn làm đủ bài tập.
+ Luôn học thuộc bài trước khi đến lớp.
+ Đi học đúng giờ, đầy đủ,
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 3 : Thảo luận về lợi ích của chăm chỉ học tập

* Giao nhiệm vụ :
Mỗi nhóm thảo luận một tình huống và
đưa ra cách giải quyết hợp lí. Giải thích
vì sao chọn cách giải quyết đó.
- Tình huống 1 : Đã đến giờ Toàn học

bài, nhưng ti vi đang chiếu phim hoạt
hình rất hay. Mẹ giục Toàn đi học,
nhưng Toàn còn nấn ná mãi. Theo em,
bạn Toàn nên làm gì ? Vì sao ?
- Tình hu
ống 2 : Gặp bài toán khó, bạn
Hoà loay hoay mãi mà chưa giải được.
Nếu em là bạn Hoà, em sẽ làm gì ? Vì
sao?
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ thảo luận,
đưa ra cách giải quyết.
Có thể là :

- Toàn nên tắt ti vi, nghiêm túc học bài,
vì nếu không học bài, ngày mai Toàn sẽ
bị điểm kém và bị cô giáo phê bình.


- Em nên nhờ bố mẹ, anh chị hoặc bạn
giảng cho, khi nào hiểu, em sẽ tự làm.
Như vậy em đã hoàn thành bài tập cô
giáo cho, sẽ được cô khen.
- Tình huống 3 : Vì chưa làm đủ bài tập
nên bạn Hưng đã trốn học. Em có đồng
tình với bạn Hưng không ? Vì sao ?
* Gợi ý học sinh tự rút ra ích lợi của
việc chăm chỉ học tập và tác hại của việc
lười học.
* Kết luận : Chăm chỉ học tập sẽ đem lại
cho các em nhiều ích lợi : Giúp cho việc

học tập đạt kết quả tốt hơn, được thầy cô
giáo, các bạn quý mến, thực hiện tốt
quyền học tập của mình,
- Không thể đồng tình với bạn Hưng, vì
như vậy càng không được học bài, hiểu
bài đầy đủ, vừa bị điểm kém, vừa bị cô
giáo phê bình, trốn học lang thang còn
có thể bị ảnh hưởng đến sức khoẻ, bị lôi
kéo làm điều xấu,

Hoạt động tiếp nối
* Yêu cầu học sinh :
- Tự liên hệ việc học tập để tiết 2 trình
bày trước lớp.
- Sưu tầm những tấm gương chăm chỉ
học tập để tiết 2 kể lại cho các bạn cùng
học tập.
Thực hiện các yêu cầu của giáo viên.
ĐÁNH GIÁ MÔĐUN
Sau khi học xong toàn bộ modul, các bạn tự đánh giá kết quả học tập của mình
theo câu hỏi sau :
Câu 1 : Bạn hãy giải thích luận điểm : “Người thầy giáo tồi mang chân lí đến sẵn
cho học sinh. Người thầy giáo giỏi dạy học sinh biết cách tìm ra chân lí”.
Câu 2 : Chỉ có các phương pháp dạy học hiện đại mới được vận dụng vào dạy môn
Đạo đức hiện nay. Bạn hãy cho biết ý kiến c
ủa mình về quan điểm đó bằng cách
đánh dấu x vào ô  và giải thích vì sao.
 a) Tán thành
 b) Không tán thành
 c) Lưỡng lự

Câu 3 : Theo bạn, để xây dựng một kế hoạch bài học môn Đạo đức, người giáo
viên cần có những kĩ năng cơ bản nào ?
THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1
Khung Kế hoạch bài học
* Bài số Tên bài (tiết )
I - Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức : Nêu những yêu cầu về kiến thức cơ bản học sinh cần đạt (Nên
dùng các từ để có thể lượng hoá được mức độ hiểu biết sau bài học).
2. Về kĩ năng hành vi : Học sinh cần rèn luyện thói quen hành vi gì theo chủ đề bài
học. Nên dùng các động từ xác định hành vi : biết, thực hiện,
3. Về giáo dục thái độ : Xác định cần định hướng cho học sinh thái độ như thế nào
sau khi học mỗi bài. Mục đích cuối cùng là giúp các em biết phân biệt, ủng hộ và
làm theo cái đúng, cái tốt ; không học tập và làm theo cái xấu, cái sai.
II - Tài liệu và phương tiện dạy học (Chuẩn bị)
1. Tài liệu
- Tài liệu học tập cho học sinh.
- Tài liệu tham khảo cho giáo viên.
(Đó là các thông tin, sự kiện cần thiết phục vụ bổ trợ cho bài học được giáo viên
cập nhật, sử dụng).
2. Phương tiện dạy học
- Cần có những phương tiện gì ? Sử dụng cho hoạt động nào trong bài học ?
- Do ai chuẩn bị : giáo viên, học sinh, người khác,
III - Các hoạt động dạy học chủ yếu
a) Hoạt động 1
* Tên hoạt động

* Thời gian tiến hành hoạt
động
* Mục tiêu của hoạt

động
* Cách tiến hành (Phương pháp + hình thức + phươ
ng tiện dạy học)


* Kết luận của giáo viên sau hoạt
động
b) Hoạt động 2
* Tên hoạt động

* Thời gian tiến hành hoạt
động
* Mục tiêu của hoạt
động
* Cách tiến hành (Phương pháp + hình thức + phương tiện dạy học)


* Kết luận của giáo viên sau hoạt động.
c) Hoạt động 3
* Tên hoạt động

* Thời gian tiến hành hoạt
động
* Mục tiêu của hoạt
động
* Cách tiến hành (Phương pháp + hình thức + phương tiện dạy học)


* Kết luận của giáo viên sau hoạt
động

IV - Kết luận chung cuối bài
- Tiết 1 : Chốt lại kiến thức cơ bản để định hướng cho luyện tập thực hành.
- Tiết 2 : Tổng kết toàn bài và yêu cầu rèn luyện.
Chú ý
* Mỗi tiết học, trung bình nên có 3 - 4 hoạt động. Tránh :
- Quá giản tiện : Quá ít các hoạt động, đưa ra hoạt động mang tính chiếu lệ.
- Quá tham : Đưa vào quá nhiều hoạt động dẫn đến trùng lặp.
- Nên thay đổi phương pháp, hình thức trong các hoạt động
để tránh nhàm chán.
* Cách đặt tên hoạt động : Thông thường nên dùng một động từ kết hợp với mục
tiêu của hoạt động làm bổ ngữ cho động từ đó (tham khảo cách đặt tên hoạt động
trong kế hoạch bài học ở câu 2, phần đánh giá tiểu modul 2). Động từ được dùng
phải nêu bật được nhiệm vụ cơ bản học sinh cần thực hiện trong hoạt động đó. Ví
dụ : Thảo luận về các biểu hiện của chăm chỉ học tập.
Hoạt động tiếp nối
* Hướng dẫn học, làm bài ở nhà, chuẩn bị bài mới.
* Hướng dẫn luyện tập thực hành thường xuyên, tự đánh giá kết quả rèn luyện.
* Hoạt động 2 và 3
Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá tiểu mođun 2
Câu 1
Điểm mấu chốt nhất của đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học
hiện nay là thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh trước, trong và sau
tiết học một cách có hiệu quả. Để tổ chức các hoạt động học tập sôi nổi, phong phú,
sinh động, hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập và tích cực hoạt động của học sinh,
cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học khác nhau.
Câu 2
Các bạn có thể thảo luận, trao đổi cùng đồng nghiệp để đưa ra nhận xét khách quan.
Sau đây là một số gợi ý :
a) Xác định được mục tiêu, phù hợp trình độ nhận thức chung của học sinh lớp 3.
b) Nội dung kiến thức giáo viên định hướng cho học sinh phù hợp với mục tiêu

đ
ã đề ra (tiết 1).
c) Mặc dù học sinh đã được trao quyền tự chủ hoạt động nhận thức, song thiết kế
trên còn lạm dụng phương pháp thảo luận, hình thức hoạt động nhóm, vì vậy sẽ gây
tâm lí nhàm chán trong học sinh. Phương tiện dạy học nghèo nàn.
d) Thiết kế các hoạt động đã phát huy tích cực học tập của học sinh ở mức độ giúp
học sinh tự lực và hợp tác nhóm giả
i quyết vấn đề nhận thức ; nhưng sẽ thiếu sinh
động, hấp dẫn, chưa kích thích hứng thú nhận thức và sự sáng tạo của học sinh, do
đơn điệu sử dụng phương pháp thảo luận.
Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá môđun
Câu 1 : “Người thầy giáo tồi mang chân lí đến sẵn cho học sinh” : Người thầy giáo
dạy học sinh theo cách áp đặt hoàn toàn, cách dạy cũ. Như vậy, không khích lệ học
sinh sáng tạo, có nghĩa là người thầy giáo đó chỉ làm được cái việc nhồi nhét kiến
thức vào đầu học sinh.
“Người thầy giáo giỏi dạy học sinh cách tìm ra chân lí” : Người thầy giáo biết cách dạy
cho học sinh phương pháp học. Nhờ phương pháp học đó, học sinh tự học, tự khám phá
tri thức và sáng tạo cách học mới. Đây là yêu cầu cơ bản của đổi mới phương pháp dạy
học hiện nay.
Câu 2 : Đáp án b.
Sở dĩ nên chọn phương án này vì : Một trong các nguyên tắc của đổi mới phương
pháp dạy học là kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại.
Phương pháp nào cũng có ưu, nhược điểm riêng. Quan điểm trên thể hiện thái độ
phủ nhận ưu điểm của các phương pháp truyền thống, tuyệt đối hoá các phương
pháp hi
ện đại.
Câu 3 : Để xây dựng một kế hoạch bài học môn Đạo đức, người giáo viên cần có
một số kĩ năng cơ bản sau :
- Kĩ năng xác định mục tiêu bài học : cụ thể, rõ ràng, sát đối tượng, nên dùng một
động từ ở đầu câu thể hiện mức độ hiểu, biết, để lượng hoá được mức độ cần đạt

về kiến thức, thái
độ, kĩ năng của học sinh và để dễ đánh giá. Ví dụ như trình bày
được, kể được, giải thích được, vận dụng được,
- Kĩ năng lựa chọn, vận dụng phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với chủ đề

×