Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGHIỆN RƯỢU MẠN TÍNH (Kỳ 3) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.38 KB, 6 trang )

NGHIỆN RƯỢU MẠN TÍNH
(Kỳ 3)
E. Biến đổi nhân cách:
* Với gia đình:
- Người bệnh ngày càng trở nên ích kỷ, mất đi những thích thú cũ, lãnh
đạm hoàn toàn với người thân, đòi hỏi có tính chất vị kỷ thô bạo, đặc biệt trong
quan hệ với người thân. Giảm sút tình cảm đạo đức, không quan tâm đến gia đình,
tiêu xài tất cả tiền lương vào rượu suốt ngày chăm lo đến việc làm thế nào để có
rượu uống.
- Người bệnh không cảm thấy xấu hổ vì đã phải ăn bám gia đình, vợ con,
hơn nữa người bệnh cũng chẳng ân hận khi lấy cắp tiền của người thân để uống
rượu, thậm chí còn bán cả những vật dùng cần thiết của mình cũng như của vợ
con. Cuộc sống tạm bợ, bê tha, hoàn toàn không nghĩ gì đến ngày mai. Người
bệnh hay nói dối, cuộc sống buông thả, dễ mắc nợ, cắm quán, hứa hão, bịa ra đủ
mọi thứ để vòi tiền. Nợ nần thường không trả, để cho người thân phải trả. Những
cá tính tinh tế bị mất đi, do giảm khả năng nắm bắt thực tại và ứng xử các tình
huống xảy ra, thiếu lịch sự và hành động quá khích.
- Khả năng phê phán giảm rõ rệt đặc biệt đối với địa vị của mình và quan
hệ của gia đình mình. Phủ nhận là mình đã dùng rượu quá mức. Đôi khi người
bệnh hứa bỏ rượu một cách dễ dàng, cam đoan rằng điều đó đối với họ chẳng khó
khăn gì, song thực tế không đủ ý chí để từ chối những lời hẹn hò của các bạn rượu,
chiều đến người nghiện đứng ngồi không yên, bồn chồn đi tới, đi lui chờ mong tín
hiệu của bạn rượu để được đến điểm hẹn uống rượu. Người bệnh chẳng những
không từ chối mà còn vui sướng nhận những lời mời rượu của bạn rượu.
Những biến đổi như trên ngày càng làm suy giảm các tập tính tốt.
- Trong nghiện rượu mạn tính, thời kỳ đầu người bệnh chỉ dùng rượu từng
lúc, về sau thường cảm thấy cồn cào vào buổi sáng và cả buổi chiều. Lúc đầu chỉ
uống vào những ngày nghỉ, ngày lễ khoảng 1 - 2 lần trong tuần hoặc gặp thì uống.
Khi say người bệnh còn giữ được những nét khoan khoái, khoái cảm, vui vẻ, sau
đó xuất hiện tình trạng say liên miên.
Trong cơn say cảm xúc giận dữ, dễ bị kích thích, người bệnh khi uống rượu


vào trở nên dễ bực dọc, hay gây sự, vin cớ cãi cọ, tục tằn, thường tấn công, đập
phá đồ đạc, đánh đập người thân (có người trong tình trạng này đã cầm dao chém
vợ, đánh con gây thương tích nặng nề). Đe dọa tính mạng của người thân khiến
cho cả gia đình luôn trong tình trạng hoảng loạn.
- Giai đoạn muộn của nghiện rượu khả năng dung nạp rượu bắt đầu giảm
xuống. Trong vài ngày liền đang uống hàng ly rượu lớn, người bệnh sau đó buộc
phải giảm liều hoặc phải ngừng uống rượu hẳn vì các rối loạn toàn thân nặng (tức
ngực, tim đập nhanh, khó chịu, nôn, ỉa chảy ). Cứ như vậy lúc tăng, lúc giảm, lúc
buộc phải ngừng rồi lại uống lại cuối cùng người bệnh ngày càng suy nhược
phải nằm tại giường.
* Với công việc:
Người bệnh nghỉ việc thường xuyên, năng suất công tác giảm sút làm cho
bệnh nhân sớm bị buộc thôi việc. Công việc thường bị gián đoạn, tiền lương kiếm
được ngày càng giảm sút, mặc dù bệnh nhân rất muốn kiếm được nhiều tiền để
uống rượu.
· Với xã hội:
Địa vị xã hội của người bệnh dần dần bị hạ thấp, mối quan hệ xã hội bị
thu hẹp dần, người bệnh mất dần những bạn bè thân thích, đặc biệt những người
bạn tốt muốn gần gũi khuyên can bệnh nhân từ bỏ rượu, chỉ còn những bạn rượu
chia xẻ thú uống rượu nhất thời. Phẩm chất xã hội thoái hóa dần, thường vi phạm
pháp luật.
2. Chẩn đoán: Nghiện rượu mãn tính dựa vào các biểu hiện sau:
- Thường xuyên thèm muốn uống rượu.
- Hội chứng cai rượu.
- Sự thay đổi về khả năng dung nạp rượu.
- Sự biến đổi nhân cách và sa sút tâm thần.
3. Điều trị:
- Phải tiến hành điều trị lâu dài, có sự hợp tác giữa người bệnh với thầy
thuốc, sự hỗ trợ của gia đình và xã hội. Việc điều trị căn bản là ngoại trú, giai đoạn
nặng, cấp có nhiều biến chứng cần nhập viện điều trị, đảm bảo cho người bệnh

ngừng uống rượu hoàn toàn và điều trị các tổn thương do rượu gây ra về cơ thể:
gan, dạ dày, dinh dưỡng
a) Điều trị bằng thuốc:
Điều trị bằng thuốc trong giai đoạn mới nhập viện nhằm mục đích chữa các
triệu chứng loạn thần.
- Haloperidol từ 3-12 mg trong trường hợp bệnh nhân có các hoang tưởng
ảo giác.
- Diazepam 5-20 mg cho người bệnh khó ngủ, bồn chồn, lo lắng.
- Stablon 12,5-25 mg cho người bệnh buồn rầu, lo lắng, trống trải.
- Vitamin nhóm B (B
1
, B
6
, B
12
) liều cao, thí dụ:
+ Ancopir.
+ Nervamin.
+ B complex.
b) Gây phản xạ ghét sợ rượu bằng:
- Sử dụng Apomorphine.
- Sử dụng Antabuse (Dissulfuram).
Những phương pháp này ngày nay ít sử dụng.
- Liệu pháp tâm lý (LFTL): Phải phối hợp liệu pháp tâm lý tập thể và cá
nhân. Phải giải thích kiên trì làm cho người bệnh nhận thức được để từ bỏ thói
quen uống rượu, làm cho họ có quan hệ đúng đắn với lao động, quan hệ tốt với gia
đình, với môi trường xung quanh. Phối hợp các phương pháp nói trên, điều trị một
cách bền bỉ, lâu dài có hệ thống.
- Liệu pháp nhận thức.
- Liệu pháp hành vi.

4. Phòng bệnh:
- Truyền thông rộng rãi trong nhân dân những tác hại của rượu đối với sức
khỏe tâm thần, thể chất, đặc biệt rượu làm hủy hoại nhân cách người nghiện rượu,
làm cho người nghiện rượu mạn tính tha hóa về nhân cách, sa sút về tâm thần, mất
hết khả năng làm việc, trở thành người vô dụng, là gánh nặng cho gia đình, xã hội.
- Có qui chế quản lý, kiểm soát chặt chẽ trong việc sản xuất, bán mua và
tiêu thụ các loại rượu, nước giải khát có rượu, thuốc uống có rượu.
- Giáo dục thanh thiếu niên có lối sống lành mạnh tránh lạm dụng rượu.

×