Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim
(Kỳ 3)
IV. Lựa chọn xét nghiệm nào để chẩn đoán thiếu máu cơ tim?
a. Xét nghiệm cơ bản (điện tâm đồ, chụp X quang tim phổi thẳng, có thể
siêu âm tim)
Một bệnh nhân khi có đau ngực nghi ngờ bệnh thiếu máu cơ tim thì sẽ được
thực hiện xét nghiệm cơ bản như trên, nếu đau ngực nhiều, không thuyên giảm có
thể xét nghiệm về tổn thương cơ tim(CK-MB, Troponin T, I) và theo dõi điện tim
liên tục.
b. Xét nghiệm phân tầng nguy cơ (điện tim gắng sức, siêu âm tim gắng
sức, MSCT động mạch vành)
Là những xét nghiệm nhằm đánh giá khả năng bệnh nhân có thể bị bệnh
mạch vành hay không khi mà các xét nghiệm cơ bản và lâm sàng không kết luận
được. Từ kết quả gợi ý của xét nghiệm phân tầng bệnh nhân có thể mắc bệnh, bác
sĩ sẽ xác định bệnh nhân có cần chụp động mạch vành xác minh hay không?
c. Xét nghiệm xác minh (chụp động mạch vành cản quang)
Là xét nghiệm khẳng định chắc chắn bệnh nhân có bệnh hay không và là kỹ
thuật dùng để điều trị thông động mạch vành. Nếu như xét nghiệm cơ bản gợi ý
nhồi máu cơ tim (hoặc hội chứng vành cấp) kèm đau ngực rõ rệt, có thể tiến hành
ngay chụp động mạch vành để can thiệp mà không phải sử dụng xét nghiệm phân
tầng.
Ngoài ra, đối với bệnh nhân đau ngực trái, chụp động mạch vành bình
thường, nếu nghi ngờ co thắt mạch vành, người ta có thể tạo co thắt mạch vành
bằng thuốc khi chụp động mạch vành nhằm xác minh chẩn đoán co thắt động
mạch vành. Phương pháp này ít sử dụng rộng rãi vì có nguy cơ và có thể điều trị
đơn giản bằng thuốc.
V. Có bao nhiêu cách thức điều trị bệnh thiếu máu cơ tim?
1. Điều trị bằng thuốc và tiết thực
+ Thuốc dãn động mạch vành: nitroglycerine, isosorbide dinitrate (hoặc
mononitrate).
+ Thuốc ức chế bê ta: atenolol, bisoprolol, metoprolol.
+ Thuốc kháng tiểu cầu: aspirin (ASA, Aspegic), ticlopidine(Ticlide),
clopidogrel (Plavix).
+ Bệnh nhân có thể điều trị kết hợp với thuốc hạ áp khác nếu có cao huyết
áp, thuốc điều trị tiểu đường, giảm mỡ trong máu (atorvastatin, lovastatin,
bezafibrate, gemfibrozil, fenofibrate…).
+ Giảm cân, tập thể dục vừa phải, hạn chế ăn mỡ (trứng, thịt heo mỡ).
2. Nong và đặt giá đỡ trong lòng mạch vành
Là phương pháp ít gây chảy máu thực hiện ngay sau chụp động mạch vành.
Thông qua ống thông (catheter) người ta luồn một dây cực nhỏ (có chứa bong
bóng nhỏ ở đầu dây) vào đến vị trí lòng động mạch hẹp. Sau đó người ta bơm
bóng để lòng mạch chổ hẹp rộng ra và người ta đặt một giá đỡ (stent) để giữ cho
lòng mạch thông suốt. Sau khi đặt giá đỡ, người bệnh vẫn phải uống thuốc điều trị
như trên suốt đời.
Nong động mạch vành
1 2 3 4
Hình 1 cho thấy lòng mạch vành bị hẹp, hình 2 cho thấy ống thông được
đưa vaò lòng mạch hẹp, hình 3 cho thấy bong bóng ở đầu ống thông được bơm lên
làm mãng xơ vữa bị ép sát thành mạch, lòng mạch trở nên rộng hơn (hình 4).
Đặt giá đỡ lòng động mạch vành
Giá đỡ là ống kim loại đặt biệt dạng lưới giúp cho lòng mạch giữ nguyên
mức độ rộng lòng mạch sau khi nong.
Ngay sau khi nong lòng mạch vành người ta đặt giá đỡ giữ lòng mạch ổn
định lâu hơn. Bởi vì sau khi đặt có một số bệnh nhân có hiện tượng tăng sinh tế
bào nội mạc trong lòng mạch cho nên gây ra hiện tượng tái hẹp, do đó người ta cải
tiến thêm bằng cách tẩm thuốc chống tăng sinh trong giá đỡ. Điều này giúp làm
giảm tái hẹp trong lòng mạch. Do đó khi đặt giá đỡ lòng mạch vành, bác sĩ của
bạn sẽ xem xét khả năng đặt giá đỡ có tẩm thuốc.
Sau khi đặt giá đỡ bác sĩ của bạn phải sử dụng một số thuốc kháng tiểu cầu
như clopidogrel nhằm làm giảm huyết khối trong lòng giá đỡ. Cần phải theo dõi
tại bác sĩ tim mạch định kỳ theo hẹn để phát hiện các triệu chứng mới như huyết
khối trong giá đỡ, tái hẹp trong giá đỡ hoặc tổn thương một nhánh động mạch
khác.
3. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành