RỐI LOẠN TÂM THẦN CẤP - MẠN
(Kỳ 1)
I. RỐI LOẠN TÂM THẦN CẤP
1. Các biểu hiện triệu chứng: Bệnh nhân có thể trải nghiệm:
- Nghe thấy các tiếng nói bất thường.
- Các điều tin hay sợ hãi kỳ dị.
- Lú lẫn.
- Bất an, bồn chồn.
Các gia đình có thể đưa bệnh nhân đến khám vì các thay đổi trong hành vi
của bệnh nhân, bao gồm các hành vi kỳ lạ hoặc biểu hiện hoảng hốt, sợ hãi (tách
biệt với mọi người, đa nghi hăm dọa với người khác …).
2. Các nét đặc trưng để chẩn đoán:
a) Khởi phát gần đây với:
- Các ảo giác (các cảm giác sai hoặc tưởng tượng, ví dụ: nghe thấy tiếng nói
khi không có ai ở xung quanh).
- Các hoang tưởng: bệnh nhân có các ý tưởng hoàn toàn sai lầm mà những
người khác cùng nhóm xã hội với họ không có suy nghĩ như vậy (ví dụ: bệnh nhân
tin tưởng rằng họ đang bị hàng xóm đầu độc, họ đang nhận được các thông điệp từ
T.V hoặc đang bị quan sát theo dõi bởi người khác bằng những phương tiện đặc
biệt).
- Kích động hay các hành vi kỳ dị.
- Ngôn ngữ lộn xộn, phân liệt hay ngôn ngữ kỳ lạ.
- Các trạng thái cảm xúc cực đoan và không ổn định.
b) Chẩn đoán phân biệt:
* Các rối loạn cơ thể có thể gây ra các triệu chứng loạn thần bao gồm:
- Động kinh.
- Ngộ độc hoặc trạng thái cai rượu, ma túy.
- Bệnh nhiễm trùng hay các bệnh có sốt.
* Nếu các triệu chứng loạn thần tái diễn hay mãn tính, xem phần II. Rối
loạn loạn thần mãn tính.
* Nếu các triệu chứng hưng cảm chiếm ưu thế (tăng khí sắc, ngôn ngữ hay
tư duy phi tán, tự cao …). Xem mục Các rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
* Nếu khí sắc trầm chiếm ưu thế trong bệnh cảnh. Xem mục Trầm cảm.
3. Các hướng dẫn quản lý:
Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình:
- Kích động và các hành vi kỳ dị là các triệu chứng của bệnh tâm thần.
- Các giai đoạn cấp thường có tiên lượng tốt, song tiến triển lâu dài của
bệnh thì khó có thể tiên lượng trước được từ giai đoạn cấp.
- Việc điều trị có thể cần phải tiếp tục vài tháng sau khi đã hết các triệu
chứng.
4. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình:
- Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và người chăm sóc họ.
· Gia đình hoặc bạn bè cần phải luôn ở bên bệnh nhân.
· Đảm bảo các nhu cầu cơ bản của bệnh nhân (ví dụ: thức ăn, nước uống
…).
· Chú ý tránh các thương tổn cho bệnh nhân.
- Giảm thiểu các căng thẳng và sự kích thích đối với bệnh nhân.
· Không tranh luận với các suy nghĩ loạn thần của bệnh nhân (ví dụ: Bạn
có thể không đồng ý với các điều tin của bệnh nhân, song không được cố tranh cãi
là bệnh nhân đã sai).
· Tránh đối đầu hay chỉ trích bệnh nhân trừ khi đó là cần thiết để phòng
tránh các hành vi gây thương tổn hay gây rối.
- Các trường hợp kích động gây nguy hiểm cho bệnh nhân, người nhà hay
cộng đồng cần phải đưa vào viện và theo dõi chặt chẽ ở một cơ sở an toàn.
- Khuyến khích bắt đầu lại các hoạt động thường ngày sau khi đã cải thiện
được các triệu chứng.
4. Thuốc men:
- Các thuốc chống loạn thần sẽ làm giảm các triệu chứng loạn thần. Liều
lượng thuốc nên là liều thấp nhất có thể được mà vẫn có hiệu quả điều trị, mặc dù
một số bệnh nhân có thể cần liều cao hơn.
- Các thuốc chống lo âu cũng có thể được sử dụng phối hợp với các thuốc
an thần kinh để điều trị các cơn kích động cấp diễn.
- Cần tiếp tục điều trị bằng các thuốc chống loạn thần ít nhất 3 tháng sau
khi đã điều trị hết các triệu chứng.
* Theo dõi các triệu chứng phụ của thuốc:
- Loạn trương lực cơ cấp có thể điều trị được bằng tiêm Benzodiazepine
hay dùng các thuốc chống parkinson.
- Bồn chồn batan có thể điều trị được bằng giảm liều thuốc đang dùng hoặc
dùng thêm các thuốc chẹn β.
- Các triệu chứng giống parkinson (run, mất vận động) có thể điều trị được
bằng uống thuốc chống parkinson.
* Khám chuyên khoa:
- Nếu có thể cân nhắc khám chuyên khoa cho tất cả các trường hợp mới có
rối loạn tâm thần.
- Các trường hợp có triệu chứng phụ vận động nặng nề hoặc xuất hiện sốt,
cứng cơ, tăng huyết áp, phải ngừng sử dụng các thuốc chống loạn thần và cho
khám chuyên khoa.