Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.8 KB, 5 trang )
RỐI LOẠN Ý THỨC
(Kỳ 1)
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ Ý THỨC
1. Theo nghĩa rộng (triết học, giáo dục học, tâm lý học):
a) Định nghĩa:
Ý thức là một hoạt động tổng hợp các quá trình tâm thần khác nhau, có
đặc tính phản ánh ở mức cao nhất, toàn diện và chính xác nhất hiện thực khách
quan. Tóm lại đó là toàn bộ sự hiểu biết của con người về thiên nhiên, xã hội và
bản thân.
b) Cơ sở vật chất của ý thức là bộ não của con người.
Bộ não súc vật các cấp có tạo nên được ý thức không? Không, vì hoạt
động tâm thần ở chúng chỉ phát triển đến mức tư duy cụ thể, đơn giản (vượn
người: Ví dụ chúng có thể biết dùng que, trèo cao để hái quả). Chỉ ở con người
mới có tư duy trừu tượng và cao hơn là ý thức.
c) Sự xuất hiện của ý thức.
Ý thức có phải là bẩm sinh không? Không, mà chỉ có cơ sở vật chất của
ý thức (bộ não người) là bẩm sinh mà thôi.
Điều kiện để cho ý thức hình thành là thông qua lao động và lời nói, đó
là phương tiện giao tiếp giữa người và người.
d) Cơ sở sinh lý học của ý thức.
Ý thức là một hoạt động tổng hợp toàn vẹn và phức tạp của hệ thần kinh
từ cơ quan tiếp thu kích thích ngoại biên cho đến tận cùng của các phân tích quan
ở vỏ não. Vỏ não làm nhiệm vụ phân tích, tổng hợp các kích thích hiện tại trong
mối liên hệ phức tạp với dấu vết các kích thích cũ.
Điều kiện cơ bản để tồn tại hoạt động có ý thức là:
- Con người phải ở trong trạng thái tỉnh táo.
- Vỏ não phải ở trong trạng thái hưng phấn (nhờ quá trình hoạt hoá từ dưới
vỏ mà chủ yếu là từ cấu tạo lưới đến vỏ não).
e) Cấu trúc của ý thức (từ thấp đến cao) bao gồm:
- Quá trình nhận thức cảm tính: Là cảm giác và tri giác, đem lại cho chúng