Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CÁC DẠNG RỐI LOẠN TÂM THẦN (Kỳ 2) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.49 KB, 5 trang )

CÁC DẠNG RỐI LOẠN TÂM THẦN
(Kỳ 2)
II. RỐI LOẠN SỰ THÍCH ỨNG
1. Các biểu hiện triệu chứng:
- Bệnh nhân cảm thấy không thể đương đầu với mọi việc.
- Có thể có những triệu chứng cơ thể liên quan đến stress như mất ngủ, đau
đầu, đau bụng, hoặc đau ngực, hồi hộp.
2. Các đặc trưng để chẩn đoán:
- Phản ứng cấp tính đối với những sự kiện gây chấn thương hoặc gây stress
mới xảy ra.
- Đau khổ nặng nề do một sự kiện mới xảy ra, hoặc bệnh nhân luôn bận tâm
đến sự kiện đó.
- Các triệu chứng khởi đầu có thể có dạng cơ thể.
- Các triệu chứng bao gồm: cảm xúc trầm hoặc buồn, lo âu, lo lắng, cảm
thấy không thể đương đầu với mọi việc. Phản ứng cấp tính có thể kéo dài vài ngày
tới vài tuần.
3. Chẩn đoán phân biệt:
- Nếu có các triệu chứng rối loạn phân ly (ví dụ: sự xuất hiện đột ngột các
triệu chứng dạng cơ thể bất thường hoặc kịch tính).
Các triệu chứng cấp tính có thể tồn tại hoặc phát triển theo thời gian. Nếu
những triệu chứng chính tồn tại hơn 1 tháng, cần phải xem xét đến những chẩn
đoán khác:
- Nếu các triệu chứng trầm cảm kéo dài, xem Trầm cảm.
- Nếu các triệu chứng lo âu kéo dài, xem Lo âu lan tỏa.
- Nếu các triệu chứng dạng cơ thể kéo dài, xem các Rối loạn dạng cơ thể.
- Nếu các triệu chứng do mất một người thân, xem Rối loạn dạng tang tóc.
4. Hướng dẫn quản lý bệnh nhân:
Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình:
- Những sự kiện gây stress thường có những ảnh hưởng về thể chất và tinh
thần.
- Các triệu chứng liên quan đến stress thường chỉ kéo dài vài ngày hoặc vài


tuần.
5. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình:
- Khuyến khích bệnh nhân thực hiện được ý nghĩ riêng biệt của sự kiện gây
stress.
Tổng kết và củng cố những bước có lợi mà bệnh nhân đã thực hiện để giải
quyết stress:
- Xác định các bước bệnh nhân cần thực hiện để thay đổi những tình huống
gây stress.
- Một thời gian nghỉ ngơi ngắn và sự giảm bớt căng thẳng có thể giúp bệnh
nhân.
- Khuyến khích bệnh nhân trở lại các hoạt động thường ngày của mình
trong vòng vài tuần.
6. Thuốc:
Hầu hết các phản ứng stress cấp tính sẽ được giải quyết không cần sử
dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng lo âu nặng xuất hiện, cần sử dụng
thuốc giải lo âu (ví dụ: nhóm Benzodiazepine như Lorazepam 0,5 - 1 mg x 3
lần/ngày). Nếu bệnh nhân mất ngủ nặng, có thể dùng thuốc ngủ.
7. Khám chuyên khoa:
Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tháng, cần xem xét để đưa ra một
chẩn đoán chính xác hơn (xem phần Chẩn đoán phân biệt). Làm theo sự tư vấn của
bác sỹ chuyên khoa để chẩn đoán.
III. RỐI LOẠN HOẢNG SỢ
1. Các biểu hiện triệu chứng:
Bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều triệu chứng về cơ thể (ví dụ: đau
ngực, chóng mặt, thở nhanh). Các biểu hiện hơn nữa để có một bệnh cảnh điển
hình được mô tả bên dưới.
2. Các nét đặc trưng để chẩn đoán:
- Các cơn lo sợ không giải thích được bắt đầu đột ngột, phát triển nhanh
chóng và có thể kéo dài chỉ trong vòng một vài phút.
- Các cơn thường xuất hiện với các triệu chứng cơ thể như tim đập nhanh,

đau ngực, các cảm giác nghẹt thở, co thắt ở dạ dày, chóng mặt, cảm giác không
thực hoặc lo sợ có thảm họa cho cá nhân mình (mất khả năng tự chủ hay bị điên
loạn, các cơn nhồi máu cơ tim, chết đột ngột). Một cơn thường dẫn đến nỗi sợ hãi
bị một cơn khác và dẫn đến tránh né những nơi mà cơn đã xuất hiện. Bệnh nhân có
thể tránh tập thể dục hay các hoạt động khác có thể gây các cảm giác cơ thể tương
tự như thấy trong cơn hoảng sợ.

×