Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.48 KB, 1 trang )
Đề thi Học sinh giỏi quốc gia 2010 - Ngữ văn
Câu 1. (8 điểm)
Trong những trang ghi chép cuối cùng của cuộc đời mình, nhà văn Nguyễn
Minh Châu có kể lại một sự việc ông đã chứng kiến:
“ lúc bấy giờ mới khoảng năm giờ sáng. Sân ga hàng cỏ còn mờ mờ tỏ tỏ
trong sương nhưng người đã chật ních. Có những dây người xếp hàng ba hàng tư
dài dằng dặc, như rồng rắn. Người nào cũng khoác đầy hành lí trên mình, đang
chuẩn bị vào phía trong ga để lên tàu. Chung quanh cái dây người xếp hàng là bạt
ngàn những người đang ngồi giữa hàng đống, hàng núi hàng hóa, có lẽ lần đầu tiên
tôi chứng kiến một buổi sáng tinh mơ mà khách đi tàu ở sân ga đông đến như thế.
Và giữa cảnh đông đúc, chen chúc như vậy có một người đàn bà hãy còn trẻ, y như
một kẻ mất trí, một người điên, cứ hét váng cả sân ga: “Các ông các bà có ai
thương tôi cứu tôi với”. Người đàn bà kêu đến khản cả giọng mà chung quanh
chẳng ai đoái hoài. Người ta chỉ quay mặt lại nhìn một cách thờ ơ, vả lại ai cũng
chất xung quanh mình hàng đống hành lí, lại mệt đứt hơi, ai cũng chỉ đủ sức lo cho
mình.
Thì ra thế này: người đàn bà xuống tàu trong đêm với hai đứa con, đứa ba tuổi, đứa
mới nửa tuổi. Mẹ con ngồi chờ sáng. Lúc vừa tảng sáng, mẹ bảo con ngồi đây
trông em, mẹ đi giặt tã cho em một lúc. Mẹ đi đến vòi nước gần nhà xí công cộng,
cũng khá xa, chen chúc mới giặt giũ được, giặt xong quay về thì mẹ mìn chỉ chìa
cái bánh đa đã dỗ được đứa con lớn đi theo, chỉ còn đứa nhỏ nửa tuổi nằm giữa sân
ga một mình.
Nghe xong chuyện, tôi chạy đến trước mặt một đồng chí công an, đề nghị:
các đồng chí nói loa đi, yêu cầu hành khách thấy khả nghi thì giữ lại, đứa dụ đứa
trẻ thế nào cũng có vẻ khả nghi Biết đâu nó còn quanh quẩn quanh đây. Yêu cầu
mọi người giúp người ta. Đồng chí công an chẳng nói chẳng rằng, chẳng trả lời tôi
lấy một lời. Còn hàng ngàn con người thì vẫn dửng dưng trong một vẻ ngái ngủ
hoặc sợ mất cắp. Người đàn bà vẫn kêu gào giữa sân ga Hàng Cỏ như kêu gào giữa
sa mạc.
(Rút từ tập Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học Xã hôi,
1994, tr. 140 – 141)