Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khi bé có khả năng đặc biệt pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.17 KB, 4 trang )

Khi bé có khả năng đặc biệt
Vì sao có những em thông minh sớm bị thui chột?
Một nghiên cứu khoa học ở Đức cho biết: có nhiều đứa trẻ thông minh khác
thường nhưng chúng lại thui chột tài năng ngay trong những năm đầu trên ghế nhà
trường.
Các nhà sư phạm, các nhà tâm lý và thần kinh học đã từng chứng kiến những em
bé thông minh đặc biệt hơn trẻ cùng trang lứa. Thế nhưng bọn nhỏ "thần đồng"
này lại học chẳng ra gì, tỏ ra lơ đễnh "như tâm thần", đọc sách quên ăn quên ngủ
và làm theo những gì trong sách mách bảo chúng hay chúng tưởng tượng ra.
Trong khi đó những bài toán "dễ ợt" trong trường thi chúng "cắn bút". Đã không ít
bậc cha mẹ đưa con "ấm đầu" đến bệnh viện. Chúng không hề ốm đau, không hề
thương tổn thần kinh. Khi người ta quan sát một em nhỏ 7 tuổi đọc sách về Nhật
Bản, sau khi bỏ sách xuống chú bé đi tìm gom tất cả những gì giống thanh kiếm
của một hiệp sĩ Samurai làm cho cha mẹ em sợ hết vía. Một nhà tâm lý học đã cản
cha mẹ em, không cho họ đưa bé đến bệnh viện. Ông thuyết phục họ để ông giải
quyết trường hợp này. Ông đã đưa em đến trường học tiếng Nhật. Em chỉ học vài
tuần đã hết chương trình năm thứ nhất. Sau khi học hết năm thứ hai em lên thẳng
năm thứ tư! Em bé đặc biệt thông minh. Nhưng vì sao trong trường học chữ, em
lại là loại lơ đãng đến thế? Rất đơn giản: ở đó bé không có gì để thử thách mà phải
huy động đến não. Hệ số IQ của bé là 139 - rất cao ở tuổi lên 7.
Từ kết quả này, các nhà tâm sinh lý đã cùng các nhà sư phạm tiến hành những
cuộc điều tra cơ bản và kết quả là có 2% trẻ em "đặc biệt thông minh" của mỗi lứa
tuổi. Những em này đều có hệ số thông minh IQ từ 130 trở lên. Khả năng tư duy
của các em vượt xa những gì có trong các sách giáo khoa của nhiều môn. Dĩ nhiên
các thầy giáo không thể dạy chương trình cao riêng cho các em đặc biệt thông
minh. Công việc ấy thuộc những nhà quản lý giáo dục, những cơ quan phát hiện
và bồi dưỡng nhân tài.
Từ những kết quả khảo nghiệm này người ta đã chọn những em thực sự thông
minh (không kèm theo bất cứ tiêu chuẩn nào khác) và lập các lớp chuyên cho
chúng.
Việc bồi dưỡng trẻ em có năng khiếu đặc biệt về logic và tư duy khác hẳn với việc


nhận dạng nhiều trẻ em thông minh "kiểu láu cá", nhất là qua cách phát ngôn như
sách vở hay như người lớn! Những đứa trẻ thực sự thông minh là những em qua
hành động, cử chỉ gởi đến người lớn một tín hiệu vô hình rằng chúng không thể
hòa hợp với môi trường hiện hữu, chúng có cảm giác mình khác những bạn đồng
trang lứa. Bọn cùng tuổi thường gọi những em này là "cụ non", là "ông già trước
tuổi ".
Hiển nhiên hệ số thông minh IQ không phải quyết định khả năng đặc biệt của đứa
trẻ. Nhiều nhà khoa học cho rằng khả năng của một người tài thực sự phát triển từ
tuổi 12. Nhiều trẻ em ở lứa tuổi nhi đồng từng tỏ ra thông minh đặc biệt. Nhưng
nếu sự thông minh ấy phụ thuộc vào sự kích thích đặc biệt của cha mẹ, thì sự hơn
hẳn của chúng so với bạn cùng trang lứa thường không còn nhiều ở tuổi bắt đầu
làm người lớn. Trái lại những đứa trẻ ham tìm hiểu, "thích chất vấn" điều nọ, điều
kia và thường có "lời lý giải riêng" của chúng, thì tư duy phát triển liên tục khi gặp
môi trường sống, sinh hoạt và học tập phù hợp. Khác với tài năng thể thao sử dụng
cơ bắp do sự luyện tập từ rất sớm, tài năng thực sự của một con người có phần
đóng góp quyết định của sự phát triển não bộ. Nhiều tài năng là do di truyền,
nhưng không ít tài năng phát triển do môi sinh thuận lợi. Những đứa trẻ thực sự là
tài năng thường đi tìm những vấn đề, đặt ra những câu hỏi mà người lớn gọi là
"ngớ ngẩn", nhưng trong thực tế chính là sự tiếp thu môi sinh và sự đòi hỏi phải
biết và giải thích được những gì chúng nhìn thấy, cảm thấy và suy nghĩ. Chúng
không hề ngớ ngẩn. Chế giễu chúng hoặc thậm chí coi chúng là "kẻ phá bĩnh"
trong lớp trước các bạn cùng trang lứa đồng nghĩa với hành động làm thui chột tài
năng. Ở trường đã vậy, ở nhà thì cha mẹ cho rằng con mình "ấm đầu", buộc chúng
bỏ dở những chuyện đang theo đuổi cũng đồng nghĩa với việc làm hại chúng.
Trong các trường đặc biệt phải tạo cho trẻ có đủ điều kiện phát triển tư duy, năng
khiếu, kể cả bằng cách cho chúng học "nhảy bậc" và đưa vào những môn khoa học
và những vấn đề xã hội mà mọi người quan tâm. ở nhiều nước công nghiệp phát
triển, những "thần đồng" được nuôi dạy trong các ký túc xá hạng sang. Ở đó chúng
có mọi điều kiện cho sự phát triển năng khiếu đa dạng. Những trường lớp như vậy
không nhất thiết phải tuyên truyền rầm rộ, càng không được đưa những em bình

thường nhưng lại được ưu tiên, ưu đãi học chung với những thần đồng vì việc làm
đó có hại cho cả hai phía. Đã là lớp thần đồng, thì phải là những thần đồng thực sự
chứ không thể tổ chức kiểu "trường chuyên lớp chọn", nhưng ai cũng có thể tới,
nhất là không có tiêu chuẩn là năng lực đặc biệt. Nhưng tài năng trẻ vẫn chỉ là sự
đột biến, nhiều khi mang yếu tố ngẫu nhiên. Mọi thiên tài đều có một tài sản
chung là sự thông minh đặc biệt, nhưng đó chưa phải là tất cả. Sự khổ luyện, lao
động cật lực, là không thể thiếu. Không có thiên tài nào lười biếng mà thành danh
được.


×