Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những khả năng cần có của giảng viên làm công tác giảng dạy cho những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.62 KB, 3 trang )

Những khả năng cần có của giảng viên làm công tác giảng
dạy cho những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt

Giảng viên của những sinh viên có hoàn cảnh học tập đặc
biệt cần phải có những khả năng sau:
- sử dụng và hiểu rõ nhiều phương pháp đánh giá con người.
- tiến hành quan sát và ghi lại cách ứng xử của sinh viên trong
nhiều tình huống có kịch bản trước và không có trước.
- thiết kế, thực hiện và đánh giá các chương trình kế hoạch cá
nhân dựa trên cơ sở đánh giá và quan sát.
- thành thạo và tinh thông trong việc định rõ những mục đích
ứng xử, đề ra mục tiêu, phân tích nhiệm vụ, viết chương
trình, v.v.
- sử dụng những kỹ năng giảng dạy bằng cách từng bước
hướng sinh viên vào cuộc sống cộng đồng.
- tăng mức độ yêu cầu trong những tình huống thực tế nhiều
hơn so với những yêu cầu trong tình huống lớp học.
- có kỹ năng làm việc với cha mẹ của sinh viên khi đòi hỏi kỹ
năng tư vấn tại nhà.
- có khả năng làm việc với các chuyên gia khác để biết và thu
thập những thông tin có ích đối với các sinh viên.
- hiểu rõ chương trình đào tạo chung và có khả năng làm việc
để tạo ra sự thích nghi đặc biệt cần thiết cho việc thiết lập
và thực hiện các chương trình dành cho các sinh viên bị tàn
tật.
Con số những sinh viên bị một vài loại bệnh tật hoặc các
trường hợp đặc biệt khác đang tăng lên nhanh chóng trong các
ký túc xá của các trường đại học. Thật khó có được con số
chính xác trong khoảng từ 2 đến 6% sinh viên đại học có
những bất lợi về sức khỏe hoặc học tập cần được quan tâm
giảng dạy thêm trong lớp học.


Hãy hỏi sinh viên của bạn để tìm ra mọi hoàn cảnh đặc
biệt. Vào đầu mỗi học kỳ, bạn có thể làm một thông báo chung:
“Sinh viên nào cảm thấy cần có sự giúp đỡ liên quan đến bất cứ
sự bất lợi nào về mặt học tập và về sức khoẻ, xin mời hãy đề
xuất với tôi sau giờ học, xin hãy hẹn gặp riêng với tôi, hoặc gặp
tôi trong giờ làm việc.” Khi bạn gặp một sinh viên, hãy giải
thích những yêu cầu của môn học và hỏi xem những can thiệp
nào có thể giúp được cho sinh viên. Các sinh viên thường là
những người biện hộ tốt nhất của riêng họ, và sinh viên biết
những kỹ thuật và biện pháp làm thích ứng nào là phù hợp
nhất đối với hoàn cảnh của họ.
Bạn hãy nhớ rằng những sinh viên bị ốm đau tàn tật
trước hết là những con người ốm đau tàn tật. Việc những
người khoẻ mạnh bình thường cảm thấy lưỡng lự hoặc khó
khăn khi lần đầu tiên gặp những người tàn tật là lẽ tự nhiên.
Tuy nhiên những người bị tàn tật, dù ở mức độ nhiều hay ít,
thường dễ bị xúc động hơn những người có sức khoẻ bình
thường. Bởi vậy, bạn không cần phải lo lắng về sự làm tổn
thương đến tình cảm của một sinh viên mù do những động tác
ra hiệu. Nhưng những sinh viên bị mù có thể “nhìn thấy” các ý
tưởng và các khái niệm, cũng như những sinh viên điếc có thể
“nghe thấy” những điều mà người khác muốn nói và những
sinh viên sử dụng xe lăn để “đi” đến lớp. Bạn hãy tỏ ý sẵn sàng
giúp đỡ khi sinh viên yêu cầu hoặc khi bạn nhận thấy sự cần
thiết phải giúp đỡ họ.
Bạn cần linh hoạt về cách chăm sóc và về sự sẵn sàng giúp đỡ.
Những sinh viên phải dùng xe lăn có thể gặp phải rào cản về
sức khoẻ trong việc đến lớp học đúng giờ. Những sinh viên
khác đôi khi có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc có khó khăn trong
việc tập trung học tập do nguyên nhân bệnh tật hoặc thuốc men

của họ. Bạn hãy cố gắng phân biệt những vấn đề thuộc về sức
khoẻ của sinh viên khác với cách đối xử thờ ơ do ý thức

×