LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Ôn tập và rèn kỹ năng tính diện tích cac hình đã học (hình chữ nhật, hình vuông)
- Vận dụng các công thức tính diện tích các hình đã học để giải quyết các tình huống thực
tiễn đơn giản.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bảng phụ.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Ôn lại cách tính diện tích một số hình
- Yêu cầu HS viết công thức tính diện tích một số
hình đã học : diện tích hình tam giác, hình thang,
hình vuông, hình chữ nhật.
- 2 Hs trả lời.
- Gọi HS nhận xét; GV xác nhận.
Hướng dẫn HS thực hành tính diện tích của một
hình trên thực tế
- Treo bảng phụ có vẽ sẵn hình minh họa trong ví
dụ ở SGK (trang 103)
- HS quan sát.
- GV đọc yêu cầu : Tính diện tích của mảnh đất có
kích thước theo hình vẽ trên bảng.
- HS lắng nghe, quan sát hình đã treo của GV.
- Có thể áp dụng ngay công thức để tính diện tích
của mảnh đất đã cho chưa ?
- Chưa có công thức nào để tính được diện
tích của mảnh đất đó.
Hỏi: Muốn tính diện tích mảnh đất này ta làm thế
nào ?
- Ta phải chia hình đó thành các phần nhỏ là
các hình đã có công thức tính diện tích.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm ra cách giải
bài toán.
- HS thực hiện yêu cầu - trả lời nhóm
- Gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của
mình.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Yêu cầu từng HS nói lại cách làm của mình.
- Lưu ý khi giải toán cần tìm ra nhiều cách giải,
ngắn gọn, chính xác.
Cách 1 : Chia mảnh đất thành hình chữ nhật
ABCD và 2 hình vuông FGHK và hình vuông
MNPQ.
Cách 2 : Chia mảnh đất thành 3 hình chữ
nhật
Hỏi : Các cách giải trên thực hiện mấy bước ? - Quy trình gồm 3 bước :
+ Chia hình đã cho thành các hình có thể tính
được diện tích.
+ Xác định số đo các hình theo hình vẽ đã
cho.
+ Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy
ra diện tích của toàn bộ hình (mảnh đất)
- GV xác nhận. - HS nêu lại 3 bước.
Thực hành tính diện tích
* Bài 1 :
- Gọi 1 HS đọc đề bài. Xem hình vẽ.
* Bài 1
- HS đọc và làm bài vào vở
- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Chữa bài
+ Gọi HS trình bày bài làm, HS khác nhận xét,
chữa bài.
+ GV nhận xét, chữa bài.
Hỏi : Ngoài cách giải trên, ai còn có cách giải khác
(gọi HS khá nêu) ?
- HS chữa bài.
- HS chỉ cần vẽ hình và nêu hướng giải.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Nhận xét chung, yêu cầu HS về nhà làm các cách
giải khác vào trong vở.
* Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1
* Bài 2
- 1 Hs đọc
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ - HS làm bài
- Chữa bài
+ Gọi HS đọc và giải thích cách làm của mình.
+ HS khác nhận xét.
+ GV nhận xét, chữa bài.
- Tương tự bài 1
- Yêu cầu HS về nhà trình bày thêm các cách giải
khác.
Hỏi : Hãy nêu các bước tính diện tích ruộng đất ? - Chia thành 2 bước :
+ Bước 1 : Chia mảnh đất thành các hình cơ
bản đã có công thức tính diện tích.
+ Bước 2 : Tính diện tích của các hình đã chia
từ đó tìm được diện tích mảnh đất.
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
(Tiếp theo)
I- MỤC TIÊU :
Giúp HS tiếp tục :
- Rèn kỹ năng tính diện tích các hình đã học (hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang)
- Vận dụng các công thức tính diện tích các hình đã học để giải quyết các tình huống thực
tiễn đơn giản.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
Bảng phụ ghi số liệu như SGK (trang 104 - 105)
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học
Ôn lại cách tính diện tích một hình không phải
là hình cơ bản.
- Hỏi : Hãy nêu các bước tính diện tích mảnh đất
đã học ở bài trước.
- Để tính diện tích mảnh đất ta thực hiện 3
bước.
Cách tính diện tích các hình trên thực tế
- Gắn bảng phụ có vẽ sẵn hình sau lên bảng - HS quan sát.
B
C
A
D
E
N
M
- Giới thiệu : Giả sử đây là mảnh đất ta phải tính
diện tích trong thực tế, khác ở tiết trước, mảnh đất
không được ghi sẵn số đo.
- HS lắng nghe.
Hỏi : Bước 1 chúng ta cần làm gì ? - Chia mảnh đất thành các hình cơ bản, đó là
hình thang và hình tam giác.
- Gọi 1 HS nêu và thực hiện cách chia.
Hỏi : Mảnh đất được chia thành những hình nào ?
- Nối điểm A với điểm D, ta có : Hình thang
ABCD và hình tam giác ADE.
- GV vẽ nối vào hình đã cho theo câu trả lời của
HS.
Hỏi : Muốn tính được diện tích của các hình đó,
bước tiếp theo ta phải làm gì ?
- Phải tiến hành đo đạc.
Hỏi : Ta cần đo đạc những khoảng cách nào ? - HS trả lời.
- GV giới thiệu
Trên hình vẽ ta xác định như sau :
- Hạ đường cao BM của hình thang ABCD và
đường cao EN của tam giác ADE.
- HS quan sát.
- Giả sử sau khi tiến hành đo đạ, ta có bảng số liệu
các kết quả đo như sau :
GV gắn bảng số liệu lên bảng (1).
Hỏi : Vậy bước 3 ta phải làm gì ? - Tính diện tích hình thang ABCD và hình
tam giác ADE, từ đó tính diện tích mảnh đất.
- Yêu cầu HS thực hiện tính, trình bày vào bảng
phụ (cột S)
- HS làm bài.
- HS dưới lớp làm nháp.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại các bước khi tiến hành tính
diện tích ruộng đất trong thực tế.
- Vậy diện tích mảnh đất là 1677,5m
2
- Quy trình gồm 3 bước :
+ Chia mảnh đất thành các hình có thể tính
được diện tích.
+ Đo các khoản cách trên mảnh đất.
+ Tính diện tích.
Thực hành tính diện tích các hình
* Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
Hỏi : Mảnh đất gồm những hình nào ?
* Bài 1
- HS đọc.
- Tam giác BGC và hình thang ABGD.
Hỏi : Muốn tính diện tích mảnh đất ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS nêu các bước giải toán.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ
- Tính diện tích tam giác BGC và diện tích
hình thang ABGD. Rồi cộng chúng với nhau.
- Tính BG > S tam giác BGC và S hình
thang ABGD > S mảnh đất.
- GV chữa bài - HS chữa bài.
* Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình.
* Bài 2
- HS đọc
Hỏi : Mảnh đất đó gồm mấy hình ? - 3 hình là hình tam giác ABM, CDN và hình
thang BCNM
- Để tính được diện tích các hình đó, người ta đã đo
đạc và thu thập được các số liệu ở bên cạnh.
- yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên
bảng (dưới dạng bảng)
- Hs làm bài.
- Gv chữa bài - HS chữa bài
+ GV nhận xét, đánh giá
Hỏi : Tính diện tích ruộng đất trong thực tế bao
gồm những bước nào ?
- Bao gồm 3 bước
LUYỆN TẬP CHUNG
I- MỤC TIÊU :
Giúp HS rèn kỹ năng tính độ dài đoạn thẳng, tính chu vi, diện tích hình tròn và vận
dụng để tính diện tích của một số hình “tổ hợp”
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bảng phụ vẽ các hình ở bài tập 2 và bài tập 3 (trang 106)
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Rèn kỹ năng tính diện tích và một số yếu tố của
các hình
* Bài 1
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS gạch 1 gạch dưới dữ kiện đề bài cho;
2 gạch dưới yêu cầu của đề bài.
* Bài 1
- HS đọc đề bài.
- HS thực hiện yêu cầu
Hỏi : Bài tập yêu cầu gì ? - Tính độ dài đáy của hình tam giác biết diện
tích và chiều cao.
Hỏi : Hãy viết công thức tính diện tích tam giác S = (h x a) : 2
- Hãy xác định yếu tố đã biết trong công thức ? - HS nêu
- Gọi 1 HS lên bảng giải tìm a.
- HS dưới lớp tự làm vào nháp.
- GV quan sát giúp HS còn yếu (gợi ý tìm thành
phần chưa biết trong phép tính)
- Từ những điều đã trình bày trên bảng, ai có thể
nêu ra quy tắc tính độ dài đáy của tam giác khi biết
S và h ?
- HS nêu.
- Yêu cầu một vài HS nhắc lại. Ghi bài giải vào vở.
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính độ dài đáy của
tam giác (cả lớp đọc thầm theo)
- HS nêu lại quy tắc.
* Bài 2
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài
* Bài 2
- HS đọc đề bài
- Gắn hình minh họa trên lên bảng
Hỏi : Bài tập hỏi gì ?
- HS quan sát.
- Tính diện tích khăn trải bàn và diện tích
hình thoi
Hỏi : Diện tích khăn trải bàn là diện tích hình nào? - Là diện tích hình chữ nhật ABCD
Hỏi : So sánh diện tích hình thoi MNPQ và diện
tích hình chữ nhật ABCD ?
- Diện tích hình thoi MNPQ bằng 1/2 diện
tích hình chữ nhật ABCD.
Hỏi : Hãy nêu cách tính diện tích khăn trải bàn và - 1 HS giải bảng, lớp giải vở.
A
M
D
B
N
C
2m
1,5m
Q
P
O
diện tích hình thoi.
- Gọi 1 HS làm bài. Cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài.
- Nhận xét chung và yêu cầu HS về nhà giải thêm
bằng cách khác.
* Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Gắn hình minh họa lên bảng
* Bài 3
- HS đọc đề bài
- HS quan sát.
- Từ tâm hai đường tròn, kẻ đường kính AD và BC
như hình vẽ.
- HS quan sát.
- Yêu cầu 1 HS lên tô đỏ sợi dây nối hai bánh xe
ròng rọc.
- HS thực hiện yêu cầu.
Hỏ : Độ daì sợi dây bằng tổng độ dài của những
đoạn nào ?
- Của AB, DC, và 2 nửa đường tròn đường
kính AD và BC.
Hỏi: Có nhận xét gì về 2 đoạn AB và DC ? - Bằng nhau và bằng 32,1m
Hỏi: Vậy độ dài của sợi dây được tính như thế
nào?
- Bằng 2 lần khoảng cách giữa 2 trục và chu
vi của đường tròn đường kính AD (hoặc BC)
- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ. - HS làm bài.
Đáp số : 7,299m
- Chữa bài - HS nêu lại.