ĐỊA LÝ (32): BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết :
- Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí biển Đông, vịnh Bắc bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan,
các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta.
- Vai trò của biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ địa lý Việt Nam.
- Tranh ảnh như SGK.
- Tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam.
- Bảng phụ ghi các câu hỏi thảo luận.
III. Hoạt động dạy và học:
Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học
sinh
A/Bài cũ
B/Bài mới
1.Giới thiệu
2.Tìm hiểu bài
*Hoạt động1:
Vùng biển Việt
Nam
*Hoạt động2
Đảo và quần đảo
- Vì sao Đà Nẵng lại thu hút khách du lịch?
- Kể tên một số ngành sản xuất ở Đà Nẵng?
- GV nhận xét, cho điểm HS.
*Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về
Biển, đảo và các quần đảo.
-HS quan sát hình 1 trả lời câu hỏi mục
1SGK
- Dựa vào kênh chữ trong SGK, bản đồ, vốn
hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi sau:
+ Vùng biển của nước ta có đặc điểm gì?
+ Biển có vai trò như thế nào đối với đất
nước ta?
- Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên
Việt Nam treo tường các vịnh Bắc Bộ, vịnh
Thái Lan.
- GV mô tả, cho HS xem tranh ảnh về biển
nước ta, phân tích thêm về vai trò của biển
Đông đối với đất nước ta.
-GV chỉ các đảo và các quần đảo trên biển
Đông và yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
+ Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
+ Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất?
- Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh SGK, thảo
luận trả lời câu hỏi sau:
+ Trình bày một số nét tiêu biểu của đảo và
quần đảo ở vùng biển phía Bắc, vùng biển
miền Trung, vùng biển phía nam?
+Các đảo, quần đảo của ta có giá trị gì?
-2 HS thực hiện.
- 3HS trả lời
- 2 HS trả lời.
1-2 HS lên bảng chỉ
trên bản đồ.
- HS nghe.
- HS trao đổi, dựa vào
lược đồ để trả lời câu
hỏi.
1-2 HS trả lời.
- HS quan sát trên lược
đồ và trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận cặp đôi
và trả lời câu hỏi.
C/Củng cố dặn
dò
- Yêu cầu HS chỉ các đảo của từng miền trên
bản đồ và nêu đặc điểm, ý nghĩa kinh tế quốc
phòng của các đảo, quần đảo?
- GV cho HS xem tranh ảnh các đảo, quần
đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp giá trị kinh tế,
an ninh quốc phòng và hoạt động của người
dân trên các đảo, quần đảo nước ta.
- Đọc phần ghi nhớ.
- Nêu vai trò của biến, đảo và các quần đảo ở
nước ta?
- Nhận xét tiết học.
* Bài sau: Khai thác khoáng sản và hải
sản ở vùng biển Việt Nam
- Đại diện các nhóm
lên trình bày.
- 1-2 HS đọc ghi nhớ.
LỊCH SỬ (32): KINH THÀNH HUẾ
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
- Sơ lược về quá trình xây dựng; sự đồ sộ ; vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế.
- Tự hào vì Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình trong SGK phóng to.
- Một số hình ảnh về kinh thành và lăng tẩm ở Huế.
- Phiếu học tập của học sinh.
III. Hoạt động dạy và học:
Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A/Bài cũ
B/Bài mới
1.Giới thiệu
2.Tìm hiểu
bài
*Hoạt
động1: Quá
trình ra đời
của kinh
thành Huế
Hoạt động
2 : Vẻ đẹp
của kinh
thành Huế
C/Củng cố
dặn dò
- GV nêu câu hỏi:
- Sau khi lên ngôi hoàng đế Nguyễn Ánh
lấy hiệu là gì? Kinh đô đóng ở đâu?
- Từ năm 1802 đến năm 1858, triều
Nguyễn đã trải qua những đời vua nào?
-GV nhận xét, cho điểm.
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của bài.
-Gv yêu cầu HS đọc SGK đoạn “ Nhà
Nguyễn …….các công trình kiến trúc”
- Yêu cầu HS mô tả quá trình xây dựng
kinh thành Huế?
- GV nhận xét.
- GV tổ chức cho HS trưng bày các tranh
ảnh sưu tầm được về kinh thành Huế.
- Yêu cầu các tổ cử đại diện đóng vai
hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về
kinh thành Huế.
- Gv tổ chức các nhóm lần lượt tham quan
góc trưng bày và nghe đại diện nhóm các
tổ giới thiệu, sau đó bình chọn tổ hay
nhất, có góc sưu tầm đẹp nhất.
*Kết luận: Kinh thành Huế là một công
trình sáng tạo của nhân dân ta. Ngày
11/12/ 1993, UNESCO đã công nhận Huế
là một di sản văn hoá thế giới.
- Nhận xét giờ học.
Bài sau: Tổng kết
-2 HS lên thực hiện yêu
cầu của GV.
- 1 HS đọc trước lớp, cả
lớp theo dõi.
- 2 HS trình bày trước lớp.
-HS các nhóm thực hiện.
- 1 số em trình bày trước
lớp.