PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG
CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG
BÀI TẬP TÌNH
HUỐNG
MÔN : TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH THEO
PHƯƠNG PHÁP CỔ ĐIỂN: PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH VÀ
PHƯƠNG PHÁP HIỆN ĐẠI: MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z
Cô giáo hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ LAN
Nhóm sinh viên : Lớp NHA 401.1 - Khóa 47
1 Đỗ Thanh Hoa 0853030058
2 Lý Thị Mai Phương 0853030141
3 Nguyễn Thuý Quỳnh 0853030145
4 Nguyễn Thị Phương Ly 0853030103
5 Nguyễn Thị Phương Thảo 0853030161
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 1 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN A: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH NHỰA XÂY DỰNG VÀ CÔNG
TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH 3
PHẦN B: PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH
MINH NĂM 2010 THEO PHƯƠNG PHÁP CỔ ĐIỂN: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
I. TÍNH TOÁN CÁC TS TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2010
1. Nhóm các tỷ số thanh khoản 5
2. Nhóm các tỷ số cơ cấu vốn 5
3. Nhóm các tỷ số hoạt động 6
4. Nhóm các tỷ số thể hiện khả năng sinh lời 7
5. Nhóm các tỷ số giá thị trường 8
II. PHÂN TÍCH
Bảng 1: Bảng tổng kết các tỷ số tài chính của công ty cổ phần Nhựa Bình Minh
trong mối so sánh giữa các năm và so sánh với doanh nghiệp cạnh tranh, với trung
bình ngành 9
1. Nhóm các tỷ số thanh khoản (Bảng 1.a) 11
2. Nhóm các tỷ số cơ cấu vốn (Bảng 1.b) 13
3. Nhóm các tỷ số hoạt động (Bảng 1.c) 14
4. Nhóm các tỷ số thể hiện khả năng sinh lời (Bảng 1.d) 16
5. Nhóm các tỷ số giá thị trường (Bảng 1.e) 18
III. KẾT LUẬN 20
Bảng 2 (Phụ lục): Bảng tổng kết các tỷ số tài chính của các doanh nghiệp thuộc
ngành Nhựa xây dựng năm 2010- Giá trị trung bình Ngành 21
PHẦN C: PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH
MINH THEO PHƯƠNG PHÁP HIỆN ĐẠI: MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z
I. TÍNH TOÁN ĐIỂM Z CỦA DOANH NGHIỆP 23
II. PHÂN TÍCH 23
III. KẾT LUẬN 24
KẾT LUẬN CHUNG 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 2 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
LỜI MỞ ĐẦU
Là sinh viên của chuyên ngành Ngân hang thì việc biết cách vận dụng kiến thức
được thầy cô truyền thụ để phân tích tín dụng của một khách hang vay vốn là rất cần
thiết. Để thực hành kiến thức đã học về phân tích tín dụng , nhóm em xin chọn một
doanh nghiệp trong ngành Nhựa –phân ngành Nhựa xây dựng là công ty cổ phần Nhựa
Bình Minh để phân tích. Do hiện tại công ty mới chỉ công khai các số liệu kế toán của
quý 1 năm 2011 nên nhóm xin được phân tích và đánh giá theo số liệu tính đến thời
điểm 31/12/2010, theo hai phương pháp:
Phương pháp cổ điển: tính toán và phân tích các tỷ số tài chính cơ bản của doanh
nghiệp Bình Minh, phân tích theo cả chiều dọc và chiều ngang.
Theo chiều dọc, nhóm đã tính toán các chỉ số tài chính của doanh nghiệp trong 4
năm là 2007, 2008, 2009 và 2010, so sánh các năm để thấy xu hướng vận động của
doanh nghiệp.
Theo chiều ngang , nhóm so sánh các chỉ số tài chính của doanh nghiệp Bình
Minh với số liệu bình quân Ngành Nhựa xây dựng. Các chỉ số bình quân Ngành được
tính toán dựa trên cơ sở trung bình các chỉ số của 6 doanh nghiệp lựa chọn ngẫu nhiên
trong Ngành, bao gồm: CTCP Nhựa Bình Minh, CTCP Nhựa Rạng Đông, CTCP Nhựa
Đà Nẵng, CTCP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, CTCP Nhựa Đồng Nai, CT Tập đoàn
Nhựa Đông Á. Cụ thể hơn, các chỉ số tài chính của Bình Minh còn được so sánh với
riêng chỉ số của doanh nghiệp cạnh tranh có quy mô tài sản tương đương là Công ty cổ
phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong.
Phương pháp hiện đại: Nhóm áp dụng thực hiện theo mô hình tính điểm số Z cho
trường hợp doanh nghiệp đã cổ phần và thuộc ngành sản xuất.
Cuối cùng,dựa vào những phân tích đã thực hiện, nhóm sẽ đánh giá liệu doanh
nghiệp có khả năng sử dụng vốn và hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng hay không.
Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm không tránh khỏi sai sót, nhóm mong nhận
được sự chấp nhận, xem xét và đánh giá của cô giáo và các bạn.
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 3 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
PHẦN A: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH NHỰA, PHÂN NGÀNH NHỰA
XÂY DỰNG VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NHỰA VÀ PHÂN NGÀNH NHỰA XÂY
DỰNG CỦA VIỆT NAM:
Nhựa là một trong những ngành chiến lược của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng
cao trong nhiều năm trở lại đây. Năm 2010, ngành Nhựa Việt Nam đạt tăng trưởng
trên 20% về giá trị và 18,75% về sản lượng so với năm 2009. Ngành Nhựa Việt Nam
chia làm 4 phân ngành với tỷ trọng như sau:
Cơ cấu ngành nhựa Việt Nam- nguồn: Bộ Công Thương
Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh mà nhóm chọn để phân tích thuộc phân ngành
Nhựa xây dựng, ngành Nhựa xây dựng chuyên cung cấp sản phẩm chủ yếu bao gồm:
ống nhựa uPVC, HDPE…, cánh cửa nhựa, tấm ốp trần, nội thất,…,chủ yếu phục vụ
cho nhu cầu xây dựng, và cấp thoát nước. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của các sản
phẩm này là ngành xây dựng nội địa với tốc độ phát triển 15- 20% /năm .Nguyên liệu
chủ yếu của loại sản phẩm này là hạt nhựa PVC với chi phí nguyên phụ liệu chiếm
khoảng 70-80% giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên, hạt nhựa PVC chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài (80%-do ngành
công nghiệp phụ trợ là sản xuất hạt nhựa trong nước chưa phát triển) cùng với công
nghệ còn lạc hậu so với thế giới dẫn đến 1 đặc điểm của các doanh nghiệp nhựa nói
chung và nhựa xây dựng nói riêng là luôn duy trì một lượng vốn lưu động lớn (để nhập
sẵn hạt nhựa với thời gian lưu kho dài).
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 4 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
II. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHÂN NHỰA BÌNH MINH:
- Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh được thành lập theo quyết định số
209/2003/QĐ-BCN ngày 04 tháng 12 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về chuyển Công
ty Nhựa Bình Minh thành Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh, chính thức mang tên
Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh vào ngày 02/01/2004.
- Vốn điều lệ: 350 tỷ VNĐ
- Sản phẩm chính: ống nhựa uPVC, HDPE và phụ tùng, mũ bảo hiểm xây dựng,…,
cánh cửa nhựa, tấm ốp trần, nội thất,…,chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xây dựng, và cấp
thoát nước.
- Trụ sở chính: Số 240 Hậu Giang, Phường 9, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
- Chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 11/ 07/ 2006 với
mã chứng khoán là BMP.
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 5 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
PHẦN B: PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH
MINH NĂM 2010 THEO PHƯƠNG PHÁP CỔ ĐIỂN
I. TÍNH TOÁN CÁC TÝ SỐ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2010
1. NHÓM CÁC TỶ SỐ THANH KHOẢN (LIQUIDITY RATIOS)
1.1.Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio)
Current Ratio= Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn= 708.383.063.586 /
128.257.535.392 = 5, 5231
1.2.Tỷ số khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio)
Quick Ratio= (Tài sản lưu động- Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn=
(708.383.063.586-305.165.925.783) / 128257535392 = 3, 1438
1.3.Tỷ số khả năng thanh toán tiền mặt (Cash Ratio)
Cash Ratio (1) = (Tiền mặt + Tương đương tiền)/ Nợ ngắn hạn=
66.990.563.221 / 128.257.535.392 = 0, 5223
Cash Ratio (2) = (Tiền mặt+ tương đương tiền + chứng khoán ngắn hạn) / Nợ
ngắn hạn= (66.990.563.221+15.840.909.991) / 128.257.535.392 = 0, 6458
1.4.Vốn lưu động TX thuần (Net working capital)
NOW = Tài sản lưu động- Nợ ngắn hạn= 708.353.063.586- 128.257.535.392
= 580.095.528.194
1.5.Hệ số thanh toán lãi vay (Interest coverage Ratio)
Interest coverage ratio = Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT)/ Lãi vay= (Tổng lợi
nhuận trước thuế + chi phí lãi vay)/ Lãi vay= (285.164.217.500+ 2.229.277.877) /
2.229.277.877 = 128, 9178
2. NHÓM CÁC TỶ SỐ CƠ CẤU VỐN ( LEVERAGE RATIOS)
2.1.Hệ số Nợ/ Tổng tài sản ( Debt Ratio)
Debt ratio= Tổng Nợ / Tổng tài sản= 129.662.570.843 / 982.153.442.517 = 0,
1320= 13, 2%
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 6 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
2.2.Hệ số Nợ / Vốn chủ sở hữu ( Debt- Equity Ratio)
Debt- Equity Ratio= Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu=129.662.570.843 /
852.490.871.674 = 0, 1521= 15, 21%
2.3.Hệ số tự tài trợ (Equity ratio)
Equity Ratio = Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản= 852.490.871.674 / 982.153.442.517
= 0, 8680= 86, 8%
2.5. Hệ số nhân vốn chủ sở hữu (Equity multiplier)
Equity Multiplier= Tổng tài sản / vốn chủ sở hữu= 1/ Equity Ratio= 1, 1520
2.6. Hệ số nợ dài hạn (Long- term debt ratio):
LDR = Nợ dài hạn/ Tổng tài sản= 1.405.035.451 / 982.153.442.517 = 0, 0014= 0,
14%
3. NHÓM CÁC TỶ SỐ HOẠT ĐỘNG ( EFFICIENCY/ TURNOVER
RATIOS)
3.1.Hiệu suất sử dụng tài sản ( Asset turnover ratio):
3.1.1. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (fixed asset turnover ratio)
= Doanh thu thuần/ Tài sản cố định ròng= 1.416.860.342.718 / 265.514.868.882,
5 = 5.3363
Do doanh thu thuần là một chỉ tiêu mang tính thời kì còn tài sản cố dịnh là chỉ
tiêu mang tính thời điểm nên để hợp lý ta tính bình quân tài sản cố định.
Trong đó, tài sản cố định bình quân = (265.448.925.016 +265.580.812.749) /2 =
265.514.868.882, 5
3.1.2. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (total asset turnover ratio):
= Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân= 1.416.860.342.718 /
903.301.623.434, 5 = 1, 5685
Trong đó tổng tài sản bình quân = (982.153.442.517 + 824.249.804.352) /2 =
903.301.623.434, 5
3.2.Vòng quay hang tồn kho (Inventory turnover ratio)
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 7 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
ITR = Giá vốn hang bán/ Hàng tồn kho bình quân.= 806.603.438.469 /
287.358.427.324= 2, 8069
Trong đó, hàng tồn kho bình quân = (305.165.925.783+ 269.550.928.865) /2
=287.358.427.324
Số ngày tồn kho bình quân (Day in inventory) = 365/ vòng quay hang tồn
kho = 130 ngày
3.3.Vòng quay các khoản phải thu (Receivables turnover ratio)
RTR = Doanh thu thuần/ Các khoản phải thu bình quân=
1.416.860.342.718/217.687.038.390,5= 6, 5087
Trong đó, các khoản phải thu bình quân= (300.720.716.687+134.653.360.094) /2 =
217.687.038.390, 5
Kỳ thu tiền bình quân (Average collection Period) = 365/ vòng quay các
khoản phải thu= 56 ngày
4. NHÓM CÁC CHỈ SỐ THỂ HIỆN KHẢ NĂNG SINH LỜI
(PROFITABILITY RATIOS)
4.1.Hệ số sinh lợi doanh thu (Profit Margin)
PM= Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần= 275.297.732.223 /
1.416.860.342.718 = 0,1943= 19,43%
4.2.Hệ số sinh lợi của tài sản ( Return on Assets- ROA)
ROA (1) = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân =
275.297.732.223/903.301.623.434, 5= 0, 3047= 30, 48%
ROA (2) = (Lợi nhuận sau thuế + Lãi vay)/ Tổng tài sản bình quân =
(275.297.732.223+ 1.130.064.900) / 903.301.623.434, 5= 0, 3060= 30, 60%
4.3.Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu (Return on Equity- ROE)
ROE= Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu
=275.297.732.223/852.490.871.674= 0, 3229= 32, 29%
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 8 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
5. NHÓM CÁC CHỈ SỐ THỂ HIỆN GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG (MARKET
VALUE RATIOS):
5.1.Chỉ số Giá trên thu nhập (P/E)
P/E= Giá cổ phiếu trên thị trường hiện tại/ Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)
= 48.000 / 7.894= 6, 0805
5.2.Chỉ số Giá thị trường trên giá trị sổ sách (P/B)
P/B= Giá cổ phiếu trên thị trường hiện tại/ Giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu =
48.000/ 28.126, 67= 1, 7
Biết Giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu (book value) = Tổng vốn chủ sở hữu/ Tổng
số cổ phần lưu hành= 982.153.442.517/ 34.874.300= 28.162,67
5.3.Thu nhập trên mỗi cổ phần (Earning per share- EPS)
EPS= Lợi nhuận sau thuế / Tổng số cổ phần = 275.297.732.223/34.874.300=
7.894
5.4.Cổ tức trên mỗi cổ phần ( Divident per share- DPS)
DPS= Lợi nhuận dung để chi trả cổ tức / Tổng số cổ phần =
69.752.744.000/34.874.300= 1.885
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 9 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
II. PHÂN TÍCH
BẢNG 1: BẢNG TỔNG KẾT CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN NHỰA BÌNH MINH TRONG MỐI SO SÁNH GIỮA CÁC NĂM VÀ SO
SÁNH VỚI DOANH NGHIỆP CẠNH TRANH, VỚI TRUNG BÌNH NGÀNH
2007 2008 2009 2010 DN
cạnh
tranh
(2010)
Ngành
LIQUIDITY RATIOS
Current Ratio 4,6147 4,4465 3,6367 5,5231 1,7773 2,3059
Quick Ratio 2,7866 1,9916 1,8552 3,1438 0,9233 1,1552
Cash Ratio 0,1660 0,2357 0,6235 0,5223 0,1223 0,33045
NWC (vnd)
273.371.386
.972
265.033.166.
034
398.950.285.3
70
580.095.528.1
94
435.083.511.
412
181.565.393.
792
EBIT/ Interest
Ratio
374,2081
12,1506 128,9177 128,9178 17,6919 34,2370
LEVERAGE RATIOS
Total Debt Ratio 15,23% 13,72% 17,81% 13,20% 41,14% 45,92%
Debt- equity
Ratio
18,06% 15,90% 21,85% 15,21% 73,875% 115,48%
Equity Ratio 84,77% 86,28% 81,52% 86,80% 58,86% 54,07%
Equity
Multipliers
1,1806 1,1590 1,2267 1,1520 1,6989 2,1479
LDR 0,105% 0,136% 0,13% 0,14% 1,187% 4,72%
EFFICIENCY/ TURNOVER RATIOS
Fixed Asset
turnover ratio
6,4524 4,4829 4,7322 5,3363 6,5515 5,34515
Asset turnover 1,4847 1,5435 1,2657 1,5685 1,6669 1,4563
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 10 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
ratio
Receivables
turnover ratio
5,2586 6,6646 10,1605 6,5087 4,6993 5,8799
ACP (days) 69 55 36 56 77,7 73,415
ITR 4,1139 3,8769 3,5197 2,8069 3,5896 3,5440
Day in inventory
(days)
89 94 104 130 101,7 110
PROFITABILITY RATIOS
PM 14,12% 11,68% 21,86% 19,43% 15,48% 9,12%
ROA 19,29% 16,95% 32,52% 30,48% 24,10% 13,65%
ROE 22,77% 19,64% 36,89% 32,29% 39,69% 22,19%
MARKET VALUE RATIOS
P/E 24,1298 4,8741 9,0395 6,18 13,594 8,4219
EPS 6.838 6.237 7.246 7.894 7.209 4.039
P/B - - - 1,9840 5,3955 2,1285
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 11 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
1. CÁC TỶ SỐ THANH KHOẢN
- Bảng 1.a
LIQUIDITY RATIOS
2007 2008 2009 2010 DNCT
2010
BQ
Ngành
Current Ratio 4,6147 4,4465 3,6367 5,5231 1,7773 2,3059
Quick Ratio 2,7866 1,9916 1,8552 3,1438 0,9233 1,1552
Cash Ratio 0,1660 0,2357 0,6235 0,5223 0,1223 0,33045
NWC (vnd)
273.371.386
.972
265.033.166.
034
398.950.285.3
70
580.095.528.1
94
435.083.511.
412
181.565.393.
792
EBIT/ Interest
Ratio
374,2081
12,1506 128,9177 128,9178 17,6919 34,2370
Các chỉ tiêu về tính thanh khoản được sử dụng để xác định khả năng đáp ứng các
nhu cầu chi trả phát sinh trong vòng 1 năm của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu tỷ lệ thanh toán hiện hành cho biết có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn
dùng để tài trợ hay đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Ở trường hợp của Bình Minh,
doanh nghiệp có chỉ tiêu thanh toán hiện hành giảm qua các năm và tăng trở lại vào
năm 2010, tuy nhiên luôn đứng ở mức rất an toàn (lớn hơn 1). Vào năm 2010, chỉ tiêu
này là 5,5231 cao hơn rất nhiều so với bình quân ngành (2,3059) và doanh nghiệp
cạnh tranh (1,7773). Đứng trên phương diện là Ngân hàng cho vay thì đây là một con
số rất đảm bảo cho khả năng trả nợ ngắn hạn của Bình Minh (mặc dù đứng trên
phương diện kinh doanh sản xuất, 5.5 là một tỷ lệ quá cao, doanh nghiệp đầu tư vào tài
sản lưu động không hiệu quả, gây lãng phí về tài sản và do đó làm giảm lợi nhuận.So
với Bình Minh thì doanh nghiệp cạnh tranh có tỷ lệ thanh toán hiện hành tối ưu hơn).
So với tỷ lệ thanh toán hiện hành thì tỉ lệ thanh tóan nhanh phản ánh sát hơn,
thực chất hơn khả năng thanh khoản của doanh nghiệp bởi nó loại bỏ giá trị hang tồn
kho là hạng mục kém thanh khoản nhất trong tài sản lưu động ra khỏi phép tính. Tỷ lệ
thanh toán nhanh qua các năm đều cao hơn mức 1 và tăng trở lại vào năm 2010
(3.1438- rất cao) cho thấy Bình Minh đủ khả năng chi trả cho nợ ngắn hạn mà không
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 12 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
phải dựa vào chất lượng và tính khả mại của hàng tồn kho. Trong khi đó, doanh nghiệp
cạnh tranh (0, 9233) nếu phải trả toàn bộ nợ ngắn hạn một lúc thì đã phải phát mại
hang tồn kho. So sánh với chỉ tiêu ngành (1, 1552) thì chỉ tiêu của doanh nghiệp cũng
rất an toàn.
Tuy nhiên tỷ lệ khả năng thanh toán tiền mặt của Bình Minh qua các năm lại
không đạt mức an toàn (lớn hơn hay bằng 1), vào năm 2007, 2008 là cực thấp (dưới 0,
25). Dù 2009 và 2010 đã cải thiện nhiều tuy nhiên vẫn không đạt mức an toàn, năm
2010 có dấu hiệu giảm sút, cho thấy khả năng dung tiền mặt để thanh toán ngay lập
tức tổng nợ ngắn hạn là không tốt dù khả năg thanh toán nhanh là tốt (cho thấy doanh
nghiệp phải phụ thuộc nhiều vào các khoản phải thu, sẽ xảy ra rủi ro thanh khoản khi
doanh nghiệp không thu được tiền ngay lập tức). Mặc dù vậy, chỉ số khả năng thanh
toán tiền mặt của doanh nghiệp năm 2010 (0,5223) vẫn tốt hơn bình quân ngành
(0,3305), và cao hơn nhiều so với doanh nghiệp cạnh tranh (0,1225), tức khả năng chi
trả ngay bằng tiền mặt của doanh nghiệp là tốt hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành,
có thể là do doanh nghiệp có tỷ lệ vay nợ ít hơn, hay doanh nghiệp ít các khoản phải
thu hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành.
Chỉ tiêu vốn lưu động ròng phản ánh phần tài sản lưu động được tài trợ bởi vốn
vay có tính chất trung và dài hạn . Vốn lưu động ròng của Bình Minh luôn dương và
tăng đáng kể qua các năm, cho thấy doanh nghiệp áp dụng chính sách thận trọng, khi
dung nợ ngắn hạn và cả nợ dài hạn để đầu tư vào tài sản lưu động, và tỷ lệ nợ dài hạn
đầu tư cho tài sản lưu động được doanh nghiệp tăng lên qua các năm. Chỉ tiêu này của
Bình Minh cao hơn doanh nghiệp cạnh tranh và bình quân ngành cho thấy khả năng trả
nợ vay tốt hơn bởi trong trường hợp sau khi dung tài sản lưu động trả hết nợ ngắn hạn
thì phần dôi ra của Bình Minh lớn hơn của doanh nghiệp cạnh tranh cũng như các
doanh nghiệp khác trong ngành.
Khả năng thanh toán lãi vay của Bình Minh giảm dần qua các năm, tuy nhiên
vẫn là rất cao, cao hơn rất nhiều so với mức an toàn (128, 9178) và cao hơn rất nhiều so
với bình quân ngành (34, 23) và doanh nghiệp cạnh tranh (17,69). Điều này cho thấy
khả năng tạo ra thu nhập để trả lãi vay của doanh nghiệp. Doanh nghiệp an toàn trong
nghĩa vụ trả lãi vay (có thể là do khả năng sinh lời cao hơn các doanh nghiệp khác
hoặc do vay nợ ít hơn nên các khoản lãi phải trả nhỏ). Điều này hợp lý bởi tỷ lệ vốn
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 13 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
vay: vốn chủ sở hữu của Bình Minh là 13, 2%: 86,8% (tỷ lệ vốn vay rất thấp) trong khi
bình quân ngành là 45,92%: 54,08% (vốn vay gần một nửa nguồn vốn kinh doanh)) .
Tuy nhiên cần chú ý một điều bất thường là vào năm 2008, khả năng trả lãi vay
tụt đột ngột rơi xuống 12, 1506 (mặc dù vậy vẫn ở mức rất an toàn là >1) do EBIT
năm 2008 giảm đột ngột. Nhìn tổng quát các chỉ số năm 2008, có thể thấy năm 2008
là năm việc kinh doanh của Bình Minh có gặp vấn đề (có thể là do ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính thế giới, cắt giảm xây dựng công ở Mỹ và Châu Âu ảnh hưởng
đến doanh thu và lợi nhuận ).
2. CÁC TỶ SỐ CƠ CẤU VỐN
-Bảng 1.b
2007 2008 2009 2010 DNCT
2010
BQ
Ngành
LEVERAGE RATIOS
Total Debt Ratio 15,23% 13,72% 17,81% 13,20% 41,14% 45,92%
Debt- equity
Ratio
18,06% 15,90% 21,85% 15,21% 73,875% 115,48%
Equity Ratio 84,77% 86,28% 81,52% 86,80% 58,86% 54,07%
Equity Multiplier 1,1806 1,1590 1,2267 1,1520 1,6989 2,1479
LDR 0,105% 0,136% 0,13% 0,14% 1,187% 4,72%
Bình Minh có hệ số Nợ trên Tổng tài sản giảm qua các năm và đều ở mức thấp,
vào năm 2010 là 13,20%, thấp hơn nhiều so với bình quân ngành (45,92%) và doanh
nghiệp cạnh tranh (41,14%), đi kèm với đó là hệ số tự tài trợ có xu hưóng tăng qua các
năm. Cơ cấu vốn của Bình Minh năm 2010 là 13,2 % nợ và 86,8% vốn chủ sở hữu,
cho thấy, doanh nghiệp dung rất ít nợ để tài trợ cho tài sản mà chủ yếu dung vốn chủ
sở hữu (86,8%). Đứng ở phương diện Ngân hàng cho vay để xem xét thì tuy Bình
Minh không khai thác tốt đòn bẩy tài chính song lại an toàn về mặt nợ, tức là không
vay nợ quá nhiều nên ít rủi ro vỡ nợ. Trong đó, hệ số nợ dài hạn có xu hướng tăng qua
các năm cho thấy Bình Minh giảm vay nợ ngắn hạn và tăng vay nợ dài hạn.Điều này
phù hợp với chính sách tài trợ thận trọng của doanh nghiệp. Tăng vay nợ dài hạn, giảm
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 14 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
nợ ngắn hạn cũng đảm bảo hơn cho khả năng thanh khoản trong ngắn hạn của doanh
nghiệp.
Như vậy, nhóm các chỉ số cơ cấu vốn cho thấy doanh nghiệp Bình Minh chủ yếu
dung vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản chứ ít phụ thuộc vào nguồn vay nợ ( Nợ
chiếm tỷ trọng rất ít trong nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp). Do đó, cho dù
doanh nghiệp không khai thác được hiệu quả đòn bẩy tài chính song khả năng doanh
nghiệp mất khả năng trả nợ là rất thấp hay nói cách khác, doanh nghiệp có khả năng sử
dụng và hoàn trả vốn cho ngân hàng.
3. CÁC TỶ SỐ HOẠT ĐỘNG:
Bảng 1.c
EFFICIENCY/ TURNOVER RATIOS
2007 2008 2009 2010 DNCT
2010
BQ
Ngành
Fixed Asset
turnover ratio
6,4524 4,4829 4,7322 5,3363 6,5515 5,34515
Total Assets
turnover ratio
1,4847 1,5435 1,2657 1,5685 1,6669 1,4563
Receivables
turnover ratio
5,2586 6,6646 10,1605 6,5087 4,6993 5,8799
ACP (days) 69 55 36 56 77,7 73,415
ITR 4,1139 3,8769 3,5197 2,8069 3,5896 3,5440
Day in inventory 89 94 104 130 101,7 110
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho biết khả năng doanh nghiệp khai thác tài
sản cố định hiệu quả ra sao trong việc tạo ra doanh thu. Đối với một doanh nghiệp sản
xuất (yêu cầu đầu tư nhiều vào tài sản cố định) thì đây là một chỉ tiêu quan trọng.Tỷ số
càng cao thì càng tốt, và càng cao hơn trung bình ngành thì càng tốt, càng chứng tỏ
doanh nghiệp khai thác tài sản cố định có hiệu quả cao. Chỉ số này ở doanh nghiệp
Nhựa Bình Minh giảm đáng kể vào năm 2008 và có cải thiện qua các năm sau, đến
thời điểm 2010 (5,3363) thì ở mức tương đương với trung bình ngành (5,345), nhưng
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 15 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
lại thấp hơn doanh nghiệp cạnh tranh (6,5515). Điều này cho thấy, doanh nghiệp vẫn
có một số tài sản cố định sử dụng không hiệu quả,cần loại bỏ hay cần cải thiện phương
thức khai thác tài sản cố định hiệu quả hơn.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Bình Minh tương đương với trung bình
ngành,và thấp hơn so với doanh nghiệp cạnh tranh, song hiệu suất sử dụng tổng tài sản
lại cao hơn so với trung bình ngành và vẫn thấp hơn doanh nghiệp cạnh tranh. Kết hợp
2 điều này ta thấy các doanh nghiệp trong ngành có tỷ lệ tài sản lưu động so với tổng
tài sản lớn hơn so với doanh nghiệp Bình Minh (có thể là do tỷ lệ hang tồn kho và các
khoản phải thu lớn). Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp Bình Minh thấp hơn
doanh nghiệp cạnh tranh có thể là do, so với doanh nghiệp cạnh tranh thì hoặc khả
năng sinh lời tài sản của Bình Minh thấp hơn, hoặc tài sản lưu đông của Bình Minh
lớn hơn (các khoản phải thu và hang tồn kho của Bình Minh nhiều hơn). Nhìn tổng thể
ngành, thì sự chênh lệch lớn giữa hiệu suất sử dụng tài sản và hiệu suất sử dụng tài sản
cố định cho thấy, đặc thù của ngành Nhựa xây dựng nước ta là sử dụng nhiều tài sản
lưu động (do phải nhập kho nhiều hạt nhựa dành để sản xuất)
Vòng quay hàng tồn kho cho biết hang hóa được luân chuyển khỏi kho hàng
nhanh hay chậm, và số ngày tồn kho bình quân chính là khoảng thời gian từ khi hàng
hóa được sản xuất ra đến khi được đem đi bán, nó cho phép đánh giá tình hình công
tác quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Bình Minh có số vòng quay
hang tồn kho giảm qua các năm, theo đó là số ngày tồn kho bình quân tăng lên đều
đặn. Thêm vào đó, số vòng quay năm 2010 (2,8069) thấp hơn trung bình ngành
(3,5440) và doanh nghiệp cạnh tranh (3,5896), và số ngày tồn kho bình quân (130
ngày) cao hơn trung bình ngành (110 ngày) và doanh nghiệp cạnh tranh (101,7 ngày)
cho thấy hang tồn kho bị ứ đọng nhiều, tức là vốn bị ứ đọng, do hang hóa được sản
xuất và tiêu thụ chậm hơn các doanh nghiệp cùng ngành khác.
Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp cho biết số ngày bình quân doanh
nghiệp cho khách hang nợ tiền hang và vòng quay các khoản phải thu cho biết để thu
được 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải cho khách hang nợ bao nhiêu đồng. Hai
tỷ số này phản ánh về chính sách tín dụng của doanh nghiệp
Vòng quay các khoản phải thu cao hơn bình quân ngành và doanh nghiệp cạnh
tranh (tương đương, số ngày trong kỳ thu tiền bình quân thấp hơn bình quân ngành và
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 16 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
doanh nghiệp cạnh tranh) cho thấy chính sách tín dụng của doanh nghiệp có hiệu quả,
vốn của doanh nghiệp không bị khách hang chiếm dụng nhiều như các doanh nghiệp
khác trong ngành.Thậm chí, doanh nghiệp cạnh tranh có chính sách quản lý tín dụng
kém hiệu quả hơn mức bình quân ngành, còn Bình Minh thì tốt hơn bình quân ngành.
Mặc dù vậy, đó chỉ là khi so sánh với những doanh nghiệp khác trong ngành (có thể do
đặc thù của ngành có chỉ số thanh toán tiền mặt thấp vì luôn cho khách hang nợ), ta
vẫn phải lưu ý bởi khi phân tích hệ số thanh toán tiền mặt cho thấy doanh nghiệp có
quá nhiều các khoản phải thu làm giảm khả năng chi trả tiền mặt xuống mức nguy
hiểm.
4. CẤC TỶ SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI
Bảng 1.d
PROFITABILITY RATIOS
2007 2008 2009 2010 DNCT
2010
BQ
Ngành
PM 14,12% 11,68% 21,86% 19,43% 15,48% 9,12%
ROA 19,29% 16,95% 32,52% 30,48% 24,10% 13,65%
ROE 22,77% 19,64% 36,89% 32,29% 39,69% 22,19%
Hệ số sinh lợi doanh thu (PM) cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu cho biết công tác quản lý chi phí của doanh nghiêp có
hiệu quả hay không vì nếu giảm được chi phí thì sẽ tăng được lợi nhuận, từ đó tăng
PM. Hệ số sinh lợi doanh thu năm 2008 giảm song tăng lên nhiều vào năm 2009, giảm
nhẹ vào năm 2010 (19,43%) (do năm 2010, giá đầu vào: điện, nước, xăng dầu đều
tăng) tuy nhiên, vẫn cao hơn trung bình ngành rất nhiều (9,12%) và cũng cao hơn so
với doanh nghiệp cạnh tranh (15,48%). Đây là một chỉ tiêu rất tốt, cho thấy, công tác
quản lý chi phí của doanh nghiệp tốt hơn của ngành và doanh nghiệp cạnh tranh, một
phần có thể là do doanh nghiệp có tỷ lệ nợ vay ít nên chi phí trả lãi thấp hơn so với
doanh nghiệp cạnh tranh, song cần lưu ý là khả năng quản lý chi phí đang giảm vào
năm 2010.
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 17 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
Hệ số sinh lời của tài sản (ROA) của Bình Minh luôn cao trong các năm tuy có
biến động ( năm 2008 giảm khoảng 3%, năm 2009 tăng vọt lên 32,52% và năm 2010
giảm nhẹ song vẫn ở mức cao 30,48%).ROA (1) cao hơn 6% so với doanh nghiệp
cạnh tranh và gấp hơn 2 lần so với trung bình ngành cho thấy khả năng sinh lời của
công ty rất tốt, công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.Đây là chỉ tiêu mà Ngân
hàng cho vay rất chú ý bởi nó phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Để chắc chắn hơn khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp qua chỉ tiêu ROA, ta xem xét ROA (2) được tính theo công thức (lợi
nhuận sau thuế + lãi vay)/ tổng tài sản bình quân. Sau đây là 2 loại tỷ số ROA của
Bình Minh qua các năm (Bảng 1.c.1)
Năm 2007 2008 2009 2010
NI/ Everage Total
Assets
19,29% 16,95% 32,52% 30,48%
(NI+Interest)/
Everage Total
Assets
19,35% 18,75% 33,16% 30,60%
Ta sẽ so sánh đối với một số doanh nghiệp cụ thể trong ngành Nhựa xây dựng
(bảng 1.c.2)
Bình
Minh
Đà
Nãng
Rạng
Đông
Đông Á Thiếu
niên tiền
Phong
Bình
Quân
Ngành
NI/ Everage
Total Assets
30,48% 12,34% 4,27% 5,11% 24,10% 13,65%
(NI+ Interest)/
Everage Total
Assets
30,60% 13,12% 8,14% 8,49% 25,65% 14,99%
Tỷ số ROA sử dụng lợi nhuận khi chưa trừ đi lãi vay để tính toán phản ánh đúng
hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Nhìn vào bảng tổng kết thấy, vì
lãi vay của Bình Minh không đáng kể nên khi cộng cả lãi vay vào tính ROA thì ROA
không thay đổi mấy (ở mức 30%), còn doanh nghiệp cạnh tranh là nhựa Thiếu Niên
Tiền Phong và Nhựa Đà Nẵng tăng lên hơn 1% trong khi các doanh nghiệp Nhựa xây
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 18 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
dựng khác thì ROA tăng gấp đôi (lãi vay nhiều do vốn nợ chiếm tỷ trọng lớn).Tuy
nhiên, mức ROA của Bình Minh vẫn gấp đôi bình quân ngành và cao hơn so với
doanh nghiệp cạnh tranh cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Bình Minh là thật sự rất tốt.
Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) tương tự ROA cũng tăng vọt vào năm
2009, cho thấy năm 2009 là năm doanh nghiệp làm ăn rất tốt nên lợi nhuận 2009 tăng
mạnh, tuy nhiên giảm 4% vào năm 2010. Điều này thứ nhất là do tình hình kinh doanh
2010 không tốt bằng 2009 (có thể là do tình hình thị trưòng) (ROA năm 2010 thấp hơn
2009), và thứ 2 là do doanh nghiệp tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu, giảm tỷ lệ vốn nợ làm
ROE giảm. Do tỷ lệ vốn chủ sở hữu quá lớn nên ROE không lớn hơn ROA là mấy,
trong khi ROE của doanh nghiệp cạnh tranh và bình quân ngành tăng lên rất đáng kể
so với ROA. Thậm chí,tỷ số ROE của doanh nghiệp cạnh tranh còn cao hơn của Bình
Minh. Tuy vậy , ROE của doanh nghiệp Bình Minh vẫn cao hơn nhiều so với bình
quân ngành.
Tuy nhiên, đứng ở góc độ người cho vay, sẽ không quá quan tâm lắm đến chỉ
tiêu ROE mà chú trọng nhiều hơn ROA vì nó mới phản ánh thực chất hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
5. CÁC TỶ SỐ GIÁ THỊ TRƯỜNG: Bảng 1.e:
MARKET VALUE RATIOS
2007 2008 2009 2010 DNCT
2010
BQ
Ngành
P/E 24,1298 4,8741 9,0395 6,18 13,594 8,4219
EPS 6.838 6.237 7.246 7.894 7.209 4.039
P/B - - - 1,9840 5,3955 2,1285
Chỉ số giá trên thu nhập (P/E) cho biết để có 1 đồng lợi nhuận thì nhà đầu tư sẵn
sàng bỏ ra bao nhiêu đồng vốn để mua cổ phiếu nên nó cho biết cổ phiếu của doanh
nghiệp có thực sự đắt giá hay không. Doanh nghiệp Bình Minh có chỉ số giá trên thu
nhập (P/E) và chỉ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) kém hơn so với trung
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 19 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
bình ngành và so với doanh nghiệp cạnh tranh cho thấy cổ phiếu của công ty không
hấp dẫn đối với nhà đầu tư bằng các doanh nghiệp cùng ngành. Có thể là vì doanh
nghiệp có ROE thấp hơn so với doanh nghiệp cạnh tranh hoặc nhà đầu tư đánh giá
doanh nghiệp nhiều rủi ro hơn so với doanh nghiệp cạnh tranh hay rằng triển vọng
phát triển của doanh nghiệp không được đánh giá cao bằng các doanh nghiệp khác.
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 20 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
III. KẾT LUẬN:
Từ kết quả phân tích tín dụng theo phương pháp cổ điển đối với công ty cổ phần
Nhựa Bình Minh, có thể rút ra một số kết luận:
- Về khả năng thanh khoản: Khả năng thanh khoản bằng tài sản lưu động là rất
cao, song khả năng thanh khoản bằng tiền mặt rất thấp tuy đã có cải thiện
nhiều qua các năm gần đây.Tuy thế, doanh nghiệp luôn đảm bảo khả năng
thanh khoản cao hơn bình quân ngành và doanh nghiệp cạnh tranh, rất đảm
bảo về khả năng thanh toán lãi vay.
- Về cơ cấu vốn: tỷ lệ nợ: vốn CSH= 13, 2%: 86, 8% (trong khi tỉ lệ này là
46%:54% đối với trung bình ngành) cho thấy, doanh nghiệp ít phụ thuộc vào
nguồn vốn nợ mà chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản, xu
hướng tăng nợ dài hạn và giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp có thể
tăng thêm nợ và nên tăng thêm nợ để khai thác hiệu quả của đòn bẩy tài chính.
- Về hiệu quả sử dụng tài sản: tốt hơn năm trước đó, đảm bảo ngang bằng với
bình quân ngành song kém hơn doanh nghiệp cạnh tranh. Doanh nghiệp cần
tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Quản lý có hiệu quả hơn hang tồn kho
và chú ý đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp, tránh để khách hang nợ
tiền hang nhiều.
- Về khả năng sinh lời: Khả năng sinh lời giảm so với năm trước, song vẫn cao
vượt trội so với ngành và cao hơn doanh nghiệp cạnh tranh, tuy nhiên vì vốn
chủ sở hữu lớn nên ROE thấp hơn doanh nghiệp cạnh tranh song vẫn ở mức
cao so với bình quân ngành
- Về tỷ số giá thị trường: Mặc dù EPS cao hơn trung bình ngành song P/E và
P/B thấp hơn cho thấy doanh nghiệp không được các nhà đầu tư đánh giá cao
về triển vọng phát triển.
Tóm lại , từ những điều trên, nhóm phân tích đưa ra kết luận là doanh nghiệp
Nhựa Bình Minh có khả năng sử dụng vốn vay và có khả năng hoàn trả vốn vay đúng
hạn cho Ngân hàng.
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 21 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
PHỤ LỤC: BẢNG TỔNG KẾT CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP THUỘC NGÀNH NHỰA XÂY DỰNG 2010- TÍNH TRUNG BÌNH NGÀNH
Các chỉ tiêu Nhựa
Bình
Minh
Nhựa
Đà
Nẵng
Nhựa
Đồng
Nai
Nhựa
Rạng
Đông
Nhựa
Đông Á
Nhựa
TNTP
Ngành
LIQUIDITY RATIOS
Current Ratio 5,5231 3,3293 1,03 1,1245 1,0513 1,7773 2,3059
Quick Ratio 3,1438 1,2318 0,69 0,4318 0,5107 0,9233 1,1552
Cash ratio 0,5223 1,1982 0,078 0,0547 0,0072 0,1223 0,33045
NWC
580.095.528.
194
29.764.329.
264
3.841.744.4
04
29.005.943.
857
11.601.305.
622
435.083.511.
412
181.565.393.79
2
EBIT/ Interest 128,917
8
19,5378 - 2,3740 2,6638 17,6919 34,2370
LEVERAGE RATIOS
Debt ratio 0,1320 0,2506 0,6523 0,6271 0,6820 0,4114 0,4592
Debt- Equity
ratio
0,1521 0,3345 1,8764 1,6818 2,1451 0,73875 1,1548
Equity Ratio 0,8680 0,7494 0,3477 0,3729 0,3180 0,5886 0,5407
Equity
multipliers
1,1520 1,3344 2,8760 2,6817 3,1446 1,6989 2,1479
Long- term
debt ratio
0,0014 0,0065 0,0508 0,1056 0,1068 0,01187 0,0472
EFFICIENCY/ TURNOVER RATIOS
Fixed assets
turnover ratio
5,3363 9,3623 4,5219 3,8184 2,4805 6,5515 5,34515
Total assets
turnover ratio
1,5685 1,8244 1,1989 1,5060 0,9729 1,6669 1,4563
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 22 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
Receivables
turnover ratio
6,5087 8,9467 3,04 8,5321 3,5526 4,6993 5,8799
Average
collection
period ( days)
56 40,79 120 43 103 77,7 73,415
Inventories
turnover ratio
2,8069 2,9184 5,4549 3,9882 2,5061 3,5896 3,5440
Day in
inventory
130 125 67 91,5 145,6 101,7 110
PROFITABILITY RATIOS
Profit Margin 19,43% 06,97% 03,71% 03,03% 6,12% 15,48% 9,12%
ROA 30,48% 12,34% 3,99% 4,27% 5,11% 2,410% 13,65%
(NI+ Interest)/
Average total
Assets
30,60% 13,12% 3,99% 8,14% 8,49% 25,65% 14,99%
ROE 32,29% 16,47% 11,48% 11,45% 16,08% 39,69% 22,19%
MARKET VALUE RATIOS
EPS 7.894 2.887 2.580 1.658 2.010 7.209 4.039
P/E 6,18 6,06 5,6977 9,6502 9,35 13,594 8,4219
P/B 1,9840 0,998 0,6542 1,1050 1,5038 5,3955 2,1285
DPS 1.885 1.202 - 806 979 1.008 1.176
PHẦN C: PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH
MINH BẰNG MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z (Z- CREDIT SCORING MODEL)
I. TÍNH TOÁN Z- SCORE CỦA CÔNG TY NĂM 2010
Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh thuộc mô hình công ty đã cổ phần hóa và
thuộc ngành sản xuất . Do đó, mô hình điểm số Z áp dụng đối với Bình Minh có dạng
là:
Z= 1,2X1+ 1,4X2+ 3,3X3+ 0,64X4+ 1,0X5
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 23 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
Trong đó:
X1= Vốn lưu động ròng / Tổng tài sản = (Tài sản ngắn hạn- Nợ ngắn hạn) / Tổng
tài sản = (708.383.063.586- 128.257.535.392) / 982.153.442.517 = 0,5906
X2= Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sản = (Lợi nhuận sau thuế - Lợi nhuận, cổ tức trả
cho các cổ đông) / Tổng tài sản = (275.297.732.223 – 69.752.744.000) /
982.153.442.517= 0,2093
X3= EBIT / Tổng tài sản = (Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế + Lãi vay) / Tổng
tài sản = (313.731.349.432+ 1.130.064.900) / 982.153.442.517 = 0,3206
X4= Thị giá của vốn chủ sở hữu / giá trị ghi sổ của tổng số nợ = 48.000*
34.874.300/129.662.570.843= 12, 9
X5= Doanh thu / Tổng tài sản = 1.416.860.342.718 /982.153.442.517 = 1, 4426
Thay các giá trị vào mô hình tính điểm Z, ta được Z =11, 7583
II. PHÂN TÍCH:
Bảng so sánh điểm Z so với các năm trước:
2007 2008 2009 2010
X1 0,5492 0,4682 0,4907 0,5906
X2 0,1067 0,1395 0,2516 0,2093
X3 0,2241 0,2197 0,3487 0,3206
X4 30 12,8672 15,3860 12, 9
X5 1,3662 1,4504 1,3869 1, 4426
Z- score 22,1141 11,1675 13,3257 11,7583
Trước hết, khi nhìn vào điểm Z, ta thấy, điểm Z của doanh nghiệp Bình Minh
qua các năm luôn ở mức rất cao so với mức an toàn (2,99). Các năm 2008, 2009, 2010
tương đối đều, tuy nhiên năm 2007, điểm Z cao vượt trội, nguyên nhân vượt trội so với
các năm khác là do trong năm đó, giá cổ phiếu của công ty tăng đột biến (165000 vnđ/
1 cổ phiếu- cuối năm 2008 cũng là giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam phát
triển nóng), làm phần tử X4 tăng rất cao so với các năm khác.
Thứ hai, so sánh các giá trị thành phần Xi của năm 2010 với các năm trước thấy
các chỉ số Xi đều khá tốt. Cụ thể, các tỷ số Xi của năm 2010 đều tốt hơn năm 2008, và
2007 (trừ chỉ số X4 có liên quan đến thị giá cổ phiếu), tuy nhiên, so sánh với năm
2009, X5 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản tăng lên song X3 lại cho thấy khả năng
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 24 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH
sinh lợi của tài sản đang giảm so với năm 2009. X4 thấp hơn so với năm 2009 là do thị
giá vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (liên quan trực tiếp đến giá cổ phiếu của doanh
nghiệp) giảm nhiều hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu và giảm nợ vay của doanh nghiệp.
Từ các điều đó dẫn đến,điểm Z của năm 2010 so sánh với năm 2008, 2009 thì
cao hơn năm 2008 và thấp hơn năm 2009. Ta chưa thể chắc chắn được về xu hướng
vận động của điểm Z của doanh nghiệp (do khoảng thời gian theo 3 năm chưa đủ dài
để quan sát xu hướng- năm 2007 đột biến vì giá trị cổ phiếu đẩy lên quá cao khiến X4
quá cao tuy nhiên giá cổ phiếu đó không phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp trong giai
đoạn phát triển quá nóng của thị trường), tuy nhiên nhìn vào các tỷ số thành phần của
các năm có thể thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp qua 3 năm tương đối ổn định,
các tỷ số có xu hướng tăng giảm nhẹ dẫn đến điểm số Z cũng tăng giảm nhẹ qua 3 năm
2008, 2009 và 2010, tuy nhiên luôn ở mức rất cao, chứng tỏ mức an toàn của doanh
nghiệp là rất cao.
III. KẾT LUẬN:
Cuối năm 2010, Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh có:Z = 11, 7583 > 2, 99 nên
ta có thể kết luận Công ty CP Nhựa Bình Minh nằm trong vùng an toàn và chưa có
nguy cơ bị phá sản. Sở dĩ doanh nghiệp có điểm Z cao như vậy là vì:
- Tỷ trọng vốn vay thấp mà tập trung đầu tư sản xuất kinh doanh bằng vốn chủ
sở hữu.
- Khả năng sử dụng quản lý tài sản hiệu quả hơn
- Sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, khả năng sinh lợi cao.
ĐH NGOẠI THƯƠNG- KHOA TCNH 25 MÔN HỌC: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG