Phòng GD-ĐT Sầm sơn CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Quảng tiến Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số CL /THCSQT Quảng tiến, ngày 24 tháng 9 năm 2009
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN nhµ trêng
GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 . TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn đến năm
2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong
quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết định của nhà trường
trong công tác giáo dục tại địa phương.
I. Tình hình đặc điểm nhà trường năm học 2009-2010.
Trường THCS Quảng tiến được thành lập từ khi tách trường PTCS vào năm 1993
đến nay hoạt động giáo dục nhà trường từng bước phát triển bền vững và ngày càng
trưởng thành, góp phần vào việc phát triển chung của sự nghiệp giáo dục trên địa bàn thị
xã Sầm sơn
1. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Ban Giám hiệu : 03 người tất cả đều tốt nghiệp cử nhân và được đào tạo, bồi
dưỡng về nghiệp vụ quản lý . Cả 3 đ/c đều đạt CSTĐ cấp thị trong đó 1 đồng chí đã 2 lần
đạt CSTĐ cấp tỉnh.
- Giáo viên : 45 người, đạt tỉ lệ: 2,1 gv/lớp (theo chuẩn qui định của Bộ GD-ĐT)
trong đội ngũ CBQL và Giáo viên đứng lớp 30 đ/c đạt 62,5% có trình độ Đại học, có 7
GV đang học các lớp Đại học, có 02 giáo viên đang học thạc sĩ. Trong số giáo viên có 27
đồng chí chiếm tỉ lệ 60% đạt GVG cấp thị và tỉnh trong đó GVG cấp tỉnh 6 đồng chí
- Nhân viên : 04 người . Chuẩn hoá trình độ 100% , có 2 đ/c đang học đại học
- Nhà trường có 01 Chi bộ Đảng: gồm 31 đảng viên, chiếm tỉ lệ 59,6% tổng số
CBGVNV nhà trường.
2. Về học sinh.
- Tổng số lớp : 21 lớp
- Tổng số học sinh: 789 học sinh ( biên chế học sinh/ lớp đạt tiêu chuẩn trường
chuẩn Quốc gia).
3. Những mặt mạnh của trường.
- Công tác quản lí từ Ban Giám hiệu đến tổ - nhóm chuyên môn, đoàn thể luôn có
sự thống nhất chung về nội dung kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện thực hiện.; Được
triển khai đồng bộ, có đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời theo từng giai đoạn.
- Xây dựng tập thể dân chủ, đoàn kết, nhiệt tình, tận tuỵ với công việc, cùng nhau
đưa nhà trường đi lên; thực hiện phương châm: “Sống và làm việc có trách nhiệm”.
1
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhiệt tình, có uy tín, tinh thần trách nhiệm cao, tay
nghề khá đồng đều, đạo đức sư phạm mẫu mực.
- Duy trì phong trào giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi các cấp, nâng cao chất lượng
bộ môn, hàng năm tỉ lệ hs yếu kém giảm dần.
4. Những mặt yếu của trường.
- Công việc đánh giá giáo viên còn mang tính động viên.
- Kiểm tra ở tổ chuyên môn và các đoàn thể chưa chặt chẽ.
- Xử lí các hạn chế của giáo viên chưa kiên quyết theo nguyên tắc còn nặng về
tình cảm.
- Chất lượng học sinh đại trà thấp
5. Thời cơ và thách thức.
a. Thời cơ.
- Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và Ban đại
diện cha mẹ học sinh.
- Được sự chỉ đạo sâu sát của Phòng GD-ĐT Thị xã Sầm sơn và Sở GD-ĐT
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật lao
động rất tốt.
- Ý thức tự học, tự rèn ngày được nâng lên.
b. Thách thức.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất
lượng giáo dục của toàn ngành trong giai đoạn hiện nay.
-Việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho giảng dạy còn hạn chế ở một vài
giáo viên lớn tuổi.
- Môi trường xung quanh tác động đến việc học tập của học sinh (các tệ nạn xã
hội như: Ma Tuý, mại dâm, cờ bạc, trộm cắp, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường )
II. Tầm nhìn, sứ mệnh và hệ thống các giá trị.
1- Tầm nhìn: Xây dựng nhà trường có chất lượng cao trong thị xã Sầm sơn và
tỉnh Thanh hoá.
2- Sứ mệnh: Cung cấp cho học sinh kiến thức trong chương trình giáo dục THCS
một cách vững chắc, phát triển đầy đủ về trí tuệ, thể chất, đạo đức, tình cảm và thẩm mỹ.
3- Hệ thống giá trị cơ bản nhà trường.
- Lấy người học làm trung tâm trong quá trình giảng dạy.
- Tạo niềm tin và uy tín đối với xã hội trong chất lượng giáo dục.
- Liên tục sáng tạo trong công tác dạy học và tổ chức các hoạt động ngoại khoá.
- Luôn thể hiện tinh thần tự chủ và chủ động trong xây dựng nhà trường.
- Tập thể đoàn kết một lòng vì sự phát triển nhà trường.
- Tâm huyết với sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
- Tự hào về ngôi trường của một địa phương anh hùng thời kì đổi mới.
2
III. Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động.
1. Mục tiêu.
Xây dựng nhà trường có chất lượng tốt , giáo dục học sinh toàn diện , chủ động
sáng tạo trong mọi hoạt động , đạt được 7 tiêu chuẩn KĐCL trường THCS, giữ vững
danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc gia theo tiêu chí đánh giá mới của từng giai đoạn.
2. Chỉ tiêu.
a) Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Các chỉ số Đơn vị 2015-2016 2020-2021
Tổng số Người 55 57
Trong đó: BGH ,, 3 3
GV đứng lớp ,, 45 50
Nhân viên phục vụ ,, 7 7
Trình độ Trên chuẩn
BGH % 100 100
GV đứng lớp % 90 100
Nhân viên % 70 100
Đảng viên % 70 80
Giáo viên giỏi Thị, tỉnh % 60 70
b) Học sinh.
Các chỉ số Đơn vị 2015-2016 2020-2021
Số lớp Lớp 23 25
Số học sinh người 910 950
Chất lượng Văn hoá
TB trở lên % 95 98
Khá % 35 40
Giỏi % 5 10
Chất lượng đạo đức
Tốt % 60 65
Khá % 35 33
TB % 5 3
HSG Cấp thị người 40 50
HSG cấp tỉnh Người 25 30
HS tuyển vào THPT % 80 90
3
c) Cơ sở vật chất.
Các chỉ số Đơn vị 2015-2016 2020-2021
Diện tích đất m
2
9500 11 500
Diện tích sân chơi bãi tập m
2
6 200 8 200
Số phòng học thường Phòng 21 30
Số phòng ngủ HS nội trú Phòng 10 20
Số phòng bộ môn Th nghiệm Phòng 5 8
Số phòng GDTC ,đa năng Phòng 1 3
Số phòng Thư viện Phòng 2 4
Số kho thiết bị Phòng 4 8
Số phòng Truyền thống Phòng 1 1
Số phòng h.chính, văn phòng Phòng 5 8
Số phòng GV Shoạt CM Phòng 4 4
Số phòng hội đồng GV Phòng 1 1
Số phòng Giám hiệu Phòng 3 4
Số phòng Y tế học đường Phòng 1 1
Số phòng học được trang bị
máy chiếu và Camera
Phòng 21 30
Số phòng học Ngoại ngữ Phòng 3 5
Số phòng máy tính Phòng 3 5
Tổng số máy tính cho HS Máy 60 100
Số nhà vệ sinh nhà 4 4
Số nhà bếp có phòng ăn nhà 1 2
Số nhà xe nhà 2 2
Tổng số bộ thiết bị dạy học bộ 100 150
Tổng số bộ SGK dùng chung bộ 300 500
Sân cầu lông, bóng đá,
chuyền , rổ
sân 4 4
IV. Chương trình hành động.
1. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên có đầy đủ về số lượng: có đủ
phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, ngoại ngữ đáp
ứng với tình hình phát triển của xã hội (trong đó: CBQL và GV phải vừa hồng vừa
chuyên)
- Tập thể thực sự đoàn kết, tâm huyết gắn bó với nhà trường, hợp tác cùng nhau
tiến bộ.
2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách quản lí, chỉ đạo các tổ nhóm chuyên
môn, giáo viên bộ môn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
4
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là
giáo dục “Đức, Trí, Thể, Mỹ ”. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù
hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Với quan điểm dạy học
“Lấy học sinh làm trung tâm” vai trò của giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ.
3. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí,
trong giảng dạy để góp phần nâng cao chất lượng nhà trường. Động viên và tạo điều kiện
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn, quản lý. Đào tạo GV chuyên sâu về tin học để phụ trách cổng thông tin
điện tử của trường.
4. Cơ sở vật chất – trang thiết bị.
Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hoá, hiện đại, phù hợp
với yêu cầu đổi mới. Áp dụng có hiệu quả Qui chế quản lí, sử dụng tài sản công (trên tinh
thần tiết kiệm, chống lãng phí).
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt các qui chế đã ban hành trong nhà
trường như: quy chế dân chủ, qui chế tự chủ tài chính và biên chế tổ chức, qui chế tự
kiểm tra tài chính- kế toán, qui chế sinh hoạt hội họp, qui chế tác phong cơ quan công sở,
qui chế làm việc nhà trường, qui chế chi tiêu nội bộ… trong nhà trường.
- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên và nhân viên.
- Huy động được các nguồn lực xã hội, cá nhân tại địa phương và ngoài địa
phương tham gia vào việc phát triển giáo dục nhà trường.
- Nguồn nhân lực: Tuyển dụng mới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên TN Đại
học trở lên.
- Nguồn lực vật chất: sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước; huy động sự đóng
góp của các nhà mạnh thường quân, nhà hảo tâm, các lực lượng xã hội; cơ sở vật chất nhà
trường; các trang thiết bị phục vụ học tập.
- Nguồn lực tinh thần: Sự quan tâm của các cấp Uỷ đảng, chính quyền địa
phương, sự hợp tác của Ban ĐDCMHS, sự đồng thuận của PHHS và cộng đồng xã hội.
V. Tổ chức - Kiểm tra –Đánh giá.
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược phát triển đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên,
lãnh đạo ngành giáo dục, chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội và PHHS.
2. Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược; từng giai đoạn có bổ
sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng nhà trường.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược.
- Giai đoạn 1( từ 2010 đến 2011): Hình thành những yếu tố cơ bản tạo nên nhà
trường có chất lượng tốt.
- Giai đoạn 2 ( từ 2011 đến 2013): Nâng cao chất giảng dạy và học tập ngang
bằng với các trường điểm trong tỉnh.
5
- Giai đoạn 3 : từ 2013 đến 2015: Hoàn thành sứ mệnh tạo dựng môi trường giáo
dục có chất lượng cao.
- Giai đoan 4 : Từ 2016 đến 2020 : Cũng cố các tiêu chí và nâng cao chất lượng
giáo dục đào tạo theo mục tiêu.
4. Nhiệm vụ :
- Đối với Hiệu trưởng: Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo ngành, phối hợp
với chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể để có sự hỗ trợ cho chiến lược phát triển
giáo dục nhà trường diễn ra đúng mục đích, mục tiêu. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh
giá thực hiện kế hoạch, đồng thời có những đề xuất điều chỉnh kế hoạch kịp thời (khi cần
thiết).
- Đối với phó Hiệu trưởng : Thực hiện theo nhiệm vụ được phân công, giúp hiệu
trưởng tổ chức thực hiện từng phần việc cụ thể trong hoạt động chuyên môn, đồng thời
kiểm tra đôn đốc và đánh giá việc thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp bổ sung
vào kế hoạch ( nếu có ).
- Đối với tổ chuyên môn, tổ Công đoàn : Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, có
kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ. Tìm hiểu nguyên
nhân, đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt kế hoạch phát triển.
- Đối với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường: Thực hiện chức năng giám sát,
đôn đốc nhắc nhở các bộ phận thực hiện kế hoạch, tham mưu với Ban Chỉ đạo về những
vấn đề cần điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch.
- Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên : Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch
từng năm học để xây dựng kế hoạch công tác cho từng bộ phận, cá nhân phù hợp với lộ
trình thời gian. Tổ chức tự đánh giá việc thực hiện từng giai đoạn, có rút kinh nghiệm, đề
xuất các giải pháp bổ sung trong kế hoạch để đạt kết quả cao nhất.
Hiệu trưởng
Lê Tiến Dũng
6