ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN: NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC: 2009 - 2010
A. PHẦN VĂN:
Câu 1: Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật, phương thức biểu đạt, tên tác giả của
các văn bản Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là varen và Phan Bội Châu, Ca
Huế trên sông Hương, Quan Âm Thị Kính.?
Lưu ý: Xem kĩ phần chú thích về tác giả.
Câu 2: Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ thuộc các chủ đề Thiên nhiên và lao
động sản xuất; Con người và xã hội? Phân tích nội dung và nghệ thuật của các câu
tục ngữ trên?
Câu 3: Tục ngữ là gì? Em có suy nghĩ gì sau khi học xong các câu tục ngữ thuộc
các nhóm đó?
Câu 4: Hai luận điểm chính của văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt là gì? Ở mỗi
luận điểm, tác giả đã dùng những dẫn chứng nào để chứng minh? Nêu suy nghĩ của
em về việc học và giữ gìn tiếng Việt?
Câu 5: Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ được triển khai thành mấy luận
điểm? Nêu lập luận của văn bản trên?
Câu 6: Tóm tắt về nội dung và nghệ thuật của các văn bản nghị luận đã học: Tinh
thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Đức tính giản dị của
Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương.(cần lưu ý thêm bản thống kê thứ nhất ở bài Ôn tập
văn nghị luận trong SGK/66).
Câu 7: Hoài Thanh nói rằng: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương
người, rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Văn chương là hình dung của sự
sống muôn hình van trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
Văn chương đã nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm của con người.
Theo em luận điểm đó đã bao quát đầy đủ, toàn diện tất cả các ý nghĩa của
văn chương chưa? Vì sao?
Em hiểu như thế nào về luận điểm: Văn chương sẽ là hình dung của sự sống
muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống? Cho
mỗi ý 1 ví dụ minh họa.
Câu 8: Nêu giá trị hiện thực và nhân đạo trong văn bản Sống chết mặc bay của
Phạm Duy Tốn?
Câu 9: Hãy chỉ ra 1 số chi tiết thể hiện nghệ thuật tăng cấp của Phạm Duy Tốn
trong Sống chết mặc bay?
Câu 10: Qua tác phẩm Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, em có thể
khái quát như thế nào về 2 nhân vật đối lập tương phản: Phan Bội Châu và Varen?
Câu 11: Sau khi học xong văn bản Ca Huế trên sông Hương, em hiểu thêm được
điều gì về vùng đất này?
Câu 12: Ca Huế trên sông Hương cho em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của âm
nhạc dân gian xứ Huế?
Câu 13: Trích đoạn Nỗi oan hại chồng trong văn bản Quan Âm Thị Kính có mấy
nhân vật?
Câu 14: Qua vở chèo Quan Âm Thị Kính và trích đoạn Nỗi oan hại chồng, em biết
gì về những đặc sắc của nghệ thuật chèo cổ? Ngôn ngữ chèo trong trích đoạn này
có gì đặc biệt? Em hiểu gì về số phận của người phụ nữ đức hạnh trong xã hội cũ.
B. PHẦN TIẾNG VIỆT:
Câu 1: Thế nào là câu rút gọn? Mục đích của việc rút gọn câu? Cách dùng câu rút
gọn? Cho ví dụ?
Câu 2: Thế nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng? Cho mỗi tác dụng ít nhất 1 ví dụ.
Câu 3: Trạng ngữ thêm vào trong câu bổ sung ý nghĩa gì? Nêu vị trí và hình thức
khi nói, viết của trạng ngữ? Cho VD.
Công dụng của trạng ngữ? Khi nào người ta tách trạng ngữ thành những câu
riêng? Cho VD.
Câu 4: Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Mục đích của việc chuyển đổi câu
chủ động thành câu bị động? Cho VD. Các cách chuyển đổi câu chủ động thành
câu bị động? Cho VD.
Câu 5: Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ
vị để mở rộng câu? Cho VD.
Tìm cụm chủ - vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các ví
dụ sau. Cho biết trong mỗi câu, cụm chủ - vị làm thành phần gì?
a. Chúng em học tốt khiến thầy cô rất vui lòng.
b. Dòng sông quê tôi nước đỏ nặng phù sa.
c. Chúng tôi đã làm hết các bài tập cô giáo giao về nhà.
d. Mùa xuân về làm cho mọi vật có sức sống mới.
Câu 6: Thế nào là phép liệt kê? Nêu các kiểu liệt kê? (Xét về mặt cấu tạo, ý nghĩa).
Cho VD minh họa và phân tích.
Câu 7: Phân tích các ví dụ sau: (Xét về cấu tạo, ý nghĩa và tác dụng của phép liệt
kê)
a.Buồn, vui, ghét, thương,… là những tâm trạng thường có của con người.
b.Trong khoan thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn
tam. (Hà Ánh Minh)
c. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta
thổ. (Nam Cao).
d. Lượm là một chú bé rất hồn nhiên và yêu đời, gan dạ và dũng cảm.
Câu 8: Tác dụng của dấu chấm lửng, dấu chẩm phẩy, dấu gạch ngang? Cho VD.
Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối?
HS làm lại tất cả các BT ở phần Luyện tập sau mỗi bài học.
C. PHẦN TẬP LÀM VĂN:
Câu1: Khi nào người ta có nhu cầu nghị luận? Văn nghị luận viết ra nhằm mục
đích gì? Muốn đạt được mục đích ấy, văn nghị luận phải có yêu cầu gì?
Câu 2:Mỗi bài văn nghị luận phải có những yếu tố nào? Nêu các khái niệm về:
Luận điểm, luận cứ, lập luận?
Câu 3:Nội dung, tính chất của đề văn nghị luận? Trước một đề văn nghị luận,
muốn làm bài tốt cần tìm hiểu điều gì? muốn lập ý cho bài văn nghị luận chúng ta
cần làm gì?
Câu 4: Trình bày bố cục của bài văn nghị luận? Để xác lập luận điểm trong từng
phần và mối quan hệ trong từng phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp
lập luận nào?
Câu 5: Làm các đề trong bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị
luận?
Câu 6; Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh? Mục đích và phương
pháp của chứng minh? Các lí lẽ và bằng chứng trong văn chứng minh phải như thế
nào?
Câu 7: Trình bày các bước làm bài văn lập luận chứng minh? Giữa các phần, các
đoạn phải như thế nào?
Câu 8: Trong đời sống, khi nào người ta cần giải thích? Mục đích và phương pháp
của giải thích? Cần giải thích bằng cách nào? Bài văn giải thích phải đảm bảo
những vấn đề gì?
Câu 9: Trình bày các bước làm bài văn lập luận giải thích?
Câu 10: Văn bản hành chính là gì? Văn bản này cần trình bày như thế nào?
Câu 11: Khi nào người ta viết văn bản đề nghị? Cách trình bày của văn bản này?
Câu 12: Khi nào người ta viết báo cáo? Cách trình bày?
Câu 13: Làm dàn ý các đề tập làm văn có trong SGK. (Văn nghị luận chứng minh,
văn nghị luận giải thích).
Câu 14: Viết các đoạn văn với các chủ đề sau:
1. Cảm xúc của em khi mùa xuân về. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần
trạng ngữ và chỉ rõ.
2. Suy nghĩ của em về dòng sông quê hương đang ngày càng bị ô nhiễm.
Trong đoạn văn có sử dụng câu chủ động và câu bị động và chỉ rõ.
3. Viết một đoạn đối thoại có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt và chỉ
rõ.Phân tích tác dụng của câu đặc biệt có mặt trong đoạn văn đó.
4. Suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Trong đoan văn có sử dụng biện pháp tu từ Liệt kê.
5.Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây bằng phương pháp nêu
định nghĩa và nêu định nghĩa.
6. Trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của những người dân trong Sống
chết mặt bay của Phạm Duy Tốn.
Câu 15: Các đề tập làm văn tham khảo:
Đề 1: Môi trường rất quan trọng đối với đời sống con người.nếu mọi người
không có ý thức bảo vệ môi trường, đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn.
Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề 2: Chứng minh vẻ đẹp trong thơ Bác qua bài thơ Cảnh khuya, Rằm tháng
giêng.
Đề 3: Chứng minh rằng: Câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn đã, đang và sẽ
mãi là cách sống đẹp của xã hội ta ngày nay.
Đề 4: Bạn em ham thích những trò chơi điện tử, xem truyền hình, tỏ ra thờ
ơ, không quan tâm đến thiên nhiên. Em hãy chứng minh cho bạn thấy rằng thiên
nhiên chính là nơi đem lại cho ta sức khỏe và vì thế ta cần gần gũi và yêu quý thiên
nhiên hơn.
Đề 5: Có một vở chèo rất hay, liên quan đến tác phẩm văn học,cả lớp cần đi
xem tập thể. Em hãy thay mặt tập thể viết 1 văn bản đề nghị với thầy cô giáo chủ
nhiệm để xin phép.
Đề 6: Chứng minh rằng tên quan phụ mẫu trong truyện ngắn Sống chết mặt
bay của Phạm Duy Tốn là kẻ lòng lang dạ thú.
Đề 7: Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.