Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Ôn tập ngữ văn lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.63 KB, 77 trang )

Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
1.Hoàn cảnh sáng tác của Tiếng hát con tàu :
1. Tiếng hát con tàu (in trong tập ánh sáng và phù sa , xuất bản năm 1960) đợc gợi cảm hứng
từ một chủ trơng lớn của Nhà nớc vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi
vào những năm 1958 - 1960 ở miền Bắc. Nhng xét sâu hơn, bài thơ ra đời chủ yếu vì nhu cầu
giãi bày tình cảm ân nghĩa của tác giả đối với nhân dân, đối với cuộc đời và cách mạng.
2. Bài thơ ra đời khi cha có đờng tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh con tàu thực chất là hình ảnh biểu
tợng, thể hiện khát vọng lên đờng và niềm mong ớc của nhà thơ đợc đến với mọi miền đất nớc.
Tiếng hát con tàu , nh vậy, là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ - một tâm hồn tràn ngập niềm tin
vào lý tởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hóa thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành
trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lớn của nhân dân. Đến với đất nớc, nhân dân cũng là
đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca.
2.Hoàn cảnh sáng tác của Tây Tiến (Quang Dũng)
1. Khoảng cuối mùa xuân năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến. Đây là
một đơn vị thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới
Lào - Việt, đồng thời đánh tiêu hao địch và tuyên truyền đồng bào kháng chiến.
2. Địa bàn hoạt động của đoàn khá rộng: từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng
về qua miền tây Thanh Hóa. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều
tầng lớp khác nhau, trong đó có nhiều học sinh, trí thức (nh Quang Dũng). Sinh hoạt của
họ vô cùng thiếu thốn, gian khổ: trèo đèo, luồn rừng, lội suối, ăn uống kham khổ, ốm
đau không có thuốc men (đánh trận tử vong ít, sốt rét tử vong nhiều). Tuy vậy, họ sống
rất vui và chiến đấu rất dũng cảm. Lòng yêu nớc khiến họ có thể hy sinh tất cả - "Chiến
trờng đi chẳng tiếc đời xanh ". Vì thế đoàn quân sốt rét vẫn khiến kẻ địch phải khiếp sợ
" Quân xanh màu lá dữ oai hùm"
3. Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về thành lập trung đoàn 52.
Cuối 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị ít lâu, ngồi ở Phù Lu
Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ), ông viết bài thơ Nhớ Tây Tiến . (Năm 1957,
khi in lại Quang Dũng bỏ chữ "nhớ", có lẽ vì cho là thừa). Bài Tây Tiến rút trong tập
Mây đầu ô (NXB Tác phẩm mới, 1986).
3. Hoàn cảnh sáng tác của Bên kia sông Đuống
1. Bài Bên kia sông Đuống ra đời năm 1948. Sông Đuống còn gọi là sông Thiên Đức, là một


nhánh của sông Hồng nối với sông Thái Bình, chia tỉnh Bắc Ninh ra làm hai phần: nam (hữu
ngạn) và bắc (tả ngạn). Quê hơng, gia đình Hoàng Cầm ở nam phần tỉnh Bắc Ninh, ngay bên
bờ sông Đuống. Khi giặc Pháp chiếm nam phần Bắc Ninh thì Hoàng Cầm đang công tác ở Việt
Bắc. Một đêm giữa tháng 4 năm 1948, Hoàng Cầm trực tiếp nghe tin giặc đánh phá quê hơng
mình, ông xúc động và ngay đêm ấy viết bài Bên kia sông Đuống - "bên này" là đất tự do, h-
ớng về "bên kia" là vùng bị giặc chiếm đóng và giày xéo.
2. Bài thơ đăng lần đầu tiên trên báo Cứu quốc tháng 6 năm 1948. Nó đợc phổ biến nhanh
chóng từ Việt Bắc tới khu Ba, khu Bốn, vào miền Nam và ra tận Côn Đảo. Bản thảo gốc của bài
thơ không còn nữa. Vì thế có nhiều dị bản và không có bản nào hoàn toàn đúng với bản gốc.
Tất cả đều chỉ dựa theo trí nhớ "mang máng" của tác giả nh chính ông đã thú nhận, và trí nhớ
của những ngời biên soạn sách hay biên tập báo. Trong SGK này, văn bản Bên kia sông Đuống
đợc chỉnh lí lại dựa trên sự đối chiếu nhiều văn bản khác nhau và trí nhớ đợc khôi phục đầy đủ
hơn của nhà thơ. Văn bản này đợc tác giả xác nhận là gần với bản gốc hơn cả.
4.Hoàn cảnh sáng tác của Mới ra tù tập leo núi
1. Bài thơ này Chủ tịch Hồ Chí Minh làm sau khi ra tù (khoảng giữa tháng 9 năm 1943), nó
không nằm trong Nhật kí trong tù nhng thờng đợc đặt ở cuối bản dịch tập thơ này nh bài kết
thúc. Về mặt phong cách nghệ thuật, " Mới ra tù, tập leo núi " không khác gì các bài thơ trong
tập Nhật kí trong tù.
1
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
2. Trong tập hồi ký Những chặng đờng lịch sử (NXB Văn học, Hà Nội, 1976), Đại tớng Võ
Nguyên Giáp cho biết về ý nghĩa ngụ ý nhắn tin (về nớc) của bài thơ nh sau: "Bữa ấy, tôi về cơ
quan hội báo tình hình thì thấy anh Đồng, anh Vũ Anh và anh Lã đang xúm xít quanh một tờ
báo. Các anh chuyển tờ báo và hỏi tíu tít: - Anh xem có đúng là chữ của Bác không ? Đó là
một tờ báo ở Trung Quốc mới gửi về, bên mép trắng có một hàng chữ Hán viết tay. Tôi nhận
ngay ra đúng là chữ Bác, Bác viết: "Chúc ch huynh ở nhà mạnh khỏe và cố gắng công tác. ở
bên này bình yên". Phía dới lại có một bài thơ ". Trong cuốn Vừa đi đờng vừa kể chuyện,
T.Lan lại cho biết hoàn cảnh cảm hứng của bài thơ nh sau: "Khi đợc thả ra, mắt Bác nhìn kém,
chân bớc không đợc, Bác quyết tâm tập đi, mỗi ngày 10 bớc, dù đau mà phải bò, phải lết cũng
phải đợc 10 bớc mới thôi. Cuối cùng Bác chẳng những đi vững mà còn trèo đợc núi. Lần đầu

tiên lên đỉnh núi, Bác cao hứng làm một bài thơ chữ Hán ".
5. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tâm t trong tù
Đầu năm 1939, tình hình thế giới trở nên căng thẳng, cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai có
nguy cơ bùng nổ, thực dân Pháp trở lại đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dơng. Cuối tháng
T năm ấy, Tố Hữu bị chính quyền thực dân bắt ở Huế trong một đợt khủng bố Đảng Cộng sản.
Tâm t trong tù đợc viết tại xà lim số 1 nhà lao Thừa Thiên (Huế) trong những ngày đầu tiên
nhà thơ bị bắt giam. Bài thơ này mở đầu cho phần "Xiềng xích" của tập thơ Từ ấy (1946).
6.Hoàn cảnh sáng tác của Việt Bắc
1. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp nghị Giơnevơ về Đông Dơng đợc ký kết (tháng 7
năm 1945), hòa bình trở lại, miền Bắc nớc ta đợc giải phóng. Một trang sử mới của đất nớc và
một giai đoạn mới của cách mạng đợc mở ra.
2. Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ơng của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt
Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt
Bắc. Phần đầu bài thơ tái hiện một giai đoạn khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở
chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỷ niệm sâu nặng trong lòng ngời. Phần sau nói lên
sự gắn bó giữa miền ngợc và miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình tơi sáng của đất nớc và
kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng với dân tộc.
Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt
Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
7. Hoàn cảnh sáng tác của Vi hành
1. Giữa năm 1922, thực dân pháp đa Vua bù nhìn Khải Định sang Pháp dự cuộc triển lãm
thuộc địa Vecxây. Đây là một âm mu của chúng nhằm lừa gạt nhân dân Pháp: Vị quốc vơng
An Nam này đại diện cho 1 dân tộc lớn nhất ở Đông Dơng, sang Pháp để tỏ thái độ hoàn toàn
quy phục "mẫu quốc" và để cảm tạ công ơn "khai hóa" của mẫu quốc. Nh vậy tình hình Đông
Dơng là ổn định và tốt đẹp, nhân dân Pháp nên nhiệt tình ủng hộ cuộc đầu t lớn vào Đông D-
ơng để khai thác tài nguyên giàu có ở xứ này và tiếp tục đem văn minh tiến bộ đến cho những
ngời dân đợc nớc Pháp bảo hộ.
2. Nguyễn ái Quốc viết "Vi hành" vào đầu năm 1923 để cùng với vở kịch "Con rồng tre"
truyện ngắn "Lời than vãn của bà Trng Trắc" bài báo "Sở thích đặc biệt" (viết năm 1922) lật
tẩy âm mu nói trên của thực dân Pháp. Đồng thời vạch trần tính chất bù nhìn tay sai dơ dáy của

Khải Định và tố cáo tính chất điêu trá của những danh từ "văn minh, khai hóa" của chủ nghĩa
thực dân.
8.Hoàn cảnh sáng tác của Nhật ký trong tù
1. Nhật ký trong tù là một tập nhật ký bằng thơ viết trong nhà tù. Sau một thời gian về nớc
và công tác tại Cao Bằng, tháng 8 năm 1942, Nguyễn ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đ-
ờng trở lại Trung Quốc với danh nghĩa đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân ban
quốc tế phản xâm lợc của Việt Nam để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng trời đi
bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây (29-8), Ngời bị chính quyền Tởng Giới Thạch bắt giam. 14
tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ ("Sống khác
2
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
loài ngời vừa bốn tháng, Tiều tụy còn hơn mời năm trời"), lại bị giải đi quanh quẩn qua gần 30
nhà lao của 13 huyện thuộc Quảng Tây, Ngời vẫn làm thơ. Ngời đã sáng tác 133 bài thơ bằng
chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Ngời đặt tên là Ngục trung nhật ký (tức Nhật ký trong
tù).
2. Tập Nhật ký trong tù, vì thế, vừa ghi lại đợc một cách chân thực - chân thực nhiều khi đến
chi tiết - bộ mặt đen tối và nhem nhuốc của chế độ nhà tù cũng nh của xã hội Trung Quốc thời
Tởng Giới Thạch, vừa thể hiện đợc tâm hồn phong phú, cao đẹp của ngời tù vĩ đại. Về phơng
diện này, có thể xem Nhật ký trong tù nh một bức chân dung tự họa con ngời tinh thần của Chủ
tịch Hồ Chí Minh: vừa kiên cờng bất khuất -"Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao"- vừa
mềm mại, tinh tế, hết sức nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên và lòng ngời; vừa ung
dung tự tại, hết sức thoải mái, nh bay lợn ở ngoài tù, vừa nóng lòng sốt ruột nh lửa đốt, khắc
khoải ngóng về tự do, mòn mắt nhìn về Tổ quốc; vừa đầy lạc quan tin tởng; luôn luôn hớng về
bình minh và mặt trời hồng, vừa trằn trọc lo âu, không bao giờ nguôi nỗi đau lớn của dân tộc
và nhân loại, nhiều đêm một mình đối diện đàm tâm với vầng trăng lạnh. Tất cả bắt nguồn từ
bản chất của một tâm hồn yêu nớc lớn, một tấm lòng nhân đạo lớn, một cốt cách nghệ sĩ lớn.
9.Hoàn cảnh sáng tác của Tuyên ngôn độc lập
1. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân, Ngày 26 tháng 8 năm
1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số
48, phố Hàng Ngang, Ngời soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2.9.1945, tại quảng trờng

Ba Đình, Hà Nội, Ngời thay mặt Chính phủ lâm thời nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đọc bản
Tuyên ngôn Độc lập trớc hàng chục vạn đồng bào.
2. Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: tuyên bố chấm dứt chế độ
thực dân, phong kiến ở nớc ta và mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc. Tuyên ngôn
Độc lập là một bài văn chính luận ngắn gọn, lập luận chặt chẽ đanh thép, lời lẽ hùng hồn và
đầy sức thuyết phục.
10. Tác giả Nam Cao:
1. Tiểu sử và con ngời
Tiểu sử: Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Ông sinh năm 1915 tại làng Đại Hoàng,
tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý
Nhân, tỉnh Hà Nam).
Học xong bậc thành chung ông ớc mơ đi xa nhng không thành vì sức khỏe, trở lại quê hơng
sau đó ông lên Hà Nội dạy học giữa lúc tình hình có nhiều biến động: quân Nhật đảo chính
Pháp ở Đông Dơng
Năm 1943, Nam Cao tham gia hội văn hóa cứu quốc do Đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo,
tham gia cớp chính quyền ở địa phơng. Sau cách mạng tháng Tám, ông tham gia nhiều công
tác khác nhau: công tác ở Hội văn hóa cứu quốc, Nam tiến, làm tuyên truyền, tham gia chiến
dịch biên giới
Tháng 11 năm 1951, Nam Cao đã bị địch phục kích và bắt đợc trên đờng vào công tác vùng
sau lng địch thuộc Liên khu III và bị chúng bắn chết ở gần Hoàng Đan (thuộc tỉnh Ninh Bình).
Con ngời: Trớc cách mạng, Nam Cao mang nặng tâm sự u uất của một ngời trí thức giàu
tâm huyết phải chịu cảnh bị xã hội bóp nghẹt sự sống con ngời. Ông luôn giữ cho mình một
tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thơng, một lối sống gắn bó với con ngời, đặc biệt là những
ngời nông dân nghèo khổ. Là một trí thức, Nam Cao đôi lúc không tránh khỏi việc bị ảnh hởng
lối sống của tầng lớp tiểu t sản, nhng ông luôn nghiêm khắc tự đấu tranh với bản thân để vợt
qua những cám dỗ của lối sống thoát li, hởng lạc, tầm thờng, nhỏ nhen.
2. Sự nghiệp văn học
Sáng tác của Nam Cao trớc cách mạng tập trung vào hai đề tài chính: cuộc sống ngời trí thức
tiểu t sản nghèo và cuộc sống ngời nông dân.
3

Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
- Đề tài ngời trí thức tiểu t sản: Tập trung ở tiểu thuyết Sống mòn và các truyện ngắn: Những
chuyện không muốn viết; Trăng sáng; Mua nhà; Nớc mắt; Đời thừa Nội dung chủ yếu nhằm
miêu tả chân thực tình cảnh nghèo khổ, bế tắc tù túng của tầng lớp này, đồng thời các tác phẩm
cũng thể hiện bi kịch tinh thần đau đớn và dai dẳng của ngời trí thức: những con ngời có ý thức
sâu sắc về sự sống, sống có hoài bão, có nhân cách nhng cứ bị gánh nặng cơm áo hàng ngày
làm cho chết mòn về tâm hồn. ở đề tài này, nhiều sáng tác của Nam Cao cũng đã diễn tả cuộc
đấu tranh trong bản thân ngời trí thức nhằm đạt tới một lẽ sống cao đẹp hơn.
- ở đề tài về cuộc sống tăm tối thê thảm của ngời nông dân đơng thời, Nam Cao có các tác
phẩm đáng chú ý: Lão Hạc; Chí Phèo; Một đám cới, Dì Hảo; Một bữa no Nội dung của các
tác phẩm tập trung làm rõ cuộc đời khốn cùng, thê thảm của ngời nông dân: bị ức hiếp, chịu
nhiều bất công, bị hắt hủi, xúc phạm về nhân phẩm. Nhà văn đã kết án sâu sắc cái xã hội tàn
bạo huỷ diệt cả nhân tính của những con ngời vốn có bản tính lơng thiện. Trong nhiều tác
phẩm viết về đề tài ngời nông dân nhà văn luôn đi sâu phát hiện và khẳng định bản chất lơng
thiện đẹp đẽ cao quí trong tâm hồn họ, ngay cả khi những ngời nông dân này bị vùi dập tới mất
cả nhân hình, nhân tính.
Không chỉ là một đại diện tiêu biểu của trào lu văn học hiện thực trớc cách mạng tháng
Tám, Nam Cao còn là cây bút tiêu biểu nhất của chặng đầu nền văn học mới. Sau cách mạng
tháng Tám, Nam Cao sáng tác để phục vụ công cuộc kháng chiến. Truyện ngắn "Đôi
mắt'(1948); Nhật ký ở rừng (1948) và tập bút ký Chuyện biên giới (1950) là những sáng tác
thành công của Nam Cao góp phần vào nền văn học mới còn rất non trẻ của chúng ta.
Là một tài năng độc đáo, lại có một tấm lòng nhân đạo rất sâu sắc. Nam Cao xứng đáng đợc
coi là một nhà văn lớn, một nhà văn có vị trí hàng đầu của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX.
3. Quan điểm nghệ thuật
Nam Cao thờng không phát biểu một cách trực tiếp quan điểm về nghệ thuật mà ông thể
hiện nó rải rác trong các sáng tác của mình: Trăng sáng (1943); Đời thừa (1943); Đôi mắt
(1948).
Trớc cách mạng, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao thể hiện ở mấy nét lớn nh sau:
- Nam Cao phủ nhận nghệ thuật lãng mạn thoát li, khẳng định nghệ thuật chân chính phải là
nghệ thuật hiện thực gắn bó với đời sống, phản ánh chân thực đời sống. Ngời cầm bút không đ-

ợc trốn tránh sự thực, dù cho sự thực ấy chẳng nên thơ chút nào.
- Quan điểm hiện thực và nhân đạo: tác phẩm văn học có giá trị không chỉ phản ánh sự thực
đời sống mà còn phải có giá trị nhân đạo sâu sắc.
- Nam Cao coi lao động nghệ thuật là một hoạt động nghiêm túc, công phu; ngời viết văn
phải là ngời có trách nhiệm, có lơng tâm; ông lên án gay gắt sự cẩu thả trong nghề văn.
- Văn chơng đồng nghĩa với sáng tạo tìm tòi không ngừng cả về hình thức nghệ thuật và nội
dung.
Sau cách mạng tháng Tám, trong truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao đặt ra vấn đề cách nhìn của
nhà văn đối với hiện thực đời sống và con ngời để viết ra những tác phẩm có ích cho cuộc đời.
4. Đặc điểm nghệ thuật viết truyện của Nam Cao
- Cách viết rất chân thực, có tầm khái quát cao, ngời đọc có cảm tởng nhà văn không hề h
cấu. Tất cả đều thật, nhng từ những chuyện xoàng xĩnh đời thờng tởng nh không có ý đáng nói
đó, nhà văn làm nổi bật những vấn đề có ý nghĩa to lớn về xã hội, nhân sinh - nhiều truyện của
Nam Cao có màu sắc triết lí sâu xa.
- Xây dựng nhân vật sống động, chân thực, trong đó có những điển hình bất hủ nh Chí Phèo,
Bá Kiến, lão Hạc Sở trờng miêu tả, phân tích tâm lí, có khả năng đi sâu vào những ngõ ngách
tâm t sâu kín cùng những diễn biến phức tạp trong nội tâm con ngời (Đời thừa, Chí Phèo, Một
đám cới).
- Cách kể chuyện, kết cấu rất linh hoạt, mới mẻ, nhà văn vào chuyện, dẫn chuyện tự nhiên,
lôi cuốn, kết cấu thoải mái, có vẻ tùy tiện mà hình thức chặt chẽ, truyện nhiều khi đợc kể theo
quan điểm nhân vật nên giàu sắc thái chân thực. Ngôn ngữ hết sức tự nhiên sinh động, gần với
4
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng, lời kể của tác giả, lời nhân vật thờng đan xen biến
hóa giọng điệu biến hóa linh hoạt.
"Nam Cao là một trong những nhà văn đem lại cái mới nhất, có đóng góp nhiều nhất cho
sự phát triển của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam hiện đại" (Nguyễn Hoành Khung)
C.Định h ớng ra đề và gợi ý giải:
Đề 1: Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết của mình về sự nghiệp văn học của Nam
Cao. Kể tên những tác phẩm đợc xem nh là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn trớc và

sau cách mạng 8/1945, ghi rõ năm xuất bản.
Sử dụng kiến thức mục II về sự nghiệp văn học và mục III về quan điểm nghệ thuật của Nam
Cao trong phần kiến thức cơ bản về tác giả.
Đề 2. Nếu "Trăng sáng" (1943) và "Đời thừa" (1943) đợc xem nh là tuyên ngôn nghệ
thuật của Nam Cao trớc cách mạng tháng Tám, thì Đôi mắt (1948) chính là tuyên ngôn
nghệ thuật của nhà văn sau cách mạng. Hãy phân tích các truyện ngắn đó để nêu lên sự
phát triển của t tởng nghệ thuật Nam Cao trong các tuyên ngôn nghệ thuật nói trên.
Gợi ý:
- Trong quá trình phân tích ba tác phẩm của Nam Cao không nên đi vào việc phân tích tính
cách nhân vật mà nên bám sát những quan điểm ý nghĩ của nhân vật để qua đó phát hiện đợc
những tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn; sắp xếp chúng lại một cách có hệ thống để thể hiện
rõ bớc đờng phát triển trong t tởng nghệ thuật của Nam Cao.
- Những nội dung chính cần có:
+ Trong truyện ngắn "Trăng sáng", qua những suy nghĩ của Điền - một văn sĩ có cuộc đời
gieo neo, vất vả, Nam Cao khẳng định nghệ thuật chân chính phải bắt rễ trong đời sống hiện
thực, không đợc thoát li đời sống để trở thành lừa dối: "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng
lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ
những kiếp lầm than , "ánh trăng lừa dối" ở đây là hình ảnh tiêu biểu cho văn chơng lãng
mạn, thoát li, thi vị hòa cuộc sống nh ánh trăng thơ mộng và huyền ảo nhng "làm đẹp những
cái thật ra chỉ tầm thờng xấu xí, phê phán tính chất thoát li, quay lng lại với đời sống nhân dân
của thứ "nghệ thuật vị nghệ thuật, Nam Cao đòi hỏi văn học phải bắt rễ từ hiện thực, phải trở
về với cuộc sống của hàng triệu con ngời đau khổ, phải vị nhân sinh, phải là "tiếng đau khổ kia
thoát ra từ những kiếp lầm than" và vị trí của nhà văn phải là đứng trong lao khổ mà mở hồn
ra đón lấy tất cả những vang vọng của đời
+ Với "Trăng sáng", Nam Cao đã thể hiện một quan điểm nghệ thuật sâu sắc và tiến bộ. Nh-
ng Nam Cao không dừng lại ở đấy. Đến "Đời thừa", ông lại gửi gắm những suy t và những
quan niệm sâu sắc của mình về nghề văn và sứ mệnh chân chính của ngời cầm bút qua nhân
vật Hộ. Qua nhân vật Hộ, Nam Cao cho rằng: "Văn chơng không cần đến những ngời thợ khéo
tay làm theo một vài kiểu mẫu đã cho. Văn chơng chỉ dung nạp đợc những ngời biết đào sâu,
biết tìm tòi, khơi những nguồn cha ai khơi và sáng tạo những cái gì cha có". Câu nói ngắn gọn

nhng nó đã thâu tóm những yêu cầu thật gắt gao, nghiêm túc đối với ngời sáng tác văn chơng.
Nghệ thuật đồng nghĩa với sự sáng tạo, nhng đó cũng không phải là đi tìm cái lạ một cách màu
mè, hình thức mà phải là khám phá cho đợc sự thật. Cũng trong tác phẩm này, qua những quan
niệm hết sức đúng đắn và nghiêm túc của Hộ về nghề văn, Nam Cao cho rằng: Nghề văn là
một thứ lao động xã hội nghiêm túc đòi hỏi cao về trách nhiệm và lơng tâm: "Sự cẩu thả trong
bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lơng rồi. Nhng sự cẩu thả trong văn chơng thì thật là đê tiện"
và mục đích của văn chơng là nhân đạo: "Một tác phẩm thật giá trị, phải vợt lên trên tất cả các
bờ cõi Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, bác ái, sự công bình Nó làm cho
ngời gần ngời hơn".
+ Truyện ngắn "Đôi mắt" đợc viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (1948), là
thời điểm "tìm đờng" và "nhận đờng" của lớp văn nghệ sĩ thuộc thế hệ trớc Cách mạng tháng
5
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
Tám . Qua cách nhìn ngời và nhìn đời của hai nhà văn Hoàng - con ngời có cái nhìn phiến
diện, sai lệch và Độ - con ngời có cách nhìn đúng đắn, toàn diện, độ lợng và thông cảm với ng-
ời lao động; Nam Cao đã đặt ra trong tác phẩm của mình một vấn đề hết sức quan trọng đối với
hoạt động sáng tạo nghệ thuật: Đó là cách nhìn của nhà văn đối với hiện thực đời sống, con ng-
ời để viết ra những tác phẩm có ích cho đời.
Đề 3: Trình bày quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. Chứng minh rằng Nam Cao đã
thực hiện một cách triệt để quan điểm ấy trong các sáng tác của mình (dựa vào các tác
phẩm của Nam Cao có trong chơng trình THPT).
Gợi ý: Bài làm phải giải quyết 2 vấn đề lớn. Nội dung thứ nhất: Trình bày quan điểm nghệ
thuật của Nam Cao. Phân tích chủ yếu là quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trớc cách mạng
(xem phần III quan điểm nghệ thuật và đề 2 ở trên).
Nội dung thứ hai: Chứng minh sự thể hiện của những quan điểm nghệ thuật đó trong sáng
tác của Nam Cao:
+ Phủ nhận nghệ thuật lãng mạn thoát li đời sống, chống lại quan điểm nghệ thuật vị nghệ
thuật, tác phẩm của Nam Cao đã phản ánh chân thực bộ mặt của đời sống xã hội Việt Nam
những năm trớc cách mạng. Đó là: Bộ mặt của giai cấp thống trị (nhân vật Bá Kiến - tác phẩm
Chí Phèo); Đời sống cực khổ của những ngời nông dân bị đẩy vào con đờng lu manh hóa (Chí

Phèo, Năm Thọ, Binh Chức ); Những tấn bi kịch tinh thần đau đớn và dai dẳng của ngời trí
thức tiểu t sản (Điền - Tác phẩm Trăng sáng; Hộ - Tác phẩm Đời thừa).
+ Tác phẩm của Nam Cao chứa chan tinh thần nhân đạo: Nhà văn lên án một cách mạnh mẽ
những thủ đoạn bóc lột của giai cấp thống trị; ông phát hiện những nét đẹp trong tâm hồn con
ngời, bênh vực và bảo vệ nhân phẩm cho ngời lao động ngay cả khi họ bị huỷ hoại cả nhân
hình, nhân tính (Chí Phèo), ông ca ngợi những tình cảm đẹp đẽ cao thợng của con ngời (Hộ).
+ Trong sáng tác, Nam Cao là một cây bút có lơng tâm, có ý thức cao về nghề nghiệp. Ông
viết không nhiều, nhng công phu và kỹ lỡng; không ngừng tìm tòi sáng tạo để có một con đờng
cho riêng mình. Bớc chân vào làng văn khi đề tài về ngời nông dân và ngời trí thức đã trở nên
quen thuộc, Nam Cao vẫn tìm đợc những hớng khai thác mới mẻ: vấn đề lu manh hóa ở một bộ
phận nông dân trớc cách mạng; bi kịch tinh thần đau đớn dai dẳng ở ngời trí thức tiểu t sản
11. Tác giả Xuân Diệu
1. Cuộc đời - con ngời
Xuân Diệu họ Ngô, cha ngời huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, mẹ ngời Tuy Phớc, Bình Định. Thủa
nhỏ Xuân Diệu học chữ Nho, chữ quốc ngữ với cha - ông đồ xứ Nghệ đỗ tú tài kép Hán học
vào dạy học ở tỉnh Bình Định lấy bà hai sinh ra Xuân Diệu - Xuân Diệu học đợc ở cha đức tính
cần cù, kiên nhẫn trong rèn luyện tài năng và lao động nghệ thuật.
Sinh ra và lớn lên ở quê mẹ: Biển Qui Nhơn với những cơn "gió nồm thổi lên tơi mát" và
những con sóng biển muôn đời dào dạt đã tác động không nhỏ đối với hồn thơ nồng nàn sôi
nổi của ông.
Là con vợ lẽ, phải xa mẹ từ nhỏ và thờng bị hắt hủi thiệt thòi lúc còn ấu thơ, cùng với những
nỗi niềm khuất kín của một ngời cả đời một mình với thơ Hoàn cảnh ấy khiến Xuân Diệu
luôn khao khát tình thơng và sự cảm thông của ngời đời.
2. Sự nghiệp
Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt, nhng trớc hết ông là một nhà thơ lớn của nền văn học
Việt Nam: "ngời đã đem đến cho thơ ca nhiều cái mới nhất" (Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện
đại). Nh số đông các nhà thơ Mới đi theo cách mạng, Xuân Diệu có 2 giai đoạn sáng tác chủ
yếu trớc và sau cách mạng.
a) Trớc cách mạng: Với các tập : "Thơ thơ" 1938, "Gửi hơng cho gió" (1945) Xuân Diệu trở
thành nhà thơ "mới nhất trong những nhà thơ mới", thơ ông luôn rạo rực tình yêu, vội vàng,

giục giã mọi ngời hởng thụ vẻ đẹp thiên nhiên, tình yêu, cuộc sống. Say đắm nồng nàn vồ vập
6
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
nhng vẫn đơn côi bơ vơ. Đó là 2 mặt đối lập mà thống nhất trong tiếng thơ Xuân Diệu thời kỳ
này.
Thơ Xuân Diệu đổi mới nhiều trong cảm nhận và diễn đạt. Chịu ảnh hởng sâu sắc của thơ
lãng mạn phơng Tây từ cảm hứng đề tài, đến tứ thơ, nhịp điệu cú pháp cùng ý thức cái tôi cá
nhân. Đồng thời Xuân Diệu vẫn học hỏi ở thơ Phơng Đông cổ xa. Nhờ vậy thơ ông thể hiện đ-
ợc những nét tinh vi tế nhị của lòng ngời, của cảnh sắc thiên nhiên, đợc đông đảo độc giả say
mê ngỡng mộ.
b) Sau cách mạng: Nhiều tập thơ ra đời tiếp tục khẳng định năng lực và bút lực của Xuân
Diệu: Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962) Một khối hồng (1964) Tôi giàu đôi
mắt (1970).
Khắc phục tâm trạng buồn bã cô đơn thời trớc, thơ Xuân Diệu giờ ca ngợi cuộc sống mới
xây dựng và chiến đấu, thể hiện sự gắn bó hòa hợp giữa cái riêng và cái chung, giữa cá thể thi
sĩ và tập thể nhân dân. Nhà thơ khẳng định:
Tôi cùng xơng cùng thịt với nhân dân tôi
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu ngời yêu dấu gian lao
Ngoài giọng điệu trữ tình chủ đạo thơ Xuân Diệu thời kỳ sau cách mạng còn thể hiện giọng
chính luận, trào phúng, đả kích có lúc do khuynh hớng "Đại chúng hóa" khiến thơ Xuân Diệu
sa vào dông dài nhng đồng thời cũng đã có những sáng tạo đặc sắc do khai thác nghệ thuật của
ca dao dân ca tục ngữ.
Tóm lại: Non nửa thế kỷ sáng tác, Xuân Diệu thật sự là nhà thơ lớn của dân tộc ta. Riêng về
mặt thơ tình, ông xứng đáng với lời thơ của Khơng Hữu Dụng: "Một thế hệ yêu - tỏ tình qua
thơ Xuân Diệu.
Định h ớng đề - gợi ý giải:
Đề 1. Những nhân tố ảnh hởng đến con ngời và thơ Xuân Diệu ? (xem phần I : Cuộc đời
- con ngời).

Đề 2. Trình bày những nét chính trong sự nghiệp văn học của nhà thơ Xuân Diệu (xem
phần II: Sự nghiệp).
Đề 3. Về thơ Lãng mạn của Xuân Diệu, Hoài Thanh trong thi nhân Việt Nam có nhận
xét: "Thơ Xuân Diệu còn là nguồn sống rào rạt cha từng thấy ở chốn nớc non lặng lẽ
này".
Hãy bình luận ý kiến trên.
Gợi ý:
a) Mở bài:
+ Giới thiệu phong trào thơ mới - vị trí của Xuân Diệu
+ Đa ý kiến của Hoài Thanh - Vấn đề cần bình luận.
b) Thân bài:
+ Khẳng định ý kiến của Hoài Thanh: "Nguồn sống rạt rào là sức hấp dẫn đặc biệt của tiếng
thơ Xuân Diệu".
+ Biểu hiện qua những đặc sắc về nội dung: Thơ Xuân Diệu lôi cuốn đông đảo bạn đọc bởi
một niềm ham sống bồng bột.
Thơ Xuân Diệu bộc lộ niềm ham muốn vô biên tuổi trẻ và tình yêu. Ông luôn hối hả giục giã
kêu gọi mọi ngời hởng thụ tình yêu và tuổi trẻ.
+ Biểu hiện qua những cách tân về nghệ thuật:
Nguồn sống rạt rào cha từng thấy của thơ Xuân Diệu còn xuất phát từ giọng điệu thơ mới
mẻ, cuốn hút, từ lối xây dựng hình ảnh, sử dụng ngôn từ độc đáo hấp dẫn.
7
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
+ Lý giải : Nguồn sống rào rạt của thơ Xuân Diệu nằm trong không khí chung của trào lu
thơ mới đơng thời.
+ ý nghĩa: Thơ lãng mạn Xuân Diệu là một trong những luồng gió mới lạ nhất thời trên thi
đàn dân tộc thời kỳ này. Nó mang đến cho bạn đọc niềm vui sống, một triết lý sống mới mẻ,
tích cực cho đến hôm nay vẫn cha hề xa cũ.
c) Kết luận: Khẳng định sức sống trờng tồn của thơ Xuân Diệu
TNG BIT HNH
Thâm Tâm

A.Yêu cầu
- Thấy đợc vẻ đẹp nhân tính, bi hùng của hình tợng li khách
- Nắm đợc những đặc sắc nghệ thuật: Đề tài, thể loại, ngôn ngữ.
- Bình giảng đợc một số đoạn thơ
B.Kiến thức cơ bản
I. Về tác giả - tác phẩm
1. Tác giả:
Thâm Tâm (1917 - 1950) tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh tại thị xã Hải Dơng (thuộc
tỉnh Hải Dơng ngày nay) trong một gia đình nhà giáo nghèo. Từ năm 1938, Thâm Tâm cùng
gia đình lên sống ở Hà Nội và bắt đầu sáng tác thơ văn. Giá trị nhất trong sự nghiệp của Thâm
Tâm vẫn là thơ. Thơ Thâm Tâm có chất giọng riêng - nhất là ở những bài hành, giọng thơ th-
ờng phảng phất hơi thơ cổ. Một số bài thơ của Thâm Tâm cho thấy tâm sự u uất, lòng yêu nớc
kín đáo và khát vọng lên đờng vì lí tởng. Kháng chiến bùng nổ, Thâm Tâm làm công tác văn
nghệ trong quân đội, ốm và qua đời năm 1950.
2. Tác phẩm :
Tống biệt hành là bài thơ duy nhất của Thâm Tâm đợc tuyển trong thi nhân Việt Nam của
Hoài Thanh và Hoài Chân. Có nhà phê bình thơ đã xếp "Tống biệt hành" là một trong mời bài
thơ hay nhất của thơ mới Việt Nam (1932 - 1941).
II. Phân tích:
1. Cảnh đa tiễn
- Trong thơ cổ và ca dao, các tác giả thờng lấy không gian dòng sông để thể hiện cảnh chia li
(Thơ Lý Bạch; ca dao )
- Mở đầu bài thơ Thâm Tâm nhấn mạnh :
Đa ngời, ta không đa qua sông
Nh vậy là trong bài thơ Thâm Tâm đã không sử dụng không gian nghệ thuật quen thuộc là
dòng sông. Nhà thơ nói "không đa qua sông" nhng kì thực trong tâm trí ngời đa tiễn vẫn thể
hiện một dòng sông tâm tởng. Đó chính là d âm của những cuộc chia li trong thơ cổ, rất gần
gũi thân thuộc với tâm trạng, cảm xúc của ngời Việt. "Không đa qua sông" mà vẫn "có tiếng
sóng" vẫn "đầy hoàng hôn". "Tiếng sóng ở trong lòng" là để chỉ tâm trạng xao xuyến; "đầy
hoàng hôn trong mắt để chỉ những nỗi niềm nhớ thơng mênh mang, vời vợi trong lòng ngời đa

tiễn.
- Cuộc chia ly, đa tiễn có kẻ ở và ngời đi. Kẻ ở xứng đáng là tri kỷ, thấu hiểu ngời đi: có nỗi
niềm bâng khuâng xao xuyến (tiếng sóng ở trong lòng), có tình cảm vẹn toàn dành cho ngời đi
("Đa ngời ta chỉ đa ngời ấy " - ngời tiễn chỉ biết có ngời đi, xung quanh vô nghĩa); ngời tiễn
thấu hiểu nỗi lòng ngời ra đi (Ta biết ngời buồn chiều hôm trớc. Ta biết ngời buồn sáng hôm
nay). Có nỗi lòng bàng hoàng thảng thốt sững sờ khi ngời quyết dứt áo ra đi (ngời đi, ừ nhỉ ng-
ời đi thực ).
- ấn tợng nhất ở Tống biệt hành là bài thơ đã thể hiện t thế, hoàn cảnh riêng t và tâm trạng
để tạo nên vẻ đẹp bi hùng của ngời lên đờng ra đi vì chí lớn.
2. Vẻ đẹp bi hùng của hình ảnh ngời lên đờng vì chí lớn:
8
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
- Ôm chí lớn, ly khách (khách ra đi, ngời đi xa) quyết tâm lên đờng hớng theo tiếng gọi của
lí tởng:
"Ly khách ! Ly khách ! con đờng nhỏ
Chí nhớn cha về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại !
Ba năm mẹ già cũng đừng mong"
Ngời ra đi nói bằng một giọng điệu khảng khái, quyết tâm cao độ, thể hiện tinh thần hăng
hái, quyết chí ra đi vì nghĩa lớn. Các từ phủ định: "cha về", "không bao giờ", "đừng mong" thể
hiện một ý chí sắt đá, một quyết tâm không gì lay chuyển nổi. Quyết thực hiện đến cùng chí
lớn, nếu chí lớn cha thành thì không trở về. T thế một đi không trở lại của ly khách có thể so
sánh với hình ảnh Kinh Kha sang Tần; hình ảnh ngời chiến sĩ trong bài thơ Tây Tiến (Quang
Dũng):
Tây Tiến ngời đi không hẹn ớc
Đờng lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Hoặc hình ảnh ngời ra đi trong bài thơ Đất nớc của Nguyễn Đình Thi:
Ngời ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lng thềm nắng lá rơi đầy
- Trong cách nói của ngời ra đi thể hiện hùng khí của những ngời tráng sĩ xa, những con ng-
ời sẵn sàng ra đi xả thân vì nớc, không vớng bận một chút riêng t, kiên quyết gạt bỏ những tình
riêng nhỏ nhặt. Nhng đây không phải là con ngời thời xa, Thâm Tâm là một nhà thơ lãng mạn
thế kỷ XX, ông tất phải thể hiện trong thơ mình t tởng, tình cảm của con ngời thời đại. Chính
vì vậy, ngời ra đi hôm nay vừa có điểm giống với ngời xa (ý chí sắt đá, quyết tâm cao) vừa có
những điểm khác so với ngời tráng sĩ ngày xa: Ra đi trong muôn vàn nhớ thơng của ngời thân,
ngời ly khách mang một nỗi niềm bâng khuâng thơng nhớ.
- Hoàn cảnh ngời ra đi: Mẹ già bóng ngả về chiều, hai chị gái nh sen cuối mùa, em còn bé
thơ Bổn phận của ngời con trai lớn phải là phụng dỡng, chăm sóc mẹ già; chăm sóc chị, bảo
ban em nhỏ thơ ngây. Ngời ra đi trong muôn vàn nhớ thơng của mẹ của chị, của em. Tình cảm
những ngời thân thật quyến luyến, nhất là chị và em:
- Một chị hai chị cũng nh sen
Khuôn nốt em trai dòng lệ sót
- Em nhỏ thơ ngây đôi mắt biếc
Gói tròn thơng tiếc chiếc khăn tay
Một chị, hai chị cũng khuyên nốt em trai bằng những lời cuối, những giọt nớc mắt cuối
cùng. Đứa em nhỏ ngây thơ tội nghiệp với chiếc khăn tay chắc hẳn để lại cho ngời ra đi những
tâm trạng xao xuyến đến nao lòng. Ba vần thơ (vần lng): "biếc - tiếc - chiếc", gợi tả nhiều vấn
vơng trong lòng kẻ ở lại.
- Trong hoàn cảnh ấy, một ngời bình thờng khó có thể dửng dng, ngời ra đi nói "Một giã gia
đình một dửng dng" cốt để che giấu một nỗi buồn riêng khó giấu. Ngời ra đi không hoàn toàn
dửng dng. Nhà thơ đã dùng những cách thức khác nhau để kiểm nghiệm điều ấy:
+ "Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong": Trong đôi mắt trong khảng khái ấy đã thấy dâng
ngập một màu hoàng hôn, màu của chia li, cách biệt".
+ "Một giã gia đình một dửng dng" - ngời ra đi dờng nh đã bị phân thân làm hai nửa. Một
nửa "kiên quyết dứt áo ra đi, một nửa còn dùng dằng cha dứt "một giã gia đình".
+ "Ta biết ngời buồn chiều hôm trớc"
"Ta biết ngời buồn sáng hôm nay"
Bằng sự cảm thông sâu sắc của một ngời bạn, ta biết ngời ra đi rất nặng tình, chính vì nặng

tình nặng nghĩa nên ngời ra đi mới có một nỗi buồn da diết: Chiều hôm trớc buồn, sáng hôm
9
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
nay cũng vẫn tình cảm ấy. Ngời ra đi không dễ dàng khi quyết định rời xa những tình cảm ruột
thịt.
+ Các câu thơ trong đoạn diễn tả tình cảm ngời ra đi rời rạc, chuyển cảnh liên tục cũng góp
phần thể hiện nỗi xao xuyến, những xáo động trong nỗi lòng ngời đi. Anh không dám nhìn lâu
vào một ai, nhìn sâu vào một vật gì : Ngớc nhìn trời, rồi chuyển sang nhìn chị, quay mặt nhìn
đầm sen, cúi mặt nhìn em Nếu dừng lại lâu ở một ngời, một vật chắc chắn chuyến ra đi có
thể sụp đổ, không thành.
- Hình ảnh ngời ra đi hiện lên hấp dẫn trong một vẻ đẹp mạnh mẽ, ngang tàng, anh hùng của
một ngời mang chí lớn nhng vẫn dành cho ngời thân những tình cảm đằm thắm trong sâu kín
cõi lòng. Con ngời ấy vừa biết hiến thân cho nghĩa lớn, vừa biết buồn thơng trong phút chia ly.
Ngoài thì dửng dng, kiêu bạc lạnh lùng nhng trong lòng thì quyến luyến ngậm ngùi buồn bã.
Mâu thuẫn nội tâm này có đợc giải quyết trong khổ thơ cuối ?
- Khổ thơ cuối:
Ngời đi ? ừ nhỉ, cùng đi thực !
Mẹ thà coi nh chiếc lá bay
Chị thà coi nh là hạt bụi
Em thà coi nh hơi rợu say
Cách diễn tả trùng điệp, có nhiều cách hiểu khác nhau:
+ Những ngời ở lại (Mẹ, chị, em) coi ngời ra đi là chiều lá bay, là hạt bụi, là hơi rợu say
nh một chị, em là chiếc lá bay, là hạt bụi, là hơi rợu say Những cách hiểu này có phần không
phù hợp với tình cảm kẻ ở ngời đi.
+ Ngời ra đi xin ngời ở lại (mẹ, chị, em ) hãy coi mình nh chiếc lá, nh hạt bụi, nh hơi rợu
say Cách hiểu này có phần hợp lý, nó phù hợp với tâm trạng và hoàn cảnh ngời ra đi vì một
nghĩa lớn, một chí lớn nhng trong cõi lòng ngời đi vẫn chan chứa những đớn đau dằn vặt và cào

3. Những đặc sắc về nghệ thuật
- Bài thơ có những nét trang trọng cổ kính: Sử dụng đề tài, thể loại quen thuộc của thơ cổ, sử

dụng từ Hán Việt nhng vẫn mang dấu ấn của thơ mới: Tâm trạng đa dạng, phong phú phức tạp
với những giằng xé nội tâm
- Giọng thơ vừa rắn rỏi gân guốc, vừa tha thiết bâng khuâng. Ví dụ trong 4 câu thơ đầu có sự
đan xen giữa các câu thơ nhiều thanh bằng và câu thơ nhiều thanh trắc vừa góp phần diễn tả vẻ
ngoài bình thản, dửng dng của ngời ra đi và ngời ở lại vừa diễn tả những tâm trạng xao xuyến
rối bời của ngời ở, ngời đi.
C.Định h ớng đề, gợi ý giải
Đề 1. Phân tích bài thơ "Tống biệt hành" của Thâm Tâm để thấy đợc vẻ đẹp của hình
tợng ly khách.
Gợi ý: Sử dụng nội dung kiến thức mục 2 phần kiến thức cơ bản, chú ý làm rõ 2 nét chính
trong hình tợng ly khách.
- Dứt khoát kiên quyết lên đờng theo tiếng gọi của lý tởng.
- Nỗi niềm bâng khuâng thơng nhớ.
Qua việc phân tích mâu thuẫn trong tâm trạng ngời đi làm nổi rõ vẻ đẹp bi hùng của hình
ảnh ngời lên đờng vì chí lớn.
Đề 2. Anh (chị) hãy phân tích tâm trạng của ngời ra đi trong bài thơ Tống biệt hành
của Thâm Tâm.
Gợi ý: Đề không yêu cầu phân tích toàn bộ bài thơ. Phân tích tâm trạng ở đây chủ yếu là
phân tích tâm trạng mâu thuẫn của ly khách: một mặt quyết chí ra đi, mặt khác đầy đớn đau,
dằn vặt cào xé, trong lòng khi chia xa mẹ già, chị gái, em nhỏ thơ ngây
10
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
Qua phân tích làm rõ cái hay của bài thơ là đã miêu tả và thể hiện thành công vẻ đẹp của cái
cao cả trong mối quan hệ với thế giới nội tâm sâu kín, chân thật của con ngời đầy nhân ái, thể
hiện một cách nhìn nhân ái và nhiều, chiều về con ngời.
Chủ yếu sử dụng kiến thức phần 2 và 3 mục kiến thức cơ bản ở trên.
Đề 3 : Bình giảng đoạn thơ sau trong bài "Tống biệt hành" của Thâm Tâm:
"Đa ngời, ta không đa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng ?
Bóng chiều không thắm không vàng vọt

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong"
Gợi ý :
Các ý chính cần có:
- "Tống biệt hành" đợc Thâm Tâm viết theo thể hành, một thể thơ cổ. Không có những quy
định chặt chẽ về số câu, số chữ, vần điệu nhờ đó bài thơ thể hiện cảm xúc đợc dễ dàng hơn.
- Bốn câu thơ đầu bài thơ thể hiện cảnh biệt ly của hai ngời bạn qua hồi tởng của ngời ở lại.
+ Hai câu đầu nh một nghịch lý: Không đa qua sông mà trong lòng có sóng? Một dòng sông
tởng tợng: "tiếng sóng" trong lòng là nỗi niềm chia ly trào dâng trong mỗi ngời kẻ ở ngời đi.
Dòng sông tợng trng cho ly biệt. Câu đầu toàn thanh bằng. Câu thứ hai có bốn thanh trắc liên
tiếp và từ "sao" nghi vấn tạo sự day dứt trong tâm trạng.
+ Hai câu tiếp theo: Lại một nghịch lý nữa. Buổi chiều tiễn đa không có gì đặc biệt mà sao
hoàng hôn lại đầy "trong mắt trong"
+ Hàng loạt từ "không" đợc sử dụng không làm át đợc cái "có" hiển hiện trong lòng ngời:
nhớ thơng, bồi hồi xao xuyến, buồn.
- Đoạn thơ trên và cả bài thơ "Tống biệt hành" có một giọng điệu riêng: bâng khuâng, rắn
rỏi, quyết liệt. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh ở đây rất tài hoa, tác giả dùng vần bằng,
phụ âm vang tạo nên sự lan toả, các câu hỏi tu từ, những điệp từ làm tăng thêm chất nhạc và độ
sâu cảm xúc làm "sống lại cái không khí của nhiều bài thơ cổ. Nhng vẫn đợm chất bâng
khuâng, khó hiểu của thời đại" (Hoài Thanh).
ĐÂY MùA THU TớI
Xuân Diệu
A.Yêu cầu
Nắm đợc những kiến thức cơ bản:
1. Đặc sắc mùa thu Việt Nam trong cảm nhận của Xuân Diệu
2. Đặc sắc trong cách thể hiện của Xuân Diệu
B.Kiến thức cơ bản
I. Tìm hiểu về tác giả và bài thơ
a) Xuân Diệu (1916 - 1985) là một trong những nhà thơ xuất sắc của thơ ca lãng mạn Việt
Nam 30 - 45. Thơ ông là tiếng nói của một tâm hồn thiết tha yêu đời, khát khao giao cảm với
đời mãnh liệt. Hồn thơ Xuân Diệu luôn nhạy cảm với mọi biến thái của tạo vật và lòng ngời.

b) "Đây mùa thu tới" trích trong tập thơ "Thơ thơ" (1938) cả bài thơ là niềm cảm xúc dạt dào
của thi nhân trớc cảnh đất trời mới chớm vào thu. Đây là bức tranh thu buồn nhng rất đẹp, rất
nên thơ. Bức tranh thu đợc tác giả miêu tả ở nhiều khung cảnh, nhiều thời điểm khác nhau và
đợc cảm nhận từ gần đến xa, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến mơ hồ, bằng mọi giác quan bén
nhạy, tinh tế cùng toàn bộ linh hồn của cái tôi cô đơn. Bởi vậy cảnh thu hiện ra vừa đa dạng về
đờng nét vừa phong phú về màu sắc.
c) Về cảm hứng cũng nh về ý tứ, bài thơ dờng nh không có gì mới lạ. Mùa thu hiện diện
trong văn chơng xa và trong thơ mới khá nhiều. Trong chơng trình văn học bậc THPT đã có
chùm thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến. Trong văn thơ trớc phong trào thơ mới đã có bài
"Giọt lệ thu" của nữ sĩ Tơng Phố và bài "Cảm thu, tiễn thu" của thi sĩ Tản Đà, "Tiếng thu" của
11
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
Lu Trọng L Những hình ảnh liễu rủ, hoa rụng, cành khô, trăng, mây, chim cũng đã thờng
đợc sử dụng nhiều.
d) Xuân Diệu nhiều lần đa mùa thu vào trong thơ: có thu buồn (ý thu) có thu vui, rất vui "Lá
không vàng, lá không rụng, lá lại thêm xanh; ấy là mùa thu đã về; mùa thu đã về, yểu điệu thục
nữ. Trời bớt nồng mà thêm mát. Có ai thổi cơm mà khói nhẹ mơ hồ đâu đây cha có sơng mù,
cha có hẳn sơng mờ, chỉ là đôi thoáng mờ, mỏng nh chiêm bao không biết có phải sơng thu
mới nhóm, hay đó chỉ là sự huyền ảo của chính hồn tôi" (Trờng ca - Thu) Mùa thu trong "Đây
mùa thu tới" thì khác hẳn. Trong "Đây mùa thu tới", Xuân Diệu nhìn theo giác độ: Thu đã tới
và sẽ sang đông. Cái viễn cảnh mùa đông tiêu điều khiến Xuân Diệu thấy thu buồn mà đẹp.
II. Phân tích bình giảng
1. Khổ 1: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới ! Mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt áo vàng.
Thu ở trạng thái khởi sự.
Nhà thơ đã đón nhận trực khởi bằng thị giác cái dáng vẻ thật tiêu biểu, thật đắm mớt của
mùa thu: rặng liễu. Động từ "Đứng" đi liền với danh từ "Rặng liễu" tạo cho liễu một dáng hình
cụ thể và từ "chịu tang" đem đến cho liễu một điệu hồn cụ thể. Không phải đây là lần đầu tiên

liễu đi vào thơ nhng đem đến cho liễu một dáng hình cụ thể, một điệu hồn cụ thể thì có lẽ chỉ
Xuân Diệu mới có.
"Đìu hiu" là tính từ gợi cảm lên sự vắng lặng, hiu hắt, hoang vắng. Dù cho có cả một rặng
liễu đấy mà vẫn đìu hiu. Tâm trạng của chủ thể trữ tình là tâm trạng buồn cô đơn. Sự buồn
vắng của lòng ngời đứng trớc cảnh đã lên tới cực điểm, không gì có thể khỏa lấp đợc. Nỗi buồn
không dừng lại mà biến thành nỗi sầu nh trong cảnh tang tóc. Đây cũng là căn bệnh xã hội của
một thời thi nhân. Chẳng thế mà Chế Lan Viên cũng từng thốt lên:
"Trời ơi chán nản đơng vây phủ
"ý tởng hồn tôi giữa cõi ta"
Chỉ có điều Chế lan Viên nói thẳng cái buồn của mình còn Xuân Diệu gửi nỗi buồn vào
dáng liễu. Liễu chính là hóa thân nỗi buồn của thi nhân. Bằng hình thức nhân hóa, tác giả vừa
thể hiện đợc vẻ đẹp của cây lá, lại vừa thể hiện đợc chiều sâu của tâm trạng. Liễu chẳng khác
nào thiếu nữ buồn xóa tóc đẫm lệ:
"Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng:"
Vẫn là lá liễu đấy khi nhìn qua con mắt của niềm vui sẽ trở thành "liễu buông tơ" khi nhìn
qua con mắt của nỗi buồn sẽ trở thành "tóc buồn" buông xuống khi nhìn qua con mắt của nỗi
sầu trở thành "lệ ngàn hàng" tuôn chảy. Đây là ẩn dụ kép diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng. Nh
vậy cảnh đã đợc khúc xạ qua tâm trạng. Nỗi buồn không chỉ thể hiện ở hình ảnh mà toát ra
trong từng âm thanh âm "iu" (đìu, hiu, chịu) âm "ang (tang, ngân, hàng) phụ âm "b" (buồn,
buông) tạo nhạc điệu buồn, du dơng, mơ màng. Vì vậy buồn mà vẫn đẹp, vẫn yểu điệu, tha thớt
một vẻ đẹp quí phái trang nhã. Nh ban đầu ta đã xác định thu đang ở trạng thái khởi sự nghĩa là
đây là cảnh giao mùa nên sự tàn tạ của mùa hè cha đi hết còn để lại trong dáng hình của liễu.
Cái vui của mùa sau cha đến nên cảnh lộ rõ vẻ đìu hiu hoang vắng. Bởi vậy liễu ở trong trạng
thái nửa chia li, nửa đợi chờ.
"Đây mùa thu tới ! Mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng"
ở hai câu trên Xuân Diệu đã khéo chọn một khoảnh khắc thời gian đặc biệt để qua đó thể
hiện một tâm trạng cố hữu: Nỗi buồn mang tính u hoài. Câu thơ thứ 3 có sự chuyển đổi: Liễu
đang buồn bã nh mong đợi điều gì bỗng cất lên:
"Đây mùa thu tới ! Mùa thu tới"

Câu thơ 2 vế: Vế một điệp lại toàn bộ tiêu đề bài thơ. Vế 2 điệp lại nhng bỏ đại từ chỉ thị
"Đây". Sự điệp lại ấy nhấn mạnh sự chào đón. Dấu hai chấm ở cuối dòng thơ trên cùng từ chỉ
12
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
định "Đây" khiến lời giới thiệu thêm trang trọng. Sự điệp này diễn đạt một cách tinh tế bớc đi
của thời gian. Điệp ngữ "mùa thu tới" khiến cho giọng thơ gấp gáp hơn, vội vã hơn thể hiện
tâm trạng náo nức có chút gì thảng thốt bâng khuâng:
"Với áo mơ phai dệt lá vàng"
Chữ "dệt" thần diệu đặt giữa câu thơ xôn xao một màu vàng, cái màu vàng của lá vừa tách
khỏi cành lặng lẽ trong hành trình về với đất mẹ. Trớc khi tan rữa vào bùn đất, đã giải tỏa tất cả
năng lợng tích lũy trong suốt đời lá dệt vào đất trời tấm áo thu lộng lẫy kiêu xa.
Cảm nhận về màu sắc của Xuân Diệu thật tinh tế. Bằng hình thức so sánh thi nhân đã cảm
nhận đợc cái kỳ diệu của đất trời trong giây phút đổi thay. Đây đúng là mùa thu trong thơ lãng
mạn. Thi nhân đã vợt lên khỏi công thức cổ điển ở chỗ không chọn hoa cúc hay cây trúc mà
chọn liễu, vốn là biểu trng cho tuổi trẻ, tình yêu và chia li.
"Khi về hỏi liễu Chơng Đài
Cành xuân đã bẻ cho ngời chuyên tay"
(Nguyễn Du)
Lấy chất liệu mùa xuân để miêu tả mùa thu, mùa thu Xuân Diệu bởi thế đẹp buồn nhng
không tàn tạ thê lơng mà lên hơng phơi phới tràn đầy xuân sắc xuân thì.
Toàn bộ khổ thơ là cảnh thu đang đến với bớc chân huyền dịu làm xao động đất trời và hồn
ngời.
Khổ 2:
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vờn sắc đỏ rủa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xơng mỏng manh.
Thu trong trạng thái vận động.
Đặc sắc của khổ thơ ở chỗ tác giả sử dụng nhiều động từ liên tiếp: rụng, rủa, run rẩy, rung
rinh để chỉ ra sự vận động khách quan của thời gian, để tái hiện trạng thái thu sau kỳ khởi sự

(khổ 1). Trạng thái này vốn chỉ diễn ra trong khoảnh khắc chốc lát, mơ hồ, mong manh. Tác
giả dùng bút pháp chuyển đổi cảm giác lấy thị giác thay thế cho xúc giác nhằm hữu hình hóa,
cụ thể hóa một hiện tợng vô hình và trừu tợng: trạng thái vận động của mùa thu. Những động
từ và phép chuyển đổi cảm giác không chỉ đem lại ý nghĩa chính xác gợi cảm mà còn nhằm chỉ
sự bào mòn của thời gian đối với tạo vật, sự thay đổi thiên nhiên từ hạ sang thu. Sự thay đổi
này ở hai phơng diện thể xác và tâm hồn.
Có thể nói Xuân Diệu có biệt tài huy động cảm giác trong thơ, khả năng quan sát sự thay đổi
của thiên nhiên tạo vật và khả năng diễn đạt cũng thật mới và đầy ấn tợng.
Hồn thơ Xuân Diệu khi mới xuất hiện trên thi đàn ngời ta kêu thơ ông Tây quá ! có lẽ cũng
tại cách hành văn "hơn một loài hoa" hay động từ "rủa". Ngay cái đầu bài cũng nh dịch nguyên
từ tiếng Pháp. Đây là một cách diễn đạt mới của thơ Việt Nam. Thơ xa thiên về ớc lệ tợng trng
còn Xuân Diệu thiên về diễn đạt thật chính xác cái mơ hồ mong manh "Hơn một" nghĩa là
không còn một hoặc không biết bao nhiêu. Nếu viết mấy loài hoa thì ít quá. Câu thơ này đợc
Thế Lữ chữa lại là "Đã mấy loài hoa rụng dới cành". Nếu là "rụng dới cành" diễn tả một cái gì
đó ổn định tĩnh lặng. Dụng ý của tác giả là diễn tả thu trong trạng thái vận động, bởi vậy sau
này Xuân Diệu phục hồi lại khi in bài thơ để xuất bản.
Động từ "rủa" ở câu sau cho ta thấy một sự quan sát tinh vi của thi sĩ. Có ngời cho rằng đây
là màu đỏ "rủa" màu xanh nghĩa là màu đỏ và màu xanh không hòa hợp. Xuân Diệu không tán
đồng ý kiến này mà xem "rủa" là lấn dần, ăn mòn dần. Sắc đỏ cứ lấn dần sắc xanh từng tý một
khó nhận thấy đến một sáng nào đấy nhìn ra cả vờn thu đã đỏ rực. Xuân Diệu diễn tả tinh vi
thanh nhã sự phôi pha trên màu lá, sự phôi pha trên từng hạt diệp lục. Ta không chỉ thấy thu
đến trên từng vòm lá, những dòng sông, những chân trời, những tầng nắng ta còn thấy thu đến
trong từng hạt diệp lục tàn phai màu. Nếu màu xanh thuộc về mùa hạ, thì màu đỏ là mùa thu.
Trên từng chiếc lá, ngời ta thấy thu về và đang tranh chấp với mùa hạ. Màu đỏ lấn tới đâu, màu
13
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
xanh phôi pha tới đó. Mùa thu lan đến đâu mùa hạ lùi bớc đến đó. "Trong vờn sắc đỏ rủa màu
xanh" câu thơ khác nào nh đã thu nhỏ cả cuộc đổi mùa lớn lao vào một góc vờn, một chiếc lá
đang phai. Màu lá đỏ chỉ ứng với một vài cây nh cây bàng nhng có lẽ cần một sự tơng phản nên
Xuân Diệu chọn đỏ đối với xanh. Hai câu dới của khổ thơ đợc xem là tuyệt bút.

"Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xơng mỏng manh"
Mùa thu tới những cơn gió lạnh đầu mùa làm cho cỏ cây run rẩy. Trong thơ cổ điển cũng đã
có những câu thơ sử dụng nghệ thuật láy âm láy ý đầy hấp dẫn:
"Đầu tờng lửa lựu lập lập lòe đơm bông" (Nguyễn Du)
"Làn ao lóng lánh bóng trăng loe" (Nguyễn Khuyến)
ở đây Xuân Diệu sử dụng kỹ thuật láy phụ âm rung "r" rất tài tình làm cho câu thơ gợi cảm
giác rất mạnh và tạo nên một nhạc điệu riêng. Câu thơ không chỉ cho ta thấy một sự quan sát
lắng nghe tinh tế những biến thái tinh vi của thiên nhiên mà còn là sự giao cảm bên trong,
những rung động mong manh của tâm hồn thi sĩ. Đó là cái run rẩy của lá hay cái run rẩy rùng
mình của tâm hồn tác giả trớc cái lạnh của gió thu. ở đây Xuân Diệu sử dụng lối diễn tả bằng
cảm giác mà ông đã tiếp thu đợc từ trờng phái thơ tợng trng của chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỷ
19. Nó làm ta nhớ tới cái "lung linh bóng sáng bỗng rùng mình" hay "Đàn ghê nh nớc lạnh trời
ơi" (Nguyệt cầm) của chính tác giả. Hai câu sau của khổ thơ đem lại một cảm nhận thật thấm
thía, cảm nhận ấy nh lặn vào da thịt về ấn tợng hình hài của mùa thu. Gió thu trong thơ Nguyễn
Khuyến nhè nhẹ, buồn: "Cành trúc lơ phơ gió hắt hiu". ở đây Xuân Diệu không chỉ tả gió hay
cũng tả nhng theo cách riêng của nhà thơ mới đó là nhấn mạnh vào cái lạnh của cảm giác. Việc
láy lại phụ âm "r" cho ta cảm giác tất cả nh cùng run lên ớn lạnh. Khác với vẻ buồn thanh tao
khi Nguyễn Khuyến phác thảo cần trúc giữa nền trời thu (Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu), với "Đôi
nhánh khô gầy xơng mỏng manh" câu thơ của Xuân Diệu không chỉ chạm khắc trong không
gian mà thực sự chạm vào nơi da non nhất của hồn ta cái cảm giác thấm thía về mùa thu: lạnh
lẽo và buồn. Đặt bốn câu thơ trong hệ thống cả đoạn ta thấy đầu đoạn thơ là hoa rụng lá úa,
cuối đoạn in trên nền trời gây ấn tợng thị giác rất mạnh là các nhánh cây trơ trụi khô gầy, nó
tạo ấn tợng vì câu thơ có 7 chữ thì có 6 chữ gợi cái khô gầy run rẩy của cành: (nhánh, khô gầy
xơng mỏng manh). Duy chỉ có từ "Đôi" là nói về độ đậm nhng nó lại chỉ làm tăng thêm độ khô
gầy run rẩy của cành bởi từ "đôi" đứng ở vị trí đầu câu nh là hệ số của một phép nhân. Hình
ảnh khô gầy trơ trụi sẽ gợi cảm giác rét mớt. Cảm giác ấy đợc hiện lên bằng biệt tài sử dụng
ngôn ngữ của nhà thơ, sau nữa là cái tài lặp ý: "Những luồng run rẩy rung rinh lá" gió thổi làm
lá rung rinh, nghĩa thật chỉ có thế. Xuân Diệu đã cảm giác hóa hiện tợng thiên nhiên này để ng-
ời đọc không chỉ thu nhận cảnh sắc bằng mắt (trông thấy lá rung rinh) mà còn bằng nhiều giác

quan khác. Tác giả không nói gió mà nói "luồng run rẩy" tởng nh bản thân gió cũng cảm thấy
lạnh mà run rẩy và không phải sự di chuyển của không khí (gió) làm cho lá động mà chính lá
rùng mình vì cảm thấy lạnh của gió đang tới. Hiệu quả của câu thơ là tả cái rét chứ không phải
tả gió bay. Bởi vậy tác động vào giác quan ngời đọc nh bằng con đờng trực giác. Câu cuối đoạn
thơ mang dáng dấp của lối tạo hình phơng Đông: chấm phá cái hồn của tạo vật để nhiều
khoảng trống dành cho sự tởng tợng của ngời đọc. Đúng nh Thế Lữ đã nhận xét: "Hai luồng
văn hóa Đông Tây, cổ điển và hiện đại đợc kết tinh ở một tâm hồn nghệ sĩ đã giúp Xuân Diệu
sáng tạo nên đợc những vần thơ ít lời nhiều ý, xúc tích kết đọng biết bao tinh hoa".
Khổ 3.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sơng mờ
Đã nghe rét mớt luồn trong gió
Đã vắng ngời sang những chuyến đò
Thu đã định hình. Khổ 3 tả trăng, sơng, gió.
Những câu thơ của khổ thứ 3 này mang đậm phong cách cổ điển, cổ điển trong từng hình
ảnh. Thơ xa khi miêu tả mùa thu thờng lấy trăng và non làm nét cảnh quan đặc thù. Với Xuân
14
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
Diệu cổ điển mà hiện đại bởi "nàng trăng" thì tự ngẩn ngơ, "non xa" thì khởi sự. Khổ thơ cảm
nhận mùa thu tới trong nỗi cô đơn. Gớt đã từng nói "Cô đơn là điểm xuất phát của nghệ thuật".
Có lẽ khi nói điều này thi sĩ danh tiếng ngời Đức đã trở về đúng cội nguồn tâm hồn ngời nghệ
sĩ và đấy cũng là cội nguồn nghệ thuật. Nỗi buồn trớc sự chuyển đổi của đất trời ở Xuân Diệu
dẫn đến cảm giác cô đơn trong tâm hồn thi sĩ, đó là điều tất yếu. Cảm giác cô đơn đợc khơi gợi
từ cảm nhận giữa thiên nhiên bao la. Một nét ngẩn ngơ t lự mà thăm thẳm nỗi niềm của nàng
trăng. Một dãy núi nhạt nhòa sơng giăng nh nỗi buồn xa vắng, một bến đò lạnh lẽo vắng khách
sang sông.
Bằng lối quan sát và cảm nhận tinh tế của hồn thơ nhạy cảm Xuân Diệu đã mở rộng bức
tranh thu tới cảnh vật ở nơi cao, nơi xa. Vầng trăng thu mang vẻ đẹp riêng: có khi lung linh
huyền ảo, có khi mơ màng trong sơng khói. Với Xuân Diệu là "tự ngẩn ngơ". Mùa thu đến tạo
nên những đổi thay trong đêm thu nên vầng trăng cũng mờ ảo tự ngẩn ngơ. "Tự ngẩn ngơ" chứ

không phải bị ngẩn ngơ. Nhà thơ đã hóa thân vào đối tợng để cảm nhận cái trạng thái ngẩn ngơ
từ bên trong. Cái khác biệt giữa Xuân Diệu (nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới) với thi sĩ
xa chính là ở điểm này. Thu đến cái lạnh thấm vào mây trời làm cho hình ảnh của núi non trở
nên nhạt nhòa trong sơng mờ "Non xa khởi sự nhạt sơng mờ". Hai chữ "khởi sự" là nói lên sự
bắt đầu.
Ta cũng bắt gặp ở khổ thơ này một cảm giác đầy ấn tợng bởi lối diễn đạt hết sức mới: "Đã
nghe rét mớt luồn trong gió". Động từ "luồn" là do Xuân Diêu gán cho thiên nhiên. Thiên
nhiên ở đây chỉ có gió và rét, cố nhiên đó là gió đông bắc. Chữ "luồn" tách gió và rét ra làm hai
thực thể, biến nó thành một thứ nhân vật biết hành động. Bản thân gió không rét, gió rét là vì
rét luồn vào ẩn nấp trong gió. Bởi vậy gió cũng run lên vì rét, lối diễn đạt mới ấy tạo ra sự sinh
động cho câu thơ và đây mới là hiệu quả chính. Cái rét đầu mùa cha phải đã lộ mặt mà nó luồn
vào ẩn thân ở trong gió. Diễn đạt nh thế mới là tinh vi. Chính đây là nét độc đáo của hồn thơ
Xuân Diệu và rộng hơn là của phong trào thơ mới. Câu thơ có sự chuyển đổi của giác quan
cảm giác.
Cảm nhận rét bằng thính giác (nghe)
Cảm nhận rét bằng thị giác (luồn)
Cảm nhận rét bằng xúc giác (rét mớt)
Phép tơng giao cảm giác trở thành quen thuộc ở Xuân Diệu. Lúc này trời đã vào thu gió rét
đầu mùa thỉnh thoảng đã thổi về từng cơn bất chợt làm cho con ngời càng thấy cô quạnh. Câu
cuối đoạn có một bớc chuyển. Cái rét mớt sau khi tác động đến lá, cành, trăng, sơng, gió đã tác
động tới con ngời. "Đã vắng ngời sang những chuyến đò". Câu thơ tạo cảm giác quạnh vắng
đìu hiu sông nớc. Không gian sinh hoạt của con ngời ở đây khiến ta cảm nhận đợc nỗi bâng
khuâng buồn vắng. Xuân Diệu không trực tiếp tả lòng mình mà gợi ở lòng ngời. Bởi vậy trong
lời đa duyên Xuân Diệu đã viết: "Đây là lòng tôi đơng thời sôi nổi, đây là hồn tôi vừa lúc vang
ngân và đây là tuổi xuân của tôi đây là sự sống của tôi nữa. Tôi gửi hồn tôi đến những ngời trẻ
tuổi nhất là trẻ lòng".

Khổ 4:
Mây vẩn tầng không chim bay đi
Khí trời u uất hận chia ly

ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì.
Tác giả khẳng định mùa thu đồng nghĩa với biệt li. Điều này có vô lý không khi nhà thơ
từng nói: "Mùa xuân ấp áp nên cần lứa đôi, mùa thu lạnh lẽo nên cần đôi lứa". Với tác giả mùa
thu vừa có tình yêu vừa có cả biệt li. Xuân Diệu vốn khát khao giao cảm với đời với ngời tuyệt
đích khát khao ấy gặp thực tế nên dễ buồn chán cô đơn. Mà càng thất vọng thì ngời ta càng
15
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
khát khao mãnh liệt hơn bởi xa nay ở đời con ngời vẫn chỉ mong muốn cái mà mình cha có đ-
ợc, đó là lẽ đơng nhiên.
Hai câu đầu tả bầu trời và đám mây vần vũ, cánh chim bay đi chia lìa. Hai câu sau thu xâm
lấn lòng ngời cụ thể ở đây là thiếu nữ. Thu đã chiếm trọn đợc nơi sâu nhất của cõi này.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh rặng liễu. Liễu đợc đặt ứng đối với dáng hình thiếu nữ. Giữa bài
thơ là hình ảnh trăng tự ngẩn ngơ. Trăng cũng đợc đặt trong sự ứng đối với thiếu nữ (nàng
trăng) và kết thúc bài thơ là hình ảnh con ngời (ít nhiều thiếu nữ). Ngời thiếu nữ cũng là một
nét cảnh quan nhng là nét cao nhất, là cảnh quan biết cảm thụ, nghe đợc tất cả cái vắng lạnh cô
đơn từ các cảnh quan khác dồn tới mà buồn. Thiếu nữ ở đây mới là con ngời cụ thể đang tồn
tại.
ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì.
Trạng thái buồn không xác định lý do, t thế nghĩ ngợi không xác định duyên cớ. Bài thơ
dừng lại ở một trạng thái một t thế. Nó không khép lại trong một kết luận mà để ngỏ dành cho
sự liên tởng, sự cảm nhận riêng của từng ngời đọc. Khuynh hớng thể hiện ở thơ mới là gợi mở.
Ngời thiếu nữ lặng im, một t thế, một ánh mắt, một khoảng không xa vời. "Tựa cửa nhìn xa
nghĩ ngợi gì". Đúng là tâm trạng của lứa tuổi mới lớn, vui đấy mà lại buồn ngay đấy.
Bài thơ kết thúc ở chỗ ngời đọc bắt đầu cảm giác đợc cái điều thiếu nữ không nói và bài thơ
cũng không nói. Cái điều mà bài thơ không nói, thiếu nữ không nói phải chăng chính là điệu
hồn Xuân Diệu. Khi hồn ta rung lên hòa nhập với Xuân Diệu thì cũng chính là lúc mùa thu
hoàn tất hành trình của mình.
Định h ớng đề - Gợi ý giải

Đề 1. Bình giảng khổ thơ 1
Đề 2. Bình giảng khổ thơ 2
Đề 3. Bình giảng khổ thơ 3
Đề 4. Bức tranh thu và điệu hồn Xuân Diệu trong "Đây mùa thu tới".
Bài giảng đã thực hiện trọn vẹn 4 đề nên không làm đáp án.
Gợi ý đề 1:
1. Giới thiệu vài nét về nhà thơ Xuân Diệu và đoạn trích cần bình giảng trong mối quan hệ
với toàn bài thơ "Đây mùa thu tới" (kiến thức phần tác giả - tác phẩm).
2. Dựa vào các ý chính phần kiến thức cơ bản, triển khai trên cơ sở giảng, bình các tín hiệu
nghệ thuật trong đoạn thơ:
a) Nghệ thuật láy vần, liễu, đìu hiu chịu ) và láy phụ âm (buồn buông ) ở 2 câu đầu tạo
giai điệu u buồn, gợi dáng buông rủ mềm mại của hàng tơ liễu. Trong thơ cổ điển, liễu tợng tr-
ng cho vẻ đẹp thanh tân tuổi trẻ.
"Khi về hỏi liễu Chơng Đài
Cành xuân đã bẻ cho ngời chuyên tay".
Xuân Diệu, thi nhân tiêu biểu của trào lu thơ mới đã đem lại cho liễu một dáng hình cụ thể,
một vẻ đẹp duyên dáng thớt tha của ngời thiếu nữ với tâm hồn và nỗi sầu muộn của con ngời.
Sự nhạy cảm trong liên tởng của thi nhân: Dáng liễu mềm buông rủ nh những nàng thiếu nữ
xõa tóc tuôn lệ.
b) Cách diễn đạt bài thơ trong sự vặn mình chuyển điệu của tiết tấu từ 2/2/3 sang 1/3/3: Đây/
mùa thu tới/ mùa thu tới. Khiến câu thơ vang lên trang trọng, ngỡ ngàng nh một tiếng reo. Đây
không phải là tiếng reo vui, mà là sự trầm trồ thán phục trớc sự phát hiện vẻ đẹp của thu, đồng
16
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
thời nhịp thơ diễn tả cái hối thúc của thời gian một đi không trở lại trong cảm giác thảng thốt
bâng khuâng.
c) Nghệ thuật nhân hóa: Nàng thu khoác chiếc áo mơ phai dệt bằng muôn lá vàng, chữ "dệt"
đặt giữa câu thơ gợi hồi tởng thời gian nh chiếc thoi chạy trên khung cửa đất trời, dệt lên chiếc
áo mùa thu lộng lẫy kiêu sa bằng những chiếc lá vàng. Đó không phải là những lá vàng tàn
phai héo úa mà là lá vàng vẹn sắc nguyên hơng vừa lặng lẽ tách khỏi cành bay trong chiều thu

mơ mộng, bao phủ không gian bằng sắc màu : mơ phai - sắc màu không có trong bảng màu
hội hoạ. Mong manh và h ảo. Đẹp nh một ảo ảnh. Vẻ đẹp chỉ có trong khoảnh khắc thu sang.
d) Bức tranh thu xôn xao giai điệu trong sự lan tỏa của các âm tiết, rạng rỡ sắc màu tơi sáng
thanh nhẹ: Nhờ vậy mà đoạn thơ có buồn nhng không tàn tạ bi thơng.
3. Mùa thu là đề tài quen thuộc của nhiều thế hệ thi sĩ. Mùa thu khơi dậy nhiều cảm xúc,
đánh thức mọi giác quan tinh tế của con ngời. Đã là thi sĩ không ai có thể vô tình trớc cảnh thu.
Tam Nguyên Yên Đổ vang danh trong lịch sử vào học nớc nhà với tam thủ tuyệt thi: 3 bài thơ
thu trác tuyệt. Tản Đà, Nguyễn Khắc Hiếu con ngời thuộc về 2 thế kỷ cũng mợn "cảm thu, tiễn
thu" để bấc nhịp cầu nối về hai nẻo thi ca. Với các thi nhân cùng thời Xuân Diệu, mùa thu là cả
nỗi niềm riêng của mỗi ngời. Trớc cách mạng thu bao giờ cũng đẹp mà buồn: khi thì man mác
bâng khuâng (Thu rừng - Huy Cận) khi thì huyện diệu mờ ảo (Tiếng trúc tuyệt vời - Thế Lữ)
khi thì lạnh lùng chán chờng (Thu - Chế Lan Viên). Khi thì ngỡ ngàng ngơ ngác (Tiếng Thu -
Lu Trọng L).
Trong âm hởng của tiếng đàn thu muôn điệu ấy, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu vẫn có nét
riêng. Xuân Diệu lấy chất liệu mùa xuân "liễu" để miêu tả mùa thu, khiến mùa thu hiện lên với
vẻ thanh tân quyến rũ. Nhà thơ còn tấu lên trong lòng ngời giai điệu dịu dàng mà tha thiết, êm
ái mà xôn xao trong bớc chân lặng lẽ mà mau lẹ của thời gian, khuyến dụ ngời thêm yêu cuộc
sống, tận hởng cuộc đời. Cái tài của thi nhân chính là với một đề tài quen thuộc mà không
trùng lặp, sáo mòn. Chắc chắn màu mơ phai của thơ Xuân Diệu đã để lại những ấn tợng không
thể mờ phai trong tâm hồn nhiều thế hệ độc giả.
THƠ DUYÊN
Xuân Diệu
A.Yêu cầu
Học sinh phải nắm đợc những đơn vị kiến thức
1. Một bài thơ thu trong sáng, hòa hợp tơi tắn
2. Cái nhìn của Xuân Diệu trớc mùa thu
3. Đặc sắc của từng khổ thơ
B. Kiến thức cơ bản
I. Tìm hiểu chung về bài thơ
- Bài thơ viết về đề tài tình yêu trong trạng thái khởi điểm bén duyên của tình ngời đợc thể

hiện qua không gian nghệ thuật đẹp huyền diệu mộng mơ. Trong đó cảnh giao hòa với cảnh,
tình giao hòa với tình, tình giao hòa với cảnh. Từ đó thể hiện sự tự ý thức về bản thân một cái
tôi cô đơn buồn sầu.
- Bài thơ ngoài cảm hứng trạng thái tâm lý yêu đơng rung động đầy đắm đuối lại đan xen
những suy ngẫm mang màu sắc triết lý.
- Bài thơ có hai nhân vật trữ tình: anh và em. Hai nhân vật này nằm trong mối quan hệ giao
hòa của tình ngời nhng lại là đối tợng cảm nhận của thi sĩ. Do đó, đối tợng trữ tình xuất hiện
trong t thế nhập vai.
- Bút pháp thơ tợng trng đợc sử dụng ở cả hai phơng diện: chuyển đổi cảm giác và nhạc cảm.
Bút pháp này tạo ra hiệu quả tinh tế tài hoa đặc trng cho phong cách thơ Xuân Diệu.
II. Phân tích bài thơ
Khổ 1: Cảnh giao hoà với cảnh
17
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đỏ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền.
Cảnh thực nhng đợc diễn tả một cách gợi cảm. Chiều mộng là buổi chiều căng tràn sinh lực
sống, buổi chiều đẹp nh trong mộng, buổi chiều của nhạc và thơ. từ buổi chiều ấy đã tạo nên
chất thơ. "Nhánh duyên" là nhánh vô hình đợc thiết lập để tạo cầu giao duyên. Nhánh duyên
mà cũng chính là nhánh thơ, nhánh nhạc. Chính sự giao hòa giữa cảnh vật tạo nên chất thơ
trong tâm hồn thi sĩ. Các giác quan của nhà thơ hớng ngoại để lĩnh hội cái hồn của cảnh. Cũng
là chiều thu đấy nhng trong "Đây mùa thu tới" thì :
"Mây vẩn tầng không chim bay đi
Khí trời u uất hận chia ly"
Còn ở đây lại: "Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên" căn cứ vào tứ thơ ta có thể phỏng đoán
tâm hồn thi sĩ tại thời điểm này đang dâng đầy niềm vui, niềm đam mê của sự khám phá.
Chẳng vậy mà thi sĩ nhìn thấy "nhánh duyên". Ta có thể hiểu các mối lơng duyên giao hòa
giăng mắc một sự tơng giao và đó chính là nhánh duyên. Tứ thơ thực sự đã thức dậy trong ta sự

liên tởng, tởng tợng. Hơn một lần nhà thơ từng phát hiện:
"Không gian nh có dây tơ
Bớc đi sẽ dứt động hờ sẽ tiêu"
Quả thực thi sĩ là ngời nhìn thấy đợc cái điều mà ngời khác không thể nhìn thấy. Bởi vậy mà
chiều thu với thi sĩ thực sự trở thành chiều mộng, chiều thơ.
Câu thơ tiếp theo nh chú giải cho câu thơ mở đầu. Mọi cảnh vật trong không gian giăng mắc
giao hòa vào nhau tạo ra sức điệu huyền ảo nửa thực, nửa h. Đây là không gian đặc trng trong
thơ Xuân Diệu, là không gian của cảm xúc, của nỗi niềm rung động, là bối cảnh của sự tác hợp
cơ trời (không gian tâm lý hóa). Một sự giao hòa linh diệu giữa cảnh và cảnh đang diễn ra.
"Chiều mộng hòa thơ", hòa thơ ở đâu ? trên nhánh duyên. Trên cây me cặp chim chuyền đang
giao hòa. Âm thanh của sự giao hòa ấy: "ríu rít" âm thanh vừa ấm áp vừa khêu gợi đầy ấn tợng.
Cặp chim chuyền chứ không phải là hai hay đôi. Hai hay đôi mới chỉ là số lợng, còn "cặp" có ý
gắn bó thân mật, hòa quyện trong mối tơng giao khăng khít. Một sự hòa hợp tăng cấp. Cặp
chim ấy đang hót, đang trò chuyện rất vui vẻ, rất tình cảm, tiếng xen tiếng, giọng xen giọng lời
nối lời, tởng chừng bất tận. Cú pháp của câu thơ khiến đọc lên, ta tởng nh cây me cũng theo
cặp chim mà ríu rít lên: "cây me ríu rít"
Bao quát cả chiều thu là bầu trời xanh, xanh nh ngọc, xanh ngọc. Thật sự trời thu không
xanh nh thế, trời "xanh ngọc" bởi vì bầu trời đợc nhìn qua muôn lá cây lổ đổ, cây vì trời mà
xanh thêm, trời nhờ lá cây mà có màu xanh ngọc.
"Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá"
Hình ảnh thơ ở câu thứ ba này cũng thật gợi cảm, ta cảm nhận theo cái màu xanh ngọc qua
muôn lá kia vạn vật đang giao hòa với nhau.
Dấu ấn nhạc cảm ở câu thơ thứ 4 đợc biểu hiện qua một cấu trúc giải thích: "Thu đến nơi nơi
động tiếng huyền". Thu đến là hiện tợng của thiên nhiên, còn động tiếng huyền là cảm nhận
của con ngời. Sự tinh tế mẫn cảm của con ngời đã chuyển kênh cảm giác: Từ thị giác sang
thính giác đến xúc giác để lột tả đợc cái h ảo huyền diệu của không gian thu, tiếng của h vô
cảm xúc, âm thanh của lòng ngời rung động khi vào thu. Qua hiện tợng âm thanh này, tác giả
tô đậm ấn tợng không gian giăng mắc giao hòa, con ngời cảm nhận nó chứ không phải phủ vào
cảnh cái tình của mình. Tiếng huyền theo lời của Xuân Diệu, ta nhận ra tiếng ấy là một âm
thanh trải rộng khắp cả không gian mùa thu, một tiếng nói, một âm thanh, một thứ âm nhạc

riêng của mùa thu có thể nghe đợc, một thứ tiếng thì thầm, rất lạ lùng, ẩn chứa phép màu, ẩn
chứa sự huyền bí. Xuân Diệu, trong một bài thơ khác có viết :
"Những lời huyền bí bốc lên trăng"
18
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
Trong "Thơ duyên" không phải lời mà là tiếng, bởi vì đây không phải là lời nói của ngời, mà
là tiếng của thiên nhiên, của muôn lời, của cả tạo vật, của vũ trụ. Nhng tại sao là tiếng huyền,
sự huyền bí, kỳ diệu của tiếng nói ấy là gì ? Sức tác động của tiếng ấy đối với con ngời, đối với
nhà thơ nh thế nào ? Xuân Diệu cha vội nói ra đâu. Nhà thơ, trong khổ thơ tiếp theo, chỉ làm
công việc đa không gian từ cả mùa thu bao la vào một giới hạn hẹp hơn, một con đờng nhỏ.
Khổ 2:
Con đờng nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thơng yêu.
Dới một không gian mùa thu đẹp, thơ mộng, trữ tình con đờng thật là tơng xứng. Đờng thì
nhỏ nhỏ, nghĩa là nhỏ một cách vừa vặn, xinh xắn, đáng yêu. Gió trên đờng thì "xiêu xiêu"
nghĩa là gió vừa phải, vừa để biết là có gió, vừa đủ làm nghiêng những gì mềm mại. Cành cây
thì "lả lả" (lả lả chứ không phải la lả) nghĩa là nghiêng xuống để tỏ rõ sự mềm mại đáng yêu
của mình. Nắng thì trở chiều nghĩa là vẫn có nắng nhng đã dịu, đã mát, đã đẹp, đã trở vàng.
Ba cặp từ láy "nhỏ nhỏ", "xiêu xiêu", "lả lả" với nghĩa tợng hình vừa mô tả đờng nét dáng
điệu mềm mại của cảnh vật lại vừa tạo nên nhạc điệu thật quyến luyến êm dịu, tạo vẻ duyên
dáng tinh tế cho tứ thơ. Chính những cặp từ láy này tạo ấn tợng về trạng thái của cảnh, cảnh
cũng nh bén duyên giao hòa, ấn tợng nhạc cảm về tiết tấu của giai điệu du dơng. Sự giao hòa
giữa cảnh vật càng đợc tăng thêm. Con đờng và ngọn gió và những cành hoang lả lả, cành với
nắng chiều "cảnh nh muốn theo lời thơ mà tan ra, nó chỉ mất một tí rõ ràng để đợc thêm rất
nhiều mơ mộng" (Hoài Thanh).
Thiên nhiên rất có hồn, nó lặng lẽ mà chứa chất đầy sức sống, khát khao sự giao hòa. Có thể
nói đây là những câu thơ đẹp mà tinh tế, đặc trng cho hồn thơ Xuân Diệu và cũng là những câu
thơ hay của thơ ca Việt Nam. Thơ Xuân Diệu đã chứng tỏ khả năng kỳ diệu của tiếng Việt

trong việc tạo nên những hình tợng ngôn ngữ tuyệt đẹp và diễn tả những sắc thái tinh tế của
cảm xúc. Xuân Diệu vốn có biệt tài trong việc sử dụng những cặp từ láy vừa mô tả đợc những
trạng thái tinh vi của cảm xúc vừa tạo nên nhạc tính cho câu thơ. Cảm xúc của nhà thơ vẫn h-
ớng vào khung cảnh mùa thu. Nhà thơ mở rộng tâm hồn hớng ngoại để lắng nghe những âm
vang của thế giới ngoại cảnh vào lòng mình. Tâm hồn nhạy cảm của thi nhân đã đón nhận đợc
trong không gian, thời gian buổi chiều thu thơ mộng những nỗi niềm giao cảm, những tình ý
vấn vơng hòa nhập với những rung động của lòng mình:
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thơng yêu
Đây là những rung động ban đầu khẽ khàng, tinh tế. Nếu gọi rõ tên của rung động ấy thì đó
chính là sự xuất hiện của tình yêu. Nhng đây là những rung động lần đầu của đời ngời nên ngời
ta thờng không biết nên gọi nó là gì. Vả lại trong trờng hợp này những rung động ấy lại là do
duyên cơ trời tác hợp. Xuân Diệu xác định đó là nỗi thơng yêu. Trong tiếng Việt hai từ "thơng"
và "yêu" dùng để chỉ hai sắc thái tình cảm khác nhau, nhng thơng và yêu ghép lại thì lại có
nghĩa khác, vừa đậm hơn vừa nhạt hơn ý nghĩa của mỗi từ riêng lẻ. Vả lại nỗi thơng yêu cha
phải lòng, hay tình chỉ mới là một tâm trạng, một sự bắt đầu. Sự xuất hiện của trạng thái tâm
hồn này cũng lạ. Nguyên do là: Nghe ý bạn, không phải lời hay tiếng bạn, bởi vì bạn có nói gì
đâu nhng đã tỏ ý, tỏ bằng cách nào ta không biết. Chỉ có ngời trong cuộc mới biết. Xuân Diệu
nói "nghe ý" ngôn từ xem chừng khó hiểu nhng quả là đúng thể. Nghe lại không nghe bằng tai
mà lại nghe bằng lòng, bằng tâm hồn, lòng ta nghe. Đây là một tình cảm diễn đạt ngầm, là sự
cảm thông giữa hai tâm hồn tự nhiên mà có, hồn nhiên mà đến. Sự xuất hiện của tình đầu đ ợc
Xuân Diệu diễn tả thật tinh tế.
Nh vậy cảm giác giao hòa với cảnh ở cả hình ảnh và âm thanh đã xui lòng ngời hòa hợp, gợi
ở lòng ngời rung động. Tình giao hòa với tình diễn ra trong một cảm xúc đầy biến động choán
ngợp ngây ngất giữa lòng ta và ý bạn. Lòng ta và ý bạn đợc thiết lập quan hệ bởi sự rung động
19
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
thơng yêu. Tác giả sử dụng hai trạng ngữ chỉ thời gian đứng đầu câu thơ: "Buổi ấy", "lần đầu"
là dấu hiệu khởi điểm của sự giao hòa, của sự bén duyên. Ta cảm nhận đợc tâm hồn nhà thơ
đang dâng lên nỗi khát khao giao cảm và những rung động của tình yêu buổi ban đầu.

Khổ 3:
Em bớc điềm nhiên không vớng chân
Anh đi lững đững chẳng theo gần
Vô tâm nhng giữa bài thơ dịu
Anh với em nh một cặp vần
T thế dáng điệu hòa hợp của tình với tình đợc thiết lập bởi trạng thái của con ngời. Em điềm
nhiên - anh lững đững. Vừa biểu thị khoảng cách của tình vừa có xu thế vận động hòa hợp sự
rung động ngẫu nhiên của tình ngời. Trong niềm rung động ấy, với một năng lực giao cảm kỳ
diệu, con ngời cảm nhận đợc sự tơng giao nh một ái lực thần kỳ gắn kết những tâm hồn cô đơn.
Giữa một khung cảnh chiều thu thật hài hòa êm dịu, giữa bài thơ dịu của cảnh thu, trên con đ-
ờng chiều thơ mộng, hai con ngời đơng dạo những bớc chân điềm nhiên kia vẫn có một mối t-
ơng giao thầm kín tạo nên sự hòa nhịp sóng đôi nh một cặp vần.
Chính không gian chiều thơ mộng đã giăng mắc sự giao hòa nh lới nhện và con ngời đã sập
bẫy trong lới nhện giăng tơ của cơ trời ấy. Bởi vậy em ban đầu "điềm nhiên'', anh ban đầu
"lững đững" trong trạng thái vô tâm nhng vì cùng xuất hiện trong buổi chiều giăng mắc tơ trời
nên dẫn đến hệ quả đột biến trong quan hệ tình cảm hòa hợp: Thành "một cặp vần". Tác giả sử
dụng phép so sánh độc đáo anh, em với cặp vần tạo ra sự gắn bó khăng khít của sự giao cảm
đến tuyệt đối. Sự so sánh vừa mới vừa táo bạo nhng chính xác. Bởi đây là sự kết hợp đầy chất
thơ, nếu thiếu vần, bài thơ sẽ vỡ. Nh vậy anh và em không hẹn mà nên, cứ tự nhiên đi sóng đôi
trong suốt bài thơ dịu, không ồn ã chỉ lững đững chầm chậm để lắng nghe những bớc đi rất
nhẹ, rất êm của mùa thu và nhà thơ cũng đang lắng nghe nơi lòng mình những giao hòa với
cảnh vật và những rung động khát khao yêu đơng, khát khao đợc cởi mở sẻ chia với đời, với
ngời và nhất là với cô gái nào kia ngẫu nhiên đang bớc cùng đờng. Họ cùng đi trên đờng nhng
cách xa nhau cả hai đều có vẻ vô tâm. Nhng trong buổi chiều thu giăng mắc sự giao hòa đã kéo
hai con ngời xa lại với nhau.
Khổ 4:
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
Hoa lạnh chiều tha sơng xuống dần.

Đây là khổ thơ lạc điệu, lệch chuẩn trong tơng quan với hệ thống toàn bài, có ý nghĩa nh
một phản đề đối với ý của ba khổ thơ trên. Nếu ở ba khổ thơ trên ta bắt gặp một Xuân Diệu trẻ
trung của thời 18 đôi mơi thì ở khổ thơ này ta lại bắt gặp một Xuân Diệu trầm lắng suy t đậm
màu sắc triết lý. Dẫu là vui bao nhiêu đi chăng nữa thì cái tôi cá nhân Xuân Diệu vẫn bị ám
ảnh bởi tâm lí cố hữu: Buồn vắng cô đơn.
Trong chiều thu bây giờ đã có tình yêu xuất hiện và lòng ngời đã nhìn chiều thu qua đôi mắt
của lần đầu rung động nỗi thơng yêu. Trong cảnh trời chiều có nỗi xôn xao của hạnh phúc và
cả nỗi lo âu. Có sự hăm hở và cả nỗi e ngại.
Cảnh chiều thu chuyển dần theo thời gian đi vào thời khắc hoàng hôn: Một làn mây biếc,
một cánh cò trên ruộng lúa, một đàn chim sải cánh bay và sơng đã thấm lạnh những bông hoa
trong cái nắng nhạt tha của buổi chiều muộn. Khổ thơ có đủ những hình ảnh quen thuộc đặc tr-
ng cho cảnh hoàng hôn trong thơ cổ điển phơng Đông. Bốn câu thơ gợi âm hởng Đờng thi.
Hình ảnh làn mây, cánh chim, con cò, hoa lạnh là những hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa tợng trng
cho thân phận con ngời. Hai câu đầu là ý thức về sự cô đơn lạc loài, hai câu sau là nỗi buồn
hoang vắng của lòng ngời. Nhà thơ sử dụng triệt để phép đối. Cặp đối thứ nhất là câu 1 và câu
2, cặp đối 2 là câu 3 và câu 4. Khổ thơ giàu chất cổ điển đợc kết cấu bằng quan hệ đối để hội
nghĩa: không gian của con ngời, không gian của vũ trụ, thời gian của con ngời, vũ trụ, con ngời
20
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
khắc khoải trong không gian và cô độc trong thời gian tạo nên ấn tợng chạnh lòng tủi hờn của
con ngời. Đây chính là cái tình chân thực của Xuân Diệu. Chất cổ điển hằn in dấu ấn trong vay
mợn hình ảnh thơ Vơng Bột. Chỉ có điều con cò của Vơng Bột: lặng lẽ bay trong ráng chiều:
"Lạc hà dữ cô lộ tề phi
Thu thuỷ công trờng thiên nhất sắc"
Còn của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân không biết nên bay theo làn mây hay ở lại
nơi đồng ruộng. Nếu con cò và làn mây của Vơng Bột thể hiện một cái nhìn hòa nhập mang
tính "nhất thể hóa" thiên nhiên vũ trụ. Còn con cò và làn mây của Xuân Diệu tuy có mối tơng
quan nhng mỗi thứ vẫn là nó, không bị hòa tan vào nhau làm một. ý thức về bản ngã đã chi
phối cả cái nhìn thiên nhiên vũ trụ.
Trạng thái phân vân của cánh cò cũng nh cái gấp gáp của làn mây biếc là một nét tâm trạng

rất riêng biệt, điển hình của thơ mới mà chúng ta cha gặp trong thơ cổ. Trong thơ cổ, dù buồn
hay vui thì con ngời trữ tình vẫn có cách biểu hiện trầm tĩnh, ung dung và thờng lặng lẽ, những
tâm trạng mang tính phi thời gian của con ngời đã hòa nhập với cái vô tận của vũ trụ và vĩnh
hằng của thời gian. Đến "Thơ mới" mới có tâm trạng bâng khuâng nh trong thơ Huy Cận, hay
cái rùng mình run rẩy trong thơ Xuân Diệu. Cái phân vân của cánh cò, cái gấp gáp vội vã của
làn mây là biểu hiện của cái "tôi" ý thức rõ rệt về thời gian và sự hữu hạn của con ngời, của đời
ngời.
Bốn câu thơ của khổ thứ 4 cứ từng đôi song hành tạo nên một sự tơng ứng, tơng giao của
cảnh vật trong khung cảnh hoàng hôn: cái gấp gáp của làn mây với dáng phân vân hững hờ của
cánh cò trên ruộng, cái rông dài của không gian qua những cánh chim bé nhỏ và chiều sâu của
buổi chiều qua cái lạnh của sơng thu thấm vào những cánh hoa làm kết cấu của khổ thơ chặt
chẽ giàu giá trị biểu cảm. Hai câu sau của khổ thơ cho ta thấy đợc những cảm nhận tinh tế tài
hoa của Xuân Diệu trớc cuộc sống. Nhà thơ nh đã hòa hồn mình vào muôn vật nên mới thấy đ-
ợc cái cảm giác trống trải rợn ngợp của một cánh chim bé nhỏ cô đơn trớc không gian rộng
lớn, mênh mông và hoang vắng; mới thấy đợc cái rùng mình của một bông hoa khi sơng chiều
buông xuống. Những từ "nghe" "giang" "lạnh" là những từ đợc dùng rất điêu luyện thể hiện rõ
tài năng của nhà thơ.
Khổ cuối:
Ai hay thu lặng bớc thu êm
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cới lòng em.
Cả khổ thơ nói riêng và cả bài thơ nói chung là khung cảnh chiều thu đầy mở rộng mà cảnh
vật hòa điệu nhịp nhàng đã gợi dậy trong lòng ngời niềm khát khao giao cảm thầm kín và
mạnh mẽ, gắn bó những tâm hồn đơn chiếc. Bởi vậy, khi bớc chân của mùa thu êm dịu đi đến
đâu ở đó bừng lên mối duyên giao hòa khiến cho không cần phải có ngời mối lái mà "lòng anh
đã cới lòng em". Một qui luật cộng hởng của ngời và cảnh không phải chỉ có sự chi phối của
lòng ngời khi nhìn vào cảnh mà cảnh sắc thiên nhiên còn có khả năng thức dậy trong tâm hồn
con ngời những kỷ niệm quá vãng, những khát khao thầm kín để con ngời đợc sống đầy đủ sâu
sắc hơn với mọi cảm giác, cảm xúc và khát vọng của mình.

Cái hay của khổ cuối này là ở chỗ: Tình yêu cha đợc nói, cha hề đợc tỏ bày giữa hai ngời với
nhau. Em vẫn không tỏ vẻ gì khác lạ, kể cả sự lúng túng mà ngời ta thờng có thể có: anh vẫn
bình thản không tỏ ra vồ vập, vồn vã gì hơn. Tuy thế, theo Xuân Diệu tình yêu đã thực sự tồn
tại rồi. Khẳng định tình yêu, Xuân Diệu dùng một từ rất mạnh, trớc và sau Xuân Diệu có lẽ cha
ai dùng: "cới", mà "lòng anh" cới "lòng em" giữa nó là "thôi đã", nhất định thế rồi, chắc chắn
nh thế, đó là sự thật hiển nhiên không cỡng lại đợc, không chối bỏ đợc. Nhng điều gì khiến cho
giữa hai ngời, giữa "anh" và "em" đi đến một sự dứt khoát ấy ? Lý do là:
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy.
21
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
Tất cả là do chiều thu này. Nó chính là tác nhân tất cả - nếu không có cái buổi chiều nh buổi
chiều thu hôm nay, giữa hai ngời đâu đã diễn ra cái sự cảm thông sâu sắc ấy, cái sự tìm đến và
gặp gỡ giữa "lòng ta" và "ý bạn" ấy.
"Thơ duyên" thật ra cha hẳn là một bài thơ tình thuần tuý. Đúng hơn, nó là bài thơ về mùa
thu, ca ngợi mùa thu, êm ái, thơ mộng, trữ tình đặc biệt là cái duyên của mùa thu. Cái duyên ấy
chỉ khả năng tạo ra sự hòa hợp tuyệt vời: trời với đất, vạn vật với vạn vật, vạn vật với con ngời,
con ngời với con ngời. Tiếng huyền của mùa thu chính là tiếng gọi hòa hợp ấy.
Tâm trạng bao trùm toàn bài thơ là những rung động xôn xao, những cảm xúc tinh tế đón
nhận những biến thái tinh vi mơ hồ của sự sống trong thiên nhiên tạo vật và lòng ngời lúc vào
thu. "Thơ duyên" thể hiện sự độc đáo và tinh diệu của nhà thơ về mùa thu. Với Xuân Diệu sự
sống trong mùa xuân tng bừng ra ngoài thì giữa mùa thu sự sống lại tiềm tàng lặn vào bên
trong sắp sẵn lò lửa ở ngực.
IV. Kết luận
Trong thơ Xuân Diệu, những bài thơ nh "Thơ duyên" thật hiếm. Nếu nói về mùa thu thì "Thơ
duyên" là một mùa thu vừa đẹp vừa tơi, ấm và sáng, khác hẳn các mùa thu trong các bài thơ
khác đẹp nhng lạnh (Đây mùa thu tới), buồn, cô đơn. Xét về tình yêu thì khác với chữ tình
khiến ngời ta "yêu là chết trong lòng một ít", thứ tình "hai ngời nhng chẳng bớt cô đơn", trong
"Thơ duyên" là một tình yêu không rạo rực nhng đẹp, hồn nhiên, êm dịu, một thứ tình yêu làm
ngời ta thấy cuộc đời đẹp hơn, đáng yêu hơn rất nhiều, đem đến hy vọng rất nhiều.
C. Định hớng đề, gợi ý giải

Đề 1. Bình giảng một khổ thơ trong "Thơ duyên" của Xuân Diệu
(Xem phần kiến thức cơ bản)
Đề 2. Bình giảng bài thơ Thơ duyên của Xuân Diệu
Gợi ý:
- Nói Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu (sinh thời ông ao ớc hoàn thành một cuốn từ điển -
thơ về tình yêu). Nhìn nhận Xuân Diệu nh thế là đúng, nhng có phần hạn hẹp, cha bao quát đợc
hồn thơ dồi dào, rộng mở ấy. Phải nói cho đầy đủ hơn: Xuân Diệu là nhà thơ của niềm giao
cảm hết mình với cuộc sống nơi trần thế đáng yêu này. Đó là phơng hớng tìm hiểu khái niệm
"duyên" và thế giới nghệ thuật của Thơ duyên.
- Nói đến Xuân Diệu cũng không thể không nói đến ảnh hởng sâu sắc của Bôđơle, Veclen,
những thi sĩ mở đầu cho trờng thơ tợng trng Pháp. Trờng thơ này quan niệm có sự tơng giao
của các giác quan và sự cảm nhận bằng trực giác những biến thái tinh vi, thậm chí vô hình của
vũ trụ.
I. Đặt vấn đề
Xa nay mùa thu vẫn đợc coi là mùa thơ. Cảnh thu đẹp nhng buồn. Thơ ca truyền thống hay
hiện đại thờng vẫn vẽ cảnh thu nh vậy, kể cả thơ Xuân Diệu. Thơ duyên cũng là một bài thơ về
cảnh thu nhng có nhiều phát hiện mới mẻ, độc đáo: cảnh đẹp mà không buồn, ấy là mùa của
tình yêu, của tuổi trẻ, mùa của tạo vật và lòng ngời.
II. Giải quyết vấn đề
1. Thế giới của Thơ duyên - cảnh cũng nh ngời -là thế giới đợc nhìn bởi một tâm hồn rất trẻ
"lần đầu rung động nỗi thơng yêu". ấy là trái tim lần đầu biết yêu, lần đầu khao khát chuyện
lứa đôi.
Cái nhìn đó là tất cả sự độc đáo của bài thơ. Với nhãn quan ấy, nhìn ra thế giới, đâu đâu
cũng thấy xôn xao, náo nức một niềm khao khát giao duyên. Một thế giới nh thế tất nhiên hết
sức tơi trẻ và đầy nhạc, đầy thơ, đầy mộng đẹp.
Tất cả đều nh hòa quyện với nhau, cặp đôi, cặp vần với nhau: ánh chiều hòa thơ với cây cỏ,
chim chóc cặp đôi ríu rít, lòng anh cới lòng em, cánh cò trên ruộng phân vân vì mây biếc trên
trời, bông hoa dờng nh cũng đồng cảm với sơng chiều buông lạnh
22
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.

2. Bài thơ thể hiện đợc những cảm nhận hết sức tinh tế của nhà thơ về cảnh vật và lòng ngời.
Hoài Thanh có một nhận xét rất sâu sắc về trờng hợp bài Thơ duyên: ở đây "sự bồng bột của
Xuân Diệu có lẽ đã phát biểu ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi" (Thi
nhân Việt Nam). Đúng vậy nhà thơ lắng nghe đợc cái xôn xao náo nức của cảnh vật và lòng
ngời ẩn kín dới cái vẻ ngoài êm ả, lặng lẽ, dịu dàng của buổi chiều thu - "Ai hay tuy lặng bớc
thu êm"
Đó là bản hòa âm của mùa thu vang vọng tiếng chim ríu rít, là muôn lá xôn xao khi trời
xanh đổ ngọc. Đó là cái tình tứ e ấp của con đờng nhỏ nhỏ với gió xiêu xiêu, của cành hoang lả
lả với ánh nắng trở chiều, của cánh cò muốn bay theo làn mây biếc tuy còn ngập ngừng phân
vân. Đó là cái cảm ứng của loài chim với trời rộng lặng lẽ "giang thêm cánh", là cái cảm giác
thấm lạnh của hoa đồng cỏ nội dới sơng chiều Và đó là cái rung động thầm kín giữa lòng anh
với lòng em, tuy chỉ ngẫu nhiên cùng đi một đờng và cha hề có băng nhân mối lái
3. Cảnh thu trong Thơ duyên không buồn nh trong thơ truyền thống hay nhiều bài thơ khác
nhau của Xuân Diệu. Nhng vẫn đúng là cảnh thu. ở đây tâm hồn trong sáng của chàng trai mới
biết yêu đã gặp gỡ cái sáng trong của trời thu, sắc thu, tiếng thu. Và niềm khao khát lứa đôi chỉ
mới chớm nở, náo nức đấy nhng còn e ấp trong lòng, cũng phù hợp với không khí êm dịu của
mùa thu. Bớc đi của thu là "bớc thu êm". Bài thơ mùa thu là "bài thơ dịu" vì thế anh với em
không đợc ồn ào, phải bớc êm, bớc nhẹ, để lắng nghe cuộc giao duyên thầm kín của lòng mình
và vũ trụ khi mùa thu tới.
III. Kết thúc vấn đề
Thơ duyên là một bài thơ rất tiêu biểu của Xuân Diệu, nhà thơ của tuổi trẻ và tình yêu, và
rộng hơn, nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời.
Nhng không phải một Xuân Diệu mà sự bồng bột, sôi nổi bộc lộ ra bên ngoài, mà một Xuân
Diệu lắng vào bên trong để cảm nhận cái xôn xao náo nức của niềm giao cảm thầm kín và êm
ái của vũ trụ và lòng ngời.
Ông đã dệt nên một "bài thơ dịu" bằng những sợi tơ giăng mắc giữa lòng mình với lòng ng-
ời, giữa lòng mình với vũ trụ.
Vội VàNG
Xuân Diệu
A.Yêu cầu

Nắm đợc những vấn đề sau:
- Một Xuân Diệu sôi nổi, táo bạo, tinh tế, yêu cuộc sống đến đam mê
- Khám phá phát hiện một thiên đờng đang lồ lộ bày ra trên mặt đất.
- Bút pháp nghệ thuật độc đáo
B. Kiến thức cơ bản
I. Tìm hiểu chung bài thơ
Những điều ta cảm nhận đợc từ "Đây mùa thu tới" đến đây đợc Xuân Diệu trình bày và phân
tích rõ trong "Vội vàng" theo kiểu tự bạch tâm sự.
Bài thơ viết về lẽ sống, quan điểm nhân sinh, phát biểu trực tiếp cho t tởng của Xuân Diệu:
khao khát giao cảm hết mình với đời. Nhà thơ phát hiện ra một thế giới tràn đầy xuân sắc, một
thế giới vận động, biến đổi tiếp tục theo dòng chảy thời gian thế giới ấy phải đợc thụ hởng tích
cực nhất, nhiệt tình đầy ham muốn đam mê nhất. Đồng thời ở bài thơ này nhà thơ muốn vĩnh
cửu hoá cuộc sống ở thời hiện tại.
- Ta bắt gặp một Xuân Diệu say đắm đam mê, một tâm hồn rạo rực đầy sức sống trẻ trung
khoẻ khoắn và lành mạnh.
Nhân vật trữ tình chính là thế giới tâm hồn của nhà thơ đợc thể hiện một cách trực tiếp,
những khát khao ham muốn cháy bỏng đa cung bậc. Nếu ở đoạn đầu bài thơ là ý thức cỡng lại
thời gian thì tới giữa bài thơ là nỗi âu lo về sự bào mòn của thời gian, cuối bài thơ là lòng ham
muốn vô biên tuổi trẻ và tình yêu.
23
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
- Giọng điệu của bài thơ gấp gáp khẩn trơng sôi nổi, nhịp thở nhanh thể hiện thông qua hình
thức điệp ngữ liên tiếp và cấu trúc vắt dòng của thơ hiện đại. Bài thơ là sản phẩm đặc trng cho
phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu. Hình ảnh thiên nhiên trong vội vàng rộn rã đầy xuân
tình, xuân ý.
Bút pháp nghệ thuật: tợng trng
II. Phân tích
1. Ham muốn khát khao giao cảm với đời
Bốn câu đầu
Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hơng đừng bay đi
Nhịp thơ chậm đều phù hợp với thể thơ ngũ ngôn. Điệp ngữ "Tôi muốn" đợc nhắc lại hai lần
bộc lộ ham muốn của nhà thơ muốn vĩnh cửu hoá thời gian ở thì hiện tại. Khổ thơ bộc lộ ớc
muốn lạ kỳ của thi sĩ ấy là ớc muốn quay ngợc quy luật tự nhiên. Một ớc muốn không thể: ớc
muốn tắt nắng, buộc gió, thật là những ham muốn kỳ dị chỉ có ở thi sĩ. Nhng làm sao cỡng đợc
quy luật tự nhiên? làm sao có thể vĩnh cửu hoá những thứ vốn ngắn ngủi mong manh ấy. Cái
ham muốn lạ lùng kia đã hé mở cho chúng ta thấy đợc một lòng yêu bồng bột vô bờ đối với cái
thế giới thắm sắc đợm hơng này. Bốn câu thơ nh một mệnh lệnh muốn đoạt quyền tạo hoá, nhà
thơ đã đặt mình ngang tầm vũ trụ để từ đó ý thức về sự có mặt của cái tôi cá nhân trớc cuộc
đời.
Thế giới này đợc Xuân Diệu cảm nhận theo một cách riêng. Nó bày ra nh một thiên đờng
nơi mặt đất, nh một bữa tiệc lớn của trần gian. Tất cả thế giới ấy đợc cảm nhận bằng cả sự tinh
vi nhất của một hồn yêu đầy nhục cảm nên sự sống cũng hiện ra nh một thế giới đầy sắc dục.
Xuân tình - cái thiên đờng sắc hơng đó hiện ra trong "Vội vàng" nh một mảnh vờn tình ái, vạn
vật đơng lúc dậy tình, vừa nh một mâm tiệc với thực đơn đầy quyến rũ, lại vừa nh một ngời
tình đầy khêu gợi ái ân. Nhà thơ cất lên một chuỗi tiếng reo vui khi bớc chân vào mảnh vờn với
những cảnh sắc mê li.
Của ong bớm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon nh một cặp môi gần
Cả đoạn thơ là cách diễn tả vồ vập về một thiên nhiên ở thì xuân sắc một thiên nhiên rạo rực
xuân tình.
Điệp ngữ "này đây" dồn dập phân đều ở tất cả các câu thơ biểu thị sự phong phú dờng nh bất
tận của thiên nhiên. Đi liền với điệp ngữ "này đây" là những hình ảnh tơi ròng sự sống. Làm

sao mà không say trong chập chờn ong bớm khi ngày xuân đang ở độ tràn đầy (tuần tháng
mật), bên yến anh quấn quít để hởng khúc tình si. Làm sao không xao xuyến đến nao lòng trớc
cái mát mẻ, thanh tân của sắc hơng hoa đồng nội xanh rì và lá non bên cành tơ phơ phất.
Những hình ảnh thơ chân thực tơi nguyên và ròng ròng sức sống. Nhà thơ lãng mạn đón nhận
sự sống bằng cặp mắt xanh non và cao hơn níu giữ sự sống bằng cả tấm lòng, bằng cả ý muốn
chủ quan của mình. Thơ xa nào đã mấy ai dám bộc lộ tiếng nói chủ thể cơng quyết và dứt
khoát nh sự lên tiếng của Xuân Diệu. Sự sống quanh ta đang độ vào xuân thật hấp dẫn, thật say
lòng ngời khiến thi sĩ cũng ngất ngây khi mà "Mỗi buổi sớm thần vui gõ cửa". Và thật bất ngờ,
thật táo bạo khi nhà thơ cất lên: "Tháng giêng ngon nh một cặp môi gần". Một phát hiện mang
tính khám phá của thi sĩ. Hình ảnh thơ sao mà khoái cảm đến thế. Nhà thơ đã vật chất hoá một
khái niệm thời gian (tháng giêng) trong quan hệ so sánh đầy bất ngờ: "ngon nh một cặp môi
24
Tớch lu vn hc-Thc hnh lm vn GV: Nguyn Vit Ho.
gần". Câu thơ truyền cho ta cảm giác thật cụ thể "ngon" "môi gần". Có lẽ trớc Xuân Diệu trong
thơ Việt Nam cha có ai táo bạo trong lối nghĩ và so sánh nh Xuân Diệu "Tháng giêng ngon nh
một cặp môi gần" đây là cảm giác của ái ân tình tự, cảm giác này làm ta thấy tháng giêng mơn
mởn tơi ngon đầy sức sống thanh tâm kia sao mà quyến rũ. Tháng giêng mang trong nó sức
quyến rũ không thể cỡng đợc của một ngời tình khả ái trinh nguyên. Không có tình yêu tha
thiết, yêu cuộc sống tới mức cuồng nhiệt làm sao có đợc những vần thơ cháy bỏng ấy.
Cả đoạn thơ nhà thơ gửi vào đó một thông điệp: Không phải đi tìm thiên đờng sự sống đâu
xa mà chính sự sống này tự nó đang bày ra trớc mắt ta tất cả sức hấp dẫn vốn có. Ta có cảm
nhận đợc hay không phụ thuộc vào thái độ sống của ta. Nh vậy trong nội tại khổ thơ đã ngầm
bộc lộ một quan niệm nhân sinh hết sức tiến bộ. Hình ảnh diễn đạt trong đoạn thơ cũng đầy
mới mẻ và sáng tạo. Có thể nói nếu đặt đoạn thơ này bên cạnh những vần thơ luật đờng của thơ
ca trung đại ta thấy ngay đợc cái mới lạ, cái khác biệt của thơ mới.
Hai mảng thơ đầu kế tiếp nhau đã đợc liên kết bằng lôgic ngầm của nó. Thi sĩ muốn tắt
nắng, buộc gió chính vì muốn giữ mãi hơng sắc cho trần thế này. Hơng sắc là cái sinh khí của
sự sống, là cái vẻ đẹp, cái nhan sắc của sự sống. Tất cả chỉ rực rỡ trong độ xuân thì. Mà xuân
thì vô cùng ngắn ngủi. Và thế là mảng thơ thứ ba của phần luận giải đã hình thành để nói về
cái ngắn ngủi đến tàn nhẫn của xuân thì đối với sự sống và cái xuân thì của con ngời. Phải, cái

thế giới này lộng lẫy nhất, "ngon" nhất là độ xuân, còn con ngời cũng chỉ hởng thụ đợc cái
"ngon" kia khi còn tơi trẻ. Mà cả hai đều vô cùng ngắn ngủi, thời gian sẽ cớp đi hết thảy. Có lẽ
cũng lần đầu tiên trong thơ ca Việt Nam xuất hiện quan điểm này.
2. Cảm xúc lo âu về sự bào mòn của thời gian đối với sự sống
Tác giả sử dụng cấu trúc ngữ pháp hiện đại: "Tôi sung sớng. Nhng vội vàng một nửa". Câu
thơ gồm bảy âm tiết nhng đợc ngắt ra làm hai vế. Dấu chấm câu đặt giữa dòng tạo sự vô tình
của câu thơ bộc lộ hai trạng thái tâm lý trái ngợc nhau của Xuân Diệu: sung sớng và âu lo trớc
sự bào mòn của thời gian. Nhà thơ nhận thức đợc rằng xuân vô cùng ngắn ngủi và thế là mảng
thơ thứ ba này đã hình thành để nói về cái ngắn ngủi tàn nhẫn của xuân thì đối với sự sống và
con ngời. Cái thế giới này lộng lẫy nhất, ngon nhất ở độ xuân còn con ngời cũng chỉ hởng thụ
cái non kia khi còn trẻ, mà cả hai đều vô cùng ngắn ngủi, thời gian sẽ cớp đi hết thảy.
Hình ảnh xuân vừa là biểu tợng của sức sống vừa là biểu tợng của thời gian. ở đây, thời gian
đã đợc tâm lý hoá, tác giả gắn liền với tâm trạng âu lo của con ngời. Lối kết cấu hiện đại theo
kiểu vắt dòng tạo ra nhịp điệu thời gian chảy trôi triền miên.
Đoạn thơ với cấu trúc điệp ngữ giải thích thể hiện ý thức nghiệm sinh của nhà thơ về sức
sống với thời gian; giữa cái hữu hạn với cái vô hạn.
Xuân đơng đến nghĩa là xuân đơng qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhng lơng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.
Có lẽ lần đầu tiên trong thơ ca Việt Nam có đợc quan niệm này. Con ngời trung đại yên trí
với thời gian tuần hoàn với chu kỳ bốn mùa cũng nh chu kỳ ba vạn sáu ngàn ngày của kiếp ng-
ời. Con ngời hiện đại đang sống với quan niệm thời gian tuyến tính. Thời gian nh một dòng
chảy mà mỗi một khoảnh khắc qua là mất đi vĩnh viễn. Cho nên Xuân Diệu đã nồng nhiệt phủ
định

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×