Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bệnh suy chức năng tuyến giáp (Hypothyroidism) (Kỳ 4) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.09 KB, 6 trang )

Bệnh suy chức năng tuyến giáp
(Hypothyroidism)
(Kỳ 4)
TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY)
9. Điều trị.
Chỉ một số ít trường hợp suy giáp do tai biến dùng thuốc kháng giáp có
thể tự hồi phục khi ngừng thuốc, còn đa số các trường hợp suy giáp phải điều
trị thay thế bằng hormon giáp.
Theo dược điển Hoa Kỳ có 5 nhóm hormon giáp được sử dụng trong
lâm sàng bao gồm:
+ Levothyroxine (L- T4).
+ Liothyronine (L- T3).
+ Liotrix (L-T4 + L -T3).
+ Dược phẩm tự nhiên và sinh học.
+ Tinh chất tuyến giáp và thyroglobulin.
Trong số các loại trên thì các dược phẩm sinh học và thyroglobulin chỉ
mang tính chất lịch sử, không còn được áp dụng trong điều trị.
9.1. Levothyroxine (L- T4):
Là một hormon giáp hay được ưa dùng nhất để điều trị suy giáp tiên
phát. Thuốc được hấp thu tới 60- 80% ở ruột non.
Thuốc còn có các biệt dược: levo- T; levothroid; levoxyl, synthroid. Dạng
thuốc: viên nén, thuốc nước uống, tiêm.
Hàm lượng 1 giọt = 5mcg, viên nén có hàm lượng: 25-50-75-100-
300mcg. Thuốc tiêm: 200-500 mcg (100mcg/ml).
Liều lượng cho người lớn 1,7-2,1 mcg/kg/ ngày, liều trung bình 125 mcg/
ngày. Trong một số trường hợp cần thiết, liều có thể tăng thêm 25-50mcg/ ngày
như khi có thai hoặc có biểu hiện tăng nồng độ TSH ở mức quá cao. Đặc biệt
nếu có teo tuyến giáp gặp ở bệnh nhân Hashimoto hoặc bệnh nhân Basedow sau
điều trị bằng phóng xạ cần tăng liều cao hơn nữa. Ngược lại cần giảm liều khi
xuất hiện tình trạng giảm nồng độ các kháng thể kháng lại thụ thể TSH như
bệnh Hashimoto hoặc khi tăng các kháng thể kích thích thụ thể TSH gây lên do


bệnh Basedow tái phát hoặc tình trạng cường chức năng tự chủ của tuyến giáp
đơn nhân hoặc đa nhân.
Nếu suy giáp xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ em hoặc ở tuổi vị thành niên cần
dùng hormon giáp càng sớm càng tốt, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển
bình thường về trí tuệ và thể lực của trẻ.
L-T4 tuy yếu hơn L-T3 nhưng thời gian bán hủy dài (6 ngày) nên rất
thích hợp trong
điều trị suy giáp.
9.2. Liothyronine (L-T3):
Dạng thuốc: viên nén, hàm lượng 5-25-50mcg với các biệt dược:
cynomel, cytomel. Thời gian bán hủy của thuốc ngắn (24 giờ), vì vậy L-T3 chỉ
được sử dụng cho những trường hợp suy giáp tiên phát, dùng từng đợt ngắn.
Liều thường dùng: 25-75mcg/ ngày; liều khởi
đầu 1/4 viên, duy trì 1-2 viên/ ngày, dùng liên tục trong 4 tuần. Không
dùng L-T3 để điều trị kéo dài cho bệnh nhân suy giáp.
L-T3 có thể dùng để điều trị hôn mê do suy giáp hoặc làm nghiệm pháp
Werner.
9.3. Liotrix: L-T4 phối hợp với L-T3.
Biệt dược: euthyral, thyrolar, thyreotom là hỗn hợp của L-T4 và L-T3
với nhiều tỷ lệ
khác nhau: 4/1; 5/1; 7/1.
Có nhiều loại hàm lượng thuốc, thông thường nhất là 100mcg L-T4/ 25 mcg
L-T3, dạng viên nén. Liều khởi đầu 1/4 viên, duy trì 1-1,5 viên.
9.4. Bột giáp đông khô:
Bột giáp đông khô còn gọi là tinh chất tuyến giáp, được chế từ tuyến giáp
gia súc. Viên nén, hàm lượng 16-32 60 325mg/viên (Mỹ). Dược điển Mỹ
quy định 1 viên nén hàm lượng 1 gam có 60mg bột giáp.
Biệt dược: armoun; thyroid; extract thyroidien choay.
Bột giáp có ưu điểm là giống với L-T4 và L-T3 tự nhiên, nhưng hoạt
tính có thể thay

đổi từ lô này sang lô khác. Liều khởi đầu 2,5mcg/ ngày, sau đó tăng dần,
liều duy trì 10-20 mcg.
9.5. Một số chú ý khi dùng thuốc có hormon giáp:
+ Bắt đầu với liều nhỏ trong một tuần sau đó tăng dần tới liều tối đa. Nếu
bệnh nhân trẻ
không có bệnh tim kèm theo có thể bắt đầu ngay với liều cao (100 mcg
L-T4).
+ Bệnh nhân cao tuổi nên dùng liều thấp 1 mcg/kg/ ngày; cần theo dõi
các biểu hiện tim mạch, điện tâm đồ. Nếu có cơn đau thắt ngực hoặc thiếu máu
cơ tim cục bộ thì cần giảm liều.
+ Trẻ sơ sinh dùng liều 2-4mcg/kg/ ngày; trẻ em 6 tháng đầu: 10-
15mcg/kg/ ngày.
+ Các chỉ tiêu cần theo dõi khi dùng thuốc: cân nặng, nhịp tim, táo bón,
cholesterol máu, T4; FT4 và nhất là TSH cứ 6- 8 tuần/ lần.
+ Nếu phụ nữ suy giáp mang thai có thể cho liều cao hơn để tránh cho
thai nhi khỏi bị suy giáp.

+ Tăng liều:
- Bệnh nhân có thai.
- Giảm chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân Basedow sau điều trị bằng
phóng xạ.
- Viêm tuyến giáp Hashimoto.
- Giảm hấp thu levothyroxine do: cholestyramine, colestipol; sulfat sắt,
hydroxide nhôm; hội chứng ruột ngắn.
- Tăng chuyển hoá levothyroxine do phenytoin, rifampicin,
carbamazepine.
+ Giảm liều:
- Sự hồi phục toàn bộ của bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto do hết các
kháng thể ức chế thụ cảm thể tiếp nhận TSH.
- Có dấu hiệu tái phát bệnh Basedow.

- Tình trạng cấp tính của các bướu nhân tự chủ.
- Tuổi cao.
- Dùng các loại thức ăn hoặc thuốc có tác dụng tương tự levothyroxine.

×