Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh suy chức năng tuyến giáp (Hypothyroidism) (Kỳ 3) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.74 KB, 5 trang )

Bệnh suy chức năng tuyến giáp
(Hypothyroidism)
(Kỳ 3)
TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY)
6. Cận lâm sàng.
+ Chuyển hoá cơ sở thấp.
+ Thời gian phản xạ đồ gân gót kéo dài > 320 ms.
+ Cholesterol và triglycerid huyết thanh tăng ở bệnh nhân suy giáp có
nguyên nhân từ tuyến giáp, bình thường ở bệnh nhân suy giáp có nguyên nhân từ
tuyến yên.
+ Tăng các men: CPK, aspartate transaminase, lactate dehydrogenase.
+ Thiếu máu đẳng sắc hoặc nhược sắc.
+ Định lượng nồng độ hormon:
- TSH huyết thanh tăng cao: TSH tăng thường gặp trong suy giáp do tổn
thương tại tuyến giáp có hoặc không có tuyến giáp to. Nồng độ TSH bình
thường hoặc thấp không thể xác định được thường gặp trong suy giáp do tổn
thương vùng dưới đồi hoặc tuyến yên.
- Giảm nồng độ T4 hoặc T4 tự do- FT4 (free thyroxine) gặp ở hầu hết các
trường hợp. Trong suy giáp tiên phát nồng độ T3 giảm ít hơn so với T4.
+ Độ tập trung 131I của tuyến giáp:
Nếu suy giáp có tuyến giáp không to, việc giảm hấp thu 131I của tuyến
giáp có giá trị chẩn đoán rất hạn chế bởi vì chỉ số hấp thu đo được thường
thấp hơn giới hạn dưới của giá trị bình thường.
+ Trong một số trường hợp nồng độ TSH cao và đáp ứng với test TRH
tăng trong khi
đó nồng độ T3, T4 bình thường. Những trường hợp suy giáp hiếm gặp
khác có thể nồng độ
T4 giảm, song nồng độ T3 bình thường, có lẽ liên quan đến quá trình
chuyển ngược T4 về T3. Những trường hợp suy giáp không có biểu hiện trên
lâm sàng hay gặp ở bệnh nhân Hashimoto hoặc ở bệnh nhân Basedow sau điều
trị bằng 131I hoặc phẫu thuật.


7. Các thể lâm sàng.
Ngoài thể điển hình đã mô tả, có những thể lâm sàng đặc biệt sau:
+ Thể nhẹ: suy giáp tiềm ẩn, có rất ít các triệu chứng lâm sàng.
+ Suy giáp còn bù: nồng độ T3 bình thường.
+ Suy giáp chưa có biểu hiện lâm sàng, phát hiện nhờ xét nghiệm.
+ Thể có một triệu chứng nổi bật như:
- Thể thiếu máu: thường là thiếu máu đẳng sắc hay nhược sắc, sắt huyết
thanh giảm.
- Thể cơ: cơ phì đại, rối loạn trương lực cơ.
- Thể tiêu hoá: tá tràng và đại tràng khổng lồ, túi mật co bóp yếu, có thể
có sỏi mật.
- Thể thần kinh-tâm thần: có nhiều triệu chứng thần kinh- tâm thần, đặc
biệt là dấu hiệu tiểu não, rối loạn tâm thần thể trầm cảm, mê sảng hoặc lú lẫn.
- Thể tràn dịch đa màng.
- Thể tim mạch: tim to có thể biến chứng suy tim.
- Thể hôn mê do suy giáp (có bài riêng).

8. Chẩn đoán.
8.1. Chẩn đoán bệnh:
Chẩn đoán suy giáp không khó khăn đối với các trường hợp điển hình,
dựa vào các triệu chứng lâm sàng rất đặc trưng, nồng độ TSH tăng; T3, T4
giảm.
8.2. Chẩn đoán phân biệt:
+ Trẻ em bị hội chứng Down dễ nhầm với suy giáp có chứng đần độn.
+ Viêm cầu thận mạn có hội chứng thận hư. ở bệnh nhân hội chứng thận
hư cũng có thiếu máu, tăng mỡ máu và phù toàn thận, tương tự như myxedema,
nồng độ T4 có thể giảm vì thyroxine-binding globulin (TBG) bị mất theo nước
tiểu.
Tuy vậy FT4 bình thường hoặc tăng, nồng độ T3 thường thấp hơn
mức bình thường, nồng độ TSH bình thường.

+ Thiếu máu mạn tính, suy dinh dưỡng.
+ Béo phì.
8.3. Chẩn đoán nguyên nhân:
Hỏi bệnh sử và khám tuyến giáp rất có giá trị để chẩn đoán nguyên
nhân.
+ Suy giáp có tuyến giáp không to có thể là do:
- Tai biến sau phẫu thuật tuyến giáp, sau điều trị bằng phóng xạ.
- Teo tuyến giáp nhất là phụ nữ sau mạn kinh, hậu quả của viêm tuyến
giáp không có triệu chứng do tự miễn.
+ Suy giáp có tuyến giáp to có thể là do:
- Rối loạn sinh tổng hợp hormon giáp bẩm sinh nhưng biểu hiện muộn.
- Viêm tuyến giáp đặc biệt là Hashimoto.
- Do rối loạn sau dùng thuốc kháng giáp tổng hợp, líthium, hydantoine
hoặc thức ăn có chất kháng giáp.
- Do rối loạn chuyển hoá iod: thiếu iod (chứng đần độn do bướu giáp địa
phương).

×